Món gỏi su hào chay luôn hấp dẫn mọi người bới hương vị chay tịnh, không ngán, đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Cùng vào bếp làm ngay thôi nào.
Nguyên liệu:
- Su hào 2 củ, cà rốt 2 củ, lỗ tai heo 1 cái, đậu phộng rang giả dập, 50g rau thơm mùi(ngò rí) 100gr chanh 3 quả, đường, giấm vừa đủ tỏi 1 củ ớt tươi tỉa hoa 1 quả cà chua gọt vỏ xếp cánh hoa hồng.
Cách làm:
- Su hào, cà rốt gọt vỏ xắt sợi nhỏ, ngâm vào dấm khỏang 30 phút, sau đó vớt ra vắt thật khô, để ráo
- Lỗ tai heo làm sạch, luộc chín để nguội, xắt mỏng
- Đậu phông rang vàng giã dập.
- Ngò rí rửa sạch, cắt khúc( càng nhiều ngò rí càng thơm)
- Hòa 1 chén hỗn hợp theo tỉ lệ thìa súp: 5 nước cốt chanh + 4 đường + nước mắm ngon.. Tỏi, ớt băm nhỏ, trộn đều để cho vào sau cùng.
- Tr���n su hào, cà rốt, lỗ tai heo, rau ngò rí với nhau cho đều. Rưới nước mắm pha sẵn vào , nêm nếm sao cho vừa chua, vừa ngọt, vừa ăn, cuối cùng rắc đậu phộng rang giã dập lên trên. Ăn với bánh phồng tôm chiên giòn
Trang trí: Đặt thêm hoa cà chua và ớt tỉa vào điểm thích hợp tùy dáng đĩa.
Nguyên liệu: (4 người)
- 1 củ su hào to
- 1 củ cà rốt to
- dấm, đường, tỏi, ớt, bột canh
- các loại rau sống gồm có: rau mùi, mùi tàu, kinh giới, húng láng, mỗi loại một ít
- lạc rang, vừng rang giã nhỏ
Cách làm:
- Su hào, cà rốt gọt vỏ rồi bào sợi dài, nhỏ. Sau đó trần qua nước sôi để loại bớt mùi hăng của su hào, rồi vắt khô.
- Cho su hào và cà rốt vào 1 tô trộn, thêm dấm, đường, tỏi, ớt, bột canh (có thể giảm bớt lượng dấm và thay bằng nước chanh để nộm có thêm mùi thơm của chanh). Ớt thì cho tùy theo khẩu vị cay thích ăn. Dấm, đường và bột canh cho từng chút một, để khoảng 10-15 phút cho ngấm rồi lại nếm để điều chỉnh đến khi món nộm đạt vị chua mặn ngọt phù hợp với khẩu vị.
- Trước khi ăn khoảng 10 phút thì trộn vào su hào cà rốt các loại rau sống đã rửa sạch và thái thật nhỏ.
- Cuối cùng là rắc lạc và vừng rang giã nhỏ lên trên, trộn đều.
Món nộm này mình học cách làm từ mẹ cũng lâu rồi, nhưng mà mình thấy vẫn không làm ngon như mẹ làm. Làm nộm thì hầu như mình không có công thức chính xác từng thìa từng muỗng bao giờ, mà toàn là nếm đến khi nào thấy vừa miệng và ngon. Đối với mình thì quan trọng nhất là các loại rau thơm cho vào món nộm này để làm nó trở nên mê hoặc với mình bất cứ khi nào mình thèm ăn cái gì đó đủ vị chua cay mặn ngọt.
Nguyên liệu: (4 người)
- 1 củ su hào to
- 1 củ cà rốt to
- dấm, đường, tỏi, ớt, bột canh
- các loại rau sống gồm có: rau mùi, mùi tàu, kinh giới, húng láng, mỗi loại một ít
- lạc rang, vừng rang giã nhỏ
Cách làm:
- Su hào, cà rốt gọt vỏ rồi bào sợi dài, nhỏ. Sau đó trần qua nước sôi để loại bớt mùi hăng của su hào, rồi vắt khô.
- Cho su hào và cà rốt vào 1 tô trộn, thêm dấm, đường, tỏi, ớt, bột canh (có thể giảm bớt lượng dấm và thay bằng nước chanh để nộm có thêm mùi thơm của chanh). Ớt thì cho tùy theo khẩu vị cay thích ăn. Dấm, đường và bột canh cho từng chút một, để khoảng 10-15 phút cho ngấm rồi lại nếm để điều chỉnh đến khi món nộm đạt vị chua mặn ngọt phù hợp với khẩu vị.
- Trước khi ăn khoảng 10 phút thì trộn vào su hào cà rốt các loại rau sống đã rửa sạch và thái thật nhỏ.
- Cuối cùng là rắc lạc và vừng rang giã nhỏ lên trên, trộn đều.
Chúng tôi sẽ giúp bạn làm món ngon này.
Nguyên liệu:
- 1 củ su hào
- 1 củ cà rốt
- Gia vị: chanh, đường, tỏi, ớt, bột canh
- Các loại rau sống: rau mùi, mùi tàu, kinh giới, húng láng, mỗi loại một mớ
- ½ bát lạc rang, vừng rang giã nhỏ.
Cách làm:
- Su hào, cà rốt gọt vỏ rồi bào thành sợi dài, nhỏ.
- Sau đó, chần xu hào,cà rốt qua nước sôi để loại bớt mùi hăng rồi vắt khô, bỏ vào cái tô trộn.
- Các loại rau sống rửa sạch và thái nhỏ.
- Cho cốt chanh, đường, tỏi, ớt, bột canh vào tô xu hào, cà rốt, trộn đều và để khoảng 10 – 15 phút cho gia vị ngấm đều vào nhau.
- Trước khi ăn, trộn các loại rau sống vào bát nộm
- Cuối cùng là rắc lạc và vừng đã rang giã nhỏ lên trên, trộn đều thêm một lần nữa.
- Trình bày món nộm ra cái đĩa sành miệng rộng, thêm vài cọng rau kinh giới, rau mùi lên trên cho đẹp mắt.
Chúc bạn ngon miệng!
Nấm tuyết hay còn gọi là tuyết nhĩ có vị ngọt nhạt. khi chế biến, bạn lưu ý cắt bỏ sạch phần gốc vì phần này có vị chua, ăn không ngon.
500 g su hào, gọt rửa sạch, xắt lát mỏng miếng xéo bảng khoảng 1cm, ướp chút muối khoảng 10 phút, xả sạch vắt ráo.
50 g nấm tuyết, ngâm cho nở, xé miếng rời, trần qua nước sôi, để ráo.
1 củ cà rốt, gọt rửa sạch, cắt sợi bằng đầu đũa.
2 bìa đậu hũ tươi, miếng mỏng theo chiều ngang, bảng khoảng 1cm, chiên vàng.
3 muỗng canh đậu phụng rang giã dập.
1 cây boa rô, bỏ lá, rửa sạch, cắt lát mỏng, băm khoảng 1 muỗng cà phê để ướp đậu hũ, phần còn lại phi với 2 muỗng canh dầu ăn.
Một ít cần tây, bỏ gốc rửa sạch, cắt nhỏ
1 trái ớt đỏ bỏ hột, cắt tăm
1 trái chanh
Gia vị: Muối, đường, dấm, tiêu, hạt nêm.
Thực hiện:
1. Pha nước trộn gỏi: Nấu 3 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương, nửa chén nước lạnh, 1 muỗng cà phê hạt nêm cho sanh sánh như mật ong, để nguội. Các bạn nhớ để lửa nhỏ để không bị cháy khét.
3. Trộn gỏi: Cho su hào, nấm tuyết, cà rốt, đậu hũ chiên, ớt đỏ, một ít rau cần tây thái nhỏ vào một tô lớn, cho nước trộn gỏi vào trộn đều, nêm nếm vị chua chua ngọt ngọt là được.
4. Trình bày gỏi ra dĩa, rắc đậu phộng rang, boa rô phi và một ít rau cần tây lên.
1. Sơ chế
- Sò huyết rửa sạch, luộc vừa chín với nước có pha ít giấm gạo lên men Ajinomoto và gừng đập dập, tách vỏ lấy thịt, giữ lạnh.
- Nấm tuyết để ráo nước, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Hành tím cắt lát mỏng, ngâm nước có pha ít giấm gạo lên men Ajinomoto, vớt ra để ráo. Húng lủi cắt đôi.
- Pha nước trộn gỏi: hòa tan 2M đường, 1/3m muối, 1/2m bột ngọt Aji-no-moto với 2M giấm gạo lên men Ajinomoto, 1M nước mắm tôm chua, 1M nước mắm, 1M tỏi ớt băm.
2. Trộn gỏi
- Trộn tất cả nguyên liệu với nước trộn gỏi, thêm nước cốt chanh, rắc mè rang lên trên, dùng kèm bánh phồng tôm.
3. Cách dùng
Dùng làm món khai vị.
Tây Tạng là vùng đất chứa nhiều điều huyền bí. Do nằm ở độ cao trên 4000m, là khởi nguồn của những con sông vĩ đại và linh thiêng như sông Hằng, sông Ấn…, Tây Tạng có khí hậu trong lành bậc nhất thế giới và có điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng hoàn toàn khác biệt và độc lập với tất cả các vùng đất khác.
Tại vùng đất huyền thoại này đã sản sinh ra nhiều kỳ hoa dị thảo có tác dụng tuyệt vời và nổi tiếng thế giới như đông trùng hạ thảo, nấm tuyết linh chi…. Với chị em phụ nữ, có một sản phẩm thiên nhiên khởi nguồn từ khu vực linh thiêng này, có tác dụng làm da trắng ngần, mịn màng, đồng thời còn giúp giữ gìn và duy trì sức khoẻ, đó là nấm tuyết Tây Tạng, hay còn gọi là nấm Tuyết Liên, giấm Nhật, nấm Kefir.
Nấm tuyết Tây Tạng là gì?
Không biết từ đâu mà nấm tuyết Tây Tạng được phát hiện và đưa vào phục vụ việc chăm sóc nhan sắc và sức khoẻ cho chị em phụ nữ, cũng không biết từ khi nào nấm tuyết Tây Tạng du nhập vào Việt Nam và được chị em phụ nữ truyền tai nhau như là phương thuốc và cả thứ mỹ phẩm thần kỳ. Tại các diễn đàn dành chị em phụ nữ và bà mẹ trẻ, có thể thấy mức độ quan tâm của chị em đối với loại dược liệu quý này bằng hàng trăm lượt bình luận cũng như chia sẻ về tác dụng của nấm tuyết Tây Tạng, những bí quyết để nuôi và dùng con nấm này sao cho đúng cách và hiệu quả.
Nấm tuyết Tây Tạng có hình dáng giống như bỏng mẻ của rượu nếp, có người còn so sánh con nấm này với hình dạng bông hoa, hay bông cải, mềm, màu trắng suốt và thơm ngát mùi sữa. Đây là loại sinh vật cộng sinh tự nhiên bao gồm nhiều loại vi sinh vật và nấm men có lợi cho cơ thể, sống trong môi trường sữa tươi không đường. Thời gian lên men khi nuôi là từ 12 giờ đến 24 giờ, sau thời gian này, nấm sẽ tạo ra giấm sữa với vị hơi chua, thơm như yaourt, rất tốt cho sức khoẻ.
Tác dụng của nấm tuyết Tây Tạng
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học tại Việt Nam về tác dụng của loại nấm có nguồn gốc Tây Tạng này, nhưng với người sử dụng lâu năm thì nấm tuyết Tây Tạng thật sự là nguồn thực phẩm và dược phẩm quý, tốt cho sức khoẻ, rất dễ nuôi cấy và sử dụng.
Do chứa các vitamin thiết yếu cho cơ thể nên nấm tuyết Tây Tạng có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, phục hồi những chức năng bị yếu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp ăn uống ngon miệng và ngủ tốt. Nấm tuyết Tây Tạng đặc biệt tốt đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người bị bệnh, ngoài ra người khỏe mạnh vẫn có thể dùng nấm như một loại thức ăn rất ngon miệng, tăng sức đề kháng.
Đặc biệt là công dụng của nấm tuyết đối với chị em phụ nữ: do chứa các men tiêu hoá và vitamin, nên nấm tuyết Tây Tạng có tác dụng làm da mịn màng và hồng hào. Chị em có thể sử dụng nấm tuyết như sữa chua để uống hoặc thoa trực tiếp lên mặt như một loại mặt nạ dưỡng da.
Nuôi nấm tuyết như thế nào?
Nấm tuyết nuôi rất dễ nhưng đòi hỏi sự kiên trì. Do con nấm là loại sinh vật sống, cần không khí để thở và cần sữa tươi để hấp thụ, nên sẽ chết sau hai ngày nếu không được thay sữa mới. Con nấm này hiện nay không bán trên thị trường, chủ yếu truyền tay giữa những nhà quen biết với nhau. Bạn có thể xin một dúm nhỏ chừng bốn đầu ngón tay, bỏ vào sữa tươi không đường, sau mỗi ngày nó sẽ sinh sôi thêm một ít, khoảng một tuần là đủ nuôi và chia sẻ với bạn bè.
Sữa sản sinh từ nấm tuyết có vị chua và thơm ngon như sữa chua, có thể dùng để uống và thoa da mặt. Còn với nấm tuyết, khi số lượng sinh sôi quá nhiều, bạn có thể dùng con nấm này để ăn, vị lạ, sừng sực và thơm ngon. Chế biến nấm tuyết rất đơn giản và tiết kiệm, bạn chỉ cần con giống, 1 túi sữa tươi, 1 thìa đường và 5 phút để thực hiện.
Bạn có thể nuôi và bảo quản con nấm theo hướng dẫn sau:
1. Dụng cụ để nuôi và lọc sữa:
1 lọ nhựa không nắp
1 rá nhựa mắt nhỏ
1 thìa nhựa
1 miếng vải màn sạch
Sữa tươi không đường hoặc có đường (loại tiệt trùng) 200gr
Con nấm rất kỵ với kim loại nên tất cả đồ dùng để ngâm và lọc sữa phải là đồ nhựa hoặc thủy tinh, sứ... Nếu dùng đồ kim loại thì con nấm sẽ bị chết.
2. Cách nuôi và lọc sữa:
Cho con nấm vào lọ nhựa sạch, đổ 1 túi sữa tươi vào ngâm, lấy miếng vải màn đậy lên miệng lọ, dùng dây chun cột lại để tránh bụi và côn trùng có hại bay vào. Để lọ nấm sữa ở nơi thoáng mát, nhiệt độ trung bình. Nấm sữa bảo quản tốt thì sau khi ngâm sẽ sánh đặc, có màu trắng ngà, hoặc có thể đóng 1 lớp váng màu vàng nhạt trên bề mặt, nhưng mùi vẫn thơm ngậy.
Sau 24 tiếng, đem lọ nấm sữa ra đổ qua rá nhựa cho sữa chảy qua rá lọc xuống 1 cái bát hứng bên dưới. Dùng thìa nhựa đảo nhẹ cho sữa chảy hết xuống. Phần sữa chảy xuống dưới chính là sản phẩm của nấm sữa.
Phần con nấm còn lại trên rá lọc dùng nước nguội rửa sạch và lại cho vào lọ nhựa (đã được rửa sạch) và tiếp tục quá trình nuôi như trước.
* Lưu ý:
Mỗi ngày phải lọc sữa một lần vì con nấm chỉ ăn chỗ sữa ngâm đó trong vòng 24 tiếng là hết. Nếu để quên không lọc, hay rửa bằng nước ấm thì nấm sẽ bị chết.
Thực tế khí hậu ở Việt Nam làm cho nấm nở nhanh và sữa nhanh chua nên chỉ để từ 5 đến 8 tiếng, thậm chí trong những ngày nắng nóng chỉ để ngoài 2 tiếng, rồi cho tủ lạnh chờ đủ thời gian thì tiến hành lọc. Hoặc có thể ngâm sữa, cho ngay vào tủ lạnh, chỉ bỏ ra ngoài trước khi lọc độ một, hai tiếng sẽ vẫn thành sữa chua nhưng không chua lắm, rất hợp với người bị đau dạ dày.
Trong quá trình làm sữa, bạn có thể tự quan sát để thấy khi nào sữa thành sền sệt tức là đã thành sữa chua thì ấn định giờ giấc ngâm nấm trong 5 - 7 - 8 hay 2 - 3 tiếng ở nhiệt độ bình thường bên ngoài còn lại cho vào tủ lạnh. Bạn cũng nhớ rằng mỗi ngày phải lọc sữa một lần vì con nấm chỉ ăn chỗ sữa ngâm đó trong vòng 24 tiếng là hết. Nếu để quên không lọc thì nấm sẽ bị chết và chuyển sang màu vàng váng sữa.
Bạn có thể dùng nấm tuyết Tây Tạng để chế biến thành nhiều món ăn thức uống thơm ngon, bổ dưỡng như sữa chua, bánh kem v.v...hay ăn kèm với trái cây tươi, giúp da trắng sáng và mịn màng
Giữa nắng tháng 7, không gì sướng bằng ăn bát chè nấm tuyết nhĩ ngọt mát!
Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
|
||||||
|
||||||
Cách làm:
|
||||||
|
||||||
Chỉ đơn giản vậy thôi đó!
|
||||||
Làm lạnh rồi hãy ăn nghen!
Không bắt buộc là phải nấu cùng bí ngô đâu nha!
Nấu cùng táo tàu hay long nhãn cũng được đó!
|
Không cao lương mỹ vị như Hải sâm, Yến sào, Bào Ngư…. Nấm là một món ăn rất đỗi thông dụng trong nền văn hoá ẩm thực các quốc gia Phương Đông
Gà hầm nấm đông cô
Nấm mèo chưng thịt gà
Nấm chiếm khá nhiều trong danh sách thực đơn chay, bởi món ăn từ nấm vừa giòn thơm ngon ngọt, vừa có sự thanh tịnh nhẹ nhàng trong chính từng búp nấm. Dù khô hay tươi, nấm đều ngon như nhau.
Nấm bào ngư chiên giòn
Nguyên liệu
- 200g nấm bào ngư
- 50g mè trắng
- 50g bột chiên giòn
- 1 thìa café hạt nêm nấm
- Dầu ăn để chiên
- Tương ăn kèm
Thực hiện
-Nấm bào ngư cắt gốc, ngâm với nước muối pha loãng rửa sạch, vẩy ráo
-Trộn bột chiên giòn với nước và hạt nêm cho có độ sệt vừa phải
-Nhúng nấm qua hỗn hợp bột vừa khuấy, sau đó đem lăn nhiều lần qua mè trắng cho mè bám một lớp dày bọc bên ngoài nấm, thả nấm vào chảo dầu nóng chiên vàng, vớt ra, để ráo
-Dọn nấm chiên ra đĩa, chấm kèm tương ớt hoặc tương cà khi còn nóng. Dùng như món ăn chơi
Nấm đùi gà kho tộ
Nguyên liệu
·2 cây nấm đùi gà
·1 bìa đậu phụ non
·1 quả cà chua
·1 nhành boa rô
·½ quả ớt sừng
·1 thìa café dầu mè
·1 thìa café hạt nêm nấm
·1 thìa café đường
·Dầu ăn
Thực hiện
Nấm đùi gà rửa sạch, xắt khối vừa ăn. Đậu phụ non bóp nát vụn
-Cà chua bỏ hạt, xắt nhuyễn. Boa rô và ớt sừng thái lát mỏng
-Phi thơm boa rô. Cho cà chua vào xào chín nhừ, cho ớt lát và đậu phụ vào xào thêm 3 phút, chế vào ½ chén nước, đun sôi, trút nấm vào đảo đều, nêm với ít hạt nêm và đường cho vừa ăn, rim cho nước cạn sền sệt và nấm vừa chín, rưới dầu mè vào đảo đều cho thơm
-Dọn ra đĩa, dùng nóng, ăn kèm trong bữa cơm rất ngon
Gỏi gà chay
Nguyên liệu:
·
100g chà bông gà chay
·1 cái nấm tuyết
·1 gói nấm kim châm
·50g mì căn
·1/2 bìa đậu phụ non
·1 quả dưa leo 1
·100g cần tàu
·1 quả ớt sừng
·30g đậu phộng rang
·Nước trộn: Trộn đều 2 thìa súp nước mắm chay + 1 thìa súp nước cốt chanh + 1 thìa súp đường + 1 thìa súp dầu phi boa-rô
Thực hiện:
-Nấm tuyết ngâm mềm, cắt bỏ chân, rửa sạch, cắt nhỏ. Nấm kim châm cắt bỏ gốc, rửa sạch, chần nước sôi, cắt làm đôi
-Dưa leo bỏ ruột, thái sợi nhỏ. Cần tây rửa sạch, thái khúc khoảng 5-7cm. Ớt sừng thái sợi Mì căn và đậu phụ chiên giòn. Mì căn bóp vụn, đậu phụ xắt lát
-Cho mì căn, đậu phụ, nấm tuyết, nấm kim châm, dưa leo, cần tây, ớt sừng vào bát lớn, tưới nước trộn vào đảo đều.
-Sau đó cho đậu phộng rang và chà bông chay vào trộn lại lần nữa, chừa lại ít đậu phộng và chà bông để rắc lên trên.
-Dọn ra đĩa, rắc phần đậu phộng rang và chà bông lên, nếu nhạt chấm thêm nước mắm chay pha chua ngọt và thế là ta đã đã có 1 món ăn ngon. ^^!
Mách nhỏ:
Nấm kim châm rất nhanh chín nên trụng phải nhanh tay, rồi dội qua nước lạnh, nếu không nấm sẽ bị nhão. Có thể cho vào chảo có ít dầu đun nóng đảo đều cũng ngon.
Canh Bông Cải Chay
Nguyên liệu
·1/2 đầu bông súp lơ
·1 củ cà rốt
·2 miếng thực phẩm thay thể hoặc đậu hủ
·1 quả táo
·Muối, đường
Thực hiện:
-Cắt bông cải và cà rốt thành miếng vừa ăn.
-Luộc táo và cà rốt trong 15 phút để lấy nước dùng. Vớt bỏ táo.
Cho súp lơ và đậu hũ chiên vào đun sôi cho bông cải chín.
-Nêm muối, đường vừa ăn.
-Dọn canh ăn nóng.
PHẦN 1 – NẤM ĂN
Nấm ăn ngoài giá trị dinh dưỡng như nhiều người biết còn có các giá trị dược tính.
Nấm mỡ (Agaricus bisporus)
Có chứa hợp chất ngăn cản enzym aromatas, một enzym liên kết với sinh trưởng của khối u. Hợp chất này điều trị và ngăn ngừa được ung thư vú.
Nấm kim châm (Flammulina velutipes)
Thành phần nấm luôn thay đổi bởi chất trồng. Polysaccharid tan trong nước là Flammulin, có tác dụng hiệu quả từ 80 – 100% trên u báng (sarcoma 180) và ung thư biểu bì. Các khảo cứu ở Nhật cho thấy các nhà trồng nấm kim châm ở tỉnh Nagano có tỷ lệ ung thư rất thấp so với cộng đồng.
Nấm hương (Lentinula edodes)
Chất lentinan, một polysaccharid tan trong nước được chiết xuất từ nấm hương là thuốc chống ung thư ở Nhật. Một polysaccharid có phân tử lượng cao khác (KS-2) chiết xuất bởi Fujii và cộng sự (1978) cũng có tác dụng chống lại sarcoma 180 và ung thư biểu bì. Chất aritadenin còn làm giảm cholesterol trong máu.
Nấm bào ngư (Pleurotus ostreatus)
Những khảo cứu gần đây cho thấy, bào ngư xám chứa lovastatin (3-hydroxy-3-methylglutaryl – coenzym A reductase) được Cơ quan Thực dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đồng ý cho điều trị dư cholesterol trong máu. Lovastatin hiện diện nhiều trong mũ nấm hơn là cuống, tập trung ở phiến nấm và đặc biệt có nhiều ở bào tử nấm. Chuột bị nhiễm sarcoma 180 dùng khẩu phần ăn có bổ sung 20% nấm bào ngư, sau 1 tháng khối u bị ngăn cản nhiều hơn 20% so với nhóm đối chứng.
Nấm Bào ngư
Nấm rơm (Volvariella volvacea)
Những khảo sát khoa học cho thấy nấm rơm có chứa nhiều vitamin B, nhiều khoáng và các amino acid cân xứng. Gần đây (Vincent E.C.Ooi, 2002) chiết từ nấm rơm ra một chất có phân tử lượng khoảng 10 kDa có tác dụng hạ huyết áp, hoạt động như seretonin.
Nấm mèo (còn gọi mộc nhĩ) (Auricularia polytricha)
Những khảo cứu cho biết chất chiết từ nấm mèo có tác dụng hiệu quả từ 80 – 90% trên ung thư biểu bì và sarcoma 180. Phần chiết polysaccharid tan trong nước của nấm mèo làm giảm đường huyết của chuột tiểu đường do di truyền; phần glucan không tan trong nước có phân tử lượng 560.000 – 610.000 phân lập từ dịch chiết nóng của tai nấm chống lại thể cứng của sarcoma 180 trong ống nghiệm. Ngoài ra, polysaccharid chiết từ nấm mèo kích thích sinh tổng hợp DNA và RNA bởi bạch huyết bào người trong ống nghiệm.
Ngân nhĩ hay nấm tuyết (Tremella fuciformis)
Polysaccharid của ngân nhĩ là một heteropolysaccharid chứa xylose, glucuronic acid, mannose và glucose có tính chống ung thư. Chất chiết từ ngân nhĩ bảo vệ tế bào gan chó bị tổn thương bởi phóng xạ và được dùng để điều trị bệnh gan. Polysaccharid và glycoprotein làm tăng hiệu quả của interferon, một thuốc trị viêm gan siêu vi B.
Hầu thủ (Hericium erinaceus)
Không chỉ là loài nấm ăn ngon, hầu thủ có tác dụng chủ yếu kích thích hệ miễn dịch, phòng chống ung thư dạ dày, ung thư phổi di căn. Chất erinacin chiết từ hầu thủ có tác dụng kích thích tái sinh trưởng neuron, có khả năng quan trọng trong điều trị lão suy, bệnh Alzheimer, tăng trí nhớ, phục hồi chấn thương thần kinh do đột quỵ, cải thiện con đường kích thích cơ – vận động và chức năng nhận thức.
Nấm thái dương (Agaricus brasiliensis)
Lần đầu tiên trồng thành công ở Việt Nam, có hàm lượng đạm cao và có giá trị dược tính tốt, ăn ngon.
Nguyên liệu:
500 g su hào, gọt rửa sạch, xắt lát mỏng miếng xéo bảng khoảng 1cm, ướp chút muối khoảng 10 phút, xả sạch vắt ráo.
50 g nấm tuyết, ngâm cho nở, xé miếng rời, trần qua nước sôi, để ráo.
1 củ cà rốt, gọt rửa sạch, cắt sợi bằng đầu đũa.
2 bìa đậu hũ tươi, miếng mỏng theo chiều ngang, bảng khoảng 1cm, chiên vàng.
3 muỗng canh đậu phụng rang giã dập.
1 cây boa rô, bỏ lá, rửa sạch, cắt lát mỏng, băm khoảng 1 muỗng cà phê để ướp đậu hũ, phần còn lại phi với 2 muỗng canh dầu ăn.
Một ít cần ta, bỏ gốc rửa sạch, cắt nhỏ
1 trái ớt đỏ bỏ hột, cắt tăm
1 trái chanh
Gia vị: Muối, đường, dấm, tiêu, hạt nêm Knorr từ nấm và rong biển.
Thực hiện:
1. Ngâm dấm đường: Cho vào tô 4 muỗng canh dấm, ¼ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm Knorr từ nấm và rong biển, 1 muỗng canh nước cốt chanh, ½ chén nước lọc, khuấy cho tan rồi cho su hào, nấm tuyết vào ngâm khoảng 10 phút cho thấm, sau đó trút ra rổ cho ráo nước.
2. Pha nước trộn gỏi: Nấu 3 muỗng canh đường, một muỗng canh nước tương, một muỗng canh nước lạnh, 1 muỗng cà phê hạt nêm Knorr từ nấm và rong biển cho sanh sánh như mật ong, để nguội.
3. Trộn gỏi: Cho su hào, nấm tuyết, cà rốt, đậu hũ chiên, ớt đỏ, một ít rau cần vào một tô lớn, cho nước trộn gỏi vào trộn đều, nêm nếm vị chua chua ngọt ngọt là được.
4. Trình bày gỏi ra dĩa, rắc đậu phộng rang, boa rô phi và một ít rau cần lên.
5. Dùng kèm với bánh tráng nướng.
Mách nhỏ: Su hào ngon nhất là vào mùa đông và mùa xuân. Chọn su hào lõm hai đầu (còn gọi là su hào bánh xe) là su hào non, ăn giòn, ngọt và không bị xơ.
Tuyết nhĩ không chỉ là một loại thực phẩm quý, giàu chất đạm mà dịch chiết từ tuyết nhĩ có tác dụng tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch, phòng chống tế bào ung thư và bảo vệ gan…
Tuyết nhĩ (ngân nhĩ, nấm tuyết) có tên khoa học là Tremella fuciformis, đông y gọi là bạch mộc nhĩ nhưng không liên quan gì đến mộc nhĩ (nấm mèo). Tuyết nhĩ có màu trắng trong như thạch, thịt nấm như chất keo nhầy. Nấm phát triển trên thân cây mục như sồi, dẻ, phong, long nhãn và khuynh điệp…
Tuyết nhĩ là một loại thực phẩm quý, giàu chất đạm |
Hiện nay, tuyết nhĩ cũng được nuôi trồng trong bịch nilon. Tuyết nhĩ khá giàu chất đạm, nhiều polysaccharid A và B được chích ly từ khuẩn ty, bao tử và quả thể tuyết nhĩ. Các nghiên cứu cho thấy, polysaccharid cũng như dịch chiết từ tuyết nhĩ có tác dụng tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của tia phóng xạ bằng cách tăng cường hoạt động của tế bào sát thủ tự nhiên, gia tăng sản xuất interleukin-2.
Đặc biệt, 5 loại polysaccharid trích từ tuyết nhĩ được đặt tên từ BI đến BV cho thấy có hoạt tính chống u bướu, kháng tế bào gây ung thư cổ tử cung loại He La ở người. Các polysaccharid A, B và C cũng đều có tính chống u bướu. Hơn nữa, các polysaccharid của nấm và chất trích từ bào tử có tác dụng hạ lipit máu, hạ cholesterol, kháng viêm, hạ đường huyết, bảo vệ gan, chống viêm phổi, viêm gan, chống lão hóa…
Ngoài việc dùng làm thực phẩm từ lâu Đông y đã xem tuyết nhĩ là một vị thuốc quý. Tuyết nhĩ có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào kinh phế, tỳ, giúp gia tăng sinh lực, lưu thông máu huyết, sinh tân dịch, bổ khí, tim, phổi, não, dưỡng âm. Dùng trị ho, viêm họng, hen suyễn, yếu phổi do âm suy. Dùng trị táo bón, kinh nguyệt không đều: Lấy 10g tuyết nhĩ khô, ngâm nước, rửa sạch, chưng cách thủy với ít đường phèn, chia làm 2 lần, ăn trong ngày. Dùng liên tục 3 – 5 ngày hay trong nhiều tháng nếu bị viêm gan, yếu phổi. Có thể hầm với gà ác, 20g bạch quả, 8g đương quy, 8g đẳng sâm, 3g bạch chỉ, 6g sinh địa, 8g đại táo và vài lát gừng tươi, gia vị để ăn mỗi tuần vài ba lần chống suy nhược cơ thể hoặc để phụ trị ung thư khi dùng hóa trị liệu.
Nguyên Liệu
- 300g su hào
- 50g nấm tuyết
- 150 tôm đất
- 2 thìa cà-phê hành tỏi băm
- 50g rau mùi
- Gia vị: hạt nêm, đường, muối, tiêu, dầu ăn
thực hiện
- Tôm đất rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu và chỉ đen. Nấm tuyết ngâm nở, để ráo, bỏ chân nấm, tách nhỏ. Su hào gọt vỏ, rửa sạch, thái lát hình bán nguyệt mỏng, chần qua nước sôi, vớt ra, để ráo. Rau mùi rửa sạch, thái nhyễn
- Phi thơm 1 thìa cà-phê hành tỏi băm với dầu ăn. Cho tôm vào xào, nêm đường, bột nêm cho vừa ăn, trút tôm ra bát.
- Phi thơm 1 thìa hành tỏi băm còn lại với dầu ăn, cho su hào vào xào, nêm hạt nêm, đường, muối, tiêu cho vừa ăn. Cho tiếp nấm tuyết vào xào rồi cho tôm đã xào chín vào đảo đều, tắt bếp
Dọn món ăn ra đĩa, rắc rau mùi thái nhuyễn lên trên.
500 g su hào, gọt rửa sạch, xắt lát mỏng miếng xéo bảng khoảng 1cm, ướp chút muối khoảng 10 phút, xả sạch vắt ráo.
50 g nấm tuyết, ngâm cho nở, xé miếng rời, trần qua nước sôi, để ráo.
1 củ cà rốt, gọt rửa sạch, cắt sợi bằng đầu đũa.
2 bìa đậu hũ tươi, miếng mỏng theo chiều ngang, bảng khoảng 1cm, chiên vàng.
3 muỗng canh đậu phụng rang giã dập.
1 cây boa rô, bỏ lá, rửa sạch, cắt lát mỏng, băm khoảng 1 muỗng cà phê để ướp đậu hũ, phần còn lại phi với 2 muỗng canh dầu ăn.
Một ít cần tây, bỏ gốc rửa sạch, cắt nhỏ
1 trái ớt đỏ bỏ hột, cắt tăm
1 trái chanh
Gia vị: Muối, đường, dấm, tiêu, hạt nêm.
Su hào ngâm muối, nấm tuyết chần nước sôi rồi xé nhỏ
Đậu hũ thái lát mỏng rán vàng, nước sốt đun cho sánh rồi đổ ra bát
1. Pha nước trộn gỏi: Nấu 3 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương, nửa chén nước lạnh, 1 muỗng cà phê hạt nêm cho sanh sánh như mật ong, để nguội. Các bạn nhớ để lửa nhỏ để không bị cháy khét.
Rau củ sau khi ngâm dấm đường, vớt ra, vắt ráo rồi cho vào tô trộn với nước trộn gỏi
2. Ngâm dấm đường: Cho vào tô 4 muỗng canh dấm, 3 muỗng đường, ¼ muỗng cà phê muối, 1 mu���ng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước cốt chanh, ½ chén nước lọc, khuấy cho tan rồi cho su hào, nấm tuyết vào ngâm khoảng 10 phút cho thấm, sau đó trút ra rổ cho ráo nước.
3. Trộn gỏi: Cho su hào, nấm tuyết, cà rốt, đậu hũ chiên, ớt đỏ, một ít rau cần tây thái nhỏ vào một tô lớn, cho nước trộn gỏi vào trộn đều, nêm nếm vị chua chua ngọt ngọt là được.
4. Trình bày gỏi ra dĩa, rắc đậu phộng rang, boa rô phi và một ít rau cần tây lên.
Mách nhỏ:
Su hào ngon nhất là vào mùa đông và mùa xuân. Chọn su hào lõm hai đầu (còn gọi là su hào bánh xe) là su hào non, ăn giòn, ngọt và không bị xơ.