Tác dụng chữa bệnh của rau muống

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của rau muống

18/04/2015 09:04 PM
2,156

Rau muống có thể thải trừ cholesterol máu và chống tăng huyết áp. Vì vậy, những người bị chứng huyết áp cao, cholesterol máu cao, cơ thể gầy khô nên ăn nhiều loại rau này.




Theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt. Dân gian dùng rau muống để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp:

- Làm mất tác dụng của những thuốc đã uống, giải độc: Rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.

- Chữa vết thương, vết mổ sâu rộng: Ăn rau muống hằng ngày kích thích sinh da chóng đầy miệng (những trường hợp có cơ địa sẹo lồi không nên dùng trong thời gian chưa liền sẹo).

- Giảm đường máu: Bệnh nhân tiểu đường nên dùng rau muống thường xuyên.

Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da: Rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30 g, râu ngô 15 g, mã thầy (củ năn) 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.


Rau muống có thể thải trừ cholesterol máu và chống tăng huyết áp. Vì vậy, những người bị chứng huyết áp cao, cholesterol máu cao, cơ thể gầy khô nên ăn nhiều loại rau này.

Theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt. Dân gian dùng rau muống để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp:

- Làm mất tác dụng của những thuốc đã uống, giải độc: Rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.

- Chữa vết thương, vết mổ sâu rộng: Ăn rau muống hằng ngày kích thích sinh da chóng đầy miệng (những trường hợp có cơ địa sẹo lồi không nên dùng trong thời gian chưa liền sẹo).

- Giảm đường máu: Bệnh nhân tiểu đường nên dùng rau muống thường xuyên.

- Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da: Rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30 g, râu ngô 15 g, mã thầy (củ năn) 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.


Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường.

Rau muống là loại thực phẩm gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình người Việt. Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ bìm bìm (Convolvulaceae).

Theo kết quả phân tích của y học hiện đại, trong 100g rau muống có: 78,2 gram nước, 85 mg can-xi, 31.5 mg phốt-pho, 20g vitamin C và một hàm lượng nhỏ prô-tê-in, sắt, vitamin B2, ca-rô-ten, a-xít ni-cô-tíc, đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt...

Còn theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn...




Một Số Bài Thuốc Từ Rau Muống Mà Dân Gian Vẫn Thường Dùng:

Trị Trẻ Nóng Nhiệt Ra Mồ Hôi Mùa Hè: Rau muống 100 gram, mã thầy 500 gram, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.

Thanh Nhiệt Lương Huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150 gram, cúc hoa 12 gram, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày).

Chữa Kiết Lỵ: Lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm một ít, nấu nhỏ lửa trong nhiều giờ, lấy nước uống trong ngày.

Trị Tiểu Đường: Rau muống đỏ 60 gram, râu ngô 30 gram, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.

Trị Bệnh Trĩ: Lấy 100 gram rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120 gram đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày hai lần, mỗi lần 100gram.


Gần đây, y học hiện đại còn chứng minh, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A..., những người cao tuổi ăn rau muống ngày hai bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.


Theo HNM/Afamily


Rau Muống Thanh Nhiệt, Giải Độc


Rau muống là loại rau quen thuộc trong mùa hè. Ngoài công dụng là thực phẩm ngon miệng, giải nhiệt, rau muống còn có tác dụng giải độc, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,...

Rau Muống Thanh Nhiệt

Rau Muống Thanh Nhiệt

Rau muống còn có tên khác là bìm bìm nước, thuộc họ bìm bìm, được trồng trong các ao hồ, ruộng nước, những nơi đất ẩm. Thân rỗng, dày, có nhiều đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá màu lục, hình đầu mũi tên. Hoa màu trắng hay hồng tím, ống hoa màu tím nhạt, hình cái phễu. Quả hình cầu. hạt có lông, màu hung.

Theo nghiên cứu, trong rau muống có 92% là nước, 3,2% prôtít, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cũng rất cao, chủ yếu là canxi, sắt, và các vitamin C, B1, B2, PP,... Trong rau muống đỏ có chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên.

Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, cầm máu...


Rau Muống Được Sử Dụng Trong Chữa Trị:

Trẻ Nóng Nhiệt Ra Nhiều Mồ Hôi: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.


Sốt, Khó Thở: Rau muống, mướp đắng, hai thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp lên ngực hoặc trán sẽ giảm sốt và khó thở.


Mụn Nhọt: Rau muống tươi giã nát với mật ong vừa đủ. Ðánh nhuyễn đắp vào chỗ đau.

Đau Dạ Dày Với Triệu Chứng Nóng Ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói sẽ khỏi các triệu chứng trên.

Nhuận Tràng: Dùng rau muống luộc, xào, hoặc nấu canh ăn hàng ngày.

Rôm Sẩy, Mẩn Ngứa: Rau muống tươi một nắm to, rửa sạch nấu lấy nước xoa, rửa, tắm.

Nước Tiểu Đục: Rau muống tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống. Mỗi lần 30 - 50ml. Uống trong 5 - 7 ngày.

Hỗ Trợ Điều Trị Đái Tháo Đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.

Quai Bị Sưng Đau: Rau muống 200-400g, luộc ăn cả cái lẫn nước, có thể pha chút đường uống càng tốt.

Chữa Dị Ứng Bội Nhiễm Ngoài Da: Rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.

Chữa Say Sắn: Lấy một nắm rau muống giã nát vắt lấy 150ml nước để uống. Nếu sau khi uống mà không đỡ phải đến cơ sở cấp cứu ngay.




Cây rau muống được trồng ở khắp nước ta dùng làm rau ăn. Ngoài cộng dụng làm rau ăn, rau muống còn là một vị thuốc quý, có nhiều tác dụng, được cha ông ta dùng để chữa một số bệnh thường gặp:

Rau muống làm mất tác dụng của những thuốc đã uống và nhất là dùng để giải các chất độc, bằng cách: Rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.

Vào mùa hè thời tiết nắng nóng, làm việc mất nhiều mồ hôi, dùng rau muống và chanh làm thuốc giải nhiệt rất tốt, bằng cách: rau muống một bó đem rửa sạch, đun nước sôi rồi cho rau vào luộc. Dùng nước luộc rau vắt mấy lát chanh, nêm ít gia vị để dùng.

Với những vết thương, vết mổ sâu ăn rau muống hằng ngày kích thích sinh da, chóng đầy miệng vết thương. Tuy nhiên những trường hợp có cơ địa sẹo lồi không nên dùng trong thời gian chưa liền sẹo.

Thân rau muống được dùng giã nát với lá mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên ngực hay trán những người bị sốt để hạ sốt.

Rau muống còn dùng để chữa dị ứng, nhiễm trùng ngoài da bằng cách: rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, dùng nước vừa ấm rửa chỗ thương tổn.

Ngoài ra, rau muống được giã để lấy nước uống có tác dụng bổ sung chất khoáng và vitamin C cho cơ thể và kích thích sinh tạo máu và tế bào mới.

Rau muống có nhiều ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại dương. Đặc biệt đây là món ăn rất phổ biến và quen thuộc của người dân nước ta. Ca dao Việt Nam đã có câu: “Anh đi anh nhớ quê nhà; Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”.

Rau muống có hai loại trắng và tía, mỗi loại có đặc tính riêng. Cả hai loại có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước. Theo y học cổ truyền, rau muống còn là một vị thuốc có thể chữa được nhiều căn bệnh.

Công dụng của rau muống theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền phương Đông, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh). Vào các kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón, thạch tín (?), khuẩn độc hoặc do côn trùng, rắn rết cắn. Tên chữ Hán là Úng thái, Không tâm thái, Thông thái... Tên khoa học Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Khoai lang Convolvulaceae.

Một số cách dùng cụ thể

Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng và chữa bệnh. Xin giới thiệu một số công dụng cụ thể sau:

Thanh nhiệt giải độc mùa hè: Luộc rau muống đúng cách (nước sôi cho ít muối, để sôi lại mới cho rau vào đảo đều), bấm cuống thấy mềm, vớt ra rổ thưa, rải rời cho ráo nước. Chấm tương hoặc nước mắm chanh ớt ăn với cà pháo muối nén. Nước luộc để nguội vắt chanh. Đây là một món ăn bài thuốc dùng cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, người táo bón, tiểu đục, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, phòng còi xương cho trẻ (lấy nước luộc rau muống nấu bột).

Thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, Cúc hoa 12g, nước vừa dùng, đun sôi lửa to 20 phút. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường.

Đau đầu trong trường hợp huyết áp cao: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm (tuy nhiên không thể dùng thường xuyên, lâu dài để chữa bệnh cao huyết áp thay thuốc đặc hiệu).

Chứng kiết lỵ thường xảy ra vào mùa hè thu, ban đầu bị tiêu chảy do thấp nhiệt, sau chuyển sang kiết lỵ - phân có chất nhầy, màu đỏ trắng, đau thắt bụng. Lấy 400g cọng rau muống tươi, thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu với nhiều nước, để lửa nhỏ trong vài giờ rồi uống.

Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.

Say sắn, ngộ độc sắn (khoai mì): Dùng một nắm rau muống rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 100g rau muống cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g, trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.

Giải các chất độc trong thức ăn (ngộ độc thức ăn) do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc lá ngón, thạch tín (?). Giã rau muống tươi lấy nước cốt uống ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian đã được ghi lại trong nhiều sách thuốc. Ngày nay, ta chỉ nên dùng phương pháp này để sơ cứu tức thời nhằm hạn chế độc tính, sau đó phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu tích cực vì những chất nói trên rất độc và dễ gây tử vong.

Các chứng bệnh chảy máu như chảy máu cam, ho nôn ra máu; Tiêu tiểu ra máu, trĩ, lỵ ra máu... Giã rau muống, uống nước cốt hoặc thêm đường hay mật ong.

Sản phụ khó sinh: Giã rau muống lấy nước cốt hòa ít rượu cho uống.

Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g; Hoa dâm bụt trắng 250g hầm với thịt heo hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.

Phù thũng toàn thân do thận, bí tiểu tiện: Rau muống 1 nắm, râu ngô 12g, rễ tranh 12g; Sắc nước uống một lần. Hoặc rau muống 1 bó, rửa sạch, thái nhỏ. Gà vàng (lông vàng, chân vàng, da vàng) một con làm sạch, bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con. Trong sách có dặn cố gắng làm sạch nhưng hạn chế rửa nhiều nước.

Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g. Nấu nước uống (Dùng rau muống tía tốt hơn rau muống trắng).

Quai bị: Rau muống 200-400g luộc kỹ, ăn cả rau lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau.

Chứng đẹn trong miệng hoặc lở khóe miệng ở trẻ em: Rau muống tươi 100g, củ hành lá 50g, nấu canh, nêm muối vừa ăn.

Lở ngứa, loét ngoài da, zona (giời leo): Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa thật sạch với ít nước muối, giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Rắn giun (loài rắn chỉ bằng con giun đất), ong cắn: Lấy rau muống tía 7 cái (?) giã nhuyễn, vắt nước uống, bã đắp vào vết cắn.

Rôm sẩy, mẩn ngứa; Sởi, thủy đậu ở trẻ em: Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm.

Có một tài liệu còn đề cập đến công dụng phòng chữa liệt dương của rau muống. Phải chăng là do vai trò của các acid amin trong rau muống tạo ra, chẳng hạn Arginine với tác dụng tăng NO nội sinh?

Liên hệ Tây y, vì rau muống giàu caroten, vitamin C, sắt và calci nên ta có thể dùng rau muống khi bị thiếu các chất này.

Những trường hợp dùng rau muống phải thận trọng

- Huyết áp thấp; Huyết áp cao, nhịp tim chậm.

- Suy nhược nặng, hư hàn.

- Với vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, rau muống có thể làm sẹo lồi xấu.

- Đang uống thuốc Đông y, nếu ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Chú thích ảnh: Rau muống có thể phòng còi xương cho trẻ.


Tác dụng của rau ngót 

Tác dụng của rau muống

Tác dụng của lá mùi tàu

Tác dụng của cây cỏ mực

Tác dụng của cây huyết dụ

Tác dụng của cây tía tô

Tác dụng của cây nhân trần

Tác dụng của cây đinh lăng


(ST).


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý