Hiện nay trên thị trường, các ngân hàng thường áp dụng hai cách tính lãi suất: tính lãi suất trên dư nợ giảm dần hoặc tính lãi suất trên dư nợ ban đầu. Trên cơ sở hai cách tính lãi này, lãi suất thực tế sẽ chênh lệch nhau khá nhiều.
Ví dụ, ngân hàng A áp dụng lãi suất là 13%/năm với cách tính là trên dư nợ ban đầu. Khách hàng vay 30 triệu trong 18 tháng, tính ra mỗi tháng sẽ phải trả gốc là 1.666.667 đồng và lãi là 325.000 đồng. Tổng lãi phải trả trong 18 tháng là 5.850.000 đồng.
Trong khi đó, Ngân hàng B áp dụng lãi suất 18%/năm với cách tính trên dư nợ giảm dần. Khách hàng vay 30 triệu trong 18 tháng. Với cách xác định gốc và lãi phải trả theo niên kim, tức là trả nợ gốc và lãi cố định hàng tháng thì tổng lãi phải trả của khách hàng là 4.097.447 đồng.
Như vậy lãi suất của hai ngân hàng có sự chênh lệch đáng kể và lãi suất theo cách tính dư nợ ban đầu có vẻ hấp dẫn hơn so với cách tính dư nợ giam dần, tuy nhiên với cách tính lãi suất như vậy thì trên thực tế tổng lãi phải trả của trường hợp trả theo dư nợ ban đầu sẽ lớn hơn đáng kể so với trả lãi theo dự nợ giảm dần.
Hai cách tính này rất phổ biến trên thế giới và thực tế là một cách thức marketing của các ngân hàng. Ở nước ta, khách hàng chưa hiểu rõ về hai cách tính này nên mới dẫn đến tình trạng các ngân hàng sử dụng để thu hút người đi vay. Một khi đã hiểu rõ về vấn đề, người có nhu cầu tín dụng sẽ lựa chọn sản phẩm dựa trên những điều kiện thực tế mà các ngân hàng đưa ra. Lúc này, năng lực cạnh tranh thực sự của các ngân hàng phải được thể hiện rõ nhất qua từng điều khoản tín dụng mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
|
Lãi suất căn cứ theo mức lương và công ty của khách hàng đang làm việc
|
||||
Khách hàng có thẻ tín dụng thuộc ngân hàng trong nước
|
||||
Thu nhập gộp/tháng
|
Lãi suất giảm dần
|
Lãi suất phẳng
|
||
% Năm
|
% tháng
|
% Năm
|
% tháng
|
|
TNG =>12 tr |
27,5
|
2,29
|
15,71
|
1,30
|
6 <= TNG < 12tr |
29,5
|
2,45
|
16,85
|
1,40
|
5 <= TNG < 6tr |
31,5
|
2,62
|
18,0
|
1,50
|
Khách hàng có thẻ tín dụng thuộc ngân hàng nước ngoài
|
||||
TNG > = 4 tr/tháng |
36,5
|
3,04
|
20,85
|
1,73
|
Khách hàng có tham gia bảo hiểm nhân thọ
|
||||
TNG > = 5 tr/ tháng |
27,5
|
2,29
|
15,71
|
1,30
|
Hiện các kỳ hạn ngắn hầu hết lãi suất ở các Ngân hàng cũng tương đương nhau từ 13.9% - 14%/năm. Và lãi suất có thể chênh lệch nhau ở các chi nhánh ở Tỉnh và Thành phố. Bạn có thể tham khảo công cụ tính lãi suất để so sánh lãi suất giữa các Ngân hàng.
Hoặc bạn có thể áp dụng công thức sau để tính:
- Cách tính lãi suất theo năm, nhận lãi cuối kỳ
Tiền lãi = số tiền * lãi suất%/năm * kỳ hạn gửi
hoặc Tiền lãi = số tiền * lãi suất% * kỳ hạn gửi/năm
Ví dụ: bạn gửi 10 triệu với lãi suất 14%/năm kỳ hạn 3 tháng. Vậy tiền lãi được hưởng là:
Tiền lãi = 10.000.000*14%/12 * 3 = 350.000 đồng
- Cách tính lãi suất theo tháng
Tiền lãi = số tiền * lãi suất%/tháng* Số ngày thực gửi
Ví dụ: bạn gửi 10 triệu đồng kỳ hạn 1 tháng với lãi suất tháng là 1.17%/tháng
Tiền lãi = 10.000.000*1.17%/30* 30) = 117.000 đồng
Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, cuối năm, các ngân hàng “nở rộ” dịch vụ cho vay trả góp tiêu dùng theo hình thức tín chấp với hạn mức từ vài chục triệu đến vài trăm triệu.
Tuy nhiên, nhìn vào lãi suất có sự chênh lệch, ví dụ có ngân hàng công bố lãi suất chỉ từ 0,7% - 0,8% một tháng, trong khi đó có ngân hàng lại tới 1,5%.
Hiện nay trên thị trường, các ngân hàng thường áp dụng hai cách tính lãi suất: tính lãi suất trên dư nợ thực tế hoặc tính lãi suất trên dư nợ ban đầu. Trên cơ sở hai cách tính lãi này, lãi suất thực tế sẽ chênh lệch nhau khá nhiều.
Ví dụ, ngân hàng A áp dụng lãi suất là 13% một năm với cách tính là trên dư nợ ban đầu. Khách hàng vay 30 triệu trong 18 tháng, tính ra mỗi tháng sẽ phải trả gốc là 1.666.667 đồng và lãi là 325.000 đồng. Tổng lãi phải trả trong 12 tháng là 5.850.000 đồng.
Trong khi đó, Ngân hàng B áp dụng lãi suất 18% một tháng với cách tính là trên dư nợ thực tế giảm dần. Khách hàng vay 30 triệu trong 18 tháng. Với cách xác định gốc và lãi phải trả theo niên kim, tức là trả nợ gốc và lãi cố định hàng tháng thì tổng lãi phải trả của khách hàng là 4.097.447 đồng.
Một góc không gian tại Techcombank. |
Như vậy thoạt nhìn lãi suất của hai ngân hàng có sự chênh lệch đáng kể và lãi suất theo cách tính dư nợ ban đầu có vẻ hấp dẫn hơn so với cách tính dư nợ thực tế, tuy nhiên với cách tính lãi suất như vậy thì trên thực tế tổng lãi phải trả của trường hợp trả theo dư nợ ban đầu sẽ lớn hơn đáng kể so với trả lãi theo dự nợ thực tế.
Nếu nhìn lại trên thị trường, hầu hết các ngân hàng áp dụng cách tính lãi suất trên dư nợ ban đầu, dẫn đến lãi suất chênh lệch tương đối lớn. Một số ngân hàng áp dụng các tính trên dư nợ ban đầu thì lãi suất chỉ khoảng dưới 1% một tháng (khoảng từ 0,7% - 1%), các ngân hàng áp dụng cách tính trên dư nợ thực tế giảm dần thì lãi suất thường khoảng trên 1%. Với mức lãi suất công bố như vậy thì đương nhiên hầu hết khách hàng sẽ chọn ngân hàng có lãi suất thấp hơn. Tất nhiên, lãi suất thực tế mà khách hàng phải trả ở cả hai trường hợp này là như nhau, thậm chí lãi suất thực tế của trường hợp dư nợ gốc sẽ nhỉnh hơn so với dư nơ thực tế như ta thấy ở trường hợp trên.
Tại ngân hàng Techcombank, để tính lãi suất thực cho một khoản vay tín chấp áp dụng lãi suất trên dư nợ ban đầu, khách hàng có thể sử dụng công thức: Lãi suất thực tế = 2 x n x r/(n+1). Trong đó, (n) là thời hạn khoản vay và (r) là lãi suất của ngân hàng công bố.
Nếu tính theo công thức này thì với mức lãi suất 13% một năm trên dư nợ ban đầu của một ngân hàng thì lãi suất thực tế khách hàng phải trả cho khoản vay trong 18 tháng là 24,63%. Nhưng thực tế các ngân hàng áp dụng tính lại trên dư nợ ban đầu lại không áp dụng mức lãi suất 24,63% mà thường là 25% hoặc 26%.
Techcombank cho biết, hai cách tính này rất phổ biến trên thế giới và thực tế là một cách thức marketing của các ngân hàng. Ở nước ta, khách hàng chưa hiểu rõ về hai cách tính này nên mới dẫn đến tình trạng các ngân hàng sử dụng để thu hút người đi vay. Một khi đã hiểu rõ về vấn đề, người có nhu cầu tín dụng sẽ lựa chọn sản phẩm dựa trên những điều kiện thực tế mà các ngân hàng đưa ra. Lúc này, năng lực cạnh tranh thực sự của các ngân hàng phải được thể hiện rõ nhất qua từng điều khoản tín dụng mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
Tham khảo cách tính lãi sản phẩm Tiêu dùng trả góp của một số ngân hàng
Ngân hàng | Thời hạn | Hạn mức cho vay | Cách tính lãi |
Techcombank | Tối đa 36 tháng | Từ 2 đến 200 triệu. | Trên dư nợ thực tế |
An Bình | Tối đa 60 tháng | Tối đa là 200 triệu . | Trên dư nợ gốc |
Đông Á | Tối đa 36 tháng | Tối đa 20 triệu đồng | Trên dư nợ gốc |
ACB | Từ 12 đến 60 tháng. | Tối đa 250 triệu đồng | Trên dư nợ gốc |
Ngân hàng tính lãi suất theo năm. Thí dụ 12% nghĩa là 1% mỗi tháng. Mỗi tháng họ đều tính lãi suất trả cho bạn tiền lời nếu bạn bỏ vào trương mục tiết kiệm.
Nếu bạn bỏ một số tiền lớn vào quỹ "saving" thì họ sẽ cho bạn chọn lựa những thời hạn bỏ tiền để giành có lời. Có nhiều thời hạn: 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 2 năm, 5 năm.
Thời hạn để tiền có lời càng lâu thì lãi suất cố định càng cao.
Sau khi hết thời hạn họ có gởi thư nhắc nhở bạn có muốn gởi tiếp hay không. Nếu bạn không trả lời gì họ sẽ tiếp tục gia hạn cho tài khoản đó thêm một thời gian bằng lần trước bạn đã ký kết với họ và có thể mức lãi suất sẽ giảm hơn lần trước do hợp đồng mới của ngân hàng cho loại trương mục tiết kiệm đó có mức lãi suất giảm (do ảnh hưởng giá trị kinh tế thị trường bên ngoài)
Quy định tính lãi suất cho khách hàng tùy theo ngân hàng. Có ngân hàng làm ăn tốt cho lãi suất cao hơn ngân hàng làm ăn dở hay có khi sắp phá sản. Nếu bạn để tiền vào ngân hàng, phải hỏi họ bảo hiểm của ngân hàng là bao nhiêu? Trong trường hợp khách hàng bỏ nhiều tiền vào quỹ tiết kiệm, nếu ngân hàng phá sản thì trả tiền lại cho khách hàng tối đa là bao nhiêu.
Tôi vay ngân hàng từ tháng 6/2009 với lãi suất vay 1.05%/1 tháng, trong hợp đồng vay có ký kết giữa 2 bên là lãi suất sẽ được điều chỉnh 3 tháng 1 lần = lãi suất tiết kiệm 12 tháng + biên độ 5%/1 năm.
Trả lời:
Theo như nội dung bạn cung cấp thì chúng tôi hiểu việc vay giữa bạn vànNgân hàng là vay bằng đồng Việt Nam.
Để có thể nói rằng Ngân hàng có vi phạm hợp đồng hay không thì chúng tôi phải được xem kỹ hợp đồng vay vốn giữa bạn với Ngân hàng. Bởi vì có thể phía Ngân hàng đã đưa vào hợp đồng những điều khoản để làm căn cứ đảm bảo cho việc tăng lãi suất về sau. Nếu chỉ dựa trên những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi có vài ý kiến trao đổi như sau:
Tháng 6/2009, hai bên ký kết hợp đồng vay tài sản với điều khoản về lãi suất được tính theo công thức: Lãi suất = Lãi suất tiết kiệm + Biên độ 5%/năm. Trong đó lãi suất tiết kiệm là một biến số nên sau 3 tháng các bên sẽ cùng nhau thỏa thuận điều chỉnh lại lãi suất một lần. Việc điều chỉnh này là để phù hợp với biến động của lãi suất tiết kiệm của Ngân hàng (để đảm bảo Ngân hàng kinh doanh có lãi), còn biên độ lãi suất thì vẫn giữ nguyên ở mức 5%/năm. Đến tháng 3/2011 thì các bên ký phụ lục hợp đồng, theo đó Lãi suất = 14% (lãi suất tiết kiệm) + 4% (biên độ) = 18%.
Như vậy sau gần 02 năm là khách hàng của Ngân hàng trên bạn đã được Ngân hàng ưu đãi cho vay ở mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng gốc (biên độ lãi suất trong công thức tính lái suất từ 5% xuống còn 4%). Tuy nhiên sau khi hết thời hạn 3 tháng Ngân hàng thông báo lãi suất mới được xác định theo công thức là: Lãi suất = 14% (lãi suất tiết kiệm) + 9% = 22%. Đây có thể được coi như là lời đề nghị giao kết phụ lục hợp đồng mới với mức lãi suất mới (vì đã hết 3 tháng) được tính theo công thức nói trên.
Nếu như bạn không đồng ý với công thức tính lãi suất này thì bạn có thể yêu cầu Ngân hàng tiếp tục thực hiện đúng như phụ lục hợp đồng đã ký, tức là vẫn giữ nguyên công thức: Lãi suất = lãi suất tiết kiệm + 4% (biên độ).
Trường hợp 2 bên không đạt được thỏa thuận để ký phụ lục hợp đồng mới mà Ngân hàng vẫn cố tình áp dụng công thức tính lãi suất mới để tính lãi suất phải trả đối với bạn, tức là Ngân hàng tự ý nâng biên độ lên 9% kéo theo mức lãi suất áp cho bạn là 22%, thì đây là hành vi vi phạm điều khoản đã thỏa thuận của Ngân hàng.
Còn về quy định của pháp luật thì biên độ lãi suất là 9% hay một con số nào đó cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên với vai trò là một yếu tố trong công thức tính lãi suất cho vay thì việc biên độ tăng cao sẽ kéo theo lãi suất tăng cao. Lãi suất tăng cao có thể vượt trần mà pháp luật cho phép (vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố - Điều 476 Bộ luật dân sự), khi đó lãi suất sẽ vi phạm quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này của bạn, nếu xét đến tính hợp pháp của lãi suất thì có thể thấy không chỉ lãi suất mới do Ngân hàng thông báo (22%) mà cả lãi suất được thỏa thuận tại hợp đồng gốc và phụ lục hợp đồng đều trái luật, vì:
Tại Quyết định số 1250/2009/QĐ-NHNN lãi suất cơ bản được áp dụng từ 01/06/2009 đến 01/07/2009 là 7%/năm, còn tại quyết định số 2868/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN thì mức lãi suất cơ bản được áp dụng kể từ ngày 01/12/2010 đến nay là 9%/năm. Khi đó mức lãi suất của hợp đồng ký tháng 06/2009 là 12,6%/năm (1,05%/tháng), mức lãi suất của phụ lục hợp đồng ký tháng 3/2011 là 18%/năm và mức lãi suất mới nhất mà Ngân hàng thông báo 22% đều > 150% lãi suất cơ bản do NHNN quy định (ngoài ra tại thời điểm ký hợp đồng thì tại Điều 1 quyết định số 16/2008/QĐ-NHNNcó hiệu lực từ 19/05/2008 – 26/02/2010 còn cụ thể hóa quy định tại của BLDS bằng việc ấn định mức lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố).
Khi đó nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng và phải khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ tuyên hợp đồng và phụ lục hợp đồng bị vô hiệu một phần (phần vượt quá 150% lãi suất cơ bản). Đối với phần hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận (Ngân hàng trả lại cho bạn phần lãi đã thu vượt quá 150% lãi suất cơ bản) và bồi thường thiệt hại cho nhau dựa theo mức độ lỗi của từng bên trong việc để phần hợp đồng đó vô hiệu (trường hợp này có thể là 50 – 50)
(ST).