Ý nghĩa của hoa vạn thọ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Ý nghĩa của hoa vạn thọ

18/04/2015 08:07 PM
5,717

Người ta đặt cho mỗi loài hoa, mỗi màu hoa một ý nghĩa nhất định. Chẳng hạn như hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, hoa cam trinh bạch, các cô dâu thường đội vòng hoa cam trong ngày cưới. Hoa mào gà sự say mê hăng hái. Hoa glay-zơn chỉ sự hẹn hò. Hoa mẫu đơn chỉ mối tình trọn vẹn cả đôi bề.

Màu trắng biểu thị sự trong sạch, vì vậy trong các đám cưới, tặng hoa cô dâu, người ta chỉ dùng hoa trắng để tặng mà thôi. Ngoài ra, màu xanh nhạt chỉ sự xoa dịu đam mê, màu hoàng yến đường hoàng kiêu hãnh, màu phấn hồng êm ái ôn nhu, màu tím cà lâng lâng thoát tục, màu tím than an ủi đau thương, màu đỏ sậm tượng trưng máu lửa...

Sau đây là ý nghĩa của các loài hoa:

  • Hoa Anh Đào: Tâm hồn bạn rất đẹp
  • Hoa Anh Thảo: Sự thiếu tự tin
  • Hoa Anh Thảo Muộn: Tình yêu thầm lặng
  • Hoa Bách Hợp: Sự thanh khiết, hoàn toàn vừa ý, thân ái và tôn kính.
  • Hoa Bách Hợp Trắng: Sự trong trắng và thanh nhã.
  • Hoa Dã Bách Hợp: Đem lại hạnh phúc.
  • Hoa Sơn Bách Hợp: Sự nghiêm túc đứng đắn.
  • Hoa Bất Tử: Dù có điều gì xảy ra đi nữa, hãy tin rằng tình yêu của chúng ta là bất diệt
  • Hoa Bồ Công Anh: Lời tiên tri
  • Hoa Bụi Đường: Sự thờ ơ, lanh lùng
  • Hoa Calla (Lan Ư): Sắc đẹp lộng lẫy
  • Hoa Cẩm Chướng: Tượng trưng cho tình bè bạn, lòng quí mến,tình yêu trong trắng, thanh cao
  • Hoa Cẩm Chướng Hồng: Tượng trưng cho ngày của mẹ.
  • Hoa Cẩm Chướng Tím: Tính thất thường.
  • Hoa Cẩm Chướng Vàng: Tỏ ý khinh bỉ , coi thường, sự hắt hủi, cự tuyệt.
  • Hoa Cẩm Chướng có sọc: Tỏ ý từ chối, không tiếp nhận.
  • Hoa Cẩm Chướng Đỏ: Biểu hiện sự tôn kính, tỏ ý đau buồn, đau khổ.
  • Hoa Cẩm Chướng râu: Lòng can đảm - Sự tài trí
  • Hoa Cẩm Chướng sẫm: Lòng tự trọng, danh dự
  • Hoa Cẩm Nhung: Tôi mến bạn lắm!
  • Hoa Cỏ Chân ngỗng: Bị bỏ rơi
  • Hoa Cúc: Sự cao thượng.
  • Hoa Cúc Trắng: Lòng cao thượng - sự chân thực, ngây thơ, trong trắng
  • Hoa Cúc Tây: Chín chắn - tình yêu muôn màu
  • Hoa Cúc Đại Đóa: Lạc quan và niềm vui, sự vui mừng
  • Hoa Cúc Tím (Thạch Thảo): Sự lưu luyến khi chia tay
  • Hoa Cúc Vàng: Lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan vui vẻ, tỏ sự chân thực, trong trắng
  • Hoa Cúc Vạn Thọ: Sự đau buồn, nổi thất vọng, ghen ghét.
  • Hoa Cúc Zinnia: Nhớ đến bạn bè xa vắng
  • Hoa Thủy Cúc: Sự lo xa, nhớ lại.
  • Hoa Cúc Ba Tư: Sự trong trắng.
  • Hoa Cúc Mũi Hài: Tỏ ý bảo vệ.
  • Hoa Cúc Đồng Tiền: Tỏ ý chúc sống lâu.
  • Hoa Dạ Lan Hương: Sự vui chơi
  • Hoa Ðinh tử màu lửa: Càng ngày anh càng yêu em.
  • Hoa Ðinh tử màu đỏ sẫm: Lòng anh không bao giờ thay đổi.
  • Hoa Đồng Thảo: Tính khiêm nhường
  • Hoa Đồng Tiền: Niềm tin tưởng, sự sôi nổi
  • Hoa Făng: Giúp ta hàn gắn những vết thương lòng.
  • Hoa Forget Me Not (Lưu Ly): Xin đừng quên em
  • Hoa Hồng: Tỏ lòng ái mộ, tỏ sự hạnh phúc vinh dự.
  • Hoa Hồng Gai: Tỏ lòng tốt.
  • Hoa Hồng Đỏ: Một tình yêu mảnh liệt và đậm đà, tỏ sự hạnh phúc vinh dự.
  • Hồng Trắng: Tình yêu trong sáng và cao thượng.
  • Hoa Hồng Baby: Tình yêu ban đầu.
  • Hoa Hồng bạch: Ngây thơ duyên dáng và dịu dàng.
  • Hoa Hồng Nhung: Tình yêu say đắm và nồng nhiệt.
  • Hoa Hồng Vàng: Một tình yêu kiêu sa và rực rỡ. (Đôi khi có ý nghĩa tình yêu sút giảm và sự phản bội, tỏ ý cắt đứt quan hệ).
  • Hoa Hồng Phớt: Bắt đầu một tình yêu mơ mộng.   
  • Hoa Hồng Đậm: Người đẹp kiêu kì.
  • Hoa Hồng Thẩm: Tình yêu nồng cháy.
  • Hoa Hồng Cam: Tình yêu hòa lẫn với ghen tuông.
  • Hoa Hồng Viền Trắng: Tình yêu kín đáo, sâu sắc, sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu
  • Hoa Hồng Phấn: Sự trìu mến.
  • Hoa Hồng Tỉ Muội: Khi được tặng, nếu là bạn trai thì cần hiểu rằng: Bạn là một đứa em ngoan.
  • Hoa Huệ: Sự trong sạch và thanh cao
  • Hoa Huệ Tây: Sự thanh khiết
  • Hoa Huệ Thung: Sự trở về của hạnh phúc
  • Hoa Hướng Dương: Niềm tin và hy vọng. Anh chỉ biết duy nhất có em
  • Hoa Hải Đường: Chúng ta hăy giữ t́nh bạn thân thiết
  • Hoa Hạnh Đào: Thầm lặng, mòn mỏi
  • Hoa Inmortel: Nỗi đau khổ khó nguôi.
  • Hoa Kim Ngân: Lòng trung thành, tình yêu gắn bó
  • Hoa Lan: Tình yêu tha thiết ấp ủ trong tôi. Sự thành thật
  • Hoa Lay Ơn: Cuộc họp vui vẻ và lời hẹn cho ngày mai
  • Hoa Lưu Ly: Anh muốn hoàn toàn là của em
  • Hoa Lài: Tinh bạn ngát hương
  • Hoa Lư: Tình yêu thanh cao và trong sạch
  • Hoa Lý: Tình yêu thanh cao và trong sạch.
  • Hoa Mai, hoa Đào: Một mùa xuân tràn trề ước mơ và hy vọng
  • Hoa Mimosa: Tình yêu mới chớm nở
  • Hoa Màu Gà: Không có điều gì làm anh chán cả
  • Hoa Mao Địa Hoàng: Sự giả dối
  • Hoa Mười Giờ: Hẹn em lúc 10 h
  • Hoa Ngô: Sự dịu dàng, tế nhị
  • Hoa Nghệ Tây: Sự vui mừng, tươi tắn
  • Hoa Ngàn Hương Vàng: Tôi đã có chồng hãy tha thứ
  • Hoa Pensée: Tôi rất nhớ bạn. Tỏ lòng mơ ước
  • Hoa Phù Dung: Hồng nhan bạc phận, tình yêu không bền
  • Hoa Phi Yến: Nhẹ nhàng, thanh thoát
  • Hoa Phong Lữ: Sự ưu ái
  • Hoa Quỳnh: Sự thanh khiết
  • Hoa Rẻ Quạt: Sự ngớ ngẩn
  • Hoa Sen: Lòng độ lượng và từ bi bác ái
  • Hoa Sen Hồng: Hân hoan, tươi vui
  • Hoa Sen Trắng: Cung kính, tôn nghiêm, sự trong trắng không chút tà tâm
  • Hoa Sen Cạn: Lòng yêu nước
  • Hoa Sim: Bằng chính của t́nh yêu
  • Hoa Sơn Trà: Anh nên dè dặt một chút
  • Hoa Táo: Sự hâm mộ, ưa chuộng
  • Hoa Táo Gai: Niềm hy vọng
  • Hoa Thiên Lư: Sự trong sạch, hiên ngang
  • Hoa Thuỷ Tiên: Vương giả, thanh cao, kiêu hảnh
  • Hoa Thục Quỳ: Sự thành công
  • Hoa Thược Dược: Sự dịu dàng và nét thầm kín
  • Hoa Ti Gôn Trắng: Bạn đã lỗi hẹn, lần sau đừng thế nữa nhé
  • Hoa Ti Gôn Hồng: Tôi mong nhớ bạn, đau khổ và không gặp khi đến thăm bạn.
  • Hoa Trà Mi: Kiêu hảnh, coi thường tình yêu
  • Hoa Trà: Duyên dáng, cao thượng. Lòng can đảm
  • Hoa Trà Trắng: Sự thanh khiết
  • Hoa Tulíp: Tình yêu, thắng lợi và đẹp đẽ, biểu tượng người yêu hoàn hảo.
  • Hoa Tulíp Vàng: Tình yêu nhưng không hi vọng.
  • Hoa Tulíp Trắng: Lòng yêu quý.
  • Hoa Tulíp Đỏ: Lòng yêu chưa được đáp lại.
  • Hoa Tulíp Xanh: Lòng chân thành.
  • Hoa Tường Vi: Sự yêu thương, anh đã bắt đầu yêu em.
  • Hoa Tường Vi Đỏ: Ý muốn được yêu.
  • Hoa Tường Vi Trắng: Tình yêu trong trắng.
  • Hoa Tường Vi Phấn Hồng: Lời hứa hẹn.
  • Hoa Tường Vi Hồng: Anh yêu em mãi mãi
  • Hoa Tường Vi Vàng: Anh sung sướng được yêu em
  • Hoa Tử Đinh Hương (Lilas): Cảm thấy sao xuyến, phải chăng mình đã yêu rồi chăng
  • Hoa Tử Vi: Sự e ấp kín đáo
  • Hoa Vân Anh: Khiếu thẩm mỹ
  • Hoa Violette (Chuông): Hãy giữ kín tình yêu của chúng ta, đừng cho ai biết

Ý nghĩa màu sắc của hoa:

  • Màu trắng: Ðơn sơ, thanh khiết, trung thực
  • Màu đen: U buồn, tang chế
  • Màu tím: Nhớ nhung, lãng mạn, trang trọng
  • Màu vàng: Rực rỡ, sung túc, cơ hội mới
  • Màu xanh da trời: Yêu đời, bao dung, êm dịu
  • Màu xanh lý: Dịu dàng, nhã nhặn
  • Màu xanh lá cây: Tươi mát, hy vọng, sinh động
  • Màu hồng: Nồng nàn, thơ ngây, đam mê.
  • Màu đỏ: Nồng cháy, sôi nổi
  • Màu cam: Tươi vui, rạng rỡ

Tuỳ theo các dịp vui, ngày lễ bạn chọn hoa như:

  • Mừng tân gia, nên chọn màu hoa tươi vui rực rỡ.
  • Mừng sinh nhật nên chọn các loại hoa có màu tươi ấm, thanh khiết.
  • Ngày Tình Yêu (Valentine's Day) nên chọn những bông hồng đỏ thắm hoặc màu hồng nồng nàn.
  • Ngày thầy cô giáo có thể chọn hoa hồng màu đỏ, trắng, vàng hoặc các loại lan, cúc trắng, cúc vàng v.v...
  • Dự tang lễ nên chọn hoa huệ ta, huệ tây, vạn thọ, cúc tím....

Ngày trọng đại nhất đời người có thể chọn những loại hoa mà mình thích, thông thường các cô dâu hay chọn hoa hồng trắng bó chung với hoa hồng đỏ, hoa hồng BB hoặc hồng nhung, hoa cúc trắng...

Hoa cúc( kể cả cúc vạn thọ) dùng để thờ cúng, nó tượng trưng cho sự trường tồn, sự vĩnh cửu, ko ai mang tặng sinh nhật cả. Hoa hồng (1 bông) là gửi gắm hy vọng vào tình yêu. cả bó toàn hoa hồng thường là chúc sinh nhật cho người thân hoặc rất thân. không thân mà sắp tới có thể sẽ thân thì ra tiệm hoa nhờ người ta bó cho 1 bó hoa tổng hợp mà đẹp có cả trắng, vàng, đỏ, màu đỏ là chủ đạo, lá xanh điểm xuyết vào và thắt nơ sinh nhật ấy,( đừng thắt nơ tình yêu) lấy bình xịt nước thơm phun vài giọt như sương mai vào đó và đem tặng thật trân trọng là OK ngay bạn à. Chúc vui vẻ!

Ngày xưa có một em bé nghèo, mẹ mất sớm nên chỉ được sống với cha. Cha là chỗ để em nương tựa, nhưng cũng là người em phải chăm sóc, vì từ ngày mẹ không còn, cha em thường bị ốm đau luôn… Lúc mẹ còn sống, em cũng được đi học. Sau khi mẹ mất, em đành học nghề để kiếm tiền nuôi cha. Em rất khéo tay nên đến học chạm trổ với một ông bác họ rất giỏi về nghề này. Năm đó cha em ốm khá nặng. ông bác họ đã hết sức giúp đỡ nhưng sau đó đành chịu vì ông cũng nghèo.

Ông mách cho em bé biết là ở vùng dưới có một tên nhà giàu đang cất nhà mới, cần thợ chạm trổ cột kèo. Em liền nhờ ông bác họ chăm sóc cha hộ rồi xách đồ nghề đi ngay. Em mong sẽ kiếm được một ít tiền về thuốc thang cho cha. Gặp em, tên nhà giàu cho biết là hắn đã thuê đủ thợ rồi. Nhưng hắn lại hỏi em:

-Bây giờ tao không cần thợ chạm trổ mà cần một người giúp tao chuyện khác.

-Thưa ông chuyện gì?

-Mày biết ai có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được thì mách cho tao, tao sẽ thưởng tiền và cho một ít thóc gạo. Tên nhà giàu này tiền của thì nhiều, nhưng lại không có một tí tẹo thông minh nào. Đã thế hắn lại thích tỏ ra ta cũng là người có chút ít chữ nghĩa và tài trí. Vì vậy, hắn thích chơi với những người có tài để học điều này điều nọ rồi đi khoe với bà con họ hàng hoặc với người này người kia. Nghe hắn bảo cần có một người có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được, em bé liền nhìn ra sân, nhìn lên bàn thờ nhà hắn ta, ngẫm nghĩ một giây lâu rồi nói:

-Thưa ông, những việc ấy, ông có thể giao cho con…

-Con ông nào? Con nhà ai?

-Con chứ còn con nhà ai nữa?

-Mày ấy à?

-Dạ!

-Mày có thể cứu cây, cứu vật, cứu người chết rồi sống lại được à?

-Dạ!

-Mày tự làm à?

-Dạ!

-Mày làm không được thì sao?

-Thì con xin ở làm người giúp việc không công cho ông trong ba năm.

-Được!

-Nhưng còn nếu con làm được thì sao?

-Tao sẽ thưởng cho mày một chục quan tiền và một chục ông thóc. Em bé liền chỉ ra một dây bầu sắp leo lên đến giàn ở ngoài sân tên nhà giàu và nói:

-Xin ông cứ cắt ngọn, nhổ hết rễ cái dây bầu kia, con làm phép, dây bầu sẽ sống lại cho ông xem. Tên nhà giàu đần độn nghe nói liền làm theo ngay. Em bé cầm cái ngọn bầu, chùm rễ bầu ra về, nói chắc:

-Sáng mai, mời ông cứ dậy sớm ra mà xem! Sáng hôm sau, tên nhà giàu gắng dậy sớm (vì hắn ta vốn quen thói dậy muộn) ra chỗ cái gốc bầu bị ngắt ngọn, cắt rễ thì đã thấy cây bầu sống lại thật. Khi em bé đến, hắn ta mở mắt ra mà nhìn em rồi khen:

-Hi! Hi! Mày giỏi lắm! Dây bầu sống lại thật rồi! Mày làm như thế nào, thử nói tao nghe!

-Thưa ông, để con cứu vật, cứu người, nhận thưởng của ông rồi con hãy nói luôn một thể.

-Hi! Hi! ừ! Như vậy cũng được! Em bé lại chỉ con gà trống tơ đang đi trên sân rồi nói:

-Thưa ông, ông cứ cho người nhà bắt con gà trống tơ kia thịt đi, sau đó ông cứ cho con bộ lông của nó con mang về nhà, ngày mai con sẽ mang nó sống lại nộp cho ông! Tên nhà giàu ngu ngốc liền sai người nhà làm y lời em bé bảo. Em bé nhận bộ lông gà đủ các màu xanh trắng, tía ra về. Hôm sau em trở lại, mang theo một con gà trống tơ, đưa cho tên nhà giàu xem và nói:

-Con đã làm phép cho nó sống lại rồi. ông xem có phải đúng là con gà nhà ông đã bị giết thịt hôm qua không? Tên nhà giàu đần độn ngu si càng trố mắt ra mà nhìn em bé, hắn nói:

-Hi! Hi! Đúng là nó rồi! Giỏi thật! Mày làm cách nào mà lại cứu sống được nó. Nói ngay cho tao nghe đi.

-Con đã nói từ đầu là xong cả ba việc, cứu cây, cứu vật, cứu người, nhận xong tiền thưởng, thóc thưởng con mới nói kia mà! Tên nhà giàu đành phải nhượng bộ lần nữa. Em bé liền nhìn lên bàn thờ tên nhà giàu nói:

-Bây giờ ông cho con mượn cái bức vẽ ông cụ nhà, để con đem về một ngày, sáng mai con sẽ mang ông cụ sống lại đến cho ông. Tên nhà giàu ngu ngốc lại làm đúng theo lời em bé. Hắn ta vừa bàng hoàng, vừa kinh ngạc hỏi lại:

-Ngày mai, chú sẽ đưa ông cụ tôi sống lại đến đây à?

-Dạ! Tên nhà giàu cứ đứng ngẩn người ra mà nhìn em bé mang cái bức vẽ ra về… Hôm sau em bé cầm bức vẽ trở lại, tên nhà giàu hỏi ngay:

-Ông cụ nhà tôi sống lại chưa?

-Dạ rồi!

-Sao chưa thấy ông cụ đâu cả! Em bé liền chỉ vào cuộn giấy nói:

-Dạ, ở trong này rồi! Nói xong em bé mở cuộn giấy ra. Tên nhà giàu trợn mắt hỏi:

-Thế này mà gọi là sống à?

-Dạ!

-Mày điên à?

-Dạ không! Thưa ông vậy ông bảo cụ này chết à?

-Không chết thì sống đấy? Em bé điềm tĩnh trả lời:

-Dạ, sống thật đấy chứ! Bởi vì người chết thì phải nhắm mắt. Mắt ông cụ vẫn mở to thế này, sao lại bảo là chết! Và người chết thì làm sao cười được. ông cụ cười thế này mà lại bảo là chết rồi sao? Như thế là em bé đã vẽ lại bức tranh, ông cụ trong bức vẽ mới lại hơi mỉm cười. Tên nhà giàu đần độn, ngu ngốc không biết làm sao đành phải chịu thua cuộc em bé. Lão ta còn khen:

-Hi! Hi! Mày khôn lắm! ông phải chịu là mày giỏi… Nhưng còn cái con gà trống tơ và dây bầu thì mày đã làm như thế nào?

- Ông cứ mang tiền và thóc thưởng ra đây, con nhận xong, con sẽ nói. Tên nhà giàu liền vào lấy tiền và sai người nhà đong thóc thưởng cho em bé. Nhận thưởng xong, bấy giờ em bé mới nói:

-Thưa ông, cái dây bầu kia sống lại là nhờ thế này. Con đã chọn một cái dây bầu giống như cái dây bầu nhà ông, đang đêm mang đến trồng lại, chỉ có thế thôi! Tên nhà giàu nghe nói cứ lặng người đi, vì xấu hổ. Em bé lại nói tiếp:

-Còn con gà trống tơ, thưa ông, nó cũng na ná như vậy. Con đã để ý và biết là trong xóm con có một con gà tía, rất giống con gà mà ông đã cho thịt. Gà rất nhiều con trông giống nhau, ông muốn có con nữa, con sẽ có ngay cho ông. Con bỏ tiền ra mua đem nộp cho ông rồi sẽ có tiền thưởng to hơn gấp nhiều lần mang về. Tên nhà giàu bấy giờ mới thấy hết cái đần độn, ngu ngốc của mình. Lão ta ôm đầu than thở:

-Chỉ có vậy mà mình chẳng đoán ra! Nhưng dù sao thằng bé này vẫn là đứa giỏi. Hi! Hi! Thưởng cho nó cũng phải lắm. Nghĩ đến chuyện rồi mình sẽ bắt chước em bé và sẽ có khối người phục mình, hắn vui vẻ nhìn em bé nhận tiền, nhận thóc ra về. Có lẽ trong việc này, hắn đã tỏ ra bớt phần ngu ngốc. Thấy con mang mười quan tiền và mười ông thóc về, người cha mừng rỡ lạ lùng. Nghe con kể lại chuyện, ông đang ốm cũng phải cười khẽ mấy tiếng… Người cha vừa khỏi bệnh thì tiền kia thóc kia cũng không còn nữa. Mà ngày giỗ mẹ sắp đến rồi. ông liền nói với con:

-Thôi con ạ, cứ nấu bát cơm, kho đĩa cá cúng mẹ là được rồi. Nhưng em bé hiếu thảo nào đâu chịu vậy. Em lại nghĩ đến tên nhà giàu tuy đần độn, ngu ngốc nhưng không đến nỗi keo kiệt kia. Em nghĩ bụng:

-Lần trước ông ta đố mình, bây giờ mình có cái gì đố lại nhỉ! Em định vậy nhưng chưa nghĩ ra được cách nào. Trước mắt em phải lo giỗ mẹ cái đã. Một bát cơm, một đĩa cá, nhưng cũng có tí hương hoa cho mẹ vui lòng. Em sẽ gắng tìm mua một nén hương. Còn hoa? Đang mùa cây khô, lá vàng, cả xóm chẳng thấy cái hoa nào để xin cả. Không có thì phải làm ra vậy!

Em bé vốn khéo tay lại vô cùng thông minh ấy liền chọn những lá lúa to đẹp nhất, cắt ra thành những sợi thật nhỏ rồi bó túm lại, bên dưới thắt thật chặt, còn bên trên thì cho xòe ra. Em lấy kéo tỉa thật đẹp, thật tròn. Sau đó em lại đi hái mấy cái lá xanh, buộc thêm vào ở dưới nhìn như cái đài hoa. Em làm một chùm năm cái, cắm vào ống tre, đặt lên bàn thờ cúng mẹ. Người cha thấy thế liền hỏi con:

-Con có thứ hoa gì mà lạ vậy? Em bé mỉm cười, ngẫm nghĩ một lát rồi đáp:

-Hoa trăm tuổi đó mà cha! Hoa để cúng mẹ rồi mẹ sẽ phù hộ cho cha sống thật lâu với con đó!

-Mới nhìn, cha cứ tưởng là hoa thật. Lời nói của người cha bỗng làm cho em bé này sinh ra một ý mới. Vậy là sau khi cúng mẹ, em liền đem một bông hoa kia đến tên nhà giàu và nói:

-Tôi có bông hoa lạ mang đến để biếu ông và cám ơn ông đã thưởng cho tôi tiền, thóc dạo nào. Tên nhà giàu vui vẻ nhận hoa rồi hỏi lại:

-Hoa này là hoa thật hay hoa giả?

-Muốn thật thì nó thật mà muốn giả thì nó giả.

-Vì sao lại thật? Vì sao lại giả?

-Thật vì nó có thật mà giả vì nó không phải từ cây mà từ tay người làm ra. Em bé trả lời xong tiếp luôn:

-Lần trước ông ra bài cho con làm. Lần này con xin phép được đố ông một câu vì con nghe nói ông giỏi về chuyện giải các câu đố lắm. Tên nhà giàu nghe nói, gan ruột cứ nở nang cả ra.

-Ừ, đố đi!

-Con đố ông hoa này có bao nhiêu cánh. ông mà đoán trúng, con sẽ đến ở giúp việc không công cho ông ba tháng.

-Còn nếu không đoán đúng?

-Điều đó xin tùy ông! Con chỉ xin nói là hiện nay con đang cần vải để may cho cha con một bộ quần áo mới. Tết sắp đến rồi.

-Được, tao mà đoán sai, tao sẽ cho mày mấy thước vải về may áo cho cha mày.

-Dạ, vậy thì ông đoán đi! Tên nhà giàu nhìn vào bông hoa một lúc rồi nói:

-Tao đếm có được không?

-Đếm thì không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ đếm. Tên nhà giàu thử đếm mà không tài nào đếm được vì cánh hoa nhiều quá, cứ xúm xít xen lẫn vào. Không làm sao biết rõ cánh hoa nào đã đếm, cánh hoa nào chưa đếm.

-Tao mở ra đếm có được không?

-Mở ra thì càng không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ mở. Tên nhà giàu liền mở bông hoa ra, bắt đầu đếm. Ông ta đếm khá vất vả. Vì những cánh hoa bé và nhiều quá. Có lúc vừa đếm xong được một khóm gió bỗng thổi tung làm lẫn những cánh hoa chưa đếm vào. Có lúc chính ông ta quên mất là mình đã đếm đến chục thứ mấy, tám mươi hay chín mươi… Nhưng ông ta vẫn quyết đếm cho kỳ được. Ông ta hớn hở trả lời luôn:

-Bông hoa này có vừa đúng một nghìn cánh! Em bé liền hỏi lại:

-Ông bảo là một nghìn cánh?

-Hi! Hi! Chứ sao nữa! Mày đã chịu thua tao chưa nào?

-Vậy thì ông sai, sai to rồi!

-Sao lại sai! Mày đếm đi!

-Thưa ông tôi đã đếm rồi! Phải nói là ông đã đếm đúng nhưng mà vẫn sai.

-Hi! Hi! Thằng này nói lạ: đúng mà lại sai! Như vậy là thế nào?

-Dạ vì ông đã quên rằng: Hoa nào thì cũng có cánh và có nhụy, ông đã đếm cả cánh và nhụy gộp vào với nhau rồi.

-Cái nào là cánh, cái nào là nhụy?

-Thưa ông, những cái ngắn hơn nhỏ hơn một chút là nhụy. Đây con sẽ chỉ cho ông xem. Em bé liền nhặt ra những sợi rơm nhỏ hơn và ngắn hơn một tí rồi bảo:

-Ông xem đấy là nhụy đâu phải là cánh!

-Nhụy thì nó nằm ở giữa, sao nhụy này lại lẫn lung tung?

-Dạ, vì bông hoa này gồm nhiều hoa nhỏ ghép lại, mỗi hoa có bốn cánh và một nhụy ở giữa.

-Vậy theo mày có bao nhiêu cánh, bao nhiêu nhụy?

-Tám trăm cái cánh, hai trăm cái nhụy! Một lần nữa, tên nhà giàu lại phải chịu thua em bé.

-Hi! Hi! Thằng này nói phải! Hoa thì phải có nhụy chứ! Tao quên, tao quên! Được, tao sẽ thưởng cho mày! Nhưng mày phải buộc lại cái bông hoa này để nó cho tao! Tao sẽ đem đi đố người khác xem họ có bị quên như tao không? Tao được cuộc, tao sẽ còn được to gấp mấy mày!

Em bé nhận được mấy thước vải về may áo Tết cho cha. Em kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha nghe. Lần này không còn bị ốm như lần trước, người cha đã bật lên cười thành tiếng.

Ăn Tết xong, người bác họ đi làm ở xa về bảo cho hai cha con biết là vua đang dựng một ngôi đền lớn và cần có nhiều thợ chạm trổ thật khéo tay. Ông rủ hai bố con em bé cùng đi với mình, hứa sẽ đưa em vào một nhóm người chuyên chạm trổ ở chân cột đền. Hai bố con cùng về kinh. Sau này, nhờ khéo tay, lại thông minh sáng tạo, em bé trở thành người thợ chạm trổ giỏi nhất nước.

Một lần người thợ tài giỏi ấy được gặp cháu thần cây là thần Tiêu Lá. Nghe người thợ tài giỏi nhất nước kể lại câu chuyện ngày nhỏ, thần Tiêu Lá liền hỏi thật kỹ, sau đó thần tạo nên một giống hoa để người đời nhớ mãi tấm lòng của chú bé hiếu thảo rất đỗi thông minh kia. Hoa có hình dáng rất giống cái bông hoa kết bằng rơm của em bé ngày xưa. Hoa cũng có màu vàng như rơm, đẹp tươi hơn rơm, mà cũng nở vào dịp Tết. Hoa nở nhiều bông, lâu tàn, có hương thơm đặc biệt như là hương thơm của lòng hiếu thảo. Lá cũng thơm, đẹp như được một người rất khéo tay cắt tỉa chạm trổ. Hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa Vạn Thọ. Tên có hai chữ nhưng đó là cả một lời chúc cho ông bà, cha mẹ và tất cả mọi người được sống lâu trăm tuổi với những người thân của mình.

Hoa vạn thọ có tên khoa học là Tagetes L xuất xứ từ Mêhicô , sau đó du nhập sang An Độ rồi Trung Quốc , Nhật….

Hoa Vạn Thọ được trồng từ nước ta từ xa xưa lắm rồi , có lẽ nhập giống từ Trung Quốc đưa sang . Đây là loại hoa gần như chỉ được dùng để chưng cúng trong ngày Tết, ngày rằm,mồng một và ngày giỗ. Người mình cũng thích trồng hoa Vạn Thọ trong vườn hoa gia đình ,tuy không hiếm lạ ,nhưng do sắc hoa tươi thắm nên trông cũng đẹp . Hơn nữa có trồng mới có dùng , vì việc cắt hoa để chưng cúng trên bàn vọng thiên mỗi ngày cũng tiện lợi …
Có thể nói mà không sợ lầm ,hoa Vạn Thọ là giống hoa được trồng phổ biến nhất  và  người mình đa số ai cũng biết đến .
Vạn Thọ lại rất dễ trồng , không đòi hỏi kỹ thuật cao , không kén đất trồng , lại thu hoạch ngắn ngày, nên nếu trồng để kinh doanh sẽ đem lại nhiều lợi .
Thường thì đến ngày rằm và ngày đầu tháng Am lịch , hoa Vạn Thọ thường rất đắt chợ, vì giá bán phải chăng lại là thứ hoa để cúng quảy được phổ biến xưa nay nên ai cũng mua .
Vạn Thọ của ta là giống Sađéc, còn gọi là Vạn Tho  lùn. Giống này dễ trồng , không kén đất , thu hoạch ngắn ngày ,lúc nào bán giá cũng bình dân dễ mua .
Vạn Thọ Sađéc còn được gọi là VẠn Thọ mùa. Tại sao lại gọi như vậy?
Vì rằng, nếu trồng vào mùa mưa thì cây trổ hoa chậm trễ , có khi đến bốn năm tháng hoặc hơn . Còn nếu đem trồng vào mùa nắng (như vào những tháng cận Tết ở miền Nam ) thời gain sinh trưởng của Vạn Thọ chỉ có hai tháng rưỡi mà thôi .Nghĩa là để có Vạn Thọ bán Tết , nhà vườn bắt đầu gieo hạt từ rằm tháng 10 âm lịch cũng kịp .Nếu tách chồi giống hoa này ra trồng lại càng rút ngắn thời gian thu hoạch hơn vài ba tuần. 
Ngày nay, đúng ra là vài ba thập niên trở lại đây , thị trường hoa của ta , nhất là trong dịp Tết, có bày bán loại Vạn Thọ hoa to gần bằng miệng chén , gọi chung là Vạn Thọ “Pháp” . Giống này thân cao to , cành cứng , mỗi cây cho đến bốn năm hoa với màu vàng cam , vàng chanh nhìn rất bắt mắt. Tất nhiên giống hoa này bán với giá cao . Ngày Tết người mình mua từng cặp (giỏ hay chậu) chứ không mấy ai cắt cành ra để cúng .
Ngày Tết nhà nhà chưng hoa Vạn Thọ cũng là do chuộng ở màu vàng tươi tắn của hoa , nó là hiện thân của sự may mắn và thịnh vượng .
·CÁCH TRỒNG:
Như phần trên chúng ta đã trình bày , hoa Vạn Thọ dùng để chưng cúng trong những ngày giữa tháng và đầu tháng Am lịch và những ngày giỗ kỵ của mọi nhà  cho nên giống hoa này thường được trồng quanh năm . Duy chỉ có dịp Tết Nguyên Đán là được nhà vườn trồng nhiều nhất .
Trồng Vạn Thọ không phảiđầu tư nhiều tiền bạc và công sức. Vì đây là giống hoa dễ trồng, bất cứ ai cũng trồng được .
1.Đất trồng Vạn Thọ:
Vạn Thọ không kén đất trồng .Thích hợp nhất là đát thịt nhẹ, nhưng nếu là đất cát pha , đất sét pha , đất có lẫn sỏi đá…cây hoa này vẫn sống được . Điều đòi hỏi là đất phải cao ráo , đủ ẩm và không úng thuỷ . ĐẤt nhiễm phén và nhiễm mặn cũng không trồng được Van Thọ .
Trước khi trồng đất phải cuốc xới kỹ cho thật tươi xốp ,bốn lót phân vào hố trồng là được .
Với vườn ươm thì cũng làm đất tơi xốp , trên mặt rãi một lớp phân bột tựa mùn , rồi mới gieo hạt.Gieo hạt xong ta rãi một lớp  mỏng rơm rạ trên khắp bề mặt líp ương  để khi tưới nước , dù với tia nhẹ cũng không làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây non sau này . Lớp rơm rạ mỏng này sau một tháng cũng mục nát thành phân , tăng thêm chất màu cho đất .
2. Bón phân :
Trồng Vạn Thọ không cần bón nhiều phân. Giống hoa này thích hợp với phân chuồng hoai và cả phân rác mục. Khi lập vườn ương  thì chỉ cần rãi một lớp phân mỏng lên trên mặt đất . Khi cây đã cao lớn độ bảy tám phân thì bứng trồng vào hố  với khoảng cách giữa hai hố độ vài mươi phân . Hố chỉ cần đào sâu độ 15 phân , bên dưới bón lót mọt vốc lớn phân chuồng và phân rác là đủ . Có trường hợp nhà vườn không bứng cây trồng ra hố , mà cứ để cây mọc luôn trên vườn ương , sau khi tỉa bỏ hết những cây èo uột , bệnh tật …
Nếu bứng cây con trồng vào giỏ hoặc vào chậu thì phải bón phân thật nhiều vào đất , để cây đủ sức bổ dưỡng cho đến ngày ra hoa . Đất trồng vào chậu gồm có đất mùn , rơm rạ mục ( hay phân rác mục) và phân chuồng hoai .Chỉ cần bón phân một lần và sau này không cần bón thúc cho cây cũng được .
3. Tưới cây :
Nước dùng tưới vạn thọ là nước máy, nước giếng. Nước càng ngọt dễ làm cho cây tươi tốt hơn . Không nên dùng nước nhiễm phèn và nhiễm mặn để tưới cho cây . Với Vạn Thọ trồng trong mùa nắng nên tưới hai lần một ngày . Tưới sáng và chiều và tưới với lượng nước vừa phải cho đất đủ ẩm . Tưới nước nhiều bất lợi vì Vạn Thọ không sống được với đất úng thuỷ 
.
·NHÂN GIỐNG
Trồng hoa Vạn Thọ có hai cách : nếu trồng với số lượng nhiều thì  áp dụng theo cách gieo bằng hạt , còn nếu trồng bằng số lượng ít thì trồng bằng cách tách chồi . Nhưng cách trồng tách chồi không được phổ biến lắm .
1.Cách gieo hạt:
Muốn có hạt  tốt để gieo , nhà vườn đã để ý chọn ra những cây mập mạnh , tươi tốt từ lúc còn là cây non trong vườn . Đã thế, những cây này còn phải nở hoa to và chọn ra những hoa to nhất để lấy hạt  làm  giống .
Những hoa được chọn đều được làm dấu và cứ để hoa dính trên cây cho đến ngày nào thật khô mới hái xuống . Khi bóc lớp vỏ ngoài ra , ta thấy nhiều hạt dài màu đen xếp thành từng vòng từ ngoài vào trong . Nên chọn những hạt  ở các vòng ngoài làm giống, vì nó to hơn những hạt  ở vòng trong, hy vọng sau này cây con mọc lên sẽ khoẻ hơn .
Nhưng cũng có người cho rằng, nên dùng những hạt  ở lõm giữa làm giống mới tốt . Và lấy hạt của những hoa nở đầu tiên trên ngọn mới hy vọng hoa đời sau mang đủ đặc tính tốt của cây  mẹ .
Khổ nỗi , hạt  Vạn Thọ nẩy mầm tốt , nhưng phẩm chất hoa lại “ năm ăn  năm thua “ . Nghĩa là trồng 100 cây thì may ra chỉ được 850 cây ra hoa tốt như hoa cây mẹ , còn 50 cây khác thì ra hoa nhỏ , tiếng trong nhà nghề gọi đó là hoa đực . Và cây ra hoa đực đó gọi là bị “đốc chuồn chuồn “ phải nhổ bỏ !
Hạt  được tách ra phải được đem ra nắng phơi khô , sau đem cất vào chai lọ bảo quản nơi thoáng mát để chờ trồng lứa sau . Đúng ra, những hạt  mới hái như vậy , đêm gieo sẽ cho kết quả cao hơn và cây mọc nhanh hơn .
Hạt giống đem gieo xuống đất chỉ cần bốn năm ngày là mọc mầm . Cây con rất mau lớn . Sau một tháng cây vạn Thọ con đã lên cao cả tấc , có thể bứng ra trồng vào giỏ hoặc chậu kiểng , hoặc trồng lên líp .
Khi bứng cây con phải bứng nguyên bầu đất , nếu bầu đất bị bể , rễ một đàng  đất một ngả thì khi trồng lại cây dễ mất sức , có khi bị chết .
Nếu bứng có bầu thì trồng sang giỏ hay chậu , cây con cũng chỉ mất sức vài  ngày , sau đó bén rễ và lớn nhanh . Thế là ta ngắt đđọt  để cây trổ được nhiều nhánh và trong tưong lai mỗi nhánh như vậy có thể đơm được vài ba đoá hoa .
Muốn có hoa Vạn Thọ bán đúng vào dịp Tết Nguyên Đán , thì đúng vào ngày rằm tháng 10 Am lịch ta bắt đầu gieo hạt. Qua đúng tháng sau cây cao được một tấc , bứng ra trồng vào giỏ . Kế đó khoảng  5 ngày thì bấm đọt để cây trổ ra nhiều nhánh , cho nhiều bông . Như vậy khoảng 23 tháng Chạp là hoa đã nở lai rai rồi …
2. Tách chồi :
Nếu trồng ít ta có thể trồng Vạn Thọ bằng cách tách chồi . Muốn tách chồi ta cũng lựa ra những cây Vạn Thọ mẹ mọc sởn sơ nhưng chưa đến giai đoạn trổ hoa , lựa ra những chồi mập mạnh tách rời ra khỏi cây mẹ , rồi giâm xuống đất ẩm . Chồi giâm độ vài tuần thì ra rễ trở thành một cây con hoàn chỉnh . Ta có thể bứng(nguyên bầu ) ra trồng vào giỏ hay chậu . Cây sinh ra bằng cách tách chồi có ưu điểm là mau ra hoa , nhưng lại lắm nhược điểm như cây quá thấp , lại hoa nhỏ chóng tàn.
Cũng xin được lưu ý là cách giâm chồi này , trong tuần đầu phải đem vào chỗ mát và giữ đất luôn luôn giữ độ ẩm , nếu không chồi khó sống .
·CHĂM SÓC
Trồng Vạn Thọ không tốn nhiều công chăm sóc . Chính vì vậy người ta mới nói  giống hoa này dễ trồng . Công nặng nhất là tươí và nhổ cỏ dại . Vạn Thọ trồng vào mùa mưa gần như khỏi tưới , trừ những ngày nắng gắt . Còn trồng vào mùa nắng thì ngày nên tưới hai lần , sáng và chiều là đủ . Trong mùa mưa có một việc cần làm là vét mương rãnh quanh líp trồng để tránh nơi trồng khỏi úng  thuỷ.
        Vạn thọ chỉ sinh trưởng mạnh ở nơi có nắng vừa phải , nhưng phải thông thoáng .Vì vậy nên xếp giỏ hay chậu vào nơi rộng rãi , khoảng khoát ; không bị rợp bởi tàng cây hay mái che .

THU HOẠCH VÀ BẢO QUAN HOA 

Hoa Vạn Thọ được bán với hai dạng  : cây trồng trong giỏ tre hoặc trong chậu và cây lấy hoa để cúng . Trong cả hai dạng này khi bán là lúc cây đã trổ hoa .        Cây trồng trong giỏ là để chưng nguyên cây , hoa vừa mới chớm nở đã bán được , số hoa chưa nở , còn búp , người mua vẫn ưng ý chờ nở sau . Nhưng hoa để cúng thì thì tất cả hoa trên cây đã mãn khai hết mới tốt .
Cây trồng trong giỏ hay trong chậu chỉ cần tưới nước đầy đủ để giúp cây tươi tắn . Ngoài ra, nếu có nhánh nào hơi yếu thì nên dùng que tre chống đỡ như cách chăm sóc cây hoa Hồng vậy . Chậu nào có nhánh hoa bị gãy , giá bán sẽ bị hạ thấp .
Với cây lấy hoa để cúng , không ai cắt cành bán mà bán nguyên cây ( có cả rễ nhưng không có bầu đất ). Khi mua về , ta chọn những  cành mang hoa cắt ra để chưng vào lộc bình .
Khi nhổ cây bán hoa cúng , nhà vườn tránh cho cây khỏi bị giập , gãy và bảo quản tươi tắn bằng cách chỉ nhổ vào lúc thật sáng sớm hoặc chiều tối . Sau đó, nhúng nguyên cây ( dựng đứng) vào thùng nước sạch , hoặc cuộn trong bao bố đã được nhúng nước ướt sẵn .
Nếu mua về hoa còn tươi , cắt cành đem chưng hoa cũng tươi được bốn năm ngày …
·SÂU BỆNH 
Vạn Thọ rất ít bị sâu bệnh  tấn công. Nên trừ kiến , vì kiến bu lên cây dễ làm cho đọt và nụ hoa bị thui chột .
Thỉnh thoảng cũng gặp một số cây bị thối rễ , nhưng không lây lan . Cây bị bệnh này có hiện tượng một số cành bị héo rũ , rồi cả cây bị héo và chết . Do bệnh không lây lan , hơn nữa giá trị của cây Vạn Thọ cũng không đáng giá là bao nên không ai nghĩ đến cách chữa trị , mà nhổ bỏ nguyên cây . Bệnh này là tuyến trùng gây ra và thường xảy ra ở những vùng đất thấp .
"Tết ở miền quê không thể thiếu hoa vạn thọ. Để có được những hàng vạn thọ nở vàng rực trước sân nhà, trước tiên người trồng phải thực hiện khâu chọn giống từ đầu năm trước" - bài dự thi của độc giả Đào Tấn Trực.
 

Những bông hoa được chọn làm giống phải là hoa lớn, cánh mịn đều mượt, màu vàng cam. Thông thường hoa được chọn phơi khô rồi treo trên gác bếp hoặc bọc gói cẩn thận đến rằm tháng mười âm lịch đem ươm.

Cây con phát triển bình thường, sau 20 ngày có thể trồng thành hàng dọc theo sân nhà, ra cửa đến đầu ngõ. Khoảng 70 ngày kể từ khi gieo giống, vạn thọ bắt đầu cho hoa và rộ dần đúng vào dịp Tết.
 

Hoa vạn thọ nở vàng rực những ngày Tết ... (Ảnh minh họa từ Interrnet)

Vạn thọ là một cây dễ trồng, dễ chăm, dễ cho hoa và giàu ý nghĩa. Tôi còn nhớ, những năm tám mươi của thế kỷ trước, Tết về, dọc các làng quê, đâu đâu cũng một màu vạn thọ.


Mặc dù có năm, tiết trời căm căm, mưa phùn hun hút, các búp hoa vẫn miên man hết mình, vươn sắc từ những ngày cuối năm đến cuối giêng hai.

 
Ngày đó chưa có hoa lay ơn, hồng nhung, cúc đại đóa, mai xuân, quất hay những cành đào từ nơi xa gửi về. Vạn thọ được coi là loài hoa chúa xuân. Khoảng chiều 29 – 30, cả làng rộn rịp. Thường nhà nào cũng có song có nhà hoa nở chưa đều, chiều 30 chạy sang hàng xóm xin vội vài cành cho bình hoa nhà mình đủ đầy.

Chiều cuối năm, tôi thường chọn những cây có hoa bụ bẫm, cẩn thận cho vào chậu rồi bưng để một vị trí thích hợp trong nhà. Trên cành treo đôi  thiệp chúc xuân tự làm, dưới gốc rải một lớp xác pháo. Vậy mà ba ngày Tết, sắc xuân ngập tràn từ nhà đến ngõ xóm đường thôn.

Ngoài sự hiện diện như một đặc trưng cho mùa xuân, hai chữ vạn thọ còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Vạn biểu trưng cho sự tốt lành, cát tường, vô số. Thọ thể hiện cho sự sống dài lâu để hưởng phúc lộc. Vạn thọ là mơ ước của nhiều người khi năm mới đến…

 
Vì thế, Tết người ta có thể không sắm cho nhà mình đủ đầy bánh mứt, rượu thịt nhưng không thể thiếu hoa vạn thọ.

Trên bàn thờ gia tiên, trang ông táo lúc nào cũng có một bình hoa tươi nở vàng. Rồi người ta mừng tuổi, chúc thọ cho các bậc cao niên cũng thường lấy hình ảnh hoa vạn thọ để cầu mong trăm điều tốt đẹp.

Hai chữ vạn thọ đủ nói lên được bao điều về giá trị tinh thần, tâm linh và truyền thống đạo đức, lòng biết ơn của thế hệ cha ông.

Tết cổ truyền của người Việt Nam đã hội tụ đủ đầy những yếu tố tinh thần từ xưa. Mỗi năm, Tết lại về. Dù còn rong ruổi khắp nơi, chiều cuối năm tôi cũng tranh thủ ghé chợ hoa. Đi trong trăm ngàn loài hoa với đủ sắc màu nhưng dường như kí ức của tôi đã lọt thỏm về một vùng quê hun hút năm nào.

Bây giờ, hoa nhiều quá, đẹp quá nhưng toàn các loài hoa lạ. Khách hàng chen lấn, nhoài người vào những hàng hoa trâm anh hồng tía. Không ai đoái hoài từng khóm vạn thọ đứng khiêm nhường, im lặng trước ngàn bóng người qua.

Rời chợ hoa với bình lay ơn trên tay, tự dưng lòng tôi trào dâng một nỗi buồn xa vắng. Trong tôi bất chợt hiện lên hình ảnh từng luống vạn thọ vàng rực khắp xóm năm nào, dù biết đó chỉ còn trong dĩ vãng. Và câu ca dao cô giáo dạy năm nào vẫn còn nguyên vẹn: Ai ơi dẫu có đi xa/ nhớ gieo vạn thọ mười ba tháng mười.

Tôi vừa đi vừa hát như để tự an ủi mình.

Các loại hoa màu tím kiêu sa

Ý nghĩa các loài hoa

Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể

Mẫu hoa cưới độc đáo

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hoa cưới bằng hoa rum đẹp

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Ý nghĩa của hoa lavender

Ý nghĩa của hoa lay ơn

Ý nghĩa của hoa lan chuông

Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp

Ý nghĩa của hoa thủy tiên

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Làm tóc xoăn tự nhiên bằng giấy

Làm tóc xoăn tự nhiên không cần uốn

Cách làm tóc mái phồng cực đẹp

Chữa thâm quầng mắt bằng tự nhiên

Mặt nạ trị thâm quầng mắt từ thiên nhiên

Mặt nạ trị tàn nhang hiệu quả nhất

Mặt nạ trị nám bằng trái cây

Ý nghĩa của biển số xe

Tự may váy cho bé cực yêu

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa hồng trong tình yêu

Ý nghĩa số điện thoại của bạn

Ý nghĩa của Gangnam style

Ý nghĩa của ngày 20 tháng 11

Tự chế kem dưỡng da mùa đông

Tự chế kem dưỡng da ban đêm cực hiệu quả

Tự chế kem dưỡng vùng mắt

Tự chế sữa rửa mặt cho da nhờn

Tự chế sữa rửa mặt cho da mụn

Cách làm lông mi cong tự nhiên

Làm mặt nạ dưỡng da trắng hồng

Ý nghĩa của hoa sen

Ý nghĩa của hoa tulip

Ý nghĩa của hoa thạch thảo

Ý nghĩa của hoa lavender

Ý nghĩa của hoa lay ơn

Ý nghĩa của hoa lan chuông

Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp

Ý nghĩa của hoa thủy tiên

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Ý nghĩa của hoa thiên lý

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý