Bệnh viêm lợi ở trẻ em và cách điều trị. Những điều cần biết khi bé bị viêm lợi.
Viêm lợi ở trẻ
Trẻ bị viêm lợi sẽ có những triệu chứng như lợi sưng đỏ, đau, chảy máu, hôi miệng... Có 3 thể viêm thường gặp:
- Viêm lợi do mọc răng.
- Viêm lợi hoại tử lở loét cấp tính: Là một nhiễm trùng cấp tính, thường do stress hay giảm sức đề kháng. Bệnh nhân đau liên tục và dữ dội, hôi miệng, có các sang thương trên lợi. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm và hoại tử sẽ lan rộng đến mào xương ổ, dẫn đến bệnh nha chu, hoại tử, làm xương tiêu nhanh và tụt lợi.
- Viêm lợi do vệ sinh răng miệng kém.
Viêm lợi do mảng bám: Là tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm lợi liên quan chặt chẽ đến số lượng mảng bám răng, cao răng, do vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Tổn thương duy nhất ở tổ chức lợi. Là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị viêm, lợi sẽ sưng đau, mềm bở, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng hay xanh xám. Bề mặt lợi trở nên trơn láng, mất lấm tấm da cam. Lợi dễ chảy máu khi chải răng hay thăm khám, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát. Để điều trị viêm lợi do mảng bám cần làm sạch mảng bám và cao răng, hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng hằng ngày để loại trừ mảng bám răng, chải răng đúng cách và dùng chỉ tơ nha khoa.
Viêm lợi do sang chấn:
Thường gặp do các sang chấn cơ học như: xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay, nhai phải thức ăn cứng... Cũng có thể do thói quen bất thường vì nhồi nhét thức ăn hoặc vì vùng nhú lợi viêm nhiễm gây khó chịu. Để tránh sang chấn gây viêm lợi cần loại bỏ kích thích và các thói quen xấu.
Viêm lợi do mọc răng: Viêm lợi do mọc răng là tình trạng lợi bị viêm khi răng mọc, có tính chất tạm thời, triệu chứng viêm sẽ giảm khi răng mọc được ra, thường gặp vào lúc 6 - 7 tuổi khi mọc răng vĩnh viễn thứ nhất. Nguyên nhân có thể do lợi viền không được bảo vệ khi răng chưa mọc hoàn toàn. Các yếu tố thuận lợi làm trầm trọng thêm bệnh là tích tụ thức ăn, mảng bám vi khuẩn. Trong một số trường hợp, bệnh tiến triển cấp tính và có thể gây viêm quanh thân răng hoặc áp-xe quanh thân răng. Để tránh viêm lợi do mọc răng cần làm sạch mảng bám và cao răng. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ tăng cường vệ sinh răng miệng hằng ngày
Viêm lợi cấp do tụ cầu: Thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn như viêm phổi ở trẻ nhỏ, rối loạn tiêu hóa ở trẻ... Sau mỗi đợt nhiễm khuẩn, sức đề kháng yếu, các vi khuẩn cơ hội trong miệng có khả năng tấn công vào mô lợi của trẻ làm cho trẻ bị viêm lợi. Bệnh có biểu hiện lợi đỏ rực cả hai hàm, dễ chảy máu. Bệnh viêm lợi ở những trẻ này thường diễn biến cấp tính, triệu chứng rầm rộ, trẻ có thể sốt, bỏ ăn. Cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng. Tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày.
Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu:
Lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Trong gia đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn đầu có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa.
Giai đoạn hai:
Nếu lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm trùng. Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữa cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, lợp sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy cành nặng, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
Điều trị:
Cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và cao răng, người bệnh phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng. Nếu bệnh nhân bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng sinh.
Để phòng bệnh viêm lợi bạn nên chú ý mấy việc sau:
- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Ngoài ra bạn cũng nên xỉa răng vì đánh răng chỉ chải sạch các bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được, còn xỉa răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi. Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà tốt nhất. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi.
- Súc miệng và uống nước sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt.
- Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm.
- Hạn chế ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu, ớt, gừng…
Một số bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ:
Chấn thương răng
Thường gặp ở các bé trai. Nguyên nhân gây chấn thương răng thường là ngã đập mặt xuống đất; đánh lộn, tai nạn giao thông... Tùy mức độ chấn thương, các bác sĩ sẽ có cách xử lý riêng. Đối với trường hợp răng đã rơi ra, nếu có những bước xử lý khẩn cấp, thích hợp thì có thể cắm lại răng. Thời gian răng ở ngoài càng lâu, tiên lượng càng xấu.
Do vậy, khi răng bị rớt ra khỏi ổ, cần nhặt lên ngay (cầm lấy phần thân, tránh chạm vào phần chân răng) rồi dùng nước sạch rửa nhẹ. Tốt nhất là đặt răng trở lại vị trí cũ trong xương ổ răng. Nếu không làm được, phải ngâm răng trong sữa tươi tiệt trùng hoặc cho trẻ ngậm trong miệng và đưa đến bệnh viện ngay. Trong trường hợp răng bị chấn thương là răng sữa (gặp ở trẻ 2-5 tuổi), tai nạn có thể sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn đang phát triển, gây thiểu sản men (thiếu chất men) hoặc làm biến đổi chiều hướng mọc của răng vĩnh viễn.
Biến chứng răng khôn
Bác sĩ Hứa Thị Xuân Hòa, Trưởng khoa Phẫu thuật trong miệng Bệnh viện Răng hàm mặt TP HCM, cho biết, mỗi năm khoa tiếp nhận điều trị cho hơn 2.000 ca biến chứng về răng khôn (như răng không đủ chỗ mọc, răng ngang, răng dị dạng, răng mọc ngầm trong xương...).
Biến chứng về răng khôn nếu được phát hiện sớm lúc chân răng mọc chưa hoàn chỉnh (trẻ 14-16 tuổi) thì các bác sĩ có thể nhổ răng nhanh, trẻ ít phải chịu đau, tiên lượng tốt. Ngược lại, bệnh nhân sẽ bị viêm xương hàm, viêm mô tế bào nhiều lần, gây biến dạng gương mặt... Tiến sĩ Phạm Xuân Sáng, người đã làm luận án về răng khôn, cho biết, theo quan điểm hiện đại, người ta nhổ răng khôn rất sớm, từ khi còn là mầm răng (14-16 tuổi). Điều này giúp phòng ngừa nhiều biến chứng mà không ảnh hưởng đến chức năng nhai vì răng khôn nằm trong kẹt, sức nhai không đáng kể.
Để phòng tránh các bệnh về răng, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách chải răng đúng phương pháp, đưa trẻ đi lấy cao răng nếu có và khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
Lúc phát hiện trẻ bị sâu răng sữa, cần đưa đi khám và điều trị để không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Nhiều mà mẹ cho rằng việc răng sữa bị sâu không có gì đáng lo cả vì sẽ có răng vĩnh viễn mọc thay thế. Họ không nhắc nhở con vệ sinh răng miệng cho đến khi trẻ đã bị sâu gần hết hai hàm răng sữa. Những chiếc răng bị sâu đến tủy hoặc phải nhổ đều ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Với những trường hợp trẻ có răng sâu đến tủy, các bác sĩ thường đề nghị chữa tủy để giữ lại răng với mục đích dành chỗ cho răng vĩnh viễn mọc; nhưng không ít phụ huynh lại đòi nhổ. Họ không biết rằng từ 6-7 tuổi, trẻ mới bắt đầu thay răng và trong lúc đợi răng vĩnh viễn mọc, phải tạo khoảng trống để giữ chỗ. Nếu nhổ răng sữa sớm, khoảng trống cho răng vĩnh viễn sẽ không còn, dẫn tới tình trạng răng vĩnh viễn bị xô lệch sau này. Hơn nữa, việc nhổ răng sữa sớm còn làm nướu dày hơn, cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Chiếc răng cối đầu tiên (răng số 6) là răng vĩnh viễn, mọc khi trẻ được 6 tuổi. Do răng này mọc sớm nên nhiều bà mẹ tưởng đây là răng sữa và chủ quan trong việc vệ sinh răng, không đưa trẻ đi điều trị sớm khi răng chớm sâu. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng vì răng số 6 là răng chủ lực trong việc ăn nhai, lại có tác dụng hướng dẫn cho các răng cối khác mọc đúng vị trí.
(ST)