Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

18/04/2015 08:07 PM
3,151

Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. Những điều cần biết khi bé bị viêm đường hô hấp trên.

Kết quả hình ảnh cho cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên

 

Biểu hiện của viêm đường hô hấp trên cấp

Trung bình người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên khoảng 2 – 4 lần mỗi năm và con số này còn cao hơn rất nhiều đối với trẻ em. Theo thống kê được nghiên cứu bởi các tổ chức y tế Hoa Kỳ, mỗi năm trẻ có thể bị viêm đường hô hấp trên cấp tính đến 10 lần.

Tùy theo từng lứa tuổi và cơ địa của trẻ và tác nhân gây bệnh mà bệnh có biểu hiện và mức độ khác nhau.

1. Viêm mũi họng do virus

Sau khi bị lây nhiễm 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu có biểu hiện của cảm lạnh với các triệu chứng thường gặp như:

  • Ngạt mũi, hắt hơi, nhảy mũi, chảy nước mũi. Ban đầu bé sổ mũi trong, sau đó nước mũi chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng trong vòng 2 – 3 ngày.
  • Trẻ có thể biếng ăn, ăn uống ít lại, khóc khi ăn do bị đau họng, nuốt khó, nuốt vướng.
  • Ho xuất hiện sau 4- 5 ngày do họng bị kích thích và nước mũi chảy xuống họng.
  • Bên cạnh đó trẻ có thể sốt (thường chỉ sốt nhẹ, nhưng đôi khi có thể lên đến 39-40°C), nhức đầu, viêm kết mạc mắt (sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt), hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…

Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện trong vòng 7 ngày và bé sẽ nhanh chóng hồi phục.

2. Viêm họng do vi khuẩn

Không có một tiêu chuẩn chắc chắn để phân biệt giữa viêm họng do virus hay vi khuẩn. Tuy nhiên, khả năng viêm họng do vi khuẩn được nghĩ đến khi triệu chứng viêm mũi họng kéo dài hơn 10 ngày hay tình trạng sức khỏe bé trở nên xấu đi sau 5-7 ngày đầu.

Kết quả hình ảnh cho cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên

3. Viêm mũi xoang cấp

Biểu hiện thường tương tự với viêm mũi họng cấp nhưng triệu chứng dường như cải thiện trong vòng một tuần sau đó lại trở nên xấu đi.

  • Trẻ ngạt mũi, sổ mũi nhiều và kéo dài, nước mũi đục có màu vàng hoặc xanh. Tuy nhiên màu sắc của nước mũi không giúp ích nhiều cho việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng viêm mũi kéo dài trẻ có thể bị giảm hay mất khả năng nhận biết mùi.
  • Đôi khi trẻ có thể mô tả được cảm giác nặng đầu, đau sau hốc mắt, đau tức vùng mặt, đau răng….
  • Trẻ có cảm giác rát hay khô họng do họng bị kích thích bởi dịch nhầy từ trên mũi xuống hay mũi bị ngạt mũi nhiều khiến trẻ phải thở bằng miệng.
  • Ngoài ra trẻ còn có thể sốt, ho (ho thường vào ban ngày, kéo dài trên 10 ngày), hôi miệng, mệt mỏi…

4. Viêm thanh thiệt cấp

  • Theo thống kê, tỉ lệ trẻ viêm thanh thiệt ở từng quốc gia khác nhau. Trung bình cứ 100.000 trẻ sẽ có 6 -14 trẻ mắc bệnh. Độ tuổi mắc bệnh thường trong khoảng 2-7 tuổi, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi lên ba.
  • Bệnh do vi khuẩn Hemophilus influenzae gây ra. Triệu chứng xuất hiện đột ngột, trẻ có các triệu chứng như sốt cao; hạch cổ hai bên; miệng ứ đọng nhiều nước bọt do đau họng, nuốt vướng, nuốt khó; thay đổi giọng nói hay mất tiếng; ho khan, khó thở… Bệnh diển tiến nhanh và nặng, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc, suy hô hấp.

5. Viêm thanh quản – viêm thanh khí phế quản cấp

  • Mọi người đều có thể mắc bệnh, độ tuổi thường gặp từ 6 tháng đến 6 tuổi, tập trung chủ yếu ở trẻ lên hai.
  • Sau vài ngày khởi bệnh với triệu chứng cảm lạnh hay viêm mũi họng thông thường, tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn. Trẻ khàn tiếng hoặc mất tiếng, thở rít, khò khè, thở co lõm hõm ức, ho…
  • Trẻ thường ho khan, tiếng ho ong ỏng như chó sủa. Cơn ho có thể đột ngột xuất hiện nhiều lần, nhất là trong đêm.
  • Khó thở, thở nhanh, ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ cũng là những dấu hiệu thường gặp. Trường hợp nặng bé có thể vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

 

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ và cơ chế lây bệnh

Khi cái nóng gay gắt của mùa hè dần dịu đi bởi những cơn gió nhẹ của mùa thu hay những làn hơi mát lạnh của mùa đông tạo cho bạn một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu khiến bạn phần nào chủ quan, ít quan tâm đến sức khỏe của bản thân và những thành viên trong gia đình cũng là lúc nhiều dịch bệnh, đặc biệt là viêm đường hô hấp trên có cơ hội phát triển. Chính vì thế, hãy chú ý chăm sóc cho tổ ấm và bé yêu của bạn một cách khoa học trong thời khắc giao mùa này.

Kết quả hình ảnh cho cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên

Hoạt động của hệ hô hấp

Là một trong những cơ quan trọng yếu quyết định sự tồn tại của cơ thể, hệ hô hấp đảm nhận chức năng xử lý không khí, cung cấp oxy và loại bỏ khí thải giúp duy trì sự sống. Để đảm bảo chức năng này, hệ hô hấp như một cỗ máy hoàn chỉnh hoạt động khép kín gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng.

Không khí khi hít vào sẽ được các cơ quan thuộc đường hô hấp trên (mũi, các xoang cạnh mũi, hầu họng, thanh quản) lọc sạch, làm ẩm và sưởi ấm trước khi theo khí quản đến phổi (đường hô hấp dưới) rồi theo mạch máu đi khắp cơ thể. Lượng khí thải sẽ theo máu trở về phổi và đi qua đường hô hấp trên để thoát ra môi trường bên ngoài. Do vị trí giải phẫu và chức năng hoạt động nên đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.

Viêm đường hô hấp trên là gì?

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp trên do ảnh hưởng của các vi sinh vật gây bệnh. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (khoảng tháng 9 đến tháng 3), lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp.

Virus là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên. Trong đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh do nhiễm các loại virus như Influenza, Parainfluenza, hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus…. Đôi khi còn có sự tham gia của các vi khuẩn như phế cầu ( Streptococcus pneumoniae), liên cầu nhóm A ( Streptococcus pyogenes), Hemophilus influenza, B. catarrhalis…

Trẻ bị lây nhiễm bệnh như thế nào?

Trẻ bị nhiễm bệnh khi hít phải dịch tiết có chứa vi khuẩn hay virus do người bệnh bắn ra khi họ ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc do bé cầm nắm các vật dụng, đồ chơi nhiễm bẩn bị bám dịch tiết hay có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ trẻ nào và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn nếu bé sinh sống ở những nơi chật hẹp, đông người, môi trường bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém. Trẻ sinh nhẹ cân, thiếu tháng, không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, suy dinh dưỡng, cơ địa suy giảm miễn dịch hay có các bệnh lý mạn tính khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác và diễn tiến bệnh thường có khuynh hướng trầm trọng hơn.

Biến chứng của viêm đường hô hấp trên

Trong đa số các trường hợp, các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường tự giới hạn trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, theo dõi và điều trị đúng mức trẻ có thể bị chảy mủ tai, nghễnh ngãng, nghe kém do bị viêm tai giữa. Đôi khi sức khỏe và tính mạng của trẻ bị đe dọa nghiêm trọng do những biến chứng như viêm phổi, nghẽn tắc đường thở, nhiễm trùng huyết…

Hình ảnh có liên quan

Chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ

- Để nhanh chóng hồi phục, trẻ cần phải được chăm sóc và điều trị thích hợp. Nên cho trẻ ăn uống bình thường khi bệnh, tránh kiêng cữ thái quá, cần cho ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt.

- Bên cạnh dùng thuốc giảm sốt thông thường như Acemol, Ibuprofene… thì lau mát được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp hạ nhiệt cho bé. Thay vì dùng nước lạnh, hãy dùm khăn nhúng nước ấm để lau người cho bé, nên tập trung lau mát ở trán, hõm nách, khuỷu tay, bẹn.

- Dùng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) nhỏ mũi cho bé và làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú.

- Nếu trẻ ho có thể dùng những bài thuốc an toàn dể kiếm như hoa hồng bạch chưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong để làm dịu cơn ho.

- Không phải tất cả các trường hợp đều cần thiết dùng kháng sinh vì vậy hãy cân nhắc khi quyết định sử dụng kháng sinh và chắc rằng bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống các loại thuốc này.

- Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc ngày càng xấu đi, trẻ cần phải được theo dõi kỹ và điều trị tích cực hơn. Hãy đưa con bạn đến bệnh viện ngay nếu bé có một trong các dấu hiệu như trẻ mệt hơn, thở nhanh hơn, khó thở hơn, bú kém hoặc không uống được.

Các biện pháp phòng ngừa và tránh lây lan

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

Để bảo đảm cho bé có thể trạng và sức đề kháng tốt cần thực hiện:

  • Khi mang thai, mẹ cần có một chế độ ăn hợp lý giàu dinh dưỡng, khám thai định kỳ.
  • Nên cho trẻ bú mẹ sớm từ những giờ đầu sau sinh, duy trì sữa mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi, cho trẻ ăn dặm đúng cách và đúng thời điểm.
  • Bên cạnh chương trình tiêm chủng quốc gia, có thể tư vấn bác sĩ để chích ngừa thêm cho bé một số loại vaccin cần thiết khác.

Phòng tránh lây lan: Khi có dịch bệnh nên tránh đưa gia đình đến những nơi đông người, thường xuyên rửa tay và giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.

Đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với người bệnh, rửa tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh. Nên cố gắng cách ly trẻ bệnh với trẻ lành à những thành viên khác trong gia đình ít nhất 7 ngày để tránh lây lan.

Điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên tái phát

Bệnh viêm đường hô hấp thường tái đi tái lại, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi nên con bạn thường bị cũng không phải là quá bất thường. Việc uống kháng sinh hay một số thuốc đi kèm là tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Để phòng ngừa tái phát, cần thực hiện 1 số biện pháp như: tránh cho trẻ sinh hoạt quá lâu ngoài trời, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, thường xuyên giữ ấm khi trời lạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con tôi bị viêm đường hô hấp trên và đã uống kháng sinh được 6 ngày nhưng không khỏi. nay tôi muốn cho con mình uống thuốc nam có được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liệu trình điều trị bằng khangs sinh sau bao nhiêu ngày thì dừng. Nếu điều trị bằng kháng sinh không hết 1 liệu trình, sau này dễ bị kháng thuốc đó
con tui dc 5 thang tuoi nhung bi sinh thieu thang , nen chau bi viem duong ho hap tren ngay tu nho, nay xin chi cho tui cach tot nhat de chua tri cho be!
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Nguyễn Thị Thanh Thúy Con tôi năm nay 15 tuổi bác sĩ chuẩn đoán viêm đường hô hấp và đã uống thuốc được 10 ngày mà không hết.Xin bác sĩ chỉ giúp
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Điều trị hết liệu trình mà không khỏi thì bạn nên cho cháu tái khám sớm nhé
Dạ, bé tôi năm nay đã 3.5tuổi có các triệu chứng sau: mũi khô khó thở, có ho, mồ hôi ra nhiều, trong cổ khò khè đơm , cam giác khó chịu muốn nôn.
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Bạn nên cho bé đi khám để các bác sỹ chẩn đoán và có phương hướng điều trị tốt nhất nhé!
con 10 thang bi viem duong ho hap nhung toi khong muon cho uong thuoc tay vi uong nhieu roi bay gio phai lam sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Không hiểu bạn cho bé uống nhiều thuốc tây là tự mua hay theo chỉ định của bác sĩ. Khi đã uống thuốc tây mà không theo đúng và đủ liệu trình rất dễ dẫn đến nhờn thuốc. Bạn nên cân nhắc thật kĩ và đặc biệt phải tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhé
con tôi dwợc 6 tháng 12 ngày từ khi sinh ra dược 20 ngày thì mũi của cháu cứ khò khè tôi dã cho cháu di khám và uống thuốc nhiều lần nhưng ko khỏi đến giờ cháu vẫn vậy ngủ dêm cháu còn hay gáy nữa mà dạo này cháu lại hay bi sổ mũi và chảy nước mắt mũi cháu vẫn khò khè .nay xin chỉ cho tôi cách tốt nhất để chữa trị cho cháu
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
con toi bi viem duong ho hap tren da 1 tuan nay da dung thuoc khang sinh nhung khong khoi.chau an thuong hay bi non xin hoi cach dieu tri nhu the nao dung thuoc gi thi tot nhat
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
con em 21 thang can nang 12,5kg co binh thuong khong ha bac sy
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Con toi duoc 7 thang t chau bi viem duong ho hap tren nua thang nay ma chua khoi. Xin Cho toi biet cach dieu tri cho be
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Không biết bạn đã đưa bé đi khám chưa? Nếu đã đi khám và điều trị mà không khỏi thì bạn nên cho bé tái khám và đổi thuốc nhé
tre em tu 6thang tuoi den 6 tuoi thuong hay bi viem duong ho hap, cac me hay dua con minh den co so yte gan nhat de kham va dieu tri dung cach. cac me nen lua tron cac loai thuoc phu hop voi benh ly cua con minh, ko nen chay theo mot so quang cao hay dua nhau dung thuoc ngoai nhap moi tot.
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Mẹ ấy nói đúng rồi đó.
Dung tru khi be sot moi dung khang sinh neu ho thg cho uong thuoc siro thoi cung ok
Thuôc chưa viêm đg hô hâp trên .
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Chào chị chị có thể tham khảo thông tin sau:Cho trẻ ăn uống bình thường khi bệnh, tránh kiêng cữ thái quá. Cố gắng cho ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt. Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường (Panadol, Bivinadol, efferalgan, Tylenol…) kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú. Dùng những bài thuốc dễ kiếm như hoa hồng bạch chưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong hay một số loại thuốc ho thảo dược có bán sẵn như Pectol, astex… để làm dịu cơn ho. Kháng sinh không cần thiết phải sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Hãy thamkhảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng các loại thuốc này. Đưa bé đến bệnh viện nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc kéo dài quá 5-7 ngày. Cần đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bé sốt cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường; các triệu chứng trở nên trầm trọng; trẻ mệt hơn, thở nhanh, tiêu chảy, nôn ói nhiều, bú kém hoặc không ăn uống được.
bac si cho chau hoi con chau duoc 9 thang bi viem duong ho hap tren bac si ke don thuoc SINGULAIR 14 GOI uong het thuoc roi ma van chua khoi chau phai lam gi bay gio a
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Tới bệnh viện khác và nói tình trạng rồi đơn thuốc khác là ọk
Nge thuoc là the
bé 1.5thang bị viêm hô hấp trên phải lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
cách dieu chi viem duong ho hap tren cho tre 12 thang
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
cách điều tri hô hấp trên ơ trẻ 5 tháng
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
con em duoc 3 thang thi dieu tri viem duong ho hap tren nhu the nao a
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Be 2 thang tuoi bi lay cam tu nguoi trong nha be k so nui nhung luc nao cung nghe kho khe rat nhieu dom o hong lam be kho bu me phai lam sao day
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Bé nhà em bi viêm hô hấp cần uống thuốc gì ah
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý