Sức khỏe tâm lý

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Sức khỏe tâm lý

18/04/2015 10:39 AM
1,242
 

I.Thế nào là tâm lý lành mạnh

Định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới: Sức khỏe phải bao gồm thân thể khỏe mạnh và tâm lý khỏe mạnh. Chỉ khi nào một người có sức khỏe và tâm lý tốt thì mới có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh của xã hội, mới gọi là con người thực sự khỏe mạnh. Thế nhưng trong đời sống thực tế hiện nay, người ta chỉ chú ý đến sức khỏe thân thể mà xem nhẹ sức khỏe tâm lý, ngay cả khi bị ốm người ta cũng chỉ chú ý đến việc chữa trị và bảo đảm sức khỏe về mặt sinh lý cũng như việc chữa trị về mặt tâm lý, không chú ý đến việc điều chỉnh tinh thần và gạt bỏ những trở ngại về mặt tâm lý, vì thế việc chữa trị không đem lại hiệu quả như mong muốn. Có thể nói sức khỏe là sự biện chứng thống nhất của hai mặt thân thể và tâm lý.

Tâm lý và sinh lý phải dựa vào nhau để tồn tại, chúng ảnh hưởng lẫn nhau và ràng buộc lẫn nhau. Sinh lý là cơ sở vật chất của tâm lý, trạng thái sinh lý của con người ảnh hưởng và ràng buộc mọi hoạt động của sinh lý. Ví dụ một người có thân hình khỏe mạnh bao giờ tinh thần cũng vui tươi phấn khởi, còn người bị mắc bệnh lâu ngày thường hay buồn bã, không thể nào vực dậy nổi tinh thần.

Cũng như vậy một người sống vô tư, tính tình cởi mở, ý chí kiên cường, thì dù trong cuộc sống có gặp bao nhiêu điều bất hạnh hoặc rắc rối, cũng vẫn biết điều chỉnh tâm lý để thích ứng với tình hình, vẫn giữ vững được sự cân bằng về tâm lý, duy trì được sự cân bằng về tâm lý, duy trì được hoạt động bình thường của sinh lý và năng lực thích ứng với xã hội. Còn người có tâm địa hẹp hòi tính tình hay tư lự, ý chí bạc nhược thì khi gặp một bất hạnh hoặc trắc trở gì dù là nhỏ cũng sẽ mất thăng bằng tâm lý, sẽ nảy sinh hàng loạt những thay đổi về sinh lý, tâm lý, do đó dễ dẫn đến bệnh tật. Đúng như nhà sinh lý học Paplôp đã nói: “Những người ở trạng thái luôn luôn ưu phiền, tư lự và bi quan, dễ sinh bệnh tật, còn những người có tinh thần tích cực, vui tươi, ý chí kiên cường và lạc quan thì có thể chiến thắng được mọi bệnh tật, giúp cho cơ thể khỏe mạnh và sống lâu”. Vì thế, việc duy trì tâm lý khỏe mạnh là rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe.

Tâm lý khỏe mạnh ở đây là chỉ một người có năng lực trí tuệ tốt, tính cách vững vàng, có năng lực chịu đựng mọi sự kích thích về tinh thần và áp lực xã hội, mọi hoạt động của tâm lý đều thích ứng với môi trường bên ngoài, tinh thần luôn ổn định, giải quyết tốt mọi vấn đề nảy sinh.

II. Bệnh tâm lý không phù hợp với người hiện đại

Tuổi thọ bình quân của người Trung Quốc hiện nay cao hơn nhiều so với tuổi thọ bình quân của thế giới. Nếu trước giải phóng, tuổi thọ bình quân là 35 tuổi, thì đến năm 1950, tuổi thọ bình quân đã lên 40,8 tuổi, năm 2000 tuổi thọ bình quân là 71,2 tuổi. Dự kiến đến năm 2050, tuổi thọ bình quân sẽ đạt 78,7 tuổi. Nhưng tình hình sức khỏe của toàn nhân loại thì lại khác. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho biết thì: hiện nay trên toàn cầu ít nhất cũng có tới 5 tỷ người có vấn đề về tinh thần, tâm lý, chiếm 10% số nhân khẩu thể giới, trong đó có khoảng 2 tỷ người mắc bệnh trầm cảm. Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới dự đoán rằng từ nay đến giữa thế kỷ 21 sẽ không có bất cứ tai họa nào đem lại đau khổ cho con người bằng nguy cơ bị ức chế tâm lý.

Xét về mặt lịch sử bệnh tật mà nói thì con người “đang từ thời đại bệnh truyền nhiễm” chuyển sang “thời đại bệnh tinh thần”. Tỷ lệ người mắc bệnh tinh thần đang ngày càng gia tăng, hiện nay có 4 bệnh lớn đang uy hiếp tính mạng của con người là: bệnh tim, bệnh não, bệnh ung thư và bệnh tiểu đường, tất cả đều có liên quan đến tâm lý xã hội phức tạp.

Nhịp điệu cuộc sống của chúng ta ngày nay ngày càng hối hả hơn, m��i quan hệ quốc tế ngày càng phức tạp hơn, tâm lý ngày càng chịu sức ép nặng hơn, bởi thế con người ngày càng mắc nhiều bệnh tâm lý ưu phiền. Được coi là một trong mười nguyên nhân tự sát của loài người chính là bệnh tâm lý. Theo dự báo của các chuyên gia thế giới thì bệnh nghễnh ngãng của người già, bệnh trầm cảm, bệnh tâm thần phân liệt, bệnh tâm lý tuổi trẻ chỉ trong vòng mười năm nữa sẽ trở thành bệnh tinh thần lơn nhất có nguy cơ làm tổn hại đến sức khỏe của nhân dân. Vì thế việc làm thế nào để có được tâm lý khỏe mạnh, giữ được tâm lý ổn định đang là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra trước mắt mỗi chúng ta. Việc giữ được tâm lý khỏe mạnh, ở đây là chỉ một con người về mặt nhận thức, tinh thần, ý chí, hành động và cá tính đều trong trạng thái bình thường. Việc chỉ một con người có tâm lý mạnh khỏe hay không trong một thời gian dài, chứ không phải là trạng thái trong một thời gian ngắn và ngẫu nhiên.

Trạng thái tâm lý khỏe mạnh không có nghĩa là yên lặng, cố định, mà là trạng thái động, có biến hóa, tức là có thể từ khỏe mạnh biến thành khỏe manh. Cho nên muốn giữ vững tâm lý khỏe mạnh thì điều quan trọng nhất là phải biết tăng cường sự điều chỉnh và kiềm chế tâm lý của mình.

Tiêu chuẩn để đo tâm lý khỏe mạnh của một con người gồm bảy điểm sau đây: đầu óc minh mẫn, tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường, có sự nhịp nhàng về tâm lý và hoạt động, có mối quan hệ hài hòa với mọi người, có thái độ đúng mực, có đặc điểm tâm lý phù hợp với lứa tuổi.

III.Tâm lý khỏe mạnh sẽ giúp cho con người sống lâu

Tâm lý khỏe mạnh là điều hết sức quan trọng. “Con người khi gặp chuyện vui thì tinh thần hồ hởi”, và có trạng thái tích cực, sức cảm thụ và năng lực sáng tạo đều rất mạnh, ngược lại khi tâm lý bị giày vò, rơi vào trạng thái chán nản, tiêu cực làm cho trí nhớ giảm sút, tính cách thất thường. Y học hiện đại đã chứng minh: Rất nhiều bệnh tật như bệnh ung thư, bệnh huyết áp cao, bệnh thiên đầu thống, bệnh chảy máu dạ dày v.v… đều do tâm lý gây nên.

Tâm lý ổn định là trụ cột của sức khỏe. Mác đã nói: “Người có tâm lý ổn định có thể làm vơi đi nỗi buồn và bệnh tật”.

Sechxpia cũng đã nói: “Con người vô tư bao giờ cũng sống lâu”. Hàng loạt các tài liệu nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: Những người lạc quan yêu đời bao giờ cũng sống lâu. Một nhà khoa học Liên Xô trước đây sau khi điều tra những người già sống trên 90 tuổi cũng đã phát hiện ra rằng có tới 96% số người già sống lâu đều là những người lạc quan yêu đời. Lạc quan yêu đời ở đây được thể hiện ở mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên, là biện pháp tốt nhất phòng ngừa bệnh tật. Một bác sĩ người Mỹ đã tiến hành điều tra, khảo sát trên 200 người trong suốt 40 năm, đã rút ra kết luận như sau: “Những người đau khổ về tinh thần sẽ bị tổn thọ ít nhất 5 năm”.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã nêu lên một học thuyết mới, họ coi tuổi thọ của mỗi người như một hình tam giác gọi là “hình tam giác tuổi thọ”. Diện tích của tuổi thọ và hình tam giác là tỷ lệ thuận với nhau. Có nghĩa là diện tích càng lớn tuổi thọ càng kéo dài, diện tích càng nhỏ tuổi thọ càng ngắn. Diện tích của hình tam giác bằng: “Đáy x chiều cao: 2”, ở đây đáy là đại biểu cho di truyền, hai cạnh là đại biểu cho dinh dưỡng và tâm lý. Có nghĩa là dù tính di truyền không chiếm ưu thế (tức đáy của hình tam giác tuổi thọ) không dài nhưng chỉ cần hấp thụ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên tập luyện và giữ cho tinh thần luôn ổn định, lạch quan yêu đời, quan tâm chăm sóc cho hai cạnh của “tam giác tuổi thọ” được kéo dài ra thì diện tích của tam giác vẫn có thể lớn lên. Học thuyết này đã chứng minh tuy mối quan hệ giữa tuổi thọ và di truyền là rất lớn, nhưng nếu chúng ta biết quan tâm đến cách dưỡng sinh, biết giữ tâm lý khỏe mạnh thì vẫn có thể sống lâu.

Phương pháp bảo vệ sức khỏe và tâm lý

I.Luôn động não để duy trì và phát triển trí tuệ

Não là thống soái của cơ thể, nó có ba chức năng lớn là: điều hòa sinh lý, điều hòa tâm lý và phát triển trí tuệ. Trí tuệ ở đây chỉ năng lực nhận thức và năng lực hoạt động chủ yếu gồm năng lực quan sát, trí nhớ, năng lực tư duy, sức tưởng tượng và sức sáng tạo. Trí tuệ là điều kiện tâm lý cơ bản nhất được phản ánh trong đời sống con người. Khi trí tuệ gặp trở ngại thì cả tâm lý lẫn sinh lý đều bị rối loạn, trở thành một hành động khác thường giống như những người nghễnh ngãng hoặc người mắc bệnh tâm thần. Vì thế, việc duy trì và phát triển trí tuệ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển sinh lý, tâm lý khỏe mạnh.

1.Người hay động não sẽ khỏe mạnh hơn

Theo nghiên cứu khoa học ta thấy: cùng với tuổi tác ngày càng tăng, tuy trí tuệ con người cũng dần giảm sút, nhưng sự suy thoái toàn diện diễn ra tương đối muộn và chậm chạp, một số bộ phận trí tuệ vẫn còn tiềm lực phát triển rất lớn. Có rất nhiều người nổi tiếng, ở độ tuổi 50 – 60 vẫn đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về trí tuệ. Theo thống kê, trong số 83 người được giải thưởng Noben trước năm 1979, có 53 người ở độ tuổi từ 60 – 70, chiếm 64%, 25 người ở độ tuổi từ 70 – 80, chiếm 31%, chỉ có 5 người là ở độ tuổi 60, chiếm 5%. Lại ví dụ như: trọng lượng bộ não của người lớn là 1200 – 1500g, tổng số tế bào của bộ não ước khoảng 140 tỷ, trong khi đó, thực tế con người mới chỉ sử dụng đến 10 – 30% số tế bào, như vậy, còn tới từ 70 – 90% số tế bào vẫn chưa sử dụng đến. Đây chính là cơ sở vật chất cung cấp cho việc mở mang trí tuệ của con người. Vì thế, cùng với tuổi tác tăng lên, việc đánh giá một cách khách quan tình trạng và mức độ trí tuệ của mình, quyết tâm khắc phục tâm lý tự ty, mặc cảm sẽ có thể duy trì được trí tuệ bình thường, phòng ngừa được sự thoái hóa trí tuệ.

2.Chăm chỉ học tập, tích cực động não sẽ giúp con người sống lâu

Các nhà khoa học Anh dùng sóng siêu âm xét nghiệm cho thấy: chăm chỉ học tập, tích cực động não sẽ làm cho các mạch máu não luôn ở trạng thái giãn nở, oxy được cung cấp đầy đủ, vì thế đã tăng cường được sức sống của các tế bào não, làm chậm sự suy thoái của não. Nhà phân tích người Mỹ sau khi nghiên cứu tình trạng trí tuệ của người già từ 55 – 95 tuổi đã đi đến kết luận: Sự suy giảm trí nhớ của người già chủ yếu là do lâu ngày bỏ thói quen học tập, không động não, khiến não rơi vào trạng thái bị bỏ quên. Các nhà khoa học còn phát hiện: mức độ sử dụng đại não càng cao thì tế bào thần kinh não càng phát triển, càng nhiều hơn, tế bào thần kinh càng có điều kiện nhận được nhiều thông tin, hoạt động của nó càng mạnh. Ngược lại, nếu lười học tập, lười suy nghĩ các tế bào thần kinh sẽ dần dần teo lại. Nghiên cứu đã phát hiện: sự chênh lệch chiều dài các tế bào ở những con người khác nhau có thể lên đến 40%. Chiều dài của tế bào sẽ teo dần cùng tuổi tác, tuy nhiên người nào ưa động não, có chí tiến thủ hoặc những người lao động trí óc bao giờ tế bào não cũng dài hơn những người ít chịu suy nghĩ. Vì thế, tích cực học tập, ưa động não sẽ có thể phòng ngừa được tế bào não bị teo lại, do đó làm chậm tiến trình suy thoái, tuổi thọ sẽ được kéo dài hơn.

Nghiên cứu khoa học còn phát hiện: chỉ cần người già chảm chỉ học tập, động não nhiều, học tập những cái mới, phát triển trí tuệ bình thường là có thể làm cho các tế bào thần kinh đã suy thoái hồi phục trở lại, đó chính là cách mà dân gian gọi là “cải lão hoàn đồng”. Theo thống kê điều tra cho thấy: trong số hơn 3000 cụ sống từ 90 tuổi trở lên, không phát hiện thấy một cụ nào mắc bệnh “lười”, cho nên có thể khẳng định rằng ưa động não, giữ được tâm lý khỏe mạnh chính là bí quyết của tuổi thọ sống lâu.

1. Làm việc là phương thuốc tốt nhất phòng ngừa suy thoái bộ não

Nghiên cứu của các nhà thần kinh học Mỹ cũng đưa ra kết luận: “Bộ não của con người ít chịu rèn luyện thì càng chóng thoái hóa”. Ưa động não chính là liều thuốc bổ làm chậm tiến trình thoái hóa, làm việc chính là vật quý vô giá phòng ngừa thoái hóa, làm việc có thể giúp con người phát triển trí tuệ và tài năng.

Ngày nay chúng ta đều biết rằng “kho báu của bộ não” cùng với tuổi tác tăng lên, nó cũng đã tích lũy được khá nhiều kiến thức, và được liên tục sử dụng. Tuổi tác càng tăng lên, thì kiến thức của bộ não càng được sử dụng nhiều hơn. Nói một cách khác bộ não đã liên tục làm việc. Vì vậy chỉ những người nào lười suy nghĩ, mệt mỏi và không quan tâm đến tâm lý, bất cần mọi việc trên đời thì mới nhanh chóng suy thoái.

II. Tu dưỡng đạo đức, luôn có thái độ lạc quan

Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, một môn khoa học mới nghiên cứu về ảnh hưởng của tinh thần đối với sức khỏe con người đã ra đời, đó chính là môn tâm sinh lý học. Tinh thần và tâm lý của mỗi con người đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ.

1.Thống kê vế những người sống lâu

Những người sống lâu thời cổ đại

Hoàng đế Hiên Viên thọ 110 tuổi, Đường Hiểu Đế thọ 118 tuổi, Ngu Vũ Đế thọ 110 tuổi. Họ đều là những người tài cao đức rộng, sống lâu đã được dân tộc Trung Hoa suy tôn là những bậc thánh hiền thời cổ đại. Còn những hạ kiệt và nhưng tham quan bạo chúa khác trong thời kỳ phong kiến đều là những người đoản thọ, để lại tiếng xấu muôn đời.

Mạnh Tử được tôn là bậc thánh hiền, hưởng thọ 84 tuổi, ông chủ trương: “Lấy dân làm gốc”. Ông đã từng nói: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa”. Người sáng lập ra đạo giáo là Lão Tử thọ 116 tuổi, ông nói: “Đừng có suy nghĩ quá nhiều về lợi ích cá nhân”. Ông chủ trương sống đạm bạc, sống trong sạch.

Nhà y học nổi tiếng là “Vua thuốc” Tôn Tư Nghị thọ 101 tuổi, ông đề xướng chủ trương: “Ăn vừa phải, không buồn phiền, không giận dữ, không bi lụy”. Nhà thơ đời Tống Lục Du thọ 85 tuổi, tuy tuổi thọ không được như ý nhưng ông đã để lại cho người đời những bài thơ bất tử.

Những người sống lâu thời đương đại

Từ Bi Hồng được coi là danh họa số một trong 500 năm trở lại đây, thọ 85 tuổi, ông là con người tài hoa mẫn cán, để lại cho đời trên 6 vạn bức tranh và hàng nghìn bài thơ, ông sống lương thiện cả cuộc đời, gần gũi và yêu mến mọi người. Nhà nhân khẩu học Mã Dần trước đây bị Quốc dân Đảng giam cầm, sau ngày giải phóng lại bị nhốt vào “chuồng bò”, trải qua bao giày vò đau khổ, nhưng ông vẫn thọ 101 tuổi, ông là người độ lượng, tính tình cởi mở, là một nhà khoa học ưa động não.

Nữ thi sĩ Băng Tâm đến năm 82 tuổi vẫn chủ trương “sống thanh đạm”, không ồn ào. Bà tổng kết kinh nghiệm dưỡng sinh của mình như sau: Đạm bạc là một phong cách cao thượng, có thái độ khoan dung, khiêm tốn, bình tĩnh, hiểu lẽ phải, không đố kỵ. Còn bình tĩnh là cố gắng loại trừ mọi suy nghĩ linh tinh, giảm bớt thói cá nhân không màng lợi riêng, tâm hồn rộng mở, lạc quan yêu đời. Có như vậy mới tránh khỏi những thương tổn về tinh thần, mới mạnh khỏe và sống lâu. Khi bà 80 tuổi vẫn lạc quan viết cuốn tiểu thuyết “Không tặc” và giành được giải thưởng cao. Bà nói: “Cuộc sống bắt đầu từ tuổi 80”, “Tính tình cởi mở là liều thuốc bổ cho tuổi thọ của tôi”. Khi bà 98 tuổi, tâm hồn bà vẫn yên ả như dòng nước, vẫn tập trung tư tưởng, tai vẫn thính, mắt vẫn tinh, tư duy vẫn sắc sảo, bà đã cống hiến cho đời những tình cảm tốt đẹp nhất của mình.

2.Phẩm chất chung của những người sống lâu

Người nhân đức là người sống lâu

Trong thời kỳ Xuân Thu, Khổng Tử đã nêu quan điểm: “Người nhân đức tất sẽ sống lâu”. Ông từng nhấn mạnh với các đệ tử rằng: “Hãy cứ tu nhân tích đức để được sống lâu”. Các nhà y học trong lịch sử cũng đều lấy tu nhân tích đức làm con đường sống của mình, điều đó không chỉ ca ngợi những người có đạo đức cao thượng, mà còn có cả căn cứ khoa học.

Người lạc quan yêu đời thường sống lâu

Quan sát những người sống lâu từ xưa đến nay ta thấy dù gặp khó khăn hay thuận lợi họ đều có trí tiến thủ mãnh liệt, điều đó nói lên trạng thái tâm lý tích cực của họ, đồng thời đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng của việc sống lâu. Họ yêu đời, sống có mục đích rõ ràng, sống hăng say, sống vui vẻ. Đúng như nhà sinh vật học Páplốp đã nói: “Lạc quan là bí quyết duy nhất của dưỡng sinh”. Họ thường biết kịp thời điều chỉnh trạng thái tâm lý của mình, làm chủ tinh thần, loại bỏ những phiền toái, khi bệnh tật không buồn, có sức chịu đựng khi người thân qua đời. Chính vì thế nên tâm hồn họ luôn thoải mái, giữ được trạng thái khỏe mạnh cả về thể xác lẫn tâm hồn. Chính trạng thái tâm lý tốt đẹp đó đã giúp cho các bộ phận trong cơ thể được điều chỉnh nhịp nhàng cân đối, làm cho con người khỏe mạnh.

Người có hiểu biết là người sống lâu

Những người trường thọ nêu trên đồng thời cũng là những người có hiểu biết sâu sắc trong các thời kỳ lịch sử của Trung Quốc. Họ đều là những người thành công trong sự nghiệp của mình. Rõ ràng là những người thành công trong sự nghiệp càng lớn bao nhiêu thì tuổi thọ của họ càng được kéo dài bấy nhiêu. Bởi vì những người thành công đều coi sự căng thẳng và khó khăn là động lực sống của mình.

Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng: Thành công không phải là tài sản dồi dào, mà là thái độ lạc quan đối với cuộc sống. Trên thế giới có ba làng có nhiều người sống lâu nhất, trong đó có một làng ở Mỹ, một làng ở Pakistan và một làng ở Liên Xô cũ. Ở ba làng này có rất nhiều người sống trên 100 tuổi, họ đều làm nghề nông nghiệp ở các vùng rừng núi. Phần lớn họ đều là những người lao động chân tay, hàng ngày đều phải đi làm rất xa, họ ăn toàn những món ăn ít chất béo, ít đạm. Mối quan hệ trong gia đình họ rất thân mật, họ luôn sống lạc quan yêu đời. Có thể nói những người sống lâu này tuy chỉ là vô danh, không quyền, không lợi, nhưng họ đều là những người thành công trong cuộc sống, vì thế họ đã sống lâu.

III.Rèn luyện ý chí

Ý chí xét về mặt tâm lý học là phẩm chất ý chí của một con người, nó bao gồm tính kiên cường, tính quyết đoán, tính tự giác và năng lực tự kiềm chế. Ý chí kiên cường sẽ giúp cho con người có niềm tin vững chắc. Niềm tin chính là yếu tố số một của mạnh khỏe sống lâu, nó có thể giúp cho con người nâng cao khả năng chiến thắng bệnh tật.

1. Luôn luôn hy vọng

Một cụ già ở Iran thọ 156 tuổi. Cụ cho biết bí quyết trường thọ của mình là luôn có niềm vui và tinh thần lạc quan.

Nhà văn hào Pháp Victo Hugo năm 40 tuổi mắc bệnh tim rất nặng, mặt ông xám xịt, thở nặng nề, nhiều người cho rằng ngôi sao văn học này sẽ nhanh chóng lụi tàn trên bầu trời. Nhưng Victo Hugo không lấy đó làm buồn. Ông đã xây dựng cho mình một niềm tin, phối hợp cùng các bác sĩ, tích cực tham gia rèn luyện thân thể, cuối cùng thì một kỳ tích đã đến với ông: Sức khỏe của ông được khôi phục và ngòi bút của ông lại tung hoành trên văn đàn. Năm 60 tuổi ông đã sáng tác tiểu thuyết “Thế giới bi thảm”, năm 70 tuổi ông viết tiểu thuyết “Năm chín ba”, đến năm 80 tuổi ông lại viết một vở kịch khá nổi tiếng. Sở dĩ ông trường thọ đến 84 tuổi chính là vì ông có niềm tin vào mình. Nội dung của cuốn tiểu thuyết “Chiếc lá cuối cùng” nói về một người bệnh mắt nhìn qua khe cửa sổ thấy lá cây rơi lả tả. Cô bỗng cảm thấy như một điềm báo trước: Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống chính là lúc cô sẽ đi gặp thượng đế. Một họa sĩ bạn của cô biết được tin ấy vội vẽ một bức tranh vẫn có một cái lá bám lại trên cành cây, bức tranh của anh vẽ rất tuyệt đến nỗi cô gái tưởng đó là thật. Hàng ngày cô chăm chú ngắm nhìn chiếc lá còn lại trên cành, nhưng mãi chẳng thấy chiếc lá rụng. Thế là cô chợt lóe niềm tin: đây là cơ hội trời giúp ta. Do có niềm tin nên cô đã vượt qua cơn nguy hiểm, sức khỏe dần dần được khôi phục.

Trong đời sống thực tế hiện nay, cũng có nhiều người mắc bệnh nặng như vậy, do không chịu đựng nổi, tinh thần suy sụp, nên đã nhanh chóng dẫn tới kết cục cuối cùng của đời mình. Trái lại, một số người có ý chí kiên cường, có niềm tin vững chắc, tích cực lạc quan chữa trị, cuối cùng sức khỏe đã được khôi phục.

Qua đó đủ thấy việc xây dựng niềm tin có tầm quan trọng như thế nào đối với sức khỏe và chống lại bệnh tật.

2.Kiên định niềm tin

Theo tin tức cho biết có một công dân Mỹ mắc bệnh ung thư trong lúc vợ anh đang mang thai, anh hạ quyết tâm phải bằng mọi cách sống đến ngày con anh chào đời, kết quả chàng thanh niên này sau 20 năm vẫn sống kiên cường. Theo phân tích của các nhà tâm lý học trong và ngoài nước nhận định thì: Nếu người mắc bệnh ung thư có thể động viên được sức mạnh của cơ thể để chống lại bệnh tật thì có khả năng sẽ cải thiện hoặc chí ít cũng đẩy lùi được bệnh tật.

Các giáo sư tâm lý học ở trường đại học Caliphonia đã quan sát 62 ca phẫu thuật về các bệnh sỏi mật, tuyến giáp trnagj và ung thư thời kỳ đầu đã pháp hiện: Người bệnh không hề muốn biết các chi tiết về phẩu thuật, họ cũng không muốn nghĩ tới những nguy hiểm có thể xảy ra, họ chỉ có niềm tin tuyệt đối vào phẫu thuật, kết quả là sau phẫu thuật sức khỏe đã dần dần được hồi phục. Ngược lại những người không có niềm tin thường tỏ ra hoang mang lo lắng, vì thế thường đem lại kết cục không tốt.

Các nhà khoa học cho rằng: có niềm tin rõ ràng, có sự kiên định sẽ giúp cho người bệnh có sự thay đổi về mặt sinh lý nâng cao được sức chống đỡ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hai loại nguyên tố kích thích, đó là nguyên tố kích thích của thận và nguyên tố kích thích của chất xúc tác, là những nguyên tố ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của con người. Khi con người ở vào trạng thái ưu phiền thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ giảm sút rõ rệt.

Vì thế, các chuyên gia y học hiện đại đã chính thức nêu lên một công thức như sau: Mất đi sự chi phối của bản thân cũng có nghĩa là mất đi tất cả. Đứng trước bệnh tật, có ý chí kiên cường, có niềm tin vững chắc, luôn giữ thái độ lạc quan yêu đời, vẫn là liều thuốc tốt nhất để chiến thắng bệnh tật.

3. Thực hiện nghiêm túc thời gian nghỉ ngơi

Páplốp là một nhà sinh lý học nổi tiếng của Liên Xô trước đây, ông đã xây dựng một học thuyết nổi tiếng gọi là “Phản xạ có điều kiện”. Ông thọ trên 86 tuổi, trong đó có trên 60 năm hoạt động về khoa học thực nghiệm trong các phòng thí nghiệm và làm việc trong điều kiện tương đối khó khăn. Nguyên nhân trường thọ của ông chính là biết cách nghỉ ngơi khoa học, biết tham gia tập luyện và lao động chân tay, cũng như ăn uống một cách khoa học, hợp lý. Trong đó đặc biệt là thời gian biểu khoa học của ông, đã giúp ông luôn luôn sống theo quy luật.

Hàng ngày ông ăn uống, làm việc, vận động, đi ngủ đều nhất nhất tuân thủ nghiêm ngặt thời gian biểu đã đề ra: 7 giờ sáng dậy, sau đó làm món ăn sáng, 8 giờ ăn sáng, 9 giờ bắt tay vào công việc nghiên cứu khoa học tại phòng thực nghiệm, 12 giờ ăn cơm trưa, sau đó nghỉ ngơi rồi 1 giờ 30 phút chiều lại bắt tay vào làm việc, 6 giờ chiều ăn cơm tối, sau đó nghỉ ngơi rồi tập luyện thể dục hoặc lao động, buổi tối trước khi đi ngủ, ông đọc báo chí hoặc tài liệu, đến 10 giờ 30 phút thì ngủ. Páplốp đã chấp hành nghiêm ngặt thời gian biểu đó trong gần 50 năm.

Cả cuộc đời Páplốp chưa bao giờ bị mất ngủ hoặc ăn uống thất thường, chính vì thế mà ông luôn luôn giữ được sức khỏe, tinh thần sung mãn. Khi ông 70 tuổi, ông vẫn đạp xe đi chơi xa hàng mấy chục cây số. Đến năm 86 tuổi, ông vẫn hăng say lao động như dọn dẹp vườn tược, trồng hoa, đào đất, làm phân, tưới nước v.v… Ông rất thích bơi lội, chèo thuyền, chạy bộ v.v…

Páplốp rất chú ý đến sự hợp lý trong ăn uống và chất dinh dưỡng, hàng ngày ông thường ăn nhiều rau quả như đậu đỗ, hành, hồng v.v… Về thịt, ông thích ăn thịt bò nạc, gà rán và các loại cá tươi. Về thực phẩm ông thích ăn cháo, bánh mỳ đen, sữa bò, ông coi đó là những món không thể thiếu trong mỗi ngày và ăn đúng thời gian, đúng định lượng. Ngoài ra, ông không bao giờ hút thuốc lá, uống rượu.

Páplốp thọ 86 tuổi, sáu ngày trước khi qua đời, ông còn soạn thảo kế hoạch công tác năm. Nguyên nhân chủ yếu để Páplốp được sống lâu là ông luôn luôn hoạt động, luôn luôn động não, làm cho các bộ phân trong cơ thể luôn có sức sống mãnh liệt, chậm suy thoái.

IV.Duy trì hành động đúng mức

Hành động phản ứng đúng mức chính là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tâm lý con người. Một người dù có phản ứng nhanh nhạy hay chậm chạp bao giờ cũng có mức độ đúng mực của nó. Còn nếu một người thường xuyên có những phản ứng nhanh hoặc chậm một cách thất thường thì người đó thuộc phạm vi những người mắc bệnh tâm lý. Ví dụ: một người bị muỗi cắn đã vội vàng kêu toáng lên hoặc vừa nghe thấy tiếng động đã giật mình thì đó là người có biểu hiện phản ứng khác thường. Ngược lại, nếu một người bĩnh tĩnh, coi như không có chuyện gì xảy ra, thậm chí không hoang mang dao động trước bất cứ việc gì cũng là người có phản ứng chậm khác thường, cả hai trường hợp này đều thuộc dạng tâm lý thất thường, đều là biểu hiện không lành mạnh.

1.Gian tham, tâm địa độc ác sẽ ảnh hưởng đến tâm trí bình thường

Những người gian tham, khi có được một tài sản bất chính bao giờ cũng hay ăn chơi trác táng, thích ăn những của ngon, vật lạ, thích chu du khắp đó đây, tụ tập suốt đêm ngày, trai gái bừa bãi. Đôi khi, để có được những tài sản bất chính đó, họ còn ngày đêm vắt óc suy nghĩ những âm mưu ma chước quỷ để lừa gạt thiên hạ. Thử hỏi cuộc sống như vậy có gì là hay? Sống trong nơm nớp lo sợ như thế liệu có sống lâu được không?

Tham ô hủ bại, trộm cướp, cờ bạc, gian dối, buôn gian bán lận, trục lợi hại người, lưu manh, cướp giật… tất cả đều là những tội phạm xã hội, làm rối kỷ cương phép nước. Bằng những hành động bất chính ấy, khi tài sản đã có trong tay thì hớn hở ra mặt, khoác lác phô trương, coi đồng tiền là trên hết, lên mặt và coi thường người khác. Nhưng khi gặp rủi ro thì tinh thần sa sút, lo âu sợ hãi, đứng ngồi không yên, luôn luôn căng thẳng. Khi tội ác bị phơi bày ra ánh sáng, tất sẽ phải chịu những hình phạt nặng nề, lúc đó tâm lý sẽ bị suy sụp nặng nề, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Do tâm lý bị “lên voi xuống chó” như vậy, cho nên khả năng miễn dịch giảm sút, bệnh tật đua nhau kéo đến. Làm nhiều điều bất nghĩa tất phải gánh chịu hậu quả. Thử hỏi một người như vậy có thể sống lâu được không?

Những người công minh chính trực, liêm khiết, tôn trọng luật pháp, tâm hồn mở rộng, chí công vô tư, sống có nền nếp, tâm lý ổn đỉnh, tính tình vui vẻ, sống vô tư, ăn ngon, ngủ yên thì rất khó mắc bệnh và tất nhiên là sẽ mạnh khỏe, sống lâu.

2. Hành động phải phù hợp với đặc điểm của từng lứa tuổi

Đặc điểm tâm lý phải phù hợp với tuổi tác có nghĩa là đặc điểm tâm lý của một người phải cơ bản phù hợp với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi mà họ đang sống, có như vậy mới được gọi là tâm lý khỏe mạnh. Ngược lại, nếu người lớn mà ăn nói như trẻ con, ngây ngô, ấu trĩ thì sẽ không phù hợp với đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi của mình, phần lớn đều thuộc dạng biểu hiện tâm lý không khỏe mạnh.

Đối với người già, khi tâm lý bị đè nặng bởi các việc như phải nghỉ hưu, thất tình, hôn nhân, mâu thuẫn thì thường hay có biểu hiện trống vắng, tư lự, đa nghi, cố chấp. Vì thế cần thay đổi lối sống của mình, điều chỉnh tình cảm không vui, tích cực tham gia vào các hoạt động văn thể như: nuôi chim, câu cá, trồng hoa, chụp ảnh, thư pháp, hội họa v.v… Đó là cách tốt nhất để người già thoát khỏi cảnh khốn khó. Gặp gỡ những người cùng độ tuổi sẽ dễ tìm được sự hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau trò chuyện, trao đổi tin tức và xây dựng tình bạn mới, cao hơn nữa, có thể mai mối cho nhau, xây dựng lại tổ ấm gia đình mới. Tất cả những việc làm đó đều hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý bình thường và là những nhu cầu cần có cho sinh lý và tâm lý khỏe mạnh.
Nếu làm trái với những điều trên, người già mà hay đi vụng về trộm, đi matxa, thẩm mỹ viện, bất chấp bệnh AIDS, thích ngồi “đú đởn” với những cô gái trẻ, bất chấp an toàn và trật tự xã hội thì đó là những hành vi không phù hợp với đặc điểm tuổi tác. Đó chính là những biểu hiện của tâm lý không lành mạnh.

3.Người già nhưng trái tim không già

Một số người tuy tuổi tác đã già nhưng ăn mặc chỉnh tề, quần áo là thẳng tắp, tóc chải gọn gàng, xem ra còn bảnh bao hơn nhiều các cô gái trẻ. Các bà thường nói với nhau: “Càng già càng phải ăn mặc đẹp”. Một bà già 67 tuổi, kẻ lông mi, đánh môi son, mặc quần áo đẹp, để làm giảm đi sự già nua về tuổi tác của mình, do đó bà cảm thấy mình trẻ hơn ít nhất là về mặt tâm lý. Suy nghĩ xem ra điều ấy cũng có lý. Con người ta khi trở về già, tầm vóc, thể hình, da và khuôn mặt đều đã suy thoái, nếu lại xem nhẹ việc trang điểm thì có khác nào tuyết phủ thêm sương mù. Nếu có sự chú ý đúng mức về việc ăn mặc thì người già cũng trở nên trẻ trung.

Ở Trung Quốc, do mang nặng thói quen cũ, rất nhiều người trong đầu còn mang nặng tư tưởng thủ cựu, lạc hậu, họ cho rằng việc trang điểm là chuyện của những người trẻ tuổi. Vì thế, họ ăn mặc rất giản dị, tình cảm cứng nhắc, rõ ràng là già trước tuổi. Điều đó không những tự làm giảm sút phong độ của mình mà còn làm cho tâm lý sớm bị suy thoái, không có lợi cho sức khỏe. Vì thế người già lại càng cần phải ăn mặc chỉnh tề, thái độ đàng hoàng để luôn luôn cảm thấy như càng sống càng trẻ ra: “Tuổi già nhưng trái tim không già, nhất cử nhất động đều nhanh nhẹn hoạt bát, tự tô điểm cho mình một phong cách sống trẻ mãi không già”.

Cách điều chỉnh tâm lý và tinh thần bất ổn

Tinh thần của con người bao gồm tính cách, tư tưởng, tâm tư, sở thích, tính khí và mọi phản ứng đối với sự vật của thế giới bên ngoài. Trạng thái tinh thần của con người là sự phản ánh trạng thái tâm lý của người đó, còn tâm lý thì lại phụ thuộc vào sự điều khiển và ảnh hưởng của tinh thần. Vì thế sự ổn định về tinh thần chính là sự đánh dấu về tâm lý lành mạnh của một người.

Tinh thần có thể chia làm hai loại: một là, tinh thần thoải mái như vui vẻ, hồ hởi, hy vọng, phấn khởi, độ lượng, dũng cảm, bình tĩnh v.v… ; hai là, tinh thần không vui vẻ như: giận dữ, lo nghĩ, sợ hãi, bị lụy, bất mãn v.v… Tinh thần thoải mái sẽ đem lại cho con người hạnh phúc, yên ổn, mạnh khỏe và sống lâu. Bởi lẽ tinh thần thoải mái sẽ đem lại cho con người những điều tốt đẹp, hoạt động của bộ não và thần kinh có sự kết hợp nhịp nhàng, hoàn chỉnh, thậm chí còn có thể giúp con người giải tỏa nỗi buồn và loại trừ những phiền muộn do bệnh tật gây nên. Những người mắc bệnh ung thư, đi đôi với việc chữa trị tích cực, nếu giữ được tinh thần lạc quan yêu đời có thể sẽ chiến thắng được bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, những người có tính khí thất thường, hay giận dữ vô cớ, thì dễ dẫn đến hiện tượng huyết áp tăng cao, tim đập mạnh, rối loạn tiêu hóa, ăn uống giảm sút, sức đề kháng của cơ thể giảm sút sẽ dễ dẫn đến bệnh tật hoặc làm cho bệnh càng nặng thêm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới đã triệu tập một hội nghị bao gồm những nhà y học và sinh lý học nổi tiếng để thảo luận về vần đề làm thế nào để con người được sống lâu, cuối cùng biện pháp được mọi người thống nhất là: phải sống thật yêu đời.

I.Luôn duy trì tính cách cởi mở

Cá tính của con người có nhân tố di truyền, song vẫn có thể sửa đổi để có được tính cách tốt. Một con người biết tu dưỡng để có được tính cách cởi mở và tốt đẹp bao giờ cũng vui vẻ, bình tĩnh, tự tin, có chí tiến thủ, làm việc thận trọng, thẳng thắn, nghiêm túc và nhiệt tình. Ngược lại, những người có tính cách nóng vội, hẹp hòi, không quan tâm đến việc tu dưỡng thì bao giờ cũng cảm thấy đau khổ, ân hận, căng thẳng, hay giận dữ, khiếp sợ, luôn cảm thấy mình bị cô đơn, thất vọng, hay gây xích mích với người khác.

Việc tu dưỡng tính cách không phải một sớm một chiều là có thể làm ngay được, nhưng một người dù đã lớn tuổi cũng nên tiếp tục tu dưỡng tính cách, hết sức tránh bị tác động bởi các tác động bên ngoài, cố gắng tạo cho mình một tính cách bình tĩnh. Khi một người ở vào trạng thái không vui hoặc hay cáu gắt, có thể dùng biện pháp như chơi bóng, đi bách bộ, đi tham quan du lịch để thay đổi trạng thái tinh thần của mình; cũng có người khi buồn phiền hoặc đau khổ lại lăn vào làm việc và học tập một cách không mệt mỏi để làm cho tình cảm thăng hoa, biến những nhân tố tiêu cực trở thành nhân tố tích cực; có người lại sử dụng biện pháp như trồng hoa, hội họa, thư pháp, tập thái cực quyền, chơi cờ, xem kịch, lấy đó làm niềm vui để điều chỉnh cuộc sống của mình. Tất cả các biện pháp nêu trên đểu rất có ích cho việc loại trừ bệnh tật, chống lại các bệnh huyết áp cao, tim mạch, có hại cho tính mệnh, giúp cho con người được sống bình yên, khỏe mạnh và sống lâu.

II. Điều chỉnh tinh thần

Các nhà y học và tâm lý học cho rằng: Sức khỏe của con người chịu ảnh hưởng trực tiếp của tinh thần và trạng thái tâm lý, có đến 50% người bệnh là do trạng thái tinh thần và tâm lý gây nên. Các bệnh như huyết áp cao, tim mạch, tắc mạch máu não, rối loạn thần kinh, loét dạ dày, viêm gan mãn tính, hen suyễn, tiểu đường và ung thư v.v… phần lớn đều có liên quan chặt chẽ đến tinh thần và tâm lý bất ổn như căng thẳng, bực bội, buồn bã, lo sợ, bực tức gây nên.

Qua nghiên cứu y học và quan sát lâm sàng cho thấy mọi sự thay đổi về tinh thần và tâm lý đều gây nên sự phản ứng tương ứng trong cơ thể con người. Nếu như tinh thần và tâm lý không thoải mái trong một thời gian dài, sẽ dẫn đến căn bệnh của vỏ não, ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, gây ức chế cho các khí quản, dẫn đến bệnh tật. Đúng như cảnh trong một bộ phim đã nói: “Nếu sự phẫn nộ, buồn phiền và đau khổ kéo dài, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu đựng”. Ngành y học Trung Quốc đã sớm nhận ra nguyên nhân bệnh tật chính là do sự vui buồn, khiếp sợ, lo toan gây nên.

Thế giới ngày nay là một xã hội hoạt động năng động, nhiều thông tin, hiệu suất cao, ý thức cạnh tranh đã trở thành đặc trưng tâm lý của con người hiện đại, thêm vào đó là hàng loạt những điều kiện khách quan bất lợi như môi trường sống kém, công việc gặp nhiều trở ngại khó khăn, mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người có nhiều phức tạp, căng thẳng v.v… tất cả những điều đó đã đem lại gánh nặng tinh thần và tâm lý cho con người, nhất là đối với những người lao động trí óc, làm cho tâm lý mệt mỏi, dẫn đến bệnh tật.

Việc biết biến trạng thái tinh thần bị động trở thành trạng thái tinh thần chủ động chính là tiêu đề cần thiết để duy trì tâm lý ổn định. Vì thế cần phải tích cực điều chỉnh tinh thần về nhiều mặt làm cho tinh thần trở thành những nhân tố có lợi giúp cho tâm lý ổn định, sức khỏe dồi dào.

III.Sáu phương pháp duy trì tinh thần ổn định

Giá trị về tinh thần ổn đinh, không có cách nào đo đếm được, nhưng thông thường thì tinh thần có hai tác dụng như sau: một là giúp cho thần kinh giảm bớt căng thẳng, hai là giúp cho sự cân đối các hoạt động trong cơ thể. Vậy phải làm như thế nào để duy trì hoặc nuôi dưỡng tinh thần lạc quan?

Luôn luôn yêu mến cuộc sống tươi đẹp

Hãy mở cánh cửa tâm hồn của bạn ra, bồi dưỡng cho những ham thích, làm cho nội tâm của bạn luôn luôn cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tạo thành thói quen lạc quan yêu đời

Vui vẻ thoải mái chỉ có lợi mà không có hại; ngược lại, ưu phiền, đố kỵ, hẹp hòi sẽ trở thành những vị khách thường xuyên của bệnh viện.

Không nên quá lo lắng về bệnh tật

Con người đau khổ nhất trên đời này là người luôn cho rằng mình có bệnh.

Cần phải yêu thích công việc mình làm

Một người nếu ham thích làm việc, có hứng thú với công việc, biết lấy sự cống hiến cho xã hội làm niềm vui của mình, thì tất sẽ có tinh thần thoải mái trong khi làm việc.

Quan hệ bạn bè rộng rãi

Một trong những điều có ý nghĩa nhất của cuộc sống là tích cực đóng góp vào nỗ lực chung của nhân loại, coi sự đóng góp của cá nhân là phương thuốc tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Hãy biết quý thời gian

Phải biết sắp xếp thời gian, biết làm việc có hiệu quả, biết cách sống, biết suy nghĩ, và giúp đỡ người khác. Biết sử dụng thời gian một cách hợp lý, cũng có nghĩa là giúp cho cuộc sống của chính mình được dài lâu hơn.

IV.Không sợ bệnh ung thư

1.Tinh thần căng thẳng sẽ làm tăng thêm cơ hội cho bệnh ung thư

Hiện nay rất nhiều nhà y học đều cho rằng, trong cơ thể của người khỏe mạnh cũng có những tế bào gây nên bệnh ung thư đột biến, song chỉ cần hệ thống miễn dịch của con người làm nhiệm vụ bình thường, cũng có thể phá hoại và tiêu diệt những tế bào gây bệnh ung thư đột biến đó. Nhưng ở một số người, trong một thời gian nhất định, do tinh thần căng thẳng nên hệ thống miễn dịch trong cơ thể giảm sút, làm việc không có hiệu quả, bởi thế chẳng những không tiêu diệt được các tế bào mang mầm bệnh ung thư, mà còn tạo nguy cơ cho nó phát triển, dẫn đến bệnh ung thư.

Tinh thần căng thẳng sẽ ức chế hệ thống miễn dịch. Các nguyên tố kích thích trên tuyến da của thận có ảnh hưởng đặc biệt đến sự ra đời của các tế bào hình chữ T, mà các tế bào hình chữ T lại chính là những tế bào làm công việc đi tìm tế bào gây mầm bệnh ung thư. Qua xét nghiệm ta thấy rất rõ trong cơ thể người mắc bệnh ung thư, tỷ lệ tế bào T đều thấp hơn ở người bình thường. Ngoài ra tinh thần căng thẳng sẽ giúp cho các tế bào ung thư có điều kiện di căn ra khắp các bộ phận khác của cơ thể.

Nhiều chuyên gia y tế đã cảnh báo mọi người hãy chú ý đến trạng thái tâm lý của người mắc bệnh ung thư, một số thấy thuốc đã gọi bệnh ung thư là bệnh ưu phiền, một số người lại gọi bệnh ung thư là bệnh bạc nhược ý chí, bởi vì nhiều người mắc bệnh ung thư đều trong tình trạng lo buồn và mất niềm tin quá mức. Nếu như có tinh thần lạc quan yêu đời, sống cởi mở, có trạng thái tâm lý tốt sẽ giảm bớt được nguy cơ mắc bệnh ung thư.

2.Buồn phiền, bực bội sẽ dễ sinh bệnh tật

Tại một bệnh viện ở Mỹ, người ta đã thống kê được tình hình của người bệnh như sau: người bệnh có vấn đề về tinh thần chiếm tới 76%. Qua điều tra về 250 người mắc bệnh ung thư cho thấy, có đến 2/3 số người mắc bệnh là do tổn thương tinh thần gây nên. Nghiên cứu của hai nhà y học Anh cũng cho thấy: “Những người bị ức chế tinh thần và hay cáu gắt rất dễ mắc bệnh ung thư”. Nhà trường thọ học nổi tiếng Khốplan, trong cuốn sách: “Phương pháp sống lâu” cũng chỉ ra rằng “Trong các nhân tố bất lợi đối với con người, làm cho tổn thọ chính là nhân tố tinh thần và tâm lý như: buồn phiền, lo lắng, hoang mang, ham sống sợ chết, nhu nhược, hận thù v.v…”. Các nhà y học Liên Xô trước đây cũng cho rằng: Trong nhiều nguyên nhân làm cho con người khỏe mạnh, nguyên nhân tinh thần ổn định là quan trọng hàng đầu.

3.Không nên lo sợ, hãy yêu đời để chống lại bệnh tật

Một số người nhất là người già khi thấy bị đau nhức ở chỗ nào đó trong cơ thể, vội đi hỏi ngay bác sĩ: “Liệu có phải là bệnh ung thư không?”. Hiện nay người ta chưa tìm rõ nguyên nhân của bệnh ung thư, nhưng xu hướng chung đều nhất trí cho rằng: Do sức miễn dịch kém, sức đề kháng kém cộng thêm với những nhân tố khách quan, sự phát triển của tế bào biến dạng gây nên bệnh ung thư.

Nhưng bệnh ung thư cũng không dễ dàng phát sinh, vì thế không cần bận tâm lo lắng quá mức. Ngay cả khi đã mắc bệnh cũng phải bình tĩnh, không nên hoang mang, vì hoàng mang chẳng giải quyết được gì, có lẽ nào lo sợ lại làm cho bệnh thuyên giảm được chăng? Cách tốt nhất là “việc gì đến cứ đến, ta cứ bình tâm”. Hãy vui vẻ và tràn đầy niềm tin để chống lại bệnh tật.

Phải xây dựng cho mình niềm tin tất thắng, biến lo sợ thành sức mạnh chống lại bệnh tật, tấn công mạnh mẽ vào các tế bào gây mầm bệnh ung thư

Phải phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị đến nơi đến chốn.

Tăng cường sức mạnh cơ thể để chống lại bệnh tật, cách tốt nhất là nên thường xuyên tập luyện bằng mọi hình thức.

Ăn uống các chất có đủ dinh dưỡng.

Khắc phục và tránh các nguyên nhân không có lợi cho việc chống lại bệnh tật.

Nhận định chung của giới chuyên môn cho rằng:

Bệnh ung thư là do các chất hóa học gây nên

Có đến 80% bệnh ung thư là do chất hóa học gây nên như bụi than, khói, crôm, kẽm, amiang v.v… vì thế cần cố tránh hoặc ít tiếp xúc với các chất hóa học.

Do các nguyên tố vật lý gây nên

Ví dụ ánh nắng mặt trời gay gắt, sự kích thích có tính cơ giới v.v… Nếu để các tia mặt trời rọi chiếu gay gắt dễ dẫn đến ung thư da: phụ nữ có thai và sinh đẻ nhiều lần, do cổ tử cung bị thương tổn nhiều cũng dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Ung thư do các nhân tố sinh vật gây nên

Qua nghiên cứu cho thấy có đến hơn ba chục dạng ung thư như ung thư tuyến hạch, bệnh máu trắng, ung thư gan, ung thư tuyến vú v.v…

Ngoài ra, khi nghiên cứu về bệnh lý cho thấy nếu nội tiết bị rối loạn, tinh thần khủng hoảng, thì dễ mắc bệnh ung thư.

Ung thư là một căn bệnh “mềm nắn rắn buông” vì thế đối với những người có tâm lý vững vàng, không sợ hãi thì không phải là con người sợ ung thư, trái lại ung thư sẽ sợ con người và bệnh sẽ thoái lui.

I. Giữ vững tinh thần lạc quan yêu đời

1.Tiếng cười là liều thuốc tinh thần bảo vệ sức khỏe

Các cụ ngày xưa đã có câu: “Tiếng cười là mười sức khỏe”. Trong dân gian cũng có câu: “Một tiếng cười sống thêm mười tuổi”. Một chuyên gia sinh vật học người Đức khi ở tuổi 92 đã nói: “Con người ta khi nhăn mặt, cau có thì bộ mặt mếu xệch đi, nhưng khi cười thì bộ mặt lại đầy đặn và tươi như hoa, bởi thế tiếng cười tiêu hao năng lượng ít hơn nhiều so với thái độ cau có, tôi mong các bạn thân mến của tôi hãy luôn luôn nở nụ cười”.

Một nhóm nghiên cứu về tiếng cười đã rút ra kết luận: Cười là môn thể thao tốt nhất đối với cơ thể. Có chuyên gia khoa học đã nêu lên mười điều tốt của tiếng cười:

Tiếng cười giúp cho bộ máy hô hấp hoạt động tốt hơn.

Tiếng cười làm vệ sinh sạch đường hô hấp.

Tiếng cười làm con người trở nên thoải mái.

Tiếng cười loại trừ tình trạng thần kinh căng thẳng.

Tiếng cười làm cho cơ bắp được thả lỏng.

Tiếng cười giúp giảm bớt những tinh lực dư thừa.

Tiếng cười xua tan mọi nỗi buồn phiền.

Tiếng cười giảm bớt “sự gò bó của xã hội”.

Tiếng cười giải tỏa mọi phiền não.

Tiếng cười giúp con người lấy lại niềm tin, hy vọng về tương lai tươi đẹp, dễ thích ứng với hoàn cảnh khách quan, sẵn sàng đón nhận thực tế khách quan.

Theo tin tức cho biết một phóng viên người Mỹ đột nhiên mắc một bệnh hiểm nghèo, đi lại cực kỳ khó khăn, đau khổ không sao kể xiết. Bác sĩ đã nói với anh ta rằng bệnh này không thể chữa khỏi được chỉ còn cách chờ ngày chết mà thôi. Nhưng anh phóng viên nọ không hề khiếp sợ, anh đã nghĩ ra một câu nói nổi tiếng: “Bi thương sẽ dẫn đến bệnh tật, còn vui vẻ lạc quan sẽ làm cho con người khỏe mạnh”. Anh đã tự đề ra cho mình phương pháp chữa trị bệnh tật: anh mua một cuốn băng hài kịch rồi đề nghị hộ lý hàng ngày chiếu cho anh xem, và anh nhận ra rằng chỉ cần cười mười phút là sẽ có hiệu quả giảm đau rõ rệt. Từ đó anh đặt ra cho mình cách sống riêng: Ăn cơm, cười to, ngủ. Suốt mười năm qua anh đã sống một cách kỳ lạ, sức khỏe ngày càng khá hơn. Các bác sĩ đều cho rằng tiếng cười quả là một môn thể thao có ích cho tinh thần, là thứ thuốc kỳ diệu để chữa trị bệnh tật.

Cười rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng cười cũng phải có giới hạn của nó, nếu đi quá giới hạn thì “vui sẽ trở thành buồn”, dẫn tới nhiều bệnh tật, thậm chí có thể dẫn tới tiếng cười chết người. Trong lịch sử đã có những bài học như vậy. Ví dụ, Ngột Thuật đời Tống vì tức khí mà chết, còn Ngưu Cao thì do vui qua, cười ha hả, không ngâm được miệng lại rồi chết vì cười. Trình Giảo Kim danh tướng đời Đường sống đến 100 tuổi, cuối cùng cũng chết vì cười.

Khi ăn cơm không nên cười to, vì nếu cười to thức ăn có thể làm tắc nghẽn khí quản, còn sau khi ăn cơm nếu cười to sẽ dễ bị viêm ruột thừa và gấp khúc ruột. Những người bị bệnh tắc nghẽn cơ tim, nếu cười to có thể dẫn đến những đột biến ngoài ý muốn, người mắc bệnh huyết áp cao nếu cười to có thể làm cho huyết áp tăng cao, máu chảy nhanh dẫn đến ứ đọng máu trong não, người mắc bệnh sa đì nếu cười to cũng sẽ rất có hại. Vì thế cần phải biết kiềm chế tình cảm của mình, cười nói có mức độ, như vậy mới có thể tránh được hiện tượng “vui quá hóa buồn”.

Cười đúng mức sẽ giữ cho con người có tinh thần lạc quan yêu đời, khi tâm hồn thư thái, cũng nên cười cho vui.

2.Việc gì cần khóc thì cứ khóc

Dân gian thường có câu: “Đàn ông không có nước mắt”, “Khóc là biểu hiện của sự yếu đuối”, “Cười vẫn hơn khóc”. Thực ra, những cách nói như vậy đều không có căn cứ khoa học. Thực tế khoa học đã chứng minh: Khi con người bị khách quan dồn đến đỉnh điểm, tất sẽ có phản ứng mãnh liệt, dẫn đến trạng thái bất bình thường như tim đập mạnh, huyết áp tăng cao, cơ bắp căng ra, hoạt động nội tiết tăng v.v… đồng thời còn có những phản ứng tinh thần như sốt ruột, lo lắng, sợ hãi v.v… Nếu tình trạng này kéo dài, hệ thống miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí dẫn đến bệnh tật hoặc tử vong. Cái gọi là “Uất ức mà chết”, “Giận quá mà chết” chính là do nhưng nguyên nhân kể trên. Và “khóc” chính là nhằm giải tỏa hoặc rũ bỏ những hiện tượng trên. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, trong nước mắt có hai loại chất truyền dẫn thần kinh, hai loại chất này sẽ chảy theo nước mắt ra ngoài làm cho con người giảm nhẹ gánh nặng đau buồn và tinh thần căng thẳng, điều mà chẳng những không phù hợp với quy luật sinh lý mà nếu kéo dài sẽ gây nên bệnh huyết áp cao, bệnh loét dạ dày, viêm đại tràng v.v… Khóc là biểu hiện của sự khoan khoái, vì nó giúp cho con người giải tỏa và xua đi những áp lực tinh thần và nỗi buồn đau về tâm lý. “Khóc cho thật hả hê” sẽ giúp cho tâm lý giữ được trạng thái thăng bằng. Trong trường hợp này, khóc hơn cười.

Phân tích theo góc độ sinh lý thì khi gặp chuyện buồn phiền, nước mắt sẽ phủ kín giác mạc, làm ướt và có tác dụng rửa sạch giác mạc, giúp cho mắt sáng hơn, đồng thời, trong nước mắt có chất sát trùng có thể tiêu diệt hoặc khống chế các vi khuẩn, bảo vệ mắt. Khi buồn phiền, con người thường tiết ra một số độc tố không rõ lai lịch, được thải ra ngoài theo nước mắt, rất có lợi cho cơ thể.

Gần đây, một bác sĩ người Mỹ đã đưa ra lập luận gây ngạc nhiên cho mọi người: “Vì phụ nữ hay khóc nên họ sống lâu”. Lập luận của ông là: khi khóc, hàm lượng protein trong nước mắt rất cao, loại protein này do bị ức chế sinh ra, nên là loại vật chất có hại, vì thế nước mắt sẽ thải loại nó ra khỏi cơ thể. Khóc có thể xóa đi sự ức chế, biến nỗi buồn thành niềm vui, cho nên khi gặp chuyện buồn, không nên kìm nén tình cảm của mình, hãy cứ để cho nước mắt tuôn trào, như thế sẽ giải tỏa được mọi ấm ức, các bà chị sẽ sống lâu hơn.

3.Âm nhạc giúp ích cho sức khỏe và tuổi thọ

Âm nhạc có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với con người, đem lại cho con người sự hưởng thụ nghệ thuật lành mạnh, rất có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Những bản nhạc vui tai sẽ truyền dẫn vào hệ thống não, có tác dụng điều tiết nội tạng và cơ thể con người. Mỗi bản nhạc đều có tiết tấu và âm điệu khác nhau đem lại hiệu quả khác nhau như trầm tĩnh, phấn khởi, rất có tác dụng giúp con người điều chỉnh nhịp đập của tim, hạ huyết áp v.v… Qua xác định điện tâm đồ, cho thấy âm nhạc có tác dụng rất tốt đối với hệ thống tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, cơ bắp v.v…

Âm nhạc hay sẽ giúp con người vui vẻ, thoải mái, có tác dụng điều chỉnh lưu lượng máu và gây hưng phấn cho các tế bào thần kinh, tác dụng chữa trị bệnh về mặt tâm lý và vật lý.

Ca hát có thể biểu đạt được tình cảm nội tại, bồi dưỡng tâm lý tốt đẹp, rửa sạch tâm hồn. Do ca hát phải thở ra, hít vào mạnh theo tiết tấu, nên hoành cách mô cũng phải vận động theo, vì thế các cơ quan nội tạng như tim, phổi, thần kinh não đều được cải thiện, sức sống trong toàn cơ thể được tăng cường rất có ích cho sức khỏe và tâm lý.

Đồng thời, ca hát còn có một ưu điểm nữa là: bán cầu trái của não đảm nhận chức năng phát ra tiếng nói và suy lý logic, còn bán cầu phải chủ yếu đảm nhận chức năng nhận biết và phân tích bài hát. Khi hát thì ca từ nằm ở khu vực đảm nhận tiếng bên bán cầu trái, còn việc nhận biết giai điệu nhạc của bài hát lại nằm ở bán cầu phải. Như vậy, khi hát chẳng những sẽ kích thích các tế bào thần kinh của khu vực tiếng nói của não ở bán cầu trái, đồng thời cũng kích thích các tế bào thần kinh thuộc khu vực âm nhạc của bộ não ở bán cầu phải làm cho chức năng giữa hai bán cầu được nhịp nhàng.

Theo quy luật sinh lý “chỉ tiến không lui” giống như dùng tay trái để rèn luyện hoặc dùng bút lông để tập viết thư pháp, nó sẽ giúp cho bán cầu phải của bộ não được rèn luyện, do đó phòng ngừa được hiện tượng tích tụ máu não. Một học giả làm thí nghiệm đã chứng minh: Những người mắc bệnh mất tiếng nói do tích tụ máu và tắc mạch máu não gây nên, cần phải nghe thật nhiều các bản nhạc được phổ biến, dạy cho họ các bài hát để giúp họ từng bước khôi phục lại tiếng nói.

2. Nói nhiều cũng có ích cho sức khỏe và tâm lý

Nhà tâm lý học Nhật Bản đã điều tra, phân tích 4175 trường hợp là phụ nữ, phần lớn chị em đều bày tỏ muốn được tâm sự với chồng và người thân về những nỗi khổ tâm và day dứt của riêng mình để qua đó giải tỏa gánh nặng tinh thần và trút bỏ những khổ đau về mặt tâm lý. Họ đều là những người tương đối khỏe manh, không có bệnh tật gì. Nhưng có đến 1/7 số chị em đó đã sử dụng biện pháp tự hủy diệt mình bằng cách hút thuốc lá và uống rượu để giải buồn, kết quả đã phản tác dụng, họ đều mắc bệnh suy nhược thần kinh ở các mức độ khác nhau, trí nhớ giảm sút, kinh nguyệt không đều. Buồn phiền là kẻ thù lơn của sức khỏe, với chị em phụ nữ, nếu được giãi bày tâm tư tình cảm của mình, sẽ có thể xua tan gánh năng, giải thoát tư tưởng. Vì thế, tâm sự là cần thiết đối với phụ nữ.

Khi bạn thấy vợ mình gặp khó khăn trong công tác, hay nói lảm nhảm thì xin bạn hãy quan tâm và có sự thông cảm sâu sắc, không nên vì thế mà bực bội, có ác cảm hoặc cãi nhau với vợ. Nói là sự rèn luyện đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Bạn hãy để cho vợ mình nói nhiều, vì đó chính là con đường để vợ bạn trút bỏ gánh nặng tâm lý.

II. Kiềm chế tình cảm và tâm lý

1.Bình tĩnh, không nổi nóng

Chu Du trong tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng “Tam quốc diễn nghĩa”, năm 20 tuổi đã được Tôn Quyền phong làm Đại đô đốc, là con người văn võ kiêm toàn, hào khí nhưng ông ta có một nhược điểm là tính khí hẹp hòi, hay nổi giận, khi bị Gia Cát Lượng chọc tức, ông ta đã nổi giận lôi đình. Ông chỉ tay lên trời mà rằng: “Trời đã sinh ra Chu Du, hà tất còn sinh Gia Cát Lượng làm gì?”. Vì phẫn uất ông đã chết.

Qua các công trình nghiên cứu về tuổi thọ, người ta đã nhận ra rằng những người đoản thọ đều là những người tính khí hẹp hòi. Gặp việc gì cũng nổi giận đùng đùng, bất phân phải trái. Hoan hỉ, giận dữ, ưu phiền, tư lự, bi quan, hoang mang, lo sợ đó là bảy loại tình cảm bị khách quan tác động, nếu đi quá đà sẽ dễ sinh bệnh. Giận dữ có hại cho gan, vui quá có hại cho tim, ưu phiền có hại cho lá lách, quá buồn rầu có hại cho phổi, quá lo sợ có hại cho thận v.v…

Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy: giận dữ có quan hệ mật thiết với việc phát triển bệnh tật. Giận dữ sẽ làm cho hệ thống thần kinh bị tác động, làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng cao, nhức đầu v.v… Nếu trường hợp đó lại rơi vào người mắc bệnh tim, bệnh não thì giận dữ rất có thể sẽ gây nên mạch đập rối loạn hoặc đứt mạch máu não dẫn đến tử vong.

Giận dữ còn làm cho khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút, dẫn đến các bệnh chảy máu dạ dày và hành tá tràng, bệnh tiểu đường, bệnh suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, bệnh gan, mật v.v… Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng nếu một người ở trạng thái tinh thần không tốt và hay cáu gắt thì rất dễ dẫn đến các bệnh khốiu và đi đến kết luận: Những người hay giận dữ có tỷ lệ tử vong cao gấp 5 lần so với những người bình thường.

Tinh thần lạc quan yêu đời là một trong những điều kiện cần thiết của sức khỏe và tuổi thọ, vì thế con người phải biết kiềm chế sự bực tức của mình. Có sáu cách để kiểm chế như sau:

Chuyển sự chú ý sang việc khác

Khi gặp một việc gì đó không hài lòng, bạn nên lập tức rời khỏi nơi đó ngay, hãy chuyển sự chú ý của mình sang nơi khác để bảo đảm sự ổn định về mặt tinh thần.

Thổ lộ chân tình

Khi gặp chuyện không vui, bạn nên tìm gặp những người bạn tri kỷ, có sự thông cảm với mình để thổ lộ hết những điều mà mình bực bội, như thế sẽ làm cho bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Hãy quên đi mọi buồn phiền

Sau khi xảy ra những chuyện không vui, tốt nhất hãy nên lao vào công việc, để quên đi nỗi buồn phiền và trút bỏ gánh nặng tư tưởng.

Hãy tự an ủi mình

Khi gặp những chuyện không vui, bạn hãy tỏ ra độ lượng, tự an ủi mình để cho đầu óc được bình tĩnh trở lại.

Phải có sự nhượng bộ về lý trí

Đối với những sự việc phiền toái, nên có sự nhượng bộ về lý trí, như thế chẳng những sẽ giúp bạn kiềm chế được bực bội, mà còn làm cho người khác đồng tình và thông cảm với mình hơn.

Tránh xích mích cãi cọ nhau

Đối với mọi việc xảy ra, nên có thái độ chín bỏ làm mười, tránh đi sâu vào chuyện xích mích cãi cọ.

Những ai muốn sống lâu, xin hãy đứng cách xa “khu vực” giận dữ, nên có thái độ và cách xử lý biến “thù” thành bạn, biến giận dữ thành niềm vui. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người chính là do sự suy thoái của tim. Như chúng ta đều biết, mỗi phút tim đập 72 lần, tính đến tuổi 70, thì tim đập 25 tỷ lần. Nếu có thể làm cho cơ thể hạ nhiệt, thì mỗi phút tim có thể giảm đi năm sáu chục lần nhịp đập, như thế sẽ kéo dài được tuổi thọ của tim. Tuy nhiên trong điều kiện không ảnh hưởng gì đến sức khỏe như hiện nay, việc giảm nhiệt độ cơ thể là điều rất khó thực hiện, song nếu thường xuyên giữ được bình tĩnh, không buồn bực, không cáu kỉnh cũng có thể làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đi đôi chút, giúp cho nhịp đập của tim ổn định, như thế cũng rất có lợi cho sức khỏe rồi.

2.Tạm gác ưu phiền và lo lắng một bên

Trong câu chuyện lịch sử có kể: Do bố mình bị vua Sở giết chết, Ngũ Tử Tư định trốn sang nước Ngô lánh nạn, nhưng khi đi qua cửa quan thấy có dán một tờ yết thị lệnh truy nã mình, biết không thể nào qua được biên giới, Ngũ Tử Tư vô cùng lo lắng, mất ăn mất ngủ, ngày hôm sau, ông thấy mình đầu tóc bạc phơ, râu mọc xồm xoàm, thế là ông ung dung trà trộn vào dòng người đi qua biên giới. Về sau Ngũ Tử Tư được nước Ngô phong làm tướng, ông đem binh đi đánh nước Sở, đào được mộ của vua Sở để báo thù cho cha. Vậy tại sao chỉ trong một đêm vì lo sợ không qua được cửa quan mà đầu tóc Ngũ Tử Tư lại bạc trắng như vậy? Các nhà khoa học cho rằng tóc đen là do trong cơ thể có một chất màu đen cung cấp cho tóc, khi nó gặp trở ngại, không thể cung cấp được nữa thì tóc sẽ trở thành màu trắng. Hơn nữa, theo quy luật, khi tuổi tác tăng lên thì các tế bào làm nhiệm vụ cung cấp “màu đen” cho tóc cũng ngày càng suy thoái, cho nên con người, ai cũng vậy, không sớm thì muộn tóc sẽ bạc. Tóc bạc là biểu hiện sinh lý của cơ thể. Ở Trung Quốc, nam từ 30 – 34 tuổi, nữ từ 35 – 39 tuổi, tóc sẽ bắt đầu bạc, lúc đầu ít, càng về sau càng nhiều. Nhưng nếu nói rằng chỉ trong một vài đêm, tóc đã bạc trắng là điều không thể có được.

Tóc bạc ngoài nguyên nhân di truyền ra, phần lớn là do các nguyên nhân suy thoái, lo nghĩ, tinh thần căng thẳng làm tắc tuyến dẫn màu gây nên. Còn việc tiểu thuyết và truyền thuyết nói rằng do tác động của tinh thần mà chỉ một đêm tóc đã trắng xóa là quá cường điệu. Bởi lẽ khi các tổ chức tế bào đã chết, bản thân tóc không thể biến màu trắng thành màu đen được. Chính vì thế việc nói rằng chỉ qua một đêm tóc của Ngũ Tử Tư đã trắng xoa là không phù hợp với logic khoa học. Cách giải thích của khoa học là nếu suy nghĩ, căng thẳng và buồn phiền quá mức thì dễ dẫn đến sự suy thoái trong các chức năng của cơ thể, làm cho con người sớm bạc tóc.

Nếu kéo dài tâm lý lo lắng và buồn phiền thì dễ dẫn đến bệnh trầm cảm, từ đó làm cho gan, khí huyết làm việc thất thường, sức miễn dịch giảm, khiến bệnh tật tràn lan. Ngoài ra nếu thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng, sẽ dễ làm cho con người khủng hoảng tinh thần, hoang mang dao động, thậm chí có người đã tìm đến con đường tự sát. Cách tốt nhất là phải kiềm chế và điều chỉnh tính thần, trút bỏ ưu phiền và lo sợ, duy trì thái độ vui vẻ và vô tư.

3.Khắc phục tính cách hẹp hòi và đố kỵ

Khi con người rơi vào trạng thái bực bội, lo nghĩ thì phần lớn chất tiết dịch của thận sẽ phóng ra ngoài, làm cho toàn bộ cơ thể rơi vào trạng thái đợi lệnh căng thẳng. Tuy về mặt ý nghĩa sinh lý thì đây là một hiện tượng tích cực vì chỉ trong một thời gian ngắn cơ thể đã có thể huy động một nguồn năng lượng cực lớn. Nhưng nếu nguồn năng lượng đó không phù hợp với hành vi của con người thì tác dụng tiêu cực của nó chẳng những đã giáng một đòn chí mạng vào tâm lý, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Rất rõ ràng là một số lượng lớn máu tích tụ ở ven huyết quản sẽ gây trở ngại cho việc lưu thông máu, rất dễ dẫn đến xơ cứng động mạch và như chúng ta đã biết, xơ cứng động mạch sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì động mạch là “đường ống chính” để vận chuyển máu đi khắp cơ thể, nếu có trục trặc gì ở bộ phận này hậu quả xảy ra sẽ thật khôn lường.

Một người có tâm địa hẹp hòi, cần phải biết suy nghĩ và có thái độ độ lượng trước mọi sự việc. Nếu cứ cho rằng người ta luôn đối xử bất công với mình, không tin vào bất cứ một ai, cứ cho rằng mọi thứ trên đời này đều xấu cả, thì rất có thể người đó sẽ phải sớm từ biệt thế giới này để đi về thế giới bên kia.

Các nhà tâm lý học Mỹ cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đố kỵ là do bản thân bất lực, sợ hãi cạnh tranh với người khác. Sách lược truyền thống để loại trừ hiện tượng tiêu cực này là thổ lộ hết mọi bực tức trong lòng, nghiêm túc với bản thân, ra sức bồi dưỡng thái độ nhân sinh đúng đắn. Nhưng rất tiếc không ít người khi gặp những chuyện buồn phiền lại cho rằng cách làm này là vô bổ nên đã bỏ qua.

Theo các nghiên cứu mới nhất gần đây, cách giải quyết tính cách đố kỵ là hãy lào vào công việc, không nên nghĩ đến những điều không vui, cũng không nên nghĩ đến những việc của mình làm cho tinh thần có sức sống mãnh liệt để có thể đối phó được với công việc và thách thức mới.

4.Sống cô đơn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ

Một sô nhà khoa học Mỹ và các nước khác đã nghiên cứu và thấy rằng: Sống cô đơn có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của con người. Các nhà khoa học cho rằng việc sống cô đơn có liên quan mật thiết đến bệnh tật.

Các đối tượng được nghiên cứu lúc đầu có sức khỏe như nhau. Người ta phân các đối tượng nghiên cứu này thành ba loại người, một là loại xã giao hoạt bát, hai là thiếu xã giao, ba là không có xã giao trong đó bao gồm cả tình trạng hôn nhân, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và bạn bè. Họ đã tiến hành nghiên cứu từ 5 đến 12 năm đối với những loại đối tượng này và phát hiện ra rằng: Tỷ lệ những người đàn ông không có xã giao mắc bệnh cao gấp từ 2 đến 3 lần so với những người cùng độ tuổi có hoạt động xã giao và tỷ lệ phụ nữ sống cô đơn không xã giao mắc bệnh nhiều gấp 1,5 lần so với những phụ nữ cùng độ tuổi có xã giao.

Vì thế các nhà khoa học khuyên những người không có xã giao, nhất là những người sống độc thân, hãy thay đổi lối sống, phát triển cách xã giao mới cho mình.

Cởi mở, chan hòa, tình yêu và tâm lý lành mạnh

Hoạt động xã giao có thể phản ảnh được trạng thái tâm lý lành mạnh của con người, trong xã hội ngày nay mối quan hệ giữa người với người có tác dụng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý lành mạnh. Trung Quốc có một câu thành ngữ: “Trồng đào chờ mùa thu hoạch”. Trong dân gian cũng có câu: “Người kính ta một, ta kính người mười” để nói lên mối quan hệ giữa con người với con người, thực ra đó cũng chính là cách “dự trữ sức khỏe cho mình”. Việc mọi người quan tâm đến nhau, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau là mối quan hệ rất tốt, nó có thể giúp cho nhau tăng cường sức miến dịch cơ thể. Có thể nói mối quan hệ bình thường giữa con người với con người chẳng những là điều kiện không thể thiếu cho việc duy trì tâm lý lành mạnh, mà còn là một phương pháp quan trọng để có được tâm lý lành mạnh. Nhất là mối quan hệ tình cảm giữa vợ chồng, điều này hết sức quan trọng đối với tâm lý lành mạnh của con người.

I.Tính tình cởi mở sẽ có ích cho sức khỏe

Tính tình cởi mở sẽ làm cho con người cảm thấy ấm áp và vui vẻ, tinh thần bình tĩnh và thoải mái, giúp cho các chức năng thần kinh, nội tiết, huyết quản hoạt động nhịp nhàng và ở trạng thái tốt nhất. Khi thần kinh căng thẳng sẽ làm đảo lộn các hoạt động trong cơ thể, làm cho mỡ máu tăng cao, dễ dẫn đến xơ cứng động mạch, làm rối loạn nội tiết, dễ sinh bệnh tiểu đường, bệnh chảy máu dạ dày.

Thành thật sẽ có lợi cho sức khỏe

Các nhà y học cho rằng, thành thật, vô tư, sống không vụ lợi sẽ giúp cho tâm lý luôn ở trạng thái ổn định nhất, làm tăng khả năng miễn dịch, giảm bớt bệnh tật. Còn những người hay tụ tư, trục lợi, thiếu thành thật, thì cơ thể sẽ tiết ra chất kích thích có thể làm tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao. Những người giả dối bao giờ tinh thần cũng ở trạng thái căng thẳng, gây rối loạn hoạt động trao đổi chất và điều chỉnh thần kinh, dẫn đến vết thương lòng.

Sống lương thiện sẽ có ích cho sức khỏe

Khoan dung, độ lượng, lương thiện sẽ giúp cho con người mạnh khỏe, sống lâu. Còn những người hay ác ý và bực tức sẽ làm cho thận tiết dịch nhiều hơn, thở gấp và tim đập nhanh hơn, chuột rút, có hại cho sức khỏe của tim. Các nhà y học kiến nghị: Muốn trở thành một người lương thiện phải biết cách kiềm chế mình và thông cảm với người khác, đối xử với mọi người một cách chân thành, bình tĩnh giải thích cho mọi người những hiểu lầm về mình và phải biết tự giải thoát cho mình.

Làm nhiều việc tốt sẽ có lợi cho sức khỏe

Qua thực nghiệm một học giả đã đi đến kết luận: Sau khi làm những việc tốt, trong cơ thể sẽ tiết ra một lượng miễn dịch rất lớn, đây là một kháng thể loại trừ mọi bệnh truyền nhiễm. Một người thường xuyên làm việc tốt, thì tỷ lệ mắc bệnh tim và bệnh truyền nhiễm rất thấp, điều đó rất có lợi cho sức khỏe.

II. Tình yêu là động lực của sức khỏe và sống lâu

Trong các nguyên nhân mà các nhà chuyên môn cho rằng “ảnh hưởng đến sức khỏe và trường thọ” thì nguyên nhân hôn nhân thiếu hài hòa phải được xếp lên hàng đầu (người từ 40 tuổi trở lên chưa lập gia đình hoặc sau khi ly hôn lại kết hôn). Các chuyên gia cho rằng: các mối quan hệ tốt đẹp, kể cả quan hệ vợ chồng đều giúp con người giảm bớt được sự căng thẳng, loại trừ được áp lực tinh thần, có lợi cho trường thọ. Qua cuộc điều tra ở quy mô lớn cho thấy: Những người ít tham gia hoạt động xã hội, ít giao tiếp với bạn bè thân thiết có tỷ lệ tử vong cao hơn người bình thường đến 40%. Vì thế, muốn tránh sớm lão hóa, cần phải duy trì mối quan hệ với cha mẹ, con cái, bạn bè và người thân.

1.Điều thần kỳ trong tình yêu

Yêu là điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống con người. Yêu là điều thần kỳ tuyệt vời, nó là sự bùng phát tình cảm trong hệ thống thần kinh mà ngày nay các nhà khoa học đang nghiên cứu để khám phá bí mật của nó. “Tình yêu là nhân tố quan trọng và then chốt trong việc phòng ngừa bệnh tật và để mạnh khỏe, sống lâu”. Khi con người nảy nở tình yêu, tim sẽ đập nhanh hơn. Điều đó cho thấy rất rõ sự hứng thú và sự hấp dẫn: “Tất cả đều là kết quả của tác dụng do tuyến thận gây nên, nó là thứ vật chất thần kinh do dịch thận tiết ra”. Vậy còn việc ra mồ hôi tay thì sao? Lưỡi bị khô thì sao? Đó lại là kết quả do tuyến thận tiết ra các dịch thể khác. Còn niềm hạnh phúc khi đứng cạnh người yêu thì lại do các dịch thể của đại não và tuyến yên tiết ra, những dịch thể này làm cho con người có cảm giác vui sướng khi tình yêu đến, làm cho con người quên ăn, quên ngủ, quên cả mệt mỏi. “Những phần tử này được sản sinh ra đồng thời với các chất kích thích căng thẳng”. Qua kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng: “Ở mỗi con người, khi phóng ra những chất kích thích căng thẳng cũng đồng thời phóng ra các chất gây hưng phấn”. Một nhà khoa học Anh đã khám phá ra rằng khi đắm mình trong biển cả yêu đương thì dù yêu người hay người yêu mình cũng đều giúp con người nâng cao được khả năng miễn dịch, ít bị cảm cúm. Ngược lại, người thất tình thì khả năng miễn dịch kém, dễ bị cảm cúm. Một chuyên gia Đức đã làm một bảng thống kê cho thấy: vợ chồng thuận hòa có tỷ lệ mắc bệnh hiểm nghèo thấp hơn 50% so với các cặp vợ chồng sống không thuận hòa.

Trong cuộc sống, nếu thiếu tình yêu thường lâm vào tình trạng buồn bã, mất ngủ, tính tình thay đổi, tâm lý ức chế v.v…

2.Cách thể hiện tình yêu

Một nụ hôn cũng đủ làm nhịp đập của tim đang từ 70lần/phút tăng lên 150 lần/phút, vì thế đã làm tăng tuần hoàn máu, làm cho tế bào hấp thụ được một khối lượng lớn khí oxy. Một nụ hôn có thể làm cho một khối lượng lớn chất hoocmôn trong cơ thể bị kích thích chẳng kém gì một liều thuốc moocphin. Một nụ hôn có thể làm cho cả hai mươi bảy cơ thịt trên mặt vận động, giúp cho khuôn mặt loại trừ được những nếp nhăn. Một nụ hôn có thể tiêu tốn 12 calo nhiệt lượng trong cơ thể làm cho con người càng trở nên thướt tha hơn. Hôn được ví như một một thể thao nhẹ, những người thích hôn thường không hay bị mắc các bệnh về hệ thống tuần hoàn, bệnh dạ dày và bệnh mất ngủ.

Báo ảnh của Đức đã gọi hôn là “thiên sứ bảo vệ”, nếu trước khi đến công sở làm việc, người vợ hôn chồng một cái thì khi ra đường rất ít khi bị tai nạn giao thông.

3.Vợ chồng hòa thuận sẽ có lợi cho sức khỏe

Vợ chồng yêu quý nhau, sống thuận hòa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái tâm lý của cả hai bên. Còn người không có trạng thái tinh thần tốt rất ảnh hưởng đến tuổi thọ. Khi con người ở vào trạng thái tinh thần tốt cơ thể sẽ tiết ra một chất kích thích, và chất xúc tác sinh hóa rất có lợi, những chất này sẽ gây hưng phán làm cho lưu lượng máu trong cơ thể hoạt động ở mức tốt nhất và các tế bào thần kinh ở trạng thái hưng phấn nhất. Không còn nghi ngờ gì nữa, rõ ràng hiện tượng trên rất có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, nếu vợ chồng chung sống không hòa thuận, hay cãi nhau, suốt ngày buồn phiền hoặc sống ly thân thì sẽ làm cho các chất kích thích bị rối loạn, các bộ phận trong cơ thể mất đi sự nhịp nhàng, dễ sinh bệnh đau dạ dày, huyết áp cao, bệnh tim mạch v.v…

Theo kết quả điều tra của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy: So với những cặp vợ chồng sống hạnh phúc, thì những người ly hôn thường giảm tuổi thọ, nam giới trung bình giảm thọ 12 tuổi, nữ giới trung bình giảm thọ 5 tuổi. Cuộc điều tra về nguyên nhân cái chết ở Italia đã phát hiện tỷ lệ tử vong ở người sống độc thân và người sống ly hôn cao hơn rất nhiều so với những cặp vợ chồng sống bình thường, nhất là những người tử vong vì bệnh xơ gan.

4.Chan hòa cởi mở sẽ sống lâu

Trong những kiến nghị về các biện pháp bảo vệ sức khỏe có một điều không thể xem nhẹ, nhưng người ta lại vẫn cứ hay xem nhẹ đó là thái độ ôn hòa cởi mở. Các nhà y học Israen khi nghiên cứu về tình hình sức khỏe của hơn một vạn đàn ông đã phát hiện ra một nguyên nhân rất bất ngờ là những người đàn ông hút thuốc lá thường hay bị vợ rầy la.

Thực ra, ôn hòa, cởi mở là đức tính bẩm sinh của phụ nữ, thái độ ôn hòa chẳng những có lợi cho vẻ đẹp và sức khỏe của chính mình, mà còn giúp người chồng vui vẻ, phấn khởi hơn. Chính vì thế nên các nhà khoa học mới đề nghị thành lập một bộ môn “y học tình yêu”. Quan hệ vợ chồng gắn bó, quan tâm lẫn nhau, gia đình hòa thuận, tính tình cởi mở chan hòa sẽ giúp cho vợ chồng đều có sức đề kháng bệnh tật tốt, luôn luôn khỏe mạnh và sống lâu.

3. Độ lượng là liều thuốc bổ của sức khỏe

Khi vợ hoặc chồng thấy người kia gặp chuyện bực bội nhưng biết cách giải quyết, bình tĩnh, độ lượng sẽ đem lại kết quả tốt. Độ lượng là sự thể hiện của tình yêu đống thời cũng là liều thuốc bổ cho sức khỏe.

Một bác sĩ thần kinh ở NewYork Mỹ đã nói: Nếu gặp một việc không vừa ý đã vội nổi cáu ngay, bất chấp lý do phải trái sẽ dễ dẫn đến hậu quả xấu. Việc chì chiết hoặc muốn trừng phạt người gây ra lỗi sẽ làm cho con người thay đổi tính tình, mất đi hòa khí vợ chồng. Hiện tượng nói trên sẽ làm cho quan hệ vợ chồng ngày càng xấu đi. Vị bác sĩ này đưa ra một biện pháp như sau: Nếu gặp những chuyện bạn không hài lòng, bạn hãy bình tĩnh ân cần hỏi han, thậm chí động viên vợ hoặc chồng mình, như thế bạn sẽ trở thành người độ lượng thực sự, có thể rũ bỏ hết mọi bực bội trong người. Cần nhận thức rõ thái độ khoan dung là cần thiết về mặt tâm lý và tinh thần đối với mỗi con người. Trước hết không nên vội đi tìm quá trình và nguyên nhân xảy ra sự việc. Những người bị thương tổn cũng phải tự mình giải quyết sự bực bội của mình, phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với những hậu quả đã gây ra cho người khác.

4. Ly hôn sẽ làm cho con người tổn thọ

Qua nhiều năm điều tra nghiên cứu, một chuyên gia Hàn Quốc đã phát hiện tuổi thọ bình quân của đàn ông và đàn bà ly hôn thường ngắn hơn những người bình thường từ 8 đến 10 năm. Kết quả nghiên cứu của vị chuyên gia này cho thấy những người nam giới có quan hệ vợ chồng tốt, bình quân thọ 74,8 tuổi, còn những nam giới đã ly hôn tuổi thọ binh quân chỉ là 64,6 tuổi, những người sống độc thân suốt đời có tuổi thọ bình quân là 65,2 tuổi.

Đối với nữ giới những người bình thường có tuổi thọ bình quân là 78,8 tuổi, những người đã ly hôn có tuổi thọ bình quân là 71 tuổi, những người sống độc thân suốt đời có tuổi thọ bình quân là 69,3 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sau khi ly hôn những người này sống độc thân không thể giải tỏa được những mâu thuấn nội tâm. Vị chuyên gia này còn phát hiện: những người ly hôn hoặc sống độc thân thì từ 50 tuổi trở đi sức khỏe giảm sút rất nhanh. Do đó có thể thấy ly hôn sẽ làm cho con người tổn thọ.

Một bác sĩ người Mỹ đã nghiên cứu về ảnh hưởng tâm lý của người ly hôn. Kết quả cho thấy rất nhiều người ly hôn bị mất thăng bằng về tinh thần, sinh ra nhiều bệnh tật, nghiêm trọng hơn còn mắc bệnh ung thư. Theo thống kê của các nhà chuyên môn Nhật Bản thì đàn ông ly hôn nói chung đều giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 tuổi, đàn bà giảm khoảng 5 tuổi. Ở một vùng biên cương của Pháp có một thị trấn nhỏ mà số vụ ly hôn có thể xếp hàng đầu thế giới, khiến mọi người phải gọi đó là “thành phố ly hôn”. Gần đây nước Pháp đã tiến hành điều tra về nguyên nhân cái chết của 5000 người ở thành phố này, kết quả cho thấy có đến 77,3% số người ly hôn chết vì bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý