Trinh nữ Hoàng cung từ lâu đã được coi là vị thuốc quý, nhân dân ta thường dùng để điều trị một số bệnh của phụ nữ nhưng đó cũng chỉ là những bài thuốc dân gian được lưu truyền mà chưa có cơ sở khoa học rõ ràng.
Tuy nhiên, gần đây có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về cây Trinh nữ Hoàng cung đã chứng minh nhiều thành phần dược liệu có trong lá cây có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh U xơ tử cung, U nang buồng trứng, U xơ tiền liệt tuyến.
Nguồn gốc
Theo TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm- người đã có 15 năm nghiên cứu về cây Trinh nữ Hoàng cung: Cây Trinh nữ Hoàng cung (Crilum latifolium L.) họ thuỷ tiên, thuộc loài cây thân thảo, gần giống cây Náng hoa trắng thân hành, đường kính 10-16cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài khoảng 8-15cm, có màu đỏ tía của sắc tố antocyan. Lá mỏng hình dải, mép lá nguyên, hơi uốn lượn, dài 70-120cm, rộng 3-9cm, gân lá song song.
Các chất trong cây Trinh nữ Hoàng cung và công dụng
Từ năm 1983 đến nay, các công trình nghiên cứu về Trinh nữ Hoàng cung đã công bố về thành phần hoá học của nó có khoảng 32 loại alcaloids. Trong số đó đáng quan tâm là một số alkaloids có tác dụng chống phát triển khối u như: crinafolin, crinafolidin, licorin và epoxyambellin tác dụng trên tế bào T - lymphocyte và còn có tác dụng kháng khuẩn như hamayne (bulbispenmin, flavonoid, demethylcrinamin). Ngoài alcaloids còn có các hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpen và glucan A, glucan B.
Cũng theo TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, trong dân gian, người ta dùng nước sắc của lá Trinh nữ Hoàng cung để trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Cách dùng: mỗi ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi, xắt nhỏ ngắn 1 - 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, uống 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống 7 x 3 x 3 = 63 lá, xen kẽ giữa 2 đợt nghỉ uống một đợt 7 ngày.
Không nên tự ý sử dụng để tránh bị ngộ độc:
Bách Phụ Khang gồm các thành phần dược liệu: Trinh nữ Hoàng cung 319mg, cao Hoàng cầm 70mg, cao Hoàng kỳ 85mg và Tinh chất nghệ (Curcumin) 10mg. Một lọ gồm 60 viên nang, đóng trong lọ thủy tinh trung tính màu nâu nên bảo quản các hoạt chất rất tốt, không ảnh hưởng đến dược tính của sản phẩm. Đặc biệt, Bách Phụ Khang có nguồn gốc thảo dược, rất an toàn cho người sử dụng, chưa thấy có tác dụng phụ.
Những trường hợp đang bị U nang buồng trứng, U xơ tử cung nên uống một đợt 2-3 tháng với liều 6-9 viên/ngày, chia 3 lần.
Các trường hợp đề phòng U nang, U xơ hoặc ngừa khối u phát triển thành ác tính nên dùng liều 4-6 viên/ngày, mỗi đợt uống 2-3 tháng hoặc theo chỉ dẫn của các nhà chuyên môn.
Trong dân gian từ lâu đã có bài thuốc dùng lá cây trinh nữ hoàng cung (TNHC) để chữa các bệnh khối u như: u xơ tuyến tiền liệt (phì đại lành tính tuyến tiền liệt), u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú…Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi, cách dùng lá cây TNHC để chữa các bệnh như sau: lá cây TNHC rửa sạch, phơi khô, sao khô màu hơi vàng, một ngày uống 3 lá, uống 7 ngày, nghỉ 7 ngày, tổng cộng uống 63 lá. Đến nay, sau rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm ở cả trong và ngoài nước, TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm và các cộng sự đã chứng minh được cây trinh nữ hoàng cung Việt Nam (Crinum Latifolium, L) có chứa các hoạt tính sinh học kháng u, vì vậy có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại sản phẩm phòng ngừa, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh khối u.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng lá cây cũng như bất kỳ sản phẩm nào khác có nguồn gốc từ cây TNHC cần phải xác định nguồn gốc lá, dược liệu sử dụng có đúng là từ cây TNHC Việt Nam hay không? Bởi ở Việt Nam có nhiều cây giống cây TNHC như cây huệ biển và cây Náng hoa trắng… có hình dáng lá, màu sắc và mùi vị (lá khô) khá giống với cây TNHC mà người dùng rất khó phân biệt bằng mắt thường. Các loại cây này không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn có độc tính với cơ thể như ảnh hưởng đến gan, thận, gây vô sinh… Vì thế, để đảm bảo an toàn, tăng hiệu quả phòng ngừa, điều trị, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm đã được nghiên cứu, thử nghiệm rõ ràng, nguồn dược liệu đã được xác định chính xác là lá cây TNHC như sản phẩm CRILIN và Trà trinh nữ hoàng cung do Công ty Thiên Dược sản xuất. Đây là các sản phẩm được sản xuất từ vùng trồng TNHC đạt tiêu chuẩn GACP -WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới). Thực phẩm chức năng CRILIN và Trà trinh nữ hoàng cung có tác dụng tăng cường sức đề kháng, kích thích miễn dịch, phòng ngừa sự hình thành khối u, hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, u vú...
Được biết, hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh được lá cây Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chữa bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, u phì đại tuyến tiền liệt,.. Vậy có thể dùng lá tươi, lá khô Trinh nữ hoàng cung thay thuốc không? (Nguyễn Thị Huyền – Nha Trang)
Nhân dân thường truyền kinh nghiệm cho nhau lấy lá tươi, lá khô của cây Trinh nữ hoàng cung (TNHC) đun uống thay nước để phòng ngừa và chữa trị bệnh ung bướu, việc làm này rất nguy hiểm vì những cây giống này chưa được xác định có đúng là cây trinh nữ hoàng cung hay không. Bởi vì ở Việt Nam có nhiều cây giống cây TNHC như Cây Huệ biển và cây Náng hoa trắng…,lá khô của chúng có mùi vị, màu sắc và hình dáng lá cũng giống cây TNHC. Nếu chỉ bằng mắt thường thì khó phân biệt mà biết được đó có phải là TNHC hay không, mà cần kiểm tra bằng gen (ADN) mới biết được. Cần lưu ý, thành phần của cây Náng trắng, cây Huệ biển rất độc với gan, thận và các chức năng khác của cơ thể. Hơn nữa, việc sản xuất TNHC bắt buộc phải tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt từ sản xuất cho đến thu hoạch, chế biến không sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học. Chỉ cần trái vụ hoặc không đúng quy trình là không còn nguồn dược liệu sạch, các hoạt chất sinh học cần thiết để trị bệnh sẽ biến mất, sẽ không còn hàm lượng hoạt chất chữa trị bệnh ung bướu nữa.
Vì thế, bạn nên sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ lá cây trinh nữ hoàng cung đã được nghiên cứu, kiểm nghiệm rõ ràng. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà bạn có thể dùng thuốc đặc trị (CRILA) hay thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh (CRILIN, trà trinh nữ hoàng cung). Các sản phẩm này được sản xuất từ những phân đoạn alcaloid và flavonoid được chiết xuất từ lá cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) được thu hoạch từ những vùng trồng ổn định hoạt tính sinh học kháng u, có hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh về u bướu.
Trước đây, dân gian thường dùng lá cây Trinh nữ hoàng cung sắc uống để phòng ngừa các bệnh khối u thường gặp như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư gan…
Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng lá cây Trinh nữ hoàng cung cũng như các sản phẩm từ cây Trinh nữ không rõ nguồn gốc hiện đang được bán trôi nổi trên thị trường là rất nguy hiểm. Theo TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm - tác giả cụm công trình nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của cây Trinh nữ hoàng cung đã được nhận giải thưởng nhà nước năm 2011, mặc dù cây Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chữa bệnh nhưng khi dùng cần phải xác định có đúng là lá cây Trinh nữ hoàng cung hay không? Bởi ở Việt Nam có nhiều cây giống cây Trinh nữ hoàng cung như cây huệ biển và cây Náng hoa trắng… lá khô, màu sắc và hình dáng của chúng có mùi vị tựa như cây Trinh nữ hoàng cung rất khó phân biệt bằng mắt thường. Chính vì thế, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm từ cây Trinh nữ hoàng cung đã được xác định rõ nguồn gốc, vùng nguyên liệu; nhất là quy trình sản xuất, thu hái dược liệu tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đã có vùng trồng Trinh nữ hoàng cung đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP - WHO) - đó là vùng trồng Trinh nữ hoàng cung tại Long Thành, Đồng Nai của Công ty TNHH Thiên Dược được hình thành từ năm 1999 với diện tích 15 ha. Được biết, đây là vùng trồng cung cấp nguyên liệu đảm bảo các hoạt tính sinh học kháng u cần thiết, dùng trong việc sản xuất thuốc, các sản phẩm dùng cho việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt), u xơ tử cung; u nang buồng trứng, u vú… như thực phẩm chức năng CRILIN và Trà túi lọc Trinh nữ hoàng cung - có tác dụng tăng cường sức đề kháng, kích thích miễn dịch, phòng ngừa sự hình thành khối u, hỗ trợ điều trị các bệnh u buớu thường gặp.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ, dược sĩ (TS.DS) Nguyễn Thị Ngọc Trâm - nhà khoa học đã được nhận giải thưởng Kovalevskaia với đề tài nghiên cứu về cây TNHC, hiện là chủ nhiệm nhiệm vụ Hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ theo nghị định thư giữa Việt Nam và Bungari.
PV: Được biết, TS đã tham gia và là chủ nhiệm của 3 đề tài nghiên cứu cấp bộ, với gần 20 năm nghiên cứu về cây thuốc quý này, TS có thể cho biết những tác dụng của cây TNHC cũng như những kết quả nghiên cứu sử dụng TNHC trong điều trị bệnh?
+ TS.DS Trâm: Mặc dù dân gian từ lâu đã chấp nhận trinh nữ hoàng cung như là vị thuốc chữa u tuyến vú, u xơ tử cung...ở phụ nữ. Nhưng mới chỉ dùng ở dạng sắc uống theo kinh nghiệm dân gian. Sau một thời gian dài nghiên cứu, tôi và các cộng sự là các nhà khoa học Việt Nam Bungari và Áo đã phát hiện được những chất có hoạt tính sinh học ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T hoạt động và phát triển trong cây TNHC Việt Nam (Crinum latifolium L).
Các hoạt chất chiết xuất theo quy trình đã được nghiên cứu và được hội đồng khoa học công nghệ cấp nhà nước chấp nhận. Qua các nghiên cứu lý hóa và thử nghiệm lâm sàng, chúng tôi đã chứng minh được các hoạt chất trong cây TNHC có thể sản xuất được thuốc để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân u bướu...
PV: TNHC có nhiều loại na ná giống nhau, vậy loại nào mới có khả năng điều trị bệnh?
+ TS. DS Trâm: Ở nước ta, có khoảng 12 loại cây giống cây TNHC đều nằm trong họ náng (Crinum). Kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Bungari cho thấy, chỉ có một cây có tên khoa học Crinum latifolium L là có thể dùng để bào chế ra thuốc điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung (hiện nay mới chỉ sử dụng lá để bào chế thuốc).
Hiện nay có nhiều người dân nghe truyền miệng về tác dụng của cây TNHC đã đi hái những lá cây không rõ nguồn gốc về dùng, điều này có thể dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại. Cây TNHC Campuchia, ngoài những công dụng tương tự như TNHC Việt Nam còn có thêm tác dụng tránh thai.
Vì thế những phụ nữ khi có dấu hiệu u xơ tử cung nếu uống nhầm có thể dẫn đến vô sinh. Ngoài ra còn một số loại cây khác cũng có hình thức bên ngoài khá giống với TNHC Việt Nam nhưng lại chứa khá nhiều độc tính.
PV: Để bào chế được các sản phẩm thì nguồn nguyên liệu từ cây TNHC cần đáp ứng những điều kiện gì?
+ TS. DS Trâm: Trước tiên cây TNHC dùng làm nguyên liệu cần phải được xác nhận AND, được trồng theo quy trình GAP (Good Agricultural Practices - thực hành canh tác tốt) trên một vùng trồng ổn định, được nghiên cứu xác định mùa thu hái và tuổi của cây, quá trình chăm sóc không sử dụng phân bón hóa học, không dùng thuốc trừ sâu…
Các sản phẩm nếu sản xuất từ nguồn dược liệu mua trôi nổi trên thị trường có thể lẫn với cây Huệ biển, cây náng trắng và một số cây náng khác giống với cây TNHC. Những cây này có độc tính với gan, thận, rất nguy hiểm với người bệnh.
PV: Sau khi công trình khoa học của tiến sĩ được công bố, đã có rất nhiều sản phẩm gắn với mác “bào chế từ trinh nữ hoàng cung” xuất hiện trên thị trường? Bà nghĩ sao về vấn đề này?
+ TS. DS Trâm: Sau khi các thử nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân ung bướu cho kết quả tốt, được Hội đồng nghiệm thu của Bộ xác nhận, các sản phẩm do tôi nghiên cứu đã được chuyển giao cho công ty Thiên Dược sản xuất bao gồm: Viên nang Crila (thuốc), viên nang Crilin và trà túi lọc Trinh nữ hoàng cung (thực phẩm chức năng) có tác dụng, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị phì đại lành tính (u xơ) tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, đã có nhiều bệnh nhân dùng gọi điện phản ánh do không xem kỹ nên khi thấy quảng cáo sản phẩm được bào chế từ TNHC nên họ đã mua nhầm các sản phẩm khác nhưng vẫn lầm tưởng là sản phẩm do tôi nghiên cứu.
Theo tôi được biết, có nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng hiện có trên thị trường được đặt tên gần giống với tên thuốc mà tôi đã nghiên cứu, điều này có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Chính vì thế, người bệnh cần lưu ý khi dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng, cần xem kỹ nguồn gốc sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.
Chuyên đề Trinh nữ hoàng cung: Bài 1: Tác dụng của trinh nữ hoàng cung đã được khoa học chứng minh
Thứ năm, 16/09/2010, 08:53 GMT+7
Từ lâu, trinh nữ hoàng cung đã được sử dụng trong dân gian để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có các khối u lành tính cũng như ác tính (ung thư). Sau 15 năm nghiên cứu, cho đến nay công trình nghiên cứu khoa học của chúng tôi đã đạt nhiều kết quả rất khả quan: tìm ra cách phân biệt trinh nữ hoàng cung với các loại cây tương tự khác bằng DNA (nhằm tránh cho nhiều người uống nhầm mà bị ngộ độc), xác định được các chất trong trinh nữ hoàng cung có tác dụng kháng u, chiết xuất được các chất này từ trinh nữ hoàng cung để chế tạo ra một loại thuốc (lấy tên là Crila) điều trị u bướu, thử nghiệm trên người và khẳng định tính hiệu quả của nó, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc.
Để đạt được thành quả như trên, nhất là việc thử nghiệm lâm sàng trên người và được Bộ y tế cho phép lưu hành, trong 15 năm qua, chúng tôi đã thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp nhà nước với quy mô lớn.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Đánh giá tác dụng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng viên nang trinh nữ hoàng cung”, do GS.TS. Trần Đức Thọ, Viện lão khoa, Bệnh viện Bạch Mai làm chủ nhiệm đề tài, cho thấy: sau 2 tháng dùng thuốc Crila, nhóm bệnh nhân được nghiên cứu đạt hiệu quả khá và tốt là 89,18%, tác dụng không mong muốn nhẹ và chỉ gặp trên 24/157 trường hợp. Hội đồng khoa học đã đánh giá kết quả nghiên cứu này là xuất sắc. Dựa trên cơ sở đánh giá của Hội đồng khoa học cấp bộ, Cục quản lý dược đã cho phép viên nang Crila được lưu hành trên toàn quốc để điều trị u xơ tuyến tiền liệt.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Đánh giá hiệu quả và khả năng chấp nhận thuốc Crila trong điều trị bệnh u xơ nhẵn tử cung (u xơ tử cung)”, do PGS.TS. Vương Tiến Hòa, Bệnh viện phụ sản trung ương làm chủ nhiệm đề tài, kết quả cho thấy: thuốc có hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân u xơ tử cung (đặc biệt là đối với u xơ tử cung có kích thước từ 6 cm trở xuống) với hiệu quả điều trị đạt 79,5%. Thuốc có độ an toàn cao, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và các chức năng sống khác của cơ thể. Với kết quả nghiệm thu xuất sắc, hội đồng khoa học đã nhất trí đề nghị Bộ y tế cho phép bổ sung thêm tác dụng thứ hai của viên nang Crila là điều trị u xơ tử cung.
Theo chúng tôi được biết, cho đến nay, đây là loại thuốc sản xuất từ dược thảo đầu tiên trên thế giới có khả năng điều trị u xơ tử cung ở phụ nữ. Sản phẩm Crila là kết quả nghiên cứu của 4 đề tài khoa học cấp bộ, 2 dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ và cấp nhà nước cộng với quá trình nghiên cứu nhiều năm ở nước ngoài của TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm cùng các cộng sự.
Tìm hiểu về cây trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) họ thủy tiên (Amaryllidaceae), thuộc loài cây thân thảo, gần giống cây náng hoa trắng, thân hành, đường kính 10 - 16 cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài khoảng 8 - 15 cm, có màu đỏ tía của sắc tố antocyan. Lá mỏng hình dải, mép lá nguyên, hơi uốn lượn, dài 70 - 120 cm, rộng 3 - 9 cm, gân lá song song. Khác với lá náng hoa trắng là mặt dưới, giữa sống lá có một gờ sắc nhỏ chạy dọc theo lá. Cán hoa dài 20 - 50 cm, trên đầu mang 10 - 20 hoa hợp thành tán, có bẹ hình tam giác màu xanh ve, dài 5 - 7 cm, cuống hoa ngắn. Hoa dài 10 - 20 cm, đài và cánh hoa như nhau, màu trắng, ở giữa có vệt phớt hồng tạo thành ống dài 7 - 10 cm cong, nhị ngã, dài 5 - 7 cm. Bao phấn hình sợi dài 20 – 25 cm, dính lưng. Bầu hình ống chỉ, vòi nhị mảnh, vượt lên trên nhị.
Phân bố, thu hái, chế biến
Trinh nữ hoàng cung có nhiều ở Thái Lan, Campuchia, Việt Nam; cây phát triển tốt với khí hậu miền Nam nước ta. Bộ phận dùng là lá, dùng tươi hoặc phơi khô, có người xắt nhỏ sao khô, hạ thổ để dùng dần. Nhưng ở một số nước, người dân dùng cánh hoa, thân hành của cây, xắt nhỏ phơi khô.
Các chất có tác dụng kháng u
Từ năm 1983 cho đến nay, các công trình nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung đã công bố thành phần hóa học của nó có khoảng 32 alcaloid. Trong số đó đáng quan tâm là một số alcaloid có tác dụng kháng u như: crinafolin, crinafolidin, lycorin, vàβ -epoxyambellin tác dụng trên tế bào T - lymphocyte và còn có tác dụng kháng khuẩn như hamayne (bulbispenmin, flavonoid, demethylcrinamin). Ngoài alcaloid còn có các hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpen và glucan A, glucan B.
Công dụng và liều dùng
Trong dân gian, người ta dùng nước sắc của lá trinh nữ hoàng cung để trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Cách dùng: mỗi ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi, xắt nhỏ ngắn 1 - 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, uống 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống 7 x 3 x 3 = 63 lá, xen kẽ giữa 2 đợt nghỉ uống một đợt 7 ngày.
Phân biệt với các cây khác để tránh bị ngộ độc
Hiện nay trong nhân dân có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với một số cây náng khác, sử dụng lá đun sôi lấy nước uống bị ngộ độc, nôn ói. Do đó phải phân biệt rõ cây trinh nữ hoàng cung với các cây náng khác có tại Việt Nam. Ngay trong chi Crinum chỉ có Crinum latifolium L. có tác dụng trị u xơ theo kinh nghiệm dân gian.
Một số đặc điểm phân biệt náng hoa trắng và cây trinh nữ hoàng cung:
Để có thể phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ cùng chi Crinum, phải dựa trên sự khác nhau về hình thái thực vật. Sự khác nhau về hình thái giữa những cây này trình bày trong bảng sau:
Kỳ sau: U xơ tuyến tiền liệt vàtrinh nữ hoàng cung
Theo tài liệu của GS Đỗ Tất Lợi, từ năm 1984-1989 nhiều nhà khoa học của Ấn Độ và Nhật Bản đã tìm thấy trong cây trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư. Tại VN từ 1989 -1990, nhân dân ta sử dụng trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp u xơ và ung thư tử cung (đối với phụ nữ), u xơ và ung thư tuyến tiền liệt (đối với nam giới) với cách dùng như sau: mỗi ngày uống nước sắc của ba lá trinh nữ hoàng cung, hái tươi thái nhỏ ngắn 1-2cm, sao khô màu hơi vàng, uống liên tục trong bảy ngày, sau đó ngưng bảy ngày rồi uống tiếp đợt thứ hai. Uống làm ba đợt như trên tổng cộng là 63 lá. Nhiều người chỉ uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên cũng thu được kết quả tốt. Hiện nay trên thị trường đã có viên Crila được bào chế từ trinh nữ hoàng cung với chỉ định điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng của thuốc. Nếu dùng dạng sắc khi uống có thể kèm các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt trong những lần đầu. Làm thế nào để hết đau cột sống cổ? Tôi 64 tuổi, bị thoái hóa cột sống cổ đã bảy năm. Tôi đã đi điều trị nhiều nơi, từ kéo lưng, kéo cổ đến chạy điện, uống thuốc, chích thuốc... nhưng cũng chỉ bớt được một thời gian ngắn. Đến nay cột sống cổ và cánh tay tôi vẫn rất nhức mỏi. Có phải tôi bị loãng xương không? Làm cách nào để hết đau nhức? (MỸ KHANH, TP.HCM) BS Nguyễn Văn Phước - phó khoa ngoại 2, Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương: Đau cột sống cổ và nhức mỏi cánh tay là triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp sống cổ. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi hoặc do nghề nghiệp. Để giảm đau, ngoài các thuốc giảm đau, cần chườm thêm nước ấm, chiếu tia hồng ngoại và xoa bóp vùng cổ và vai để tạo sự giãn cơ. Bà nên mang nẹp cổ để hạn chế các cử động ở cổ. Tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của chuyên khoa, nên đi đo loãng xương để xác định mức độ loãng xương và uống thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Trinh nữ hoàng cung còn tên là Hoàng cung trinh nữ, Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Tây nam văn châu lan, Tỏi Thái Lan; Ở sách Trung Quốc còn gọi là cây Vạn châu lan hay Thập bát học sỹ; tên khoa học Crinum latifolium L. thuộc họ Náng (crinum hay Amaryllidacea). Trinh nữ hoàng cung là loại cây mà xưa kia được các Ngự y dùng để trị bệnh cho nữ còn trinh tiết nên mới có tên này. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau trồng ở các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt Nam và phía Nam Trung Quốc… G.S Ghosal nhà khoa học Ấn Độ cũng đã phân tích thành phần hóa học của cây Trinh nữ hoàng cung giai đoạn 1984 – 1989 thấy có một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Ông đã phân lập từ cán hoa Trinh nữ hoàng cung một Glucose alkaloid có tên Latisolin. Thủy phân bằng enzyme thu được chất aglycon, Ghosal, Shibnath; phân lập ở thân hành lúc cây đang ra hoa 2 chất pratorimin và pratosin là alkaloid pyrrolophennanthridon mới cùng pratorimin, Ambelin và Lycorin. Năm 1986 ông công bố tìm được một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Đến năm 1989 ông còn phân lập được từ dịch chiết ở cán hoa Trinh nữ hoàng cung thêm 2 chất alkaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là epilycorin và epipancrassidin. Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy như chất Kobayashi Shigenru, Tomoda và Masashi cùng một số alkaloid khác ở cây Trinh nữ hoàng cung. Tại Ấn Độ người ta dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh đau khớp, đắp mụn nhọt, áp xe để để gây mủ, dịch lá nhỏ tai trị đau tai… Y học hiện đại đã phát hiện trong Trinh nữ hoàng cung Việt Nam có chứa những hoạt chất sinh học với khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T hoạt động và phát triển. Đồng thời chỉ thấy có cây Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L. mới có hoạt chất tác dụng hỗ trợ trị liệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung và hoạt chất ức chế sự tăng trưởng của tễ bào ung thư (antitumor) như Crinafolidine, Crinafoline, Paratorimin. Trong khi có tới 12 loại giống cây Trinh nữ hoàng cung đều thuộc họ náng Crinum, nhưng tác dụng cũng khác nhau ví dụ Trinh nữ hoàng cung Campuchia ngoài tác dụng giống Trinh nữ hoàng cung Việt Nam nhưng lại có thêm tác dụng tránh thai. Ngoài ra còn một số cây khác cũng có hình thức bên ngoài khá giống với Trinh nữ hoàng cung Việt Nam nhưng lại chứa khá nhiều độc tính. Cũng có thể sử dụng lẫn với cây Huệ biển, cây náng trắng hay một số cây náng khác giống Trinh nữ hoàng cung nhưng những cây này có độc tính với gan rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh; nhất là các loại thuốc trôi nổi trên thị trường cũng có tên gần giống với tên thuốc chính thống. Các kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy cao methanol của thân, rễ và cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế phân bào. Trong mô hình gây u báng sacom và ung thư đùi ở chuột nhắt, hợp chất chứa cao này đã hạn chế sự phát triển của khối u và di căn tế bào. Một số alkaloid trong cây có hoạt tính sinh học như Lycorin ức chế proteine và DNA của tế bào chuột, đồng thời ức chế u báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm Lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u, làm ngừng sự phát triển của virus bại liệt, đó là ức chế các tiền chất cần thiết cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt… Trong dân gian từ lâu đã có bài thuốc dùng lá cây trinh nữ hoàng cung (TNHC) để chữa các bệnh khối u như: u xơ tuyến tiền liệt (phì đại lành tính tuyến tiền liệt), u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú…Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi, cách dùng lá cây TNHC để chữa các bệnh như sau: lá cây TNHC rửa sạch, phơi khô, sao khô màu hơi vàng, một ngày uống 3 lá, uống 7 ngày, nghỉ 7 ngày, tổng cộng uống 63 lá. Đến nay, sau rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm ở cả trong và ngoài nước, TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm và các cộng sự đã chứng minh được cây trinh nữ hoàng cung Việt Nam (Crinum Latifolium, L) có chứa các hoạt tính sinh học kháng u, vì vậy có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại sản phẩm phòng ngừa, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh khối u. Hoàng cung trinh nữ còn gọi là trinh nữ hoàng cung. Tên khoa học Grinum Latipolium. Ý nghĩa các loài hoa Trồng hoa ban công chung cư như thế nào Hướng dẫn trồng hoa thiên lý Cách làm tinh dầu dừa an toàn Tác dụng của cây lược vàng Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe Tác dụng của nha đam (lô hội) Tác dụng của rau ngót Công dụng của nhựa cây mướp Làm đẹp từ cây lô hội Tác dụng của quả chùm ruột đối với sức khỏe Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe con người Tác dụng của chuối Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì? Hoàn ngọc-cây thuốc quý (ST).
Tuy nhiên, trước khi sử dụng lá cây cũng như bất kỳ sản phẩm nào khác có nguồn gốc từ cây TNHC cần phải xác định nguồn gốc lá, dược liệu sử dụng có đúng là từ cây TNHC Việt Nam hay không? Bởi ở Việt Nam có nhiều cây giống cây TNHC như cây huệ biển và cây Náng hoa trắng… có hình dáng lá, màu sắc và mùi vị (lá khô) khá giống với cây TNHC mà người dùng rất khó phân biệt bằng mắt thường. Các loại cây này không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn có độc tính với cơ thể như ảnh hưởng đến gan, thận, gây vô sinh… Vì thế, để đảm bảo an toàn, tăng hiệu quả phòng ngừa, điều trị, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm đã được nghiên cứu, thử nghiệm rõ ràng, nguồn dược liệu đã được xác định chính xác là lá cây TNHC như sản phẩm CRILIN và Trà trinh nữ hoàng cung do Công ty Thiên Dược sản xuất. Đây là các sản phẩm được sản xuất từ vùng trồng TNHC đạt tiêu chuẩn GACP -WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới). Thực phẩm chức năng CRILIN và Trà trinh nữ hoàng cung có tác dụng tăng cường sức đề kháng, kích thích miễn dịch, phòng ngừa sự hình thành khối u, hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, u vú...
Theo y học cổ truyền, hoàng cung trinh nữ có tác dụng chống viêm, phá hòn cục. Dùng trong các trường hợp u xơ tuyến tiền liệt, u xơ cổ tử cung, xơ gan, viêm họng hạt, gan nhiễm mỡ và những khối u lành tính...Sau đây là một số trường hợp dùng hoàng cung trinh nữ để chữa bệnh:
Trong vú có khối u gây đau nhức, bệnh nhân bị hoa mắt chóng mặt, sút cân nhanh:
Bài 1: hoàng cung trinh nữ 6g, đan sâm 12g, củ đinh lăng 12g, chỉ xác 10. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: hoàng cung trinh nữ 6g, huyền sâm 10g, sài hồ 12g, đương quy 12g, ngân hoa 12g, bồ công anh 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang (uống nóng).
Người cao tuổi bị u xơ tiền liệt tuyến:
Bài 1: hoàng cung trinh nữ 6g, dừa cạn 20g (hai thứ để tươi) giã nhỏ, thêm nước sôi để nguội, lọc lấy nước uống ngày 1 lần. Dùng 15 ngày liền, nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp đợt 2.
Bài 2: hoàng cung trinh nữ 6g, thương nhĩ (sao) 12g, bối mẫu 10g, mẫu lệ chế 12g, xuyên khung 10g, xạ can 10g, hoàng kỳ 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: hoàng cung trinnh nữ 6g, ngân hoa 12g, chè búp 10g, lá đinh lăng 20g, bồ công anh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Viêm họng hạt, đau cổ họng, ho nặng tiếng, người mệt mỏi, sốt nhẹ:
Bài 1: hoàng cung trinh nữ 6g, cam thảo 12g, trần bì 10g, cát cánh 12g, kinh giới 12g, huyền sâm 12g, bán hạ chế 10g, sinh khương 4g, đương quy 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: hoàng cung trinh nữ 6g, xa tiền thảo 16g, lá đinh lăng 16g, tang diệp 16g, bán hạ chế 10g, huyền sâm 10g, sa sâm 12g, bách bộ 12g, cát cánh 12g, cam thảo 12g, trần bì 10g, mạch môn 12g. Sắc uống ngày 1 thang...