Công dụng chữa bệnh của nhân sâm

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Công dụng chữa bệnh của nhân sâm

18/04/2015 09:04 PM
883

 Từ thời xa xưa trong lịch sử Trung Quốc, Nhân sâm được coi là loại thuốc thần hiệu trị nhiều bệnh, quý và hiếm. Thường được vua chúa dùng để phòng và chữa bệnh. Ngày nay, khoa học hiện đại  nghiên cứu và cho kết quả: Nhân sâm chứa tới 15 yếu tố vi lượng, giúp gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện, có tác dụng chống lão hóa tế bào, kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh.

Là loại thuốc bổ được nhiều người tin dùng.Nhờ công nghệ khoa học kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, giá nhân sâm phù hợp với tất cả mọi người nên nhân sâm không còn xa lạ với mọi người, Nhân sâm có mặt trong rất nhiều các sản phẩm dinh dưỡng cũng như bảo vệ sức khỏe như rượu, đường sữa, bánh kẹo... Về mặt tác dụng của nhân sâm đã được chứng minh từ y học cổ đại cho đến nay, tuy nhiên nhân sâm không phải là thần dược. Nhân sâm cũng là thuốc, đã là thuốc không phải muốn dùng thế nào cũng được và không phải ai cũng có thể dùng được. Thể trạng và bệnh tình của mỗi người khác nhau, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Nhân sâm có ở nhiều nước Trung quốc, việt  nam, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật ..., nhưng sâm trồng xứ Cao Ly (Hàn Quốc) được đánh giá là tốt nhất.Người ta đã thử lấy giống sâm Hàn Quốc đi trồng ở nơi khác với cấu tạo đất và điều kiện khí hậu tương đương (sâm Hoa kỳ) nhưng vẫn không có được sản phẩm tốt tương đương. Người dân Hàn Quốc gọi Nhân sâm là insam – “thứ dễ thần bí”, “thuốc tiên bí ẩn cho cuộc sống bất diệt”. Ngày nay, Công nghệ trồng trọt nâng cao làm tăng năng suất cho nhân sâm, cũng như tăng giá trị sử dụng của nhân sâm. Tuy nhiên, Sâm núi mọc hoang dã ở các khe núi còn gọi là sơn sâm có giá trị hơn nhiều so với nhân sâm được trồng, cao gấp hơn 30 lần. Giá của mỗi củ phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tuổi thọ, kích thước, màu sắc, vị trí phát hiện...

Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như :

- Gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện. 

- Tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới. Do đó người xưa cho rằng sâm là vị thuốc “cải lão hoàn đồng”.

- Kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh.

Gần đây, y học hiện đại đã chứng minh thêm các tác dụng của nhân sâm trong hạ đường huyết (phòng chống bệnh tiểu đường), tuy nhiên, y học cổ truyền cho rằng mỗi người bệnh thuộc thể bệnh riêng nên việc dùng nhân sâm phải hết sức linh hoạt và cần khéo léo khi phối hợp với một số vị thuốc khác.

Tên thuốc: Radix Ginseng. Nhân sâm, Vị thuốc quý của y học cổ truyền, Tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể, chống lão hoá, tăng cường sức đề kháng,  Radix Ginseng, Họ Ngũ Gia Bì, Kích thích tâm thần

Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey

Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)

 Bộ phận dùng: rễ (củ).Củ sắc vàng, nâu mềm, vỏ màu vàng có vân ngang, thẳng không nhăn nheo, cứng chắc, mùi thơm đặc biệt.

Phân loại sâm Cao Ly:

1. Dưới 20 chỉ - một cân ta (600g).

2. 50 - 60 chỉ.

3. 70 - 80 chỉ.

4. Đại vĩ sâm.

5. Trung vĩ sâm.

6. Tiểu vĩ sâm.

Ở Trung Quốc có Tu hồng sâm, Tiểu hồng sâm, đã di thực thành công cây tây dương sâm (Panax quin - quefolium L) là thứ tốt nhất ở Bắc Mỹ.

Tính vị:   vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.

Quy kinh: Vào kinh  Phế, thông 12 kinh lạc.

Tác dụng: làm thuốc đại bổ ích nguyên khí

Chủ trị: Dùng sống: tả hoả. Tẩm sao: bổ tân dịch, bổ nguyên khí (nhất là ở Phế  ) thần kinh suy nhược.

- Hội chứng suy sụp do khí cơ bản hư nặng, mất máu nặng, nôn nặng hoặc ỉa chảy nặng biểu hiện như ra mồ hôi, lạnh chân tay, thở nông và mạch yếu, mờ: Dùng Nhân sâm một mình hoặc phối hợp với Phụ tử trong bài Sâm Phụ Thang.

- Tỳ, vị kém biểu hiện như kém ăn, mệt mỏi, đầy thượng vị và bụng, phân lỏng: Dùng Nhân sâm với Bạch truật, Phục linh và Cam thảo trong bài Tứ Quân Tử Thang.

- Thiếu khí ở phế biểu hiện như thở nông, ra mồ hôi trộm và mệt mỏi: Dùng Nhân sâm với Cáp giới (Tắc kè) trong bài Nhân Sâm Cáp Giới Tán.

- Tiểuđường hoặc kiệt khí và dịch cơ thể do bệnh do sốt gây ra biểu hiện như khát, ra mồ hôi, kích thích thở nông và mạch yếu: Dùng Nhân sâm với Mạch đông và Ngũ vị tử trong bài Sinh Mạch Tán. Nếu kèm với sốt,  dùng Nhân sâm với Thạch cao và Tri mẫu trong bài Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang.

- Kích thích tâm thần biểu hiện như trống ngực, lo lắng, mất ngủ mơ ngủ và quên: Dùng phối hợp nhân sâm với toan táo nhân và đương qui dưới dạng qui tì thang.

- Bất lực và ở đàn ông hoặc ở phụ nữ: Dùng một mình nhân sâm hoặc phối hợp với lộc nhung và từ hà xa (nhau thai).

Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.

Cánh chế biến:

Theo Trung Y : Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho vừa mềm, thái lát mỏng một ly (dùng sống). Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, bắc chảo ra ngay, đảo thêm một lúc là được.

Sau khi bào chế có thể tán bột mà uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.

Bảo quản: đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.

Kiêng ky: phụ nữ mới đẻ huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.

Không dùng Nhân sâm với Lê lô, Ngũ linh chi và Tạo giáp.

Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm mang tên Sâm: từ trà Sâm đến Sâm nguyên củ, từ rượu bổ Sâm đến nhiều loại thuốc chứa Sâm… Điều người tiêu dùng quan tâm là Sâm thật, Sâm giả, Sâm tốt nhiều, Sâm tốt ít…. Vì thế xin được hỏi: Sâm bổ như thế nào? Có bao nhiêu lọai Sâm? Ai dùng cũng được hay có kiêng kỵ gì không?

 


Từ xa xưa, Sâm đã được sử dụng như là phương thuốc thần hiệu trị được nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của đông y, đó là Sâm, nhung, quế, phụ. Vào thế kỷ thứ 16, danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc đã thí nghiệm tác dụng của Sâm bằng cách xem nhịp thở của hai người cùng chạy vài dặm đường. Kết quả, người có ngậm Sâm thì nhịp thở vẫn bình thường (nghĩa là cơ thể không mệt) trong khi người không ngậm Sâm thì nhịp thở dồn dập…

Ngày nay các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của Sâm rất đa dạng như :

- Gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện.

- Tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới. Do đó người xưa cho rằng Sâm là vị thuốc “cải lão hoàn đồng”.

- Kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh.

Theo PGS Nguyễn Viết Tựu thì Sâm không có giá trị cung cấp năng lượng và các chất liệu để bồi bổ cơ thể mà đóng vai trò một chất xúc tác vạn năng, một “điều phối viên” sẵn sàng làm nhiệm vụ điều hoà một khi các chức năng bị suy giảm, rối loạn, nhất là vào những “thời điểm nguy hiểm” để lập lại sự cân bằng, duy trì sự ổn định các chức năng của cơ thể. Vì thế người còn trẻ chưa nên dùng Sâm.

CÓ BAO NHIÊU LOẠI Sâm?

Sâm trồng tại xứ Cao-Ly (Triều Tiên) được đánh giá là tốt nhất. Người ta đã thử lấy giống Sâm Hàn Quốc đi trồng ở nơi khác với cấu tạo đất và điều kiện khí hậu tương đương (Sâm Hoa kỳ) nhưng vẫn không có được sản phẩm tốt tương đương.

Sâm tốt là nhân Sâm Triều Tiên (Panax Ginseng C.A.Meyer) được thu hái từ năm thứ sáu, khi hái không làm rễ bị đứt. Hai loại nổi tiếng nhất là:

- Hồng Sâm: là những củ Sâm to nhất, màu trắng ngà còn nguyên rễ nhỏ, màu đẹp, giống hình người (vì thế có tên là nhân Sâm). Hồng Sâm lại chia làm nhiều loại theo trọng lượng.

- Bạch SâmSâm tốt nhưng không đạt tiêu chuẩn như hồng Sâm.

Ngoài ra còn có Sâm của nhiều nước khác trên thế giới như Liên xô (cũ), Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa kỳ… Tại Việt Nam, có hai loại Sâm được sắp vào loại Sâm thật, đó là Sâm Việt Nam (Panax Vietnamensis) còn gọi là Sâm K5 và Sâm Tam thất (Panax pseudogingseng) mà các sản phẩm đặc chế từ hai loại Sâm này đang được nhiều người tín nhiệm.

CÁC DẠNG THUỐC Sâm

Ngoài sản phẩm hàng đầu là Sâm củ, Hàn quốc tận dụng thế mạnh để sản xuất nhiều dạng thuốc chứa Sâm như Sâm lát (ngậm hoặc pha trà), trà Sâm (hoà tan), thuốc bổ đa sinh tố kết hợp với Sâm, rượu bổ Sâm… Ngoài ra còn có các thức ăn bổ dưỡng (health food) chứa Sâm.

Việt Nam cũng khai thác rất nhiều các loại thuốc chứa Sâm như Sâm nhung đại bổ, Sâm qui tinh, đại bổ trường sinh tửu, Sâm kỳ bá bổ tinh, Sâm nhung kiện lực….

NHỮNG VỊ THUỐC MANG TÊN Sâm

Trên thị trường có rất nhiều dược liệu mang tên Sâm nhưng thật ra không mang những dược tính của Sâm và thường được dùng như là thuốc bổ trong y học dân tộc.

- Đảng Sâm: thuộc họ hoa chuông (Camparulaceae) trong khi nhân Sâm thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae), được xem là có thể thay thế nhân Sâm nhưng giá lại rẻ.

- Sâm bố chính: thuộc họ bông vải (Malvaceae) có rễ giống hình người dễ nhầm với nhân Sâm.

- Thổ cao ly Sâm: thuộc họ rau răm (Fortulacaceae).

- Huyền Sâm, sa Sâm….

Nhìn chung có rất nhiều vị thuốc mang tên Sâm nhưng lại thuộc nhiều họ thực vật khác nhau, có thể có củ giống hình người như nhân Sâm nhưng tính chất dược lý không giống hoặc chỉ giống một phần…

“YẾU TỐ PHÁP LÝ” CỦA Sâm

Từ xưa đến nay, Sâm vẫn được xem là loại thuốc quí, vì thế có rất nhiều loại thuốc thích kèm thêm tên “Sâm” trong công thức để có giá trên thị trường. Những hình thức sau đây được xem là lừa dối người tiêu dùng:

- Bao bì vẽ hình nhân Sâm nhưng thực chất không phải là nhân Sâm.

- Trong công thức có nhân Sâm nhưng hàm lượng không đạt theo tiêu chuẩn Dược điển (40 mg hoạt chất định chuẩn Ginsenosid G115 tương đương 200mg nhân Sâm loại Panax ginseng).

Vì thế, nhiều sản phẩm có Sâm được phép lưu hành trên thị trường đều ghi rõ loại Sâm và hàm lượng trong thành phần công thức như: Ginsana G115 (Panax ginseng C.A. Meyer 100mg), Homtamin Ginseng (định chuẩn 40mg Korea Ginseng), Meko Pharmaton (40mg Panax Ginseng), Korea Ginseng Antler Extract Capsule (156mg tinh chất nhân Sâm), Pharmaton (Ginseng G115 40 mg)…

Còn các loại Sâm trôi nổi trên thị trường, ngoài cảm quan “có mùi Sâm”, thì “có trời mới biết” đó là loại Sâm nào, bao nhiêu tuổi và hàm lượng tinh chất còn lại…

VÀI LƯU Ý KHI DÙNG Sâm

Không cứ Sâm mà cái gì cũng vậy, “bổ” không có nghĩa là “không bổ ngang thì cũng bổ dọc” với tất cả mọi người ai cũng như ai, bởi dùng không cẩn thận có người sẽ “bổ ngửa” chứ chẳng chơi.

Theo Đông y, nhân Sâm thường kết hợp với một vài bài thuốc làm thức ăn bổ dưỡng cho người huyết áp thấp để làm tăng huyết áp. Vì vậy người cao huyết áp cũng như những người trẻ tuổi cần thận trọng khi sử dụng nhân Sâm.

Cũng theo Đông y, Sâm có tính hàn (lạnh). Vì vậy, những người yếu do “cảm mạo phong hàn”, đau bụng do “lạnh bụng”… không được cho dùng nhân Sâm. Dân gian đã có câu chuyện về ông thầy lang đọc sách thuốc không đến nơi đến chốn và “phúc thống phục nhân Sâm…” (“đau bụng cho uống nhân Sâm…”) khiến bệnh nhân “tắc tử” – để cảnh báo chúng ta cũng là vì lẽ vậy.


Nhân sâm có mặt tốt là một loại thuốc bổ dưỡng, làm cho cường tráng cơ thể, lại có một phản ứng phụ rất đáng chú ý, mười đối tượng sau đây cần kiêng dùng:

1. Người bị thường phong cảm mạo, phát sốt:

Khi bị cảm mạo, bất kể là do cảm nhiễm virút hay nhiễm vi khuẩn gây nên, đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu, để trừ bỏ ngoại tà. Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Cho nên người cần phải uống dài ngày Nhân sâm thì trong thời gian bị cảm mạo cần phải tạm thời ngừng không uống.

2. Những người bị bệnh gan mật cấp tính:

Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, xuất hiện đau sườn, đau bụng, hoàng đản, phát sốt, thì đó đều là gan mật bị thấp nhiệt tăng chứa làm trở ngại, vì thế khí không lưu thông thanh thoát được. Trị liệu là lấy thanh lợi thấp nhiệt, lí khí đạo trệ làm chính. Nếu uống Nhân sâm thì sẽ lại trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, làm cho chứng bệnh nặng thêm.

3. Những người viêm dạ dày và ruột cấp tính, bị nôn mửa, đau bụng, đi ngoài:

Bệnh này thuốc thấp nhiệt tích trệ. Trị liệu cần tiêu thực đạo trệ, hoà vị thanh trường, không nên ăn bồi bổ, càng không nên dùng nhân sâm lúc này, nếu không, dạ dày và ruột càng bị lấp nhét thêm làm cho bệnh tình nặng lên chứ không ích bổ gì.

4. Những người bị viêm loét bốc dạ dày cấp tính và xuất huyết:

Đau dạ dày là chứng viêm loét ở bộ phận dạ dày, dịch vị ra quá nhiều, dạ dày bị co giật gây nên. Trung y gọi là do khí trệ vị hoá mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị cần phải lý khí hoà vị, lương huyết chí huyết. Thế mà Nhân sâm thì lại bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, thì như vậy rất khó làm giảm và làm hết đau.

5. Những bệnh giãn phế quản, bị lao, ho ra máu:

Khi bệnh cảm nhiễm giãn phế quản, bị lao… thường có ho ra máu, trong đờm có máu, bị ho, có người sốt nhẹ, xuất huyết, biện chứng trong Trung y là âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Trị liệu cần phải tư âm giáng hoả, lương huyết chỉ huyết. Vậy mà nhân sâm có thể làm thương âm động hoả, càng làm hiện tượng nôn ra máu trở nên nặng thêm.

6. Những người cao huyết áp:

Đầu váng mắt mờ, mắt đỏ tai ù, nôn nóng hấp tấp, cuống cuồng, dễ nổi nóng, mạch huyền, đó là can dương lên cao, can hoả viêm tấy lên. Trị liệu cần phải bình can tiền dương, thanh tiết can hoả. Nhân sâm thì có cả 2 tác dụng đối với huyết áp: Liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn thì làm hạ huyết áp. Nhưng nói về mặt lâm sàng, Nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hoả, hơn nữa liều thuốc rất khó nắm vững được, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống.

7. Những thanh niên hay bị di tinh, bị xuất tinh sớm:

Phần lớn là do gan thận tương hoả vượng thịnh, âm hư là nhiều, thuỷ không dưỡng hoả. Nhân sâm có tác dụng như sex hormon, thúc đẩy kích thích tố tình dục có tác dụng nâng cao cơ năng sinh dục, những thanh niên bị di tinh và sớm xuất hiện, thường rất nhạy cảm và bị kích thích mạnh về tình dục, uống Nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng di tinh và xuất tinh quá sớm.

8. Những người có bệnh về hệ thống miễn dịch:

Các bệnh tự thân miễn dịch như ban đỏ, mụn nhọt, viêm khớp loại phong thấp, bệnh da cứng, phần nhiều thanh niên hay mắc, trong đó nữ thanh niên bị mắc nhiều hơn, thấy nhiều ở những người bị âm hư hoả vượng, bị ức chế miễn dịch của tế bào và miễn dịch của các chất lỏng trong cơ thể lên cao. Nhân sâm có thể tăng cường miễn dịch, làm cho kháng thể tăng lên nhiều, do đó kích thích kháng hạch kháng thể hoạt động, như vậy không thích hợp với những bệnh nói trên, vì thế những người bị bệnh đó không nên dùng.

9. Phụ nữ ở thời kỳ mang thai:

Trong trường hợp bình thường, những người mang thai không cần phải uống thuốc gì cả. Nếu uống Nhân sâm vào, thành phần của Nhân sâm sẽ có thể thông qua tuần hoàn huyết dịch được thai nhi hấp thu một phần, làm tăng thêm thai hoả, rất bất lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.

10. Những trẻ nhỏ dưới 14 tuổi

Cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ trong thời kỳ sinh trưởng), âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên sử dụng Nhân sâm để làm bổ dương khí của chúng. Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển, đó là điều rất nên tránh đối với trẻ nhỏ để tránh cho tuyến sinh dục sớm thành thục. Những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 năm, lại càng cần kỵ uống Nhân sâm, ngay kể cả thanh niên cũng không nên uống nó làm gì nếu không có chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ Trung y.


Tác dụng phòng và chữa bệnh của Sâm Hàn Quốc

: (trích từ bài nói của tại Hội thảo về Sâm Hàn Quốc của Tiến sĩ khoa học-PGS.Đại Học Dược khoa Vacxava, Balan - NGUYỄN THỚI NHÂM ngày 26/3/2008 tại thành phố Hồ Chí minh.

- Về Y học cổ truyền: "Thần Nông Bản Thảo" là cuốn dược thư đầu tiên của Trung Quốc sọan vào đời hậu Hán, thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, sau đó được Tào Hùng Chính chỉnh lý năm 452-536, một số Dược thư cổ của Hàn Quốc đều viết về tác dụng của Nhân Sâm như sau: Nhân sâm giúp tăng cường phục hồi chức năng 5 cơ quan nội tạng (não, tim, gan, thận, bộ phận sinh dục). Bình ổn trạng thái tinh thần, kích thích ăn ngon, làm sáng mắt, tăng sự minh mẫn và khả năng ghi nhớ, giải độc, dùng dài ngày giúp kéo dài tuổi thọ.

- Về mặt Tây Y hiện đại: các nhà khoa học đã xác nhận cơ chế phòng chữa bệnh của Nhân sâm là phục hồi sự suy giảm các chức năng của sự sống trở về bình thường. Sự suy giảm này gây ra bởi rất nhiều lọai stress, sự kiệt sức, sự suy nhược và môi trường sống (S.shibata, Hội thảo quốc tế về Sâm tháng 4/1989 tại Tokyo, Nhật Bản). Với cơ chế trên ta thấy Tây Y đã khớp với Đông Y về tác dụng chữa "bá bệnh" của Nhân Sâm! Đông Y thì dựa vào kinh nghiệm sử dụng dân gian và chữa bệnh của các Lão y hàng ngàn năm, còn Tây Y thìthử nghiệm trên súc vật với các máy móc hiện đi và thử nghiệm lâm sàng trên người hàng trăm năm qua. Ở Hàn Quốc sự nghiên cứu về dược lý thực nghiệm của Hồng Sâm Hàn Quốc được tiến hành từ thập niên 60 từ thế kỷ trước. Dưới đây là các tác dụng chữa bệnh chính của Hồng Sâm Hàn Quốc.

* SÂM HÀN QUỐC KHÔNG CÓ ĐỘC TÍNH CẤP, BÁN TRƯỜNG DIỄN VÀ TRƯỜNG DIỄN:

Kể cả các họat chất đơn chất Ginsenozit của nó. Không có bất cứ một tác dụnh phụ đô hại nào. Người ta thử nghiệm độc tính về sinh sản và di truyền với bột Hồng Sâm Hàn Quốc trên súc vật cũng không thấy có độc tính.

* TÁC DỤNG TĂNG LỰC, TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG CƠ THỂ, TĂNG SỨC BỀN, GIẢM MỆT MỎI THỂ CHẤT, RÚT NGẮN THỜI GIAN PHỤC HỒI SAU KHI VẬN ĐỘNG QUÁ ĐỘ:

Có 2 thử nghiệm nổi tiếng được ghi vào sử sách: bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, danh y Trung Quốc vào thế kỷ 16 có ghi cách thử Nhân Sâm bằng cách cho 2 người cùng chạy, một người có ngậm Nhân sâm và một người không. Sau khi chạy khỏang 3-5 dặm, người không ngậm sâm thở mạnh, mệt mỏi, còn người ngậm Sâm vẫn bình thường. Năm 1948, tại Viadivostok nhà dược lý học người Nga Brekhman thực hiện một thí nghiệm nổi tiếng: cho 100 quân nhân chạy 3km, một nửa số người ngậm Nhân sâm giả chạy về chậm trễ hơn một nửa số người ngậm Nhân sâm thật từ 53 giây đến 45 phút... Rất nhiều thử nghiệm so sánh tương tự trên người vận hành vô tuyến, tr6en các y tá trực phiên, trên những người hòan toàn khỏe mạnh v.v... Kết quả đều cho thấy rõ tác dụng tốt này của Sâm Hàn Quốc.

Tác dụng này rất tốt và thích hợp cho những người lao động chân tay, và trí óc, các vận động viên thể dục thể thao, bóng đá mà không bị Quốc tế cấm, lái xe, cho người sau phẫu thuật, đang điều dưỡng bệnh người lớn tuổi tăng tuổi thọ...

* TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG:

Sâm Hàn Quốc hiện tác dụng theo 2 hướng kích thích và ức chế. Tác dụng cải thiện trí nhớ, gia tăng khả năng tư duy, minh mẫn, cải thiện thị giác, thính giác. Tác dụng giải lo âu, sợ hãi và chống trầm cảm.

Tác dụng này rất tô và thích hợp cho những người lao động trí óc, thầy giáo, nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, các nhà kinh doanh...

* TÁC DỤNG TRÊN HỆ TUẦN HOÀN MÁU, TIM MẠCH:

Gia tăng sự co bóp cơ tim, giản mạch ngọai biê. Phục hồi tuần hòan máu nãoo bệnh nâhn thiểu năng mạch máu não (thử nghiệm trên 200 bệnh nhâ). Gia tăng tuần hòan máu trong gan, lách, dạ dày, thậ. Làm taăng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu cho những người thiếu máu thường xảy ra ở người già và phụ nữ.

Tác dụng làm giảm hàm lượng cholesteron tòan phần, giảm bệnh cao lipit và triglycerit, làm tăng HDL cholesteron có lợi.

Tác dụng hạ đường huyết, kích thích sự tiết Insulin từ tuyến Tụy.

Đối với bệnh cao huyết áp, sâm Hàn Quốc có tác dụng điều hòa huyết áp, nếu bị huyê áp cao thì nó làm giảm xuống, nếu bị huyết áp tấhp thì nó nâng lên, hướng tác dụng này mạnh hơn hướng giảm. Có người cho rằng bị bệnh cao huyết ápkhông nên dùng sâm Hàn Quố là một nhận thức sai, chỉ tạm ngưng không dùng sâm khi huyết áp đang ở mức quá cao.

Tác dụng phòng ngừa và làm tan huyết khối (cụ máu đông) của Sâm Hàn Quố cngày càng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứunhiều vì nó là nguêyhân chính gây ra bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, xơ gan... gây tỉ lệ tử vong cao, không chỉ ở người cao tuổi mà những năm gần đâycho thấy tuổi trung niên và giới trẻ cũng xuất hiện hiều. Do vậy, người dùng sâm Hàn Quốc thường xuyên ngừa được sự tạra huyết khối tức là phòng ngừa được các bệnh trên.

* TÁC DỤNG ĐỐI VỚI UNG THƯ:

 Đã từ lâu người ta biết sâm Hàn Quốc có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các tế bào ung htưo các Ginsenozit, trong đó có 2 Ginsenozit Rh2 và 20 (S) Ginsenozit Rg3 có tỷ lệ 1/200.000 và 3/100.000) nên đã hạn chế sự thử nghiệm. Trong hơn 10 năm gần đây với khoa học kỹ thuật hiện đại, người ta đã chiết được 1 số lượng lớn chất này (quy mô công nghiệp) nên các nước Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc đã làm thử nghiệm trên quy mô lớn đã có hàng ngàn báo cáo thử nghiệm trên sức vật, lâm sàng trên người và đã xác nhận hiệu quả của chúng ưc chế sự sinh trưởng của chúng trên các tế bào ung thư và chốnqg lại sự di căng của chúng.

GRh2 đã thử nghệim c1o hiệu quả ức chế trên 80% tế bào u hắc sắc tố (melanoma) ung thư vú, buồng trứng, ung thư gan, phổi, xương, tuyến tụy, ung thư kết trà, ung thư máu, tuyến tiền liệt... GRh2 giúp cho bệnh nhân xạ trị tăng nhanh miễdịch cơ thể, phục hạch cầu bị giảm nhanh trở về bình thường.

Các nhà khoa học Trung Quốc đạt thành công lớn trong việc sản xuất hợp chất 20 (S) GRh3 hòan tất các thử nghiệm về dược lý, lâm sàng, chất này trong phòng chống ung thư, nâng cao miễn dịch cơ thể, bảo vệ gan tế bào thần kinh não, chống huyết khối và chống mệt mỏi rất tốt. Năm 2000 đã được cục quản lý dược Quốc gia cấp giấy chứng nhận một thúôc mớI Đông Y chống ung thư của Thế kỷ mới.

* TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA VÀ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CƠ THỂ:

Đây là một tác dụng quan trọng của Sâm Hàn Quốc. năm 1990 và 1994 G.Scalione và cộng sự chứng minh tác dụng diề ubiến miễn dịch của sâm Hàn Quốc trên lâm sàng, tác động kích thích sự miễn dịch tế bào.

Sâm Hàn Quốc làm gia tăng sự tạo thành kháng thể sơ cấp và thứ cấp của tế bào Hồng cầu, làm tăng họat tính tế bào tự nhiên, làm gia tăng sự sinh sản Tnterferon, gia tăng số lượng bạch cầu, và tiểu cấu do đó đưa đến tăng sức đề kháthể chốnqg lại các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virut, cải thiện thể trạng bệnh nhân bị ung thư, nhất là bệnh nhân sử dụng hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư.

* TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN, GIẢI ĐỘC, CHỐNG OXY HÓA VÀ LÃO HÓA TẾ BÀO:

Giáo sư Kim HC và cộng sự trường Đại học Kangwon, Hàn Quốc chứng minh Hồng sâm Hàn Quốc giải độc morphin trong gan.

Hồng Sâm Hàn Quốc cải thiện các triệu chứng lâm sàng vàng da, chán ăn đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt, nôn ói... và các chỉ số sinh hóa gan trong giai đọan đầu c Viêm gan siêu vi B và các bệnh bị gan mãn tính. Gia tăng sự chuyển hóa và đào thải rượu trong bệnh lý xơ gan do nghiện rượu.

Các GS Byung oon Han, Myung Hwan Pak (hàn Quốc) chứng minh Hồng sâm Hàn Quốc (các hợp chất phenoli và một số Ginsenozit Rb, Rb3, Rg1) cho tác dụng chống stress, oxy hóa và chống lão hóa tế bào rất mạnh, nó khử các gốc tự do sinh ra ở các tế bào kéo dài thời gian sống của tế bào, đặc biệt chất maltol có trong Hồng sâm Hàn Quốc.

* TÁC DỤNG HỌẠT ĐỘNG TÌNH DỤC, ĐIỀU HÒA NỘI TIẾT SINH DỤC:

Sâm Hàn Quốc gia tăng ham muốn và khóai cm tình dục, hổ trợ điều trị rối lọan cường dương. Thử nghiệm lâm sàng của bộ môn tiết niệu thuộc Khoa Dược trường Đại học Thần Hồ, Nhật Bản, Sâm Hàn Quốc không chỉ có hiệu quả cườ, tráng dương, mà còn có thể nâng cao khả năng tạo tinh trùng của nam giới, cũng như kích thích tinh trùng họat động.

Các giáo sư Nhật Bản đã nghiên cứu trong 3 năm cho những người thiếu tinh trùng dùng các thành phần được chiết xuất từ Sâm Hàn Quốc, kết quả cho thấy số lượng tinh trùng tăng 70,8%, về mặt di truy6èn của tinh trùng đạt 66,6%, phân tích tổng hợp hiệu quả phục hồi thụ thai đạt 58,3%. Đây là mộ tkết quả tốt của Sâm Hàn Quốc

Sâm Hàn Quốc giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh và hậu mãn kinh của phụ nữ.

* TÁC DỤNG TẠI CHỖ CỦA SÂM HÀN QUỐC:

Sâm Hàn Quốc được dùng chế kem thoa mặt, kem tòan thân (có thể phối hợp với các chất khác). Theo Stengel và listbarth, Sâm Hàn Quốc làm giảm khô da và giảm sự nhăn da ở đa số người lớn tuổi (68% ở lứa tuổi 71-90) Anguelskova và cộng sự nhận thấy kem thoa mặt chứa cao sâm hàn quốc tác dụng sinh học tốt đối với da, không có hiện tượng da không dung nạp hoặc quá nhạy cảm. Tuy nhiên một vài cá thể có những phản ứng dị ứng đvối ới sử dụng đường bôi và ngay cả đưởng uống nữa, do đó cần theo dõi khi sử dụng.

Từ thời xa xưa trong lịch sử Trung Quốc, Nhân sâm được coi là loại thuốc thần hiệu trị nhiều bệnh, quý và hiếm. Thường được vua chúa dùng để phòng và chữa bệnh. Ngày nay, khoa học hiện đại  nghiên cứu và cho kết quả: Nhân sâm chứa tới 15 yếu tố vi lượng, giúp gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện, có tác dụng chống lão hóa tế bào, kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh. Là loại thuốc bổ được nhiều người tin dùng.Nhờ công nghệ khoa học kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, giá nhân sâm phù hợp với tất cả mọi người nên nhân sâm không còn xa lạ với mọi người, Nhân sâm có mặt trong rất nhiều các sản phẩm dinh dưỡng cũng như bảo vệ sức khỏe như rượu, đường sữa, bánh kẹo... Về mặt tác dụng của nhân sâm đã được chứng minh từ y học cổ đại cho đến nay, tuy nhiên nhân sâm không phải là thần dược. Nhân sâm cũng là thuốc, đã là thuốc không phải muốn dùng thế nào cũng được và không phải ai cũng có thể dùng được. Thể trạng và bệnh tình của mỗi người khác nhau, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Nhân sâm có ở nhiều nước Trung quốc, việt nam, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật ..., nhưng sâm trồng xứ Cao Ly (Hàn Quốc) được đánh giá là tốt nhất.Người ta đã thử lấy giống sâm Hàn Quốc đi trồng ở nơi khác với cấu tạo đất và điều kiện khí hậu tương đương (sâm Hoa kỳ) nhưng vẫn không có được sản phẩm tốt tương đương. Người dân Hàn Quốc gọi Nhân sâm là insam – “thứ dễ thần bí”, “thuốc tiên bí ẩn cho cuộc sống bất diệt”. Ngày nay, Công nghệ trồng trọt nâng cao làm tăng năng suất cho nhân sâm, cũng như tăng giá trị sử dụng của nhân sâm. Tuy nhiên, Sâm núi mọc hoang dã ở các khe núi còn gọi là sơn sâm có giá trị hơn nhiều so với nhân sâm được trồng, cao gấp hơn 30 lần. Giá của mỗi củ phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tuổi thọ, kích thước, màu sắc, vị trí phát hiện...

Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như :

- Gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện.

- Tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới. Do đó người xưa cho rằng sâm là vị thuốc “cải lão hoàn đồng”.

- Kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh.

Gần đây, y học hiện đại đã chứng minh thêm các tác dụng của nhân sâm trong hạ đường huyết (phòng chống bệnh tiểu đường), tuy nhiên, y học cổ truyền cho rằng mỗi người bệnh thuộc thể bệnh riêng nên việc dùng nhân sâm phải hết sức linh hoạt và cần khéo léo khi phối hợp với một số vị thuốc khác.

Người bán thường tìm cách làm Nhân sâm giả hoặc Nhân sâm kém chất lượng rồi trộn với sâm thật, sâm tốt để kiếm lời. Vì vậy, phân biệt và lựa chọn được sâm tốt trên thị trường là một việc khá phức tạp.

Có rất nhiều loại Nhân sâm. Nếu căn cứ vào nguồn khai thác, có thể chia làm 2 loại là dã sơn sâm (mọc tự nhiên, còn gọi là sâm rừng), nguyên sâm (được gieo trồng, còn gọi là sâm vườn). Căn cứ vào nguồn gốc địa lý thì có sâm Trung Quốc (cát lâm sâm, liêu sâm), sâm Triều Tiên, Nhật Bản (Cao Ly sâm), sâm Mỹ (Tây Dương sâm), sâm Việt Nam (Ngọc Linh sâm)...

Nếu căn cứ vào cách thức chế biến thì có sinh sái sâm (loại để nguyên vỏ, rửa sạch đất cát rồi phơi khô), đại lực sâm (khi chế biến có nhúng vào nước sôi vài phút rồi lấy ra phơi khô), hồng sâm (loại bỏ rễ, râu sấy khô mà thành, còn gọi là thạch trụ sâm), bạch sâm (loại ngâm tẩm trong nước đường đặc, còn gọi là đường sâm), cáp bì sâm (trước tiên ngâm trong nước sôi, sau đó ngâm trong nước đường loãng)... Ngoài ra, còn có sâm trà, sâm lát, sâm viên nang..., tùy theo công nghệ bào chế. Bên cạnh những phẩm chất và công dụng chung, mỗi loại Nhân sâm lại có những đặc tính và năng lực riêng.
Nhận biết Nhân sâm rừng

Phân biệt và lựa chọn sâm tốt, Nhận biết Sâm giả, Mỗi loại sâm có đặc tính riêng, Sơn Sâm  mọc tự nhiên chất lượng tốt,Đây là loại sâm mọc hoang, chất lượng tốt. Rễ ngắn và thô, dài bằng hoặc ngắn hơn thân rễ một chút, thường có hai nhánh rễ chính, trông giống hình người, đầu trên có đường vằn ngang nhỏ và sâu, thân rễ nhỏ dài, thường từ 3-9 cm, phần trên uốn khúc gồ ghề, quen gọi là “rễ cổ nhọn”. Bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ và khá trơn bóng, thường gọi là “rễ tròn”. Rễ râu thưa thớt, dài gấp 2 lần rễ chính, dai, khó bẻ gãy, có nốt sần nổi lên rất rõ, được gọi là “trân châu điểm” hay “hạt trân châu”.

Nhân sâm rừng thường đắt và tốt hơn Nhân sâm trồng. Vì hai loại có hình dáng giống nhau nên người ta hay lấy sâm trồng giả mạo là sâm rừng. Cách phân biệt:

- Đầu rễ của sâm trồng hơi ngắn, bát rễ tương đối ít. Đầu rễ sâm rừng nhỏ dài, bát rễ sâu và dày, đầu rễ cong hình giống cổ nhọn, có rễ tròn.

- Thân của sâm trồng dài, phần vai có các vằn ngang hơi thưa, nông, không liên tục. Thân sâm rừng giống như thân hoàng tinh, dài bằng hoặc ngắn, nhỏ hơn, đầu rễ vằn, chỗ vai nhỏ mà sâu, màu đen, phần nhiều có hình xoáy ốc liên tục.

- Vỏ sâm trồng ráp và xốp giòn, còn vỏ sâm rừng mịn và chắc.

- Thân sâm trồng tương đối nhiều, thường từ 3 nhánh trở lên, trên dưới to nhỏ không đều. Thân sâm rừng chỉ có 1-2 nhánh, rất ít gặp loại có 3 nhánh.

-Râu sâm trồng không có nốt sần, hoặc có nhưng không rõ. Râu sâm rừng dài, dai và có nốt trân châu rõ.

Hồng sâm

Là loại sâm được chế biến bằng cách: chọn củ to, thường nặng 37 g, rửa sạch đất cát, choPhân biệt và lựa chọn sâm tốt, Nhận biết Sâm giả, Mỗi loại sâm có đặc tính riêng, Sơn Sâm  mọc tự nhiên chất lượng tốt, vào nồi chưng chín trong khoảng 2 giờ, sau đó sấy hoặc phơi khô. Sau khi chế biến thì tinh bột có trong rễ đã chín, khi khô có thể trong suốt như sừng, màu hồng, mùi thơm, vị ngọt hơi đắng. Thân sâm hình thoi hoặc gần như hình trụ, phần trên và dưới thót lại. Đầu sâm (tức cổ rễ) đôi khi nom như có vết sẹo của thân, rễ có thể phân nhánh trông như cánh tay, phần dưới có 2 hoặc 3 nhánh trông như chân. Toàn bộ củ sâm trông giống hình người nên gọi là Nhân sâm.

Hồng sâm Triều Tiên có hình trụ hoặc hình vuông tròn, rễ thô ngắn, dài 1,5-2 cm, đường kính trên dưới gần bằng nhau, phần lớn là đơn nhánh và rất ít rễ phụ, màu nâu đỏ hơi đục. Hồng sâm Trung Quốc bề mặt trong mờ, màu nâu hồng, thỉnh thoảng có đốm màu nâu sẫm đục, có khía dọc, vân và vết rễ nhỏ, phần trên có các vân tròn.

Hồng sâm Nhật Bản rễ hơi nhỏ hơn rễ sâm Triều Tiên, phần trên thường có màu vàng, vỏ ráp, đoạn giữa và dưới to thô hơn đầu trên, rễ phụ ngắn, thót lại, nhìn chung hình thể và màu sắc nằm giữa hồng sâm Triều Tiên và hồng sâm Trung Quốc.

Bạch sâm

Những củ sâm không đủ tiêu chuẩn để làm hồng sâm thì được chế thành bạch sâm. Củ sâm được rửa sạch đất cát rồi nhúng vào nước sôi vài phút, sau đó tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ không quá 60 độ C. Dược liệu đã chế biến có màu trắng ngà, mềm, thường có tinh thể đường bám ngoài mặt. Mặt cắt ngang có màu trắng ngà, vằn hình tia, xốp, mùi thơm, vị ngọt. Rễ chính hình trụ, mập và ngắn, phần đỉnh có thân rễ dài nhỏ, phía trên nó có các chỗ lõm hình xoáy trôn ốc đan xen nhau, tuổi đời càng lâu thì thân rễ càng dài. Bên cạnh thân rễ thường mọc một hoặc vài sợi rễ. Đầu trên của rễ chính có vằn dày, phía dưới thường phân nhánh.

Tây Dương sâm

Loại sâm này chủ yếu được nhập từ các nước như Mỹ, Canada và Pháp, có công dụng khá tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng. Bởi vậy, gian thương thường dùng sâm nội để giả mạo làm Tây dương sâm kiếm lời.

Đặc điểm nhận dạng: Thân chính có hình trụ hoặc hình thoi, nặng, chất cứng. Bát rễ có đốt rõ. Vỏ có vằn ngang hoặc có nốt sần lỗ nông và các vằn dọc nông nhỏ chi chít. Vỏ chỗ mặt cắt ngang có thể thấy các vạch nhựa có dạng chấm nâu vàng, tạo thành từng lớp vằn rõ. Mặt ngoài có màu vàng nhạt hoặc màu vàng gạo, mặt cắt phẳng, màu trắng ngà, hơi bột. Vị hơi đắng, khi nhai có cảm giác hơi hăng đắng và có mùi thơm mát đặc trưng của Tây Dương sâm.

Nhận biết Nhân sâm giả

Nhân sâm giả thường được làm từ đậu đũa dại, sâm đất, thương lục, niễng rừng và hoa sơn sâm, trong đó sâm đất và thương lục hay được dùng nhất. Cách nhận biết:

sâm đất có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh, dài khoảng 15-20 cm, đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ. Khi chưa gia công, bề mặt có màu đen nâu, thô ráp, nhiều vằn. Sau khi đã gia công, bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn, dễ bẻ gãy, có chất keo trong mờ, vị ngọt.

Thương lục có hình trụ, đầu trên khá giáp, xuống dưới nhỏ dần, dài khoảng 20 cm, mặt ngoài có màu nâu vàng hoặc nâu đen, đỉnh rễ có gốc sót, chất dai dẻo, khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng đến nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua.


Nhận dạng vị “thần dược” nhân sâm

Nhìn thoáng qua, phần rễ của củ sâm trông tựa hình người nên người ta gọi là nhân sâm, có tên khoa học là Panax ginseng C.A.Mey. Trên thế giới có gần 70 chi với 850 loài sâm. Riêng chi Panax L. có hơn 10 loài. Ở Việt Nam có 21 chi với 96 loài. Nhân sâm được gọi với nhiều tên khác nhau như thần thảo, thổ tinh, địa tinh... dù với tên gì thì đều nói lên sự quý hiếm của giá trị nhân sâm.

Về vị trí của nhân sâm có nhiều tài liệu từ cổ đến nay còn chưa thống nhất, nhưng nói chung đều nhất trí: nhâm sâm có vị ngọt hơi đắng và có mùi thơm đặc trưng, vào các kinh tì, tế, tâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, sinh tân, an thần, bổ tì, ích phế. Sách Bản kinh ghi nhận nhân sâm bổ ngũ tạng, an thần kinh chỉ kinh quý, trừ tà khí, minh mục, khai tâm ích chí và coi nhân sâm như là “vua” của các vị thuốc bổ.

Do cách bào chế khác nhau nên vị khí của nhân sâm khác nhau. Khi được làm chín kỹ gọi là hồng sâm có khí ôn. Khi sâm còn tươi sống, có khí hàn lương, bởi vậy cách sử dụng sâm cũng “thiên biến vạn hóa”. Hải Thượng Lãn Ông dùng sâm chín có tính ôn để bổ dương khí, dùng sâm sống có tính hàn để bổ âm.

Trong số 10 loài chi nhân sâm (Panax L.) có trên thế giới, ở Việt Nam có 3 loài mọc tự nhiên và 1 loài nhập về trồng. Sâm Việt Nam là loại sâm được phát hiện sau cùng nhất (1973), cho đến năm 1985 nó mới được công bố. Loại sâm này được phát hiện duy nhất ở vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kontum nên gọi là sâm Ngọc Linh. Ngọc Linh là ngọn núi cao thứ 2 ở Việt Nam, đỉnh cao nhất là Ngọc Linh có độ cao 2.598m so với mực nước biển.

Sâm Ngọc Linh là dược liệu quý hiếm, có tác dụng kích thích hoạt động, tăng trí nhớ, tăng thể lực, giúp phục hồi các chức năng tạng phủ, làm tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch, tăng sự thích nghi của cơ thể với các yếu tố độc hại của môi trường.

Khả năng chống ung thư của nhân sâm

Ung thư với đặc điểm là tế bào ung thư tăng trưởng rất nhanh, xâm lấn và di căn ra khắp cơ thể. Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy các tế bào ung thư sau khi được xử lý bằng Rh2 của hồng sâm thì sức sinh trưởng giảm đi rõ rệt. Tức là tính chất của Rh2 có thể ức chế tế bào ung thư phát triển hay giết chết chúng, làm cho diện tích tổ chức khối u ung thư được thu nhỏ hay biến mất. Do vậy có thể phối hợp với liệu pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị để diệt tế bào ung thư. Rh2 làm tăng bạch cầu và nâng cao khả năng miễn dịch.

Ginsinosid Rh2 là một thành phần đặc biệt trong hồng sâm, chỉ có hàm lượng 1/100.000 có nghĩa là từ 100 tấn hồng sâm chỉ thu hồi được 1kg Rh2.

Nhân sâm có tác dụng tạo máu

Nhân sâm rất hiệu nghiệm trong việc cải thiện thể chất khi bị suy nhược, tạo nên thể lực cường tráng đối với người già và người sau cơn bệnh bị suy nhược.

Các kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy nhiều phụ nữ, người già thiếu máu khi sử dụng các bài thuốc cổ truyền học bổ sung chất sắt không đạt hiệu quả, nhưng dùng nhân sâm thì tình trạng thiếu máu được cải thiện rõ rệt. Nhân sâm có tác dụng rõ rệt trong việc tăng số lượng hồng cầu và huyết sắc tố (hemoglobin). Nhân sâm không những làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố mà còn tăng cả bạch cầu và tiểu cầu.

Bạch cầu và tiểu cầu tăng làm cho sức đề kháng cũng như phòng ngừa bệnh tật tốt hơn. Người tuy không mắc bệnh gì nhưng bị chứng thiếu máu sử dụng nhân sâm thì cũng rất tốt.

Nhân sâm được coi là thuốc cường tinh

Nghĩa là làm cho hiện trạng dinh dưỡng toàn thân được đầy đủ, hoạt huyết, chức năng tinh hoàn được nâng cao, khắc phục được tình trạng liệt dương, di tinh, không xuất tinh. Tuy nhiên, có một số người kỳ vọng lại dùng nhân sâm sẽ có hiệu quả như là một thứ thuốc kích dục. Thực ra nhân sâm không có tác dụng đó. Tác dụng cường tinh của nhân sâm là do các hoạt chất trong nhân sâm làm tăng cường sự bài tiết các hormon.

Nhân sâm phòng ngừa nhiều loại bệnh tật

Đặc điểm độc đáo của nhân sâm là có tác dụng phòng ngừa bệnh tật. Huyết khối (thrombin) là cục máu đông do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhân sâm có tác dụng phòng ngừa huyết khối rất tốt.

Hãy cẩn trọng khi dùng nhân sâm

Nhân sâm là “thần dược”, chữa được bách bệnh nhưng khi dùng phải cẩn trọng, nếu không nhân sâm sẽ trở thành “độc dược”, thậm chí có thể làm chết người. Chả vậy mà người xưa có dặn: “Phúc thống, phục nhân sâm tắc tử” (Người đau bụng cho uống nhân sâm có thể chết).

Khi dùng nhân sâm cần lưu ý:

- Người có bệnh thực nhiệt và thấp nhiệt không nên dùng.

- Khi dùng nhân sâm phải bỏ phần hư đi vì nó dễ gây nôn mửa.

- Không dùng đồ sắt để cắt, nấu nhân sâm.

- Suyễn khạc ho do khí ủng trệ, đờm thực nhiều không dung.

- Các chứng đau do thực (đau bụng cứng, sờ vào đau thêm) không dùng.

- Khi phối hợp với các vị khác phải tránh dùng với lê lô (tương phản là phản lại nhau), ngũ linh chi (tương úy tức là sợ nhau), bồ kết (tương ố tức là ghét nhau) sẽ có hại.

Theo lịch sử YHCT của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, Nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. Nhân sâm có ở nhiều quốc gia khác nhau như: Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ( Hoa Kỳ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên, Hàn Quốc.

1. Nhân sâm có Tác dụng tăng sức đề kháng, chống đỡ bệnh tật cho cơ thể,ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân.

2. Nhân sâm giúp lưu thông tuần hoàn máu, cân bằng huyết áp, chống stress, tăng cường trí lực, sinh lực, phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường.

3. Nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người kiệt sức và giúp tăng sự tập trung.

4 .Nhân sâm có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó cũng được dùng như một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe con người nói chung.

Thành phần trong nhân sâm

Thân rể và củ chứa 32 hợp chất soponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammaran, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rể cây mọc hoang. Còn có 7 hợp chất polyacetylen, 17 acid béo trong đó có acid palnitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic, 17 acid amin trong đó có đủự 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, 20 nguyên tố di lượng trong đó có Fe, Mn, Co, Se, K. các thành phần khác là glucid, tinh dầu. Trong thân rể tươi có daucosterol.

Nhân sâm có vị ngọt hơi đắng, tính ôn ấm vào kinh Tỳ và Phế, dựa vào tính vị này các Y gia đã cấu trúc nên các bài thuốc cổ phương ứng dụng vào điều trị như: ói mửa nhiều, tiêu chảy cấp.Trong nhân sâm có thành phần saponin, được hiểu như là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt.

Vì vậy, dù có nhiều nước trên thế giới trồng sâm nhưng Sâm Hàn Quốc và Triều Tiên được đánh giá là tốt nhất. Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin. Sau khi thành hồng sâm, giá thành sản phẩm có thể cao gấp 10 - 20 lần.

Chính bởi những công dụng thần kỳ đó mà Nhân Sâm Hàn Quốc đang là một sản phẩm lựa chọn số một của khách hàng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe hiện nay.
Chúng tôi cam đoan chỉ bán những sản phẩm Nhân Sâm Hàn Quốc chính hiệu, đảm bảo 100% về chất lượng.

Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo không nên kết hợp nhân sâm với warfarin - một loại thuốc chống tạo huyết khối dành cho bệnh nhân tim mạch. Nguyên nhân là vì thứ thảo dược này sẽ vô hiệu hóa tác dụng làm "mềm" máu của thuốc.

Warfarin thường được kê cho những người có nguy cơ bị huyết khối cao do nhịp tim bất thường hoặc sử dụng van tim nhân tạo. Liều lượng warfarin luôn cần được giám sát chặt chẽ vì nếu lạm dụng có thể gây xuất huyết, và nếu không đủ liều thì sẽ không đạt hiệu quả.

Nhân sâm, theo y học phương Đông, cũng có khả năng tăng cường lưu thông máu và ngăn chặn sự hình thành huyết khối. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây, tiến sĩ Chun-Su Yuan và cộng sự đến từ Đại học Chicago phát hiện ra rằng điều trị warfarin kết hợp với nhân sâm không phải là một ý tưởng hay. Thay vì hỗ trợ, nhân sâm sẽ làm giảm tác dụng của warfarin.

Tiến sĩ Yuan đã tiến hành thử nghiệm trong 4 tuần với 20 tình nguyện viên. Trong tuần thứ nhất, họ được uống warfarin 5 mg mỗi ngày, trong vòng 3 ngày. Tuần thứ 2 và 3, 12 người trong đó chuyển sang uống viên nang chứa 2 g nhân sâm bột. 8 người còn lại dùng giả dược. Tuần cuối cùng, tất cả quay trở lại dùng warfarin với liều lượng như trong tuần đầu và thường xuyên hơn.

Sự kết hợp nguy hiểm!

Kết thúc thử nghiệm, người ta tiến hành xác định lượng máu và khả năng tạo huyết khối của các tình nguyện viên. Kết quả cho thấy, ở 12 người được điều trị kết hợp, nhân sâm đã làm giảm đáng kể tác dụng làm "mềm" máu của warfarin. Nguyên nhân có thể do loại thảo dược này đã tăng cường chức năng của các men làm nhiệm vụ phân huỷ warfarin trong cơ thể. Do đó, chúng loại bỏ các hoạt chất của warfarin ra khỏi máu một cách nhanh chóng hơn.

Kết quả nghiên cứu có thể xem là lời cảnh báo cho bất kỳ ai đang dùng thuốc warfarin. Không những thế, ngay đối với bác sĩ, việc đầu tiên trước khi kê đơn thuốc là phải thăm dò việc sử dụng nhân sâm ở người bệnh.

Những điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm

Canh nhân sâm, linh chi, thịt thỏ

Bà bầu không nên sử dụng nhân sâm

Cách dùng nhân sâm phòng chống tiểu đường

Gà tần sâm Hà Quốc ngon, bổ

Tác dụng của hồng sâm

(ST).


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý