Theo người Hy Lạ, nế cây Ô liu tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng thì Nguyệt Quế trở thành biểu tượng cho vinh quang và chiến thắng. Hẳn nhiên vì thế mà ở các nước phương Tây, mọi người thường thấy biểu tượng cành nguyệt quế ở những nơi trang trọng như: tượng đài các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, tượng đài chiến sĩ vô danh... Và hiện nay, trong nhiều cuộc thi ở các nước trên thế giới vẫn còn giữ tục lệ đội lên đầu hoặc khoác vào cổ người chiến thắng một vòng hoa Nguyệt Quế.
Điển hình như tại Việt Nam, “Đường lên đỉnh Olympia” là một trong những chương trình truyền hình nổi tiếng nhất, đã sử dụng hình ảnh vòng Nguyệt Quế để trao cho người giành chiến thắng. Vậy, từ điển tích nào mà người Hy Lạp lại có những ý nghĩa biểu tượng về vòng Nguyệt Quế như thế?
Sự tích cây Nguyệt Quế
Thần thoại Hy Lạp kể rằng, Apollo (thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật, con của thần Zeus) đã chế giễu thần ái tình Eros là không biết bắn cung, vì thế Eros đã nghịch ngợm bắn “mũi tên khơi dậy tình yêu” vào Apollo, khiến chàng yêu say đắm tiên nữ Daphne (con gái của thần Sông Pénée). Nhưng ngược lại, Daphne lại trúng mũi tên thổi tắt tình yêu của Eros khiến trái tim nàng trở nên băng giá. Thế là Apollo càng khao khát được bày tỏ tình cảm với Daphne nhưng đều bị nàng cự tuyệt. Cho đến một ngày, Apollo đuổi theo Daphne đến một khúc sông, trong bước đường cùng nàng đã cầu xin cha là thần sông hãy cứu nàng. Nàng vừa nói dứt lời thì bỗng nhiên rùng mình một cái, đôi chân mềm mại bỗng cứng đờ ra, cả đôi tay vừa giơ ra chới với cầu xin cha cũng cứng nhắc. Toàn thân nàng biến thành một thân cây, chân như cắm sâu xuống đất và các ngón chân vươn dài ra thành những rễ lớn rễ nhỏ. Mái tóc đẹp đẽ của nàng biến thành những lá cây. Đó chính là cây Nguyệt Quế.
Apollo rất đau khổ vì sự ra đi của Daphne, chàng làm một cây sáo từ cây Nguyệt Quế, suốt ngày ngồi thổi dưới gốc cây. Để tưởng nhớ Daphne, Apollo đã dùng lá cây Nguyệt Quế tạo thành vòng đội trên đầu, tượng trưng cho sự chiến thắng và vinh quang trong các cuộc thi. Và hiện nay, người ta còn dùng cây Nguyệt Quế để cúng tế Apollo, cũng như tình yêu của Apollo dành cho Daphne.
… Và Nguyệt Quế ngày nay
Nguyệt Quế hay còn gọi là hoa Trường Xuân, Hồng Nguyệt Nguyệt… là loài hoa rất nổi tiếng trên thế giới, vì nó vừa có hương lại vừa có sắc. Hoa có nhiều màu sắc như: màu trắng, màu phấn hồng, màu hồng đào, màu mận chín… Nguyệt Quế có hơn 20.000 loài, được xếp vào một trong 10 loài hoa nổi tiếng của người Trung Quốc. có một số loài như Nguyệt Quế lá nhỏ thường đựợc dùng làm cảnh.
- Trị khó tiêu ở dạ dày: Dùng lá nguyệt hãm lấy nước uống trong ngày.
- Chữa da bị kích thích: Lấy bột lá và quả nguyệt quế trộn cùng Vaseline rồi bôi lên vùng da bị kích thích.
- Trị tiểu đường: Dùng dưới dạng cà ri nấu ăn hoặc uống bột, mỗi lần 5g, uống với nước sôi để nguội.
Tên khoa học là Laurus nobilis L.
Quả nguyệt quế có tác dụng điều kinh, trị tiêu chảy, bạch đới, phù thũng; lá cây dùng làm gia vị; trái có mùi thơm có tác dụng kiện vị, phát hãn. Ngoài ra còn có thành phần In vitro, chống siêu khuẩn trái rạ, thủy bào chẩn, nhiều nơi còn dùng để trị ung thư.
Người ta cũng dùng hạt nguyệt quế để ép lấy dầu trong công nghiệp. Ở Âu châu quả cây được dùng để kích thích sẩy thai.
Thành phần hóa học: Hạt chứa 30% dầu. Lá chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là ceniol, geraniol, pinen. Quả cũng chứa tinh dầu.
1. Tên dược: Flos rosae chinensis.
2. Tên thực vật: Rosa chinensis jacq.
3. Tên thường gọi: nguyệt quế hoa
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: nụ hoa hái vào tháng 6 hoặc tháng 7 khi thời tiết đẹp. Sau khi nụ nở, phơi trong bóng râm.
5. Tính vị: ngọt và tính ấm.
6. Qui kinh: can.
7. Công năng: bổ huyết và điều kinh, giảm sưng phù.
8. Chỉ định và phối hợp:
·Ứ khí và huyết ở can biểu hiện như loạn kinh nguyệt, ít kinh hoặc vô kinh: dùng phối hợp nguyệt quế hoa với đương qui, đan sâm, và hương phụ.
·Lao hạch và sưng: dùng phối hợp nguyệt quế hoa với hạ khô thảo, xuyên bối mẫu và mẫu lệ.
9. Liều dùng: 3-6g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: dùng quá liều nhiều dược liệu này có thể gây ỉa chảy. Nên thận trọng dùng cho các trường hợp tỳ và vị hư. Không dùng nguyệt quế hoa cho thai phụ.
Tên thuốc: Flos rosae chinensis.
Tên khoa học: Rosa chinensis Jacq.
Bộ phận dùng: nụ hoa.
Tính vị: Vị ngọt, tính ấm.
Qui kinh: Vào kinh Can.
Tác dụng: bổ huyết, điều kinh, tiêu viêm.
Chủ trị:
- Ứ khí và huyết ở Can biểu hiện như loạn kinh nguyệt, ít kinh hoặc vô kinh: Dùng Nguyệt quế hoa với Đương qui, Đan sâm, và Hương phụ.
- Trị lao hạch và mụn nhọt sưng: Dùng Nguyệt quế hoa với Hạ khô thảo, Xuyên bối mẫu và Mẫu lệ.
Liều dùng: 3-6g.
Bào chế: Hái vào tháng 6 hoặc tháng 7 khi thời tiết đẹp. Sau khi nụ nở, phơi trong râm cho khô.
Chú ý: dùng quá liều nhiều dược liệu này có thể gây ỉa chảy.
Kiêng kỵ: Nên thận trọng dùng cho các trường hợp Tỳ và Vị hư.
Có thai: không dùng.
Ý nghĩa các loài hoa
Các loại hoa màu tím kiêu sa
Những loài hoa có độc
Ý nghĩa của các loại cây cảnh
Những loại cây mang lại may mắn
Ý nghĩa của loài hoa diên vĩ
Hoa treo ban công đẹp mê li luôn nè
Ý nghĩacủa loài hoa tigon
Ý nghĩa của những bông hoa hồng
(ST).