Học từ sáng đến tối khiến teen luôn ở trong tình trạng mệt mỏi và muốn ngủ. Vì thế, nhiều bạn nghĩ ra nhiều cách chống lại cơn buồn ngủ để hoàn thành bài tập trong ngày.
Nguyên nhân dẫn đến việc buồn ngủ
Năm 12, ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc học nên nhiều teen đã đầu tư vào việc học của mình rất nhiều, ngoài việc học chính trên trường thì teen còn phải chạy sô học thêm, vì thế lượng bài tập rất nhiều. Việc học cả ngày đó khiến teen vừa cầm quyển sách lên là đã thấy buồn ngủ, nhưng ngủ thì trễ bài, do vậy nhiều bạn cố gắng căng mắt ra mà học.
Nhớ năm 11, teen còn thong thả ngủ trưa này nọ nhưng khi lên 12 thì nhiều teen đã bỏ luôn thói quen ngủ trưa để tập trung cho việc học. Không ngủ trưa cộng với học quá nhiều nên trung bình một ngày teen chỉ ngủ được từ 4-5 tiếng. Như thế mỗi khi lên lớp là teen cứ ngáp ngắn ngáp dài. Thậm chí teen còn lấy giờ Công dân, công nghệ để tranh thủ ngủ bù, nếu không khi học buổi chiều teen sẽ cứ gục lên gục xuống.
X.Thanh (teen 12 THPT Thái Phiên) tâm sự: “Mình thi khối A, D, lượng bài tập rất nhiều mà thời gian thì rất ít nên mình tranh thủ thức khuya để làm. Thức như thế nên khi học buổi sáng mình không tài nào mở mắt nổi, lên lớp là chỉ muốn gục mặt xuống bàn mà nằm nhưng mình chỉ dám ngủ lén vào mấy tiết môn phụ thôi, chứ môn chính thì phải cố gắng thức, học được chữ nào thì hay chữ đó. Một ngày mình chỉ ngủ được có 5 tiếng, người lúc nào cũng mệt mỏi lắm!"
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Cách chống lại cơn buồn ngủ của teen
Teen đã áp dụng mọi cách từ cổ xưa đến hiện đại để chống lại cơn buồn ngủ. Từ những biện pháp thủ công đến việc dùng thuốc cũng được teen xài.
M.Vương (teen 12 THPT Hòa Vang) kể rằng: “Mình muốn thức khuya nhưng lại buồn ngủ nên mình đã áp dụng chiêu lấy tóc buộc vào sợi dây treo lên trần nhà, hễ gục xuống là tóc bị giật đau lắm, như thế là mình tỉnh ngủ liền. Có lúc thì mình chạy bộ trong phòng để tỉnh người chứ mình không dùng mấy chất kích thích như cà phê, nó hại sức khỏe lắm, với lại dùng cái đó mặt nổi mụn”.
H.Nam (teen 12 THPT Phan Châu Trinh) thì nói rằng: “Thật ra muốn thức khuya mà không buồn ngủ thì cũng dễ, kinh nghiệm của mình là nếu học môn này thấy nhàm chán buồn ngủ thì lôi bài môn khác ra học. Mình vừa học, vừa nghe nhạc cho tỉnh người, lâu lâu buồn ngủ thì đi đi lại lại hoặc hát một bài là tỉnh ngủ ngay. Nếu như mệt mỏi quá thì ta cũng có thể ngủ một lúc nhưng phải hẹn đồng hồ và tuyệt đối đừng tắt điện, mình thức dậy mà có ánh điện thì sẽ dễ tỉnh hơn."
K.Nhi (teen 12 THPT Thái Phiên) chia sẻ: “Để khỏi buồn ngủ thì theo mình nên đặt bàn học xa cái giường, nhất là khi nào học lý thuyết. Thông thường bản thân mọi người cứ nghĩ rằng nằm học thì thấy thoải mái, dễ học vào hơn nhưng thực tế thì khi nằm học trên giường sẽ dễ buồn ngủ nhất. Lớp mình có nhiều bạn cũng than thở về chuyện này lắm, nằm học xong rồi ngủ lúc nào không biết, đến khi tỉnh lại thì lại trách mình, hối hận rồi chưa học bài. Vậy nên đừng có nằm học trên giường mà hãy ngồi hoặc vừa đi vừa học."
Nhiều teen thì dùng cà phê để chống lại cơn buồn ngủ, việc lạm dụng các chất kích thích khiến cho việc tiếp thu kiến thức vào đầu của teen giảm đi nhanh chóng, chưa thấy hiệu quả ra sao nhưng nhiều teengirl đã than trời vì da mình ngày càng sần sùi xấu xí đi, còn teen boy thì hơi thở có mùi đặc trưng, người cứ lờ đờ mệt mỏi. Vì thế teen đừng nên dùng quá nhiều chất kích thích, nó rất có hại cho sức khỏe, lâu lâu ta dùng thì không có gì chứ nếu dùng thường xuyên và với liều lượng nhiều thì dẫn đến việc “nhờn”. Như thế thì teen có uống bao nhiêu cũng thấy buồn ngủ.
Thực tế thì học từ khoảng 7h sáng hoặc tầm đầu giờ chiều thì tỷ lệ teen buồn ngủ khá là cao. Nguyên nhân của nó là buổi tối teen thường thức khá là khuya để online, chat, Facebook hoặc học bài rồi sáng lại phải dậy sớm. Mặc dù nói là ngủ đủ giấc khoảng tầm 6 tiếng đồng hồ nhưng vẫn thấy buồn ngủ. Tầm đầu giờ chiều khi teen không có thời gian để ngủ trưa thì vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi, rất buồn ngủ.
Một nguyên nhân khác nữa là teen không có hứng thú vào môn học, lớp học đông, thầy cô không quản lý hết, cộng với tâm lý đến lớp chỉ để điểm danh đối phó với thầy cô
Hoặc vì học trong hội trường quá đông những bạn phía sau sẽ khó quan sát và lắng nghe thầy cô giảng được. Vì thế không còn cách nào khác là… ngủ
Minh Hương (SV năm 2 ĐH NN) nói rằng: “Vì ở nhà quá bận với công việc đi làm thêm để trang trãi học phí, sinh hoạt cá nhân, về nhà lúc nào cũng trễ rồi học được một chút rồi đi ngủ nên lúc nào cũng rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Vì thế mà tranh thủ học trong giảng đường, đông sinh viên nên tớ ngủ một chút. Với lại những môn học trong giảng đường rất khô khan, chán ngắt, sau này có kiểm tra thì tớ sẽ mượn bạn bè chép lại”.
Hiện tượng sinh viên ngủ gật trên giảng đường ngày càng trở nên phổ biến, teen có thể viện ra bất kỳ lý do nào để biện minh cho việc ngủ gật của mình. Thậm chí có những sinh viên học 5 tiết trong giảng đường thì ngủ nguyên 5 tiết rồi nhờ bạn bên cạnh đánh thức dậy nếu có điểm danh hoặc thầy cô đến gần.
Tình trạng sinh viên “cú đêm” ngày càng nhiều, chúng ta không thể bảo rằng không nên thức khuya mà hãy dậy sớm vì thực tế nhiều sinh viên nói rằng “Dậy sớm rất khó khăn, thà thức khuya rồi dậy trễ chứ nếu ngủ sớm thì theo thói quen vẫn sẽ nằm lỳ trên giường rồi ngủ tiếp chứ không thể dậy nổi.”
Dường như càng học lên cao thì mức độ thức khuya làm “cú đêm” càng trở nên nghiêm trọng và phổ biến hơn. Thật khó để có thể chữa trong thời gian ngắn được, vì thế mà chúng tớ sẽ chỉ ra những biện pháp hạn chế tình trạng ngủ gật trên giảng đường chứ không thể nào có những biện pháp trị “dứt điểm” cơn bệnh này.
Nếu như buổi sáng có tiết học thì teen nên tranh thủ ngủ sớm rồi dậy sớm, như vậy đầu óc sẽ thỏa mái hơn, ít buồn ngủ hơn.
Nếu xác định là có tiết học quan trọng và sợ mình buồn ngủ thì teen nên ngồi bàn đầu, gần với thầy cô hơn. Tuy hơi nguy hiểm nhưng sẽ là kế sách hay vì teen dù có buồn ngủ cũng chẳng có cơ hội nào để ngủ được.
Không nên để đầu óc và tay chân rảnh rỗi, thầy cô đọc cái gì thì teen hãy viết lại cái đó, nắm bắt những ý chính thầy cô nói rồi viết vào vở, chú ý những câu hỏi thầy cô đưa ra rồi suy nghĩ.
Thư giãn tại chỗ, teen có thể quay sang bạn mình hỏi han vài câu hoặc uống nước, đem cái gì đó ra xem cho đỡ buồn ngủ rồi sau đó tập trung nghe thầy cô giảng tiếp.
Không nên tập trung mắt vào một điểm, điều này rất dễ gây ngủ, tốt nhất là hãy ngó nghiêng mọi người trong giảng đường, xem có những ai rơi vào tình trạng giống như mình không.
Luôn đảm bảo là không được đói bụng, vì đói bụng sẽ làm mình cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chỉ muốn gục mặt xuống bàn mà nằm. Vậy nên trước khi đi học teen hãy nhớ ăn uống đầy đủ.
Ngủ gật trong giảng đường là một căn bệnh khó chữa đối với sinh viên. Vậy nên đừng đổ lỗi trách hoàn cảnh vì thầy cô dạy không hay, hay do lớp học đông. Chủ yếu là hãy trách bản thân mình vì đã không chủ động tìm ra những cách chống lại cơn buồn ngủ mà thôi.
Chắc hẳn các bạn ai cũng đã từng thức khuya học bài và rồi hôm sau lên lớp mắt nhắm mắt mở và k tiếp thu đc 1 chút bài nào phải k? Vậy thì mình đã có cách cho các bạn, đây là cách mình đã dùng để vượt qua cơn buồn ngủ ngay lập tức, tập trung hơn vào bài học, và tràn đầy năng lượng khi làm việc. Mình đã làm “chuột bạch” rồi nên yên tâm nhé. Thành tích của mình đạt được là 1 ngày chỉ ngủ 5 – 5,5 tiếng nhưng khi thức dậy vẫn tràn đầy sinh lực để làm mọi việc :"> (mình biết nó cũng k phải thành tích lớn lao gì nhưng với mình thì đó đã là 1 tiến bộ rất lớn rồi, vì trước đây mình ngủ cả ngày 8 – 9 tiếng lên lớp vẫn lơ mơ, buồn ngủ, và k thể tập trung đc). Thôi lan man thế đủ rồi, bây h vào phần chính.
Từ kinh nghiệm của mình suy ra thì mỗi khi đang buồn ngủ thì tốt nhất là bạn k nên học tiếp mà nên tìm mọi cách để vượt qua cơn buồn ngủ đã, vì nếu vừa ngủ vừa học thì lượng kiến thức bạn học đc gần như bằng 0 (có lần vừa buồn ngủ vừa học nên mình đọc 1 đoạn trong sách đến 6-7 lần mà k biết mình đang đọc cái gì ), thay vào đó bạn chỉ cần bỏ ra 2 phút để thực hiện các động tác sau đây là có thể tỉnh ngủ ngay lập tức và tiếp tục học với mức độ tập trung cao nhất.
Khi các bạn đang trong lớp học, trong thư viện…mà thấy buồn ngủ thì trước hết các bạn hãy bỏ ngay quyển sách của mình xuống, tập trung lặp đi lặp lại 1 ý nghĩ trong đầu là “mình thật tỉnh táo, chẳng hề thấy buồn ngủ chút nào cả, mình sẽ tiếp thu kiến thức đc 100%, mình thật là tỉnh táo…”, bạn hãy lặp lại ý nghĩ đó thật nhiều, thật to rõ ràng như kiểu hét lên với tâm trí của mình ấy, như thế bạn sẽ lập trình cho bộ não của mình, hướng nó vào suy nghĩ là bạn đang rất tỉnh táo, đây là bước rất quan trọng vì nếu bạn cứ nghĩ “ôi buồn ngủ quá” thì dù có làm cách nào đi nữa bạn vẫn sẽ buồn ngủ . Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặp thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận => những thay đổi lớn nhất bắt đầu từ những suy nghĩ nhỏ nhất.
Và sau đó bạn hãy làm các động tác sau: hít vào thật sâu, mở to mắt ra, căng các cơ vai và ngực lên, ngồi thẳng người lên (k đc dựa vào ghế vì khi dựa ta sẽ có cảm giác như đang thư giãn và dễ buồn ngủ hơn), mỉm cười 1 cái để căng hết cơ mặt lên …(đây là 1 số động tác trong sách “làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh” nhằm tăng sự tập trung), nữa là các bạn hãy dùng 2 bàn tay của mình xoa lên 2 tai (xoa hình vòng tròn theo vành tai ấy, khoảng 10-20 lần là đc, nhanh hay chậm tùy thích), sau đó thì ngửa đầu ra sau hết cỡ 3-5 lần, nhớ là phải thực hiện nghiêm túc các bước trên nhé, cuối cùng là hét lớn lên 1 khẩu hiệu trong tâm trí mình, VD: let do it…
Ngoài ra nếu như bạn đang học ở nhà, hay đang ở ngoài sân…(nói tóm lại là đang ở chỗ nào mà có thể tự do đi lại đc) thì bạn hãy đứng dậy đi lại vài vòng, làm vài động tác thể dục đơn giản, nó cũng có thể giúp bạn xua đi cơn buồn ngủ rất hữu hiệu.
Và bạn có để ý thấy k? khi bạn đang buồn ngủ mà nếu có 1 người bạn của bạn đến nói chuyện với bạn về chủ đề bạn yêu thích thì bạn sẽ tỉnh ngủ ngay lập tức; hoặc đang học trong lớp bạn buồn ngủ, chỉ cần cô giáo gọi bạn trả lời câu hỏi là bạn lập tức tỉnh táo ngay… bí mật ở đây chính là “nói” , khi nói ra thành lời bạn sẽ tăng sự tập trung và bớt buồn ngủ hơn rất nhiều. Vì vậy nếu có thể bạn hãy vừa nói vừa kết hợp với các động tác trên để tăng tác dụng ngăn chặn cơn buồn ngủ, bạn có thể nói cái gì cũng được VD: bát 1 bài hát, đọc to lên bài bạn đang học, đọc to 1 cái gì đó bạn vớ đc, nói chuyện với mọi người…
Tạm kết
Dù bài vở có nhiều nhưng hãy cân bằng thời gian, đừng cố gắng hết sức rồi cuối cùng ngã lụy thì khổ. Thực tế có nhiều bạn thi Đại học với điểm số khá cao nhưng vẫn ngủ ngày 8 tiếng. Cái quan trọng là teen nắm vững kiến thức và phân bố quỹ thời gian hợp lý để cân bằng việc học và sức khỏe của mình. Teen cũng chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để học tập tốt hơn, “có thực mới vực được đạo” mà.
Bạn cần phải ngủ đủ giấc vào ban đêm, một giấc ngủ từ 7 đến 8 tiếng/đêm là hoàn toàn tốt cho sức khoẻ của bạn. Giấc ngủ ban đêm giúp bạn bù đắp lại và nạp lại năng lượng cho cơ thể bạn vào ngày hôm sau. Có như vậy đến giờ học mới tỉnh táo và tập trung được. Trong giai đoạn nước rút trước mùa thi bạn có thể tăng thời gian học lên nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian cho giấc ngủ không dưới 6 tiếng, bạn nhé!
Ăn nhiều rau quả đảm bảo cho lượng đường trong cơ thể ổn định suốt cả ngày. Đường giúp bạn có thêm nhiều năng lượng và tỉnh táo hơn khi làm việc. Khi lượng đường trong máu vừa đủ, bạn sẽ không cảm thấy hoa mặt chóng mày, làm giảm thiểu nguy cơ buồn ngủ khi học bài.
Thay vì ăn quá nhiều vào bữa trưa, hãy ăn những bữa ăn nhanh trong ngày, và có một bữa trưa nhỏ vào khoảng 2 giờ chiều. Bạn có thể ăn hoa quả như táo, lê hay cà rốt vào những bữa ăn nhanh này. Uống nước lọc thay vì nước hoa quả có đường hoặc nước sô đa, hạn chế dùng đồ uống có chứa cafein,nhưng là sv thì hok thể tránh khỏi cà phê ùi,đặc biệt mấy bạn nhà mỉnh thích sống về đêm.(ví dụ mấy bạn,mấy anh kiến trúc-xây dựng..)..nhưng hơi có hại cho sức khỏe.ai yếu yếu uống vô tăng tăng cái đầu suốt thui..
Khi ko cưỡng lại cơn buồn ngủ, bạn có thể rời bàn học, ra ngoài hít thở không khí trong lành, thở thật sâu sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng cho cơ thể, nó giúp bạn không còn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi.
Bạn có thể đi rửa mặt, đi bộ một chút dọc hành lang hoặc tập một bài thể dục nhẹ nhàng. Ví dụ, bạn có thể tập thể dục bằng cách ngồi xổm, cho hai tay qua đầu. Sau đó, giữ nguyên tư thế, đứng lên và ngồi xuống. Làm lại động tác này trong vài lần, bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Nó sẽ giúp bạn giải toả cơn buồn ngủ khi học bài.Hoặc là hít đất,đập muỗi,...
Bạn nào còn có cách nào hay giúp chúng chống lại cơn buồn ngủ khi học bài hãy cùng chia sẻ nhé!
ah,còn nếu mà ko cưỡng lại được thì cứ leo tọt lên giường mà cho mình "mọc cánh" làm một giấc lun nha!....Vì buồn ngủ quá có học cũng chẳng vô nổi đâu.Trước đó nhớ để đồng hồ ré..Tới đây là bó tay ùi.
9 mẹo hay chống buồn ngủ khi học tập và ôn thi cho các sỹ tử
Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp các em học sinh chống lại cơn buồn ngủ và giữ được tỉnh táo khi học tập và ôn thi.
1. Thực hiện các động tác
Nếu cơn buồn ngủ kéo đến bạn hãy thực hít vào thật sâu, mở to mắt ra, căng các cơ vai và ngực lên, ngồi thẳng người lên, không dựa vào ghế, mỉm cười 1 cái để căng hết cơ mặt lên. Một động tác nữa là các bạn hãy dùng 2 bàn tay của mình xoa lên 2 tai (xoa hình vòng tròn theo vành tai, khoảng 10-20 lần là được, nhanh hay chậm tùy thích), sau đó thì ngửa đầu ra sau hết cỡ 3-5 lần, nhớ là bạn phải thực hiện một cách nghiêm túc nhé, cuối cùng là hét lớn lên 1 khẩu hiệu trong tâm trí mình, ví dụ như: Mình có thể làm được, cố gắng lên, không được buồn ngủ...
2. Cố gắng để tay tránh xa mặt
Tư thế khủy tay chống xuống bàn, tì mặt vào tay, thế là ngủ ngon lành.
Tư thế khủy tay chống xuống bàn, tì mặt vào tay, thế là ngủ ngon lành. Đây là tư thế ngụy trang, tư thế tạo sự thoải mái để bạn dễ chìm vào giấc ngủ. Chính vì thế, để chống buồn ngủ khi học thi, hãy cố gắng tạo khoảng cách giữa bàn tay và mặt.
3. Ăn nhiều rau quả
Đây là cách chống buồn ngủ khi học thi hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Ăn nhiều rau quả đảm bảo cho lượng đường trong cơ thể ổn định suốt cả ngày. Đường giúp bạn có thêm nhiều năng lượng và tỉnh táo hơn khi làm việc. Khi lượng đường trong máu vừa đủ, bạn sẽ không cảm thấy hoa mặt chóng mày, làm giảm thiểu nguy cơ buồn ngủ khi học bài.
4. Rời bàn học
Khi không cưỡng lại cơn buồn ngủ, bạn có thể rời bàn học, ra ngoài hít thở không khí trong lành, thở thật sâu sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng cho cơ thể, nó giúp bạn không còn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi. Hoặc bạn có thể đi rửa mặt, đi bộ một chút dọc hành lang hoặc tập một bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
5. Ăn trưa nhẹ nhàng
Không cần phải là chuyên gia thì bạn cũng biết rằng ăn quá no sẽ làm chúng ta buồn ngủ. “Căng da bụng, trùng da mắt”, ông bà ta đã nói thế mà! Một bữa trưa no nê quá mức chắc hẳn sẽ làm bạn “khò khò” trong những tiết học buổi chiều đấy!
6. Tránh ngồi lì một chỗ
Trong lúc ôn luyện thi, ngồi im một chỗ cũng làm bạn cảm thấy ì ạch, mệt mỏi và muốn tìm đến giấc ngủ.
Trong lúc ôn luyện thi, ngồi im một chỗ cũng làm bạn cảm thấy ì ạch, mệt mỏi và muốn tìm đến giấc ngủ. Thử đứng dậy, đi lại bất cứ khi nào có thể, “tám” hoặc dùng một cốc nước mát để tái tạo năng lượng cơ thể. Nhờ những chuyển động nhẹ nhàng của cơ thể, máu sẽ tuần hoàn tốt hơn, ô xy và chất dinh dưỡng cần thiết sẽ được vận chuyển khắp cơ thể và não bộ.
7. Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ đủ cũng góp phần giúp cho bạn tỉnh táo hơn, và chống những cơn buồn ngủ ập tới khi học thi.
Rất nhiểu sĩ tử trở thành “cú đêm” với mong muốn học được nhiều hơn. Thế nhưng, giấc ngủ là vô cùng quan trọng, tiêu chuẩn cần đạt được là từ 7 đến 10 tiếng mỗi đêm. Một giấc ngủ đủ cũng góp phần giúp cho bạn tỉnh táo hơn, và chống những cơn buồn ngủ ập tới khi học thi.
8. Uống cà phê
Tất nhiên nếu khi các sỹ tử áp dụng mọi phương pháp trên mà đều không thành công thì hãy trở về với cách truyền thống đó là tự lấy cho mình một cốc cà phê. Thư giãn bằng một cốc cà phê và nó sẽ đánh thức mọi giác quan trong cơ thể bạn. Do trong cà phê có chứa chất kích thích caffeine nên bạn chú ý đừng nên uống nhiều quá nhé!
9. Nghe nhạc
Âm nhạc có tác dụng kích thích hầu hết mọi vùng của não và giúp các sỹ tử tập trung. Một số chuyên gia còn cho biết âm nhạc có tác dụng như một chất kích thích với não. Do đó, khi nào thấy mệt mỏi và buồn ngủ, bạn hãy bật nhạc lên và thư giãn. Một lúc sau, bạn sẽ thấy mình lấy lại sự minh mẫn và có thể quay lại học tập. Lúc đó, hãy tắt nhạc đi nhé.
(ST)