Chuyển dạ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chuyển dạ

18/04/2015 10:39 AM
1,057


I. TRƯỚC CHUYỂN DẠ VÀ TRONG CHUYỂN DẠ

Y học chia chuyển dạ thành 3 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, cổ tử cung mở ra hoàn toàn để cho phép bé lọt qua, giai đoạn thứ nhì là lúc bé chào đời, và cuối cùng là lúc xổ nhau. Đa số phụ nữ sẽ trải qua thời gian tiền chuyển dạ cũng như 3 giai đoạn nói trên. Việc trải qua cơn chuyển dạ của bạn sẽ đầy sinh động và hứng thú hơn nhiều so với định nghĩa trên đây. Nếu khi chuyển dạ bạn hoàn toàn tin tưởng vào bác sĩ cũng như sự chuẩn bị của mình thì sẽ không có gì rắc rối xảy ra đâu.

Trước khi bắt đầu cơn chuyển dạ thật sự, tử cung tiết ra nội tiết tố để chuẩn bị cơ thể của bạn cho bé chào đời. Trong suốt những tuần lễ cuối cùng, bạn có thể sẽ nhận ra vài dấu hiệu cho biết cơn chuyển dạ đang đến gần. Tuy nhiên, vì quá trình chuyển dạ và sinh con không ai giống ai nên các triệu chứng tiền chuyển dạ sẽ ảnh hưởng đến từng phụ nữ theo các mức độ mạnh yếu khác nhau. Đó là dấu hiệu có ích, nó cho bạn biết cơn chuyển dạ sắp xảy ra.

1. Ngôi lọt

Để có thể đi lọt qua đường sinh của người mẹ, con của bạn sẽ di chuyển xuống thấp, như thế phần lọt lòng đầu tiên, thường là cái đầu, bây giờ nằm trọn trong vùng xương chậu của bạn. Điều này gọi là "ngôi lọt" và lúc đó bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng. Nếu đây là lần có thai đầu tiên của bạn, thì ngôi sẽ lọt từ hai hoặc ba tuần trước lúc khởi sự chuyển dạ. Nếu bạn đã sinh vài bé rồi thì đầu của bé kỳ này có thể còn ở mức cao cho tới trước lúc cơn chuyển dạ bắt đầu, vì các sợi cơ của tử cung đã dãn, do đó chúng sẽ tạo ra ít áp lực hơn lên thai nhi. Bạn xẽ biết khi nào ngôi lọt vì áp lực trên cơ hoành sẽ giảm đi và việc hít thởtrở nên dễ dàng hơn.

2. "Bản năng làm ổ"

Bạn có thể cảm thấy tràn trề sinh lực để thực hiện bắơc chuẩn bị cuối cùng đón bé chào đời. Nếu bạn cảm thấy sự thôi thúc đó và muốn vội vàng chạy quanh lau dọn và trang hoàng nhà cửa hoặc nấu ăn, thì hãy tự kiềm chế. Bạn cần để dành nguồn năng lượng dồi dào này cho cơn chuyển dạ và sự sinh nở sắp đến.

3. Chảy nhớt hồng

Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cón chuyển dạ sắp đến là sự xuát hiện của dấu sinh - bung nút màng nhầy vốn bịt chặt cổ tử cung của bạn trong lúc bạn có thai, bảo vệ bào thai không cho nhiễm trùng. Dù dấu hiệu sinh thường không xuất hiện trước khi xhuyển dạ, nhưng cũng có khi cổ tử cung nở rộng đủ cho nút nhầy bung ra từ 12 ngày trước khi bắt đầu chuyển dạ. Dịch nhầy đặc, có thể hơn nâu, hơi hồng hoặc có dính chút máu từ các mao quản ở cổ tử cung là dấu sinh báo hiệu cổ tử cung đã mở.

4. Những cảm giác trước kỳ kinh nguyệt

Những sự thay đổi ở thể trạng và xúc cảm tương tự như những gì bạn trải qua trước lúc hành kinh sẽ có thể xuất hiện. Bạn cũng có thể cảm thấy như bị vọp bẻ và muốn đi đại tiện hoặc tiểu tiện thường xuyên.

II. SỰ CHUYỂN DỊCH ĐI XUỐNG CỦA CON BẠN

Điều này được kiểm tra bằng cách khám trong và được diễn tả như "các trạm" - những lằn vạch được đo bằng centinmét từ -5 đến +5, lấy mốc là đường gai chậu của bạn và đầu của bé. Khi đầu của bé bắt đầu chuyển dịch vào khu xương chậu, đó là trạm -5. Khi đỉnh đầu của bé ngang với mức đường gai chậu, đó làm trạm O (ngôi lọt). Các trạm thấp hơn mô tả vị trí đầu của bé khi nó vượt qua đường sinh đến cửa âm đạo là trạm +5.

III. MỘT CƠN CHUYỂN DẠ GIẢ?

Không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt được giữa cơn chuyển dạ thật và giả nếu bạn mang thai lần đầu. Nói chung là nếu bạn còn nghi ngờ thì không phải là chuyển dạ thật sự.

Mặc dầu cơn chuyển dạ giả chỉ là một đợt tập dợt nhưng bạn đừng thất vọng, chuyển dạ giả báo trước cho cơn chuyển dạ thật và bạn sẽ không phải chờ đợi quá lâu đâu?

Có một số sự khác biệt dễ nhận thấy giữa các cơn co thắt của cơn chuyển dạ giả và thật.

Tính đều đặn

Các cơn co thắt giả không bao giờ thật sự ổn định và đều đặn.

Tính thường xuyên

Đó là các cơn co thắt rời rạc. Chúng có thể thay đổi từ 10 phút đến 15 hoặc 20 phút, không có biểu hiện đều đặn.

Tác dụng của di chuyển

Các cơn co thắt giả không từ từ mạnh lên. Chúng đôi lúc có thể yếu đi và có khi biến mất hoàn toàn.

Một số phụ nữ, nhất là lúc đang làm việc hay quá kích động hoặc quá mệt mỏi, thường có rồi mất những cơn chuyển dạ giả trong vài ba ngày trước khi cơn chuyển dạ thật bắt đầu. Hãy báo cho bác sĩ hay nữ hộ sinh về các cơn co thắt của mình. Cứ đi bệnh viện nếu bạn muốn. Nếu bạn ở nhà, hãy cử động và đứng thẳng lên để giúp cơn chuyển dạ tiến triển.

IV. GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN

Những ngày tháng chuẩn bị cho việc sinh nởcủabạn giờ đây đã đến cao điểm khi bạn khởi sự chuyển dạ. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu khi các cơn co thắt làm cổ tử cung giãn nở rồi mỏng đi và sẽ hoàn tất khi cổ tử cung bị xoá mở (mỏng) và mở hoàn toàn. Nữ hộ sinh, y tá, hay bác sĩ sẽ khám để xác nhận điều này.

1. Điều gì xảy ra lúc chuyển dạ

Sự bắt đầu chuyển dạ ở từng phụ nữ không giống nhau, vì thế thật khó mà biết chắc được khi nào là đúng lúc. Tuy nhiên, một số dấu hiệu điển hình như sự co thắt ở tử cung mạnh lên, sự giãn nở và mỏng đi của cổ tử cung, màng ối vỡ thì có nghĩa cơn chuyển dạ đang diễn ra.

Co thắt

Khi cơn chuyển dạ thực sự bắt đầu, bản chất cảu các cơn co thắt sẽ thay đổi. Chúng diễn ra nhịp nhàng hơn, đều đặn hơn và đau hơn. Những cơn co thắt này không nằm trong tầm kiểm soát của bạn; một khi đã khởi sự thì chúng sẽ không chấm dứt cho đến khi bé lọt lòng.

Bạn có thể ghi lại thời gian những cơn co thắt từ lúc bắt đầu một cơn tới lúc bắt đầu cơn tiếp theo. Trong giai đoạn đầu, các cơn có thắt thường kéo dài từ 30 đến 60 giây và có định kỳ từ 5 đến 20 phút. Điều này có thể thay đổi, vì có một số phụ nữ không nhận biết được các cơn co thắt đầu tiên cho đến khi chúng xuất hiện càng lúc càng nhặt hơn, khoảng 5 phút một lần. Trong suốt giai đoạn tích cực, các cơn co thắt thường kéo dài từ 60 giây đến 90 giây và có định kỳ từ 2 đến 4 phút.

Bởi vì các cơ của tử cung thắt chặt lại, nên bạn có thể có một cảm giác tương tự như các cơn co thắt lúc hành kinh, lan rộng ra xung quanh vùng bụng dưới như một sợi thun cột chặt. Tình trạng này xảy ra do các cơ của tử cung thiếu dưỡng khí(oxy) vì các mạch máu của nó đang bị đè lên. Tử cung là một cơ rất lớn và cần nhiều năng lượng trong suốt các cơn co thắt.

Mỗi một phụ nữ cảm nhận các cơn đau do co thắt khác nhau, nhưng khi mới chuyển dạ, chúng có thể có đặc tính như các cơn quạn đau khi bị đau lưng nhiều và dai dẳng. Một cơn co thắt thường giống như một cơn sóng khó chịu băng ngang qua vùng bụng của bạn rồi lên đến đỉnh của nó trong vài giây, sau đó biến mất. Cùng lúc đó, bạn lại có cảm giác cơ tử cung cứng lên và thắt lại rồi đạt đến đỉnh mạnh nhất trong vài giây đồng hồ trước khi bắt đầu giãn.

Nhiều phụ nữ cho rằng các cơn co thắt sẽ dần dần kéo dài, thường xuyên hơn và mạnh hơn. Điều này không hẳn như thế, vậy bạn đừng khó chịu nếu các cơn co thắt trong cơ thể mình dường như thay đổi. Cũng bình thường khi thấy một cơn co thắt mạnh và rồi một cơn nhẹ hơn không kéo dài bằng các cơn khác, tiếp nối không ngừng.

Cổ tử cung giãn nở và mỏng đi

Cổ tử cung thường là một cái ống dày, dài độ 2 cm và khép kín. Trong đôi ba tuần cuối, các nội tiết tố của thai sẽ làm mềm cổ tử cung, nhưng cần có các cơn co thắt mạnh của giai đoạn đầu để làm cổ tử cung giãn nở và mỏng đi. Sự giãn nở này đo được khoảng từ 0 đến 10 cm. Cổ tử cung của bạn sẽ chỉ nở ra khoảng 4cm trong suốt giai đoạn âm ỉ, sau đó tiến đến mức 8 cm trong giai đoạn tích cực. Cơn đau sẽ tăng lên khi nó đã giãn nở hoàn toàn trong suốt thời giàn chuyển tiếp. Cuối cùng, toàn bộ cổ tử cung mở rộng ra và hợp thành một khối với thân tử cung, tạo nên một rãnh liên tục, qua đó bé có thể lọt ra ngoài.

Vỡ nước ối

Các lớp màng mỏng của túi chứa nước ối sẽ vỡ ra mà không gây đau vào bất cứ lúc nào trong cơn chuyển dạ, thường là xảy ra vào cuối giai đoạn đầu. Dịch ối có thể rỉ ra từ từ hay ra xối xả, dòng chảy tuỳ vào khích thước và vị trí vỡ và dù có chảy hay không thì đầu của bé sẽ chặn lại cái lỗ hổng ấy.

Thông thường, nếu màng ối vỡ tự nhiên gần ngày sinh thì cơn chuyển dạ sẽ xảy ra chỉ một thời gian ngắn, dẫu rằng nó có thể chậm trễ khi ngôi thai không lọt hoặc ngôi thai bất thường. Việc chậm trễ cũng hay xảy ra trong rất nhiều trường hợp bình thường. Khi đó ra rất có thể bạn sẽ được đề nghị giục sinh.

V. CƠN CHUYỂN DẠ KÉO DÀIBAO LÂU?

Quá trình chuyển dạ ở mỗi phụ nữ khác nhau rất lớn, và thời giàn kéo dài không thể tiên liệu được. Một cơn chuyển dạ bình thường sẽ kéo dài từ 12 đến 14 tiếng đồng hồ đối với các bà mẹ sinh con so và khoảng 7 giờ cho các lần chuyển dạ tiếp theo. Nếu cơn chuyển dạ của bạn kéo dài hơn 12 giờ đồng hồ trong lầm mang thai đầu tiên hợc cho các lần theo sau là 9 giờ, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và có thể can thiệp.

Thời kỳ đầu của cơn chuyển dạ có thể được chia thêm thành 3 giai đoạn riêng rẽ. Giai đoạn âm ỉ sẽ dài nhất, khoảng 8 tiếng nếu là con so và bạn sẽ cảm thấy các cơn co thắt diễn ra ngày càng thường xuyên và càng kéo dài nhưng chúng không quá khó chịu. Bạn hãy cố giữ sức trong suốt thời gian này vì cơ thể của bạn đang nóng lên, đáp ứng cho các giai đoạn cần đến nhiều năng lượng hơn sau đó. Kế tiếp là giai đoạn chuyển tiếp, ngắn nhất và mạnh nhất, thường chỉ kéo dài chưa đến một tiếng đồng hồ và chỉ xuất hiện trước khi bạn sinh.

Giai đoạn chuyển tiếp

Đây là giai đoạn có cường độ mạnh nhất của thời kỳ đầu. Các cơn co thắt của bạn bây giờ sẽ kéo dài từ 60 đến 90 giây một lần, mỗi lần cách nhau khoảng 30 đến 90 giây. Khi các cơn co thắt trở nên mạnh hơn, rất có thể bạn cảm thấy khó mà thư giãn được. Đây là thời gian bạn thấy khó chịu nhất. Bạn cũng có thể cảm nhận được một sự thúc giục rất mạnh để rặn, nhưng đừng rặn nếu chưa được báo là cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở. Cơn đau mạnh có thể làm bạn cáu kỉnh cực độ, có các cử chỉ khó coi đối với người đưa bạn đi sinh. Điều này rất tự nhiên, và bạn không được phép nghĩ rằng mình không còn đủ sức kéo dài thêm được nữa; bạn sẽ nhận ra ràng các nguồn năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể sẽ giúp bạn đối phó. Bạn cố ghi nhớ là giai đoạn này cho biết chỉ còn ít phút nữa là con bạn sẽ chào đời.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Khi tu cung da dan no 1phan thi khoang bao nhieu lau se dan no hoan toan
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
tu khi xuất hiện những cơn chuyển dạ giả đến khi sinh là bao lâu
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Trong suốt quá trình mang thai, tử cung của chị em thường có các cơn co. Càng gần các tuần cuối, những cơn co này trở nên mạnh hơn khiến nhiều mẹ bầu nghĩ là mình đang chuyển dạ. Thực chất đây chỉ là cơn chuyển dạ giả, đôi khi xuất hiện trong giai đoạn giữa thai kỳ, thậm chí sớm hơn, khởi phát vào tuần thứ 20 của thai kỳ.
từ khi ra huyết hồng khoảng thời gian bao nhiêu thì sinh bé
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Khoảng 24h đó bạn
E muon hoi la truoc khi de se chuyen da nhu the nao ? Co dau hay viec gi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
lọt là gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Tôi bị ra máu cá từ sáng hôm qua nhưng đến tận hôm nay tôi không thay dau bụng liệu tôi có phải đến bệnh viện không
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Đó là một trong những biểu hiện của việc sắp đến ngày sinh. Chị nên gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ vẫn khám để xin ý kiến nhé. Chắc rằng 1,2 ngày nữa là được đón bé rồi đó!
Tôi ko có dấu hiệu đau bụng .nhưng thấy ra máu màu nâu đậm .thì đó có phải chuyển dạ hay ko .
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý