Ngũ gia bì còn có tên là cây chân chim, sâm non, thuộc loại cây cảnh đắt tiền. Trong Đông y, nó được dùng chữa đau nhức xương khớp, đau bụng, suy nhược...
Ngũ gia bì có 2 loại (chân chim và nhiều gai), đều là cây thuốc quí thuộc họ Nhân sâm. Bài viết này chỉ đề cập đến cây Ngũ gia bì chân chim, tên khoa học Scheffera octophylla (Lour) Harms. Cây cao 2-8 m. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6-8 lá chét hình trứng. Cụm hoa mọc thành chùm tán, hoa nhỏ màu trắng. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím đen, trong có 6-8 hạt.
Cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và có nhiều ở dãy Nam Trường Sơn. Ngay cả vùng đồng bằng cũng trồng tốt. Gần đây, ngũ gia bì chân chim được xem là cây cảnh đẹp thuộc loại cao cấp, đắt tiền.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy ngũ gia bì có những tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về nội khoa. Trong Đông y, nó là một vị thuốc quý có tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong, đau nhức xương khớp, đau bụng, trẻ em vận động cơ bắp yếu, hạn chế đi lại, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt...
Ngũ gia bì có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh mạn tính ở người cao tuổi, tăng sức đề kháng, bồi dưỡng sức khỏe, trị đau nhức khớp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Nó có tác dụng tốt với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, rối loạn nhẹ bilirubin máu toàn phần. Ngũ gia bì còn có tác dụng hạ đường máu ở những bệnh nhân đái tháo đường tụy, điều trị sau phẫu thuật. Không được dùng cho những bệnh nhân đường máu thấp.
Rượu ngũ gia bì: Ngũ gia bì cạo sạch lớp bẩn dính bên ngoài vỏ; rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, xay tán thành bột. Cứ 100 g bột ngũ gia bì, cho 1 lít rượu gạo 45 độ ngâm trong 10 ngày, lắc đều trước khi uống, uống 1 cốc con trước mỗi bữa cơm chiều. Tác dụng: Chữa đau nhức khớp xương, giúp ăn ngủ ngon.
Đơn thuốc cho phụ nữ: Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, xích thược, đương quy mỗi vị 40 g, sao vàng tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 g. Bài này rất tốt cho phụ nữ tuổi cao, người lao động nặng, mỏi mệt toàn thân, hơi thở ngắn (thường thở ra, xây sẩm mặt mày), cảm sốt ra nhiều mồ hôi, ăn uống kém, ngủ ít.
Ngũ gia bì - "Khắc tinh" của muỗi
Ngũ gia bì là loại cây được đánh giá chống muỗi rất hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này ở các cửa hàng bán cây cảnh. Ngũ gia bì có 2 loại: lá xanh và lá vàng, tuy nhiên, ngũ gia bì xanh mới có tác dụng.
Lưu ý, bạn đêm, ngũ gia bì hút khí O2, thải khí CO2 nên chỉ nên trồng 1 - 2 cây trong nhà, mang cây phơi nắng mỗi tháng một lần.
Những điều cần biết về Cây ngũ gia bì
(Mô tả, hình ảnh cây ngũ gia bì, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Cây ngũ gia bì là cây thuốc nam quý, cây cao 2-8 m. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6-8 lá chét hình trứng. Cụm hoa mọc thành chùm tán, hoa nhỏ màu trắng. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím đen, trong có 6-8 hạt. Cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và có nhiều ở dãy Nam Trường Sơn. Ngay cả vùng đồng bằng cũng trồng tốt. Gần đây, ngũ gia bì chân chim được xem là cây cảnh đẹp thuộc loại cao cấp, đắt tiền.
Cách chế biến và thu hái
Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô.
Bộ phận dùng
Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc
Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau.
Cách dùng
Bóc vỏ, rửa sạch, phơi khô trong râm. Dùng sống hoặc rửa rượu rồi sao (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Thành phần hoá học:
Vỏ thân chứa 0,9-1% tinh dầu; vỏ cành và vỏ rễ chứa saponin triterpen khi thuỷ phân cho acid oleanic.
Tác dụng dược lý
Có tác dụng chống mệt mỏi tốt hơn Nhân sâm. Có tác dụng tăng sức chịu đựng đối với thiếu oxy, nhiệt độ cao, điều tiết nội tiết rối loạn, điều tiết hồng bạch cầu và huyết áp, chống phóng xạ, giải độc. Thuốc có tác dụng chống lão suy, tăng thể lực và trí lực, tăng chức năng tuyến sinh dục và quá trình đồng hóa, gia tăng quá trình chuyển hóa và xúc tiến tổ chức tái sinh.
Có tác dụng an thần rõ, điều tiết sự cân bằng giữa 2 quá trình ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Tác dụng hưng phấn của thuốc không làm ảnh hưởng giấc ngủ bình thường.
Có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể như tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lượng của lách. Thuốc còn có tác dụng kháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch.
Thuốc có tác dụng kháng viêm, cả đối với viêm cấp và mạn tính.
Thuốc có tác dụng giãn mạch làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và hạ huyết áp.
Thuốc có long đờm, cầm ho và làm giảm cơn ho suyễn.
Thuốc có tác dụng chống ung thư.
Vị thuốc ngũ gia bì
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
+ Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Học).
+ Vị cay, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh
Vào kinh Phế, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Học).
Vào kinh Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng
+ Bổ trung, ích tinh, mạnh gân xương, tằn trí nhớ (Danh Y Biệt Lục).
+ Minh mục, hạ khí bổ ngũ lao, thất thương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
+ Mạnh gân xương(Bản Thảo Cương Mục).
+ Hoá đờm, trừ thấp, dưỡng thận, ích tinh, trừ phong, tiêu thuỷ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Trừ phong thấp, mạnh gân xương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trừ phong thấp, cường gân cốt (mạnh gân xương), tiêu phù.
+ Sách Bản kinh: " chủ tâm phúc sán khí, phúc thống, ích khí. Trị trẻ em không đi được, thư sang âm thực (ung nhọt lở lóet)".
+ Sách Danh y biệt lục: " trị nam tử dương nuy, âm nang lở chảy nước, tiểu khó, nữ nhân ngứa âm hộ, lưng đau, chân tay tê yếu, hư gầy, thuốc bổ trung ích tinh, mạnh gân xương, tăng trí nhớ".
+ Sách Nhật hoa tử bản thảo: " làm sáng mắt (minh mục), hạ khí, trị chứng trúng phong, khớp xương co cứng, bổ ngũ lao thất thương".
Chủ trị
Có tác dụng trị mệt mỏi tốt hơn Nhân sâm. Tăng sức chịu đựng đối với thiếu oxy, nhiệt độ cao, điều tiết rối loạn nội tiết, điều tiết hồng cầu, bạch cầu và huyết áp, chống phóng xạ, giải độc. Ngũ gia bì có tác dụng chống lão suy, tăng thể lực và trí nhớ, tăng chức năng tuyến tình dục và quá trình đồng hoá, gia tăng quá trình chuyển hoá và xúc tiến tổ chức tái sinh (Trung Dược Học).
+ Có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể như tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lượng của lách. Thuôc còn có tác dụngkháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch (Trung Dược Học).
+ Ngũ gia bì có tác dụng an thần rõ, điều tiết sự cân bằng giữa hai quá trình ứ chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Tác dụng hưng phấn của thuốc không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường (Trung Dược Học).
+ Ngũ gia bì có tác dụng kháng viêm cả đối với viêm cấp và mạn tính (Trung Dược Học).
+ Ngũ gia bì có tác dụng gĩan mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và hạ huyết áp (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng long đờm, giảm ho và làm giảm cơn hen suyễn (Trung Dược Học).
+ Ngũ gia bì có tác dụng chống ung thư (Trung Dược Học).
+Ngũ da bì có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, bổ can thận, khu phong, hóa thấp
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc ngũ gia bì
Trị phong thấp đau nhức, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, liệt dương:
Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 30o một lít, ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 20~40ml vào trước bữa ăn tối (Ngũ Gia Bì Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thấp khớp:
Ngũ gia bì, Mộc qua, Tùng tiết đều 120g. Tán bột, mỗi lần uống 3~4g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phụ nữ cơ thể suy nhược:
Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, Xích thược, Đương quy đều 40g. Tán bột. Ngày uống hai lần, mỗi lần 4g (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Trị gẫy xương, sau khi phục hồi vị trí:
Ngũ gia bì, Địa cốt bì đều 40g, tán nhuyễn, Gà 1 con nhỏ, lấy thịt, gĩa nát, trộn đều với thuốc, đắp bên ngoài, bó nẹp cố định, sau một uần, bỏ nẹp đi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị ngực đau thắt, mỡ máu cao:
Dùng chất chiết xuất từ Thích Ngũ gia bì (Nam Ngũ gia bì)chế thành thuốc viên ‘Quan Tâm Ninh’. Uống mỗi lần 3 viên, ngày 3 lần, liên tục 1~3 tháng. Đã trị 132 ca ngực đau thắt, có kết quả 95,45%, mỡ máu cao 53 ca, kết quả làm hạ Cholesterol và Triglycerid (Trung Y Dược Học Báo 1987, 4: 36).
Trị bạch cầu giảm:
Dùng Thích Ngũ gia bì trị 43 ca bạch cầu giảm. Kết quả cho thấy so với chứng giảm bạch cầu do hoá liệu, có kết quả tốt hơn (Quảng Tây Y Học Viện Học Báo 1978, 3: 1).
Trị bạch cầu giảm:
Dùng viên Ngũ gia bì trị 22 ca, có kết quả 19 ca (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1982, 6: 52).
Trị nhồi máu não:
Dùng dung dịch chíhc Ngũ gia bì 40ml, cho vào 300ml dịch truyền Glucoz 10%, truyền tĩnh mạch ngày 1 lần, kèm uống thuốc thang. Theo dõi 20 ca, có kết quả tốt (Cam Túc Trung Y Học Viện Học Báo 1988, 1: 27).
Trị huyết áp thấp:
Dùng viên Ngũ gia bì, mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, 20 ngày là một liệu trình. Kết quả tốt (Châu Long, Trung Quốc Dược Thành Phẩm Đích Nghiên Cứu 1985, 12: 43).
Tham khảo thêm
Kiêng kỵ
Âm hư hoả vượng: không dùng (Thực Dụng Trung Y Học).
Trên thị trường thuốc có rất nhiều loại Ngũ gia bì cho nên lúc dùng để điều trị và nghiên cứu phải hết sức thận trọng.
Một số bài thuốc ứng dụng
Bài 1: Các khớp sưng đau kéo dài, hạn chế vận động: Ngũ gia bì 16g, trinh nữ 16g, bưởi bung 16g, nam tục đoạn 20g, ngải diệp 16g, cát căn 16g, đổ nước 4 bát. Sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 2: Viêm tinh hoàn do biến chứng của quai bị: Ngũ gia bì 16g, lệ chi 16g, bạch linh 10g, bạch truật 12g, xa tiền 10g, đinh lăng 16g, quế 6g, trần bì 10g, đổ nước 4 bát. Sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 3: Nam giới bị yếu sinh lý: Ngũ gia bì 16g, thục địa 12g, khởi tử 12g, cẩu tích 12g, tần giao 10g, hạt sen 12g, thỏ ty tử 16g, nhục thung dung 10g, phòng sâm 16g, phá cố chỉ 10g, cam thảo 10g, đổ nước 1.800ml. Sắc lọc bỏ bã lấy 400ml chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 4: Tỳ vị hư nhược, chân tay yếu mềm: Ngũ gia bì 16g, bạch truật 16g, biển đậu 16g, trần bì 10g, sinh khương 6g, táo tàu 5 quả, đinh lăng 16g, quy 16g, cao lương khương 10g, hoài sơn 12g, đổ nước 1.800ml. Sắc lọc bỏ bã lấy 400ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 5: Chữa phù thận: Ngũ gia bì 16g, bạch truật 16g, bông mã đề 16g, hương nhu trắng 16g, đinh lăng 20g, quế 10g, bào khương 10g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng thuốc 7-8 ngày liền. Công dụng: bổ thổ ôn bổ tỳ thận, tiêu thũng, uống thang này bệnh nhân đi tiểu nhiều, hết phù.
Bài 6: Dày da bụng do thấp tỳ: Ngũ gia bì 16g, ngấy hương 16g, lá đắng 16g, đinh lăng 16g, trần bì 10g, ngải diệp 16g, bạch truật 16g, hoài sơn 16g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 7: Thận dương suy tổn, nhức mỏi xương khớp: Ngũ gia bì 16g, thục địa 12g, cẩu tích 12g, khởi tử 12g, tục đoạn 16g, đinh lăng 16g, đương quy 16g, xuyên khung 10g, hắc táo nhân 16g, liên nhục 12g, quế tốt 10g, cam thảo 11g, các vị thái nhỏ cho vào bình sành, đổ ngập nước để ngâm. Sau 15 ngày là dùng được, ngày uống 40-50ml, chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: bổ tâm thận, lưu thông khí huyết, tăng cường sinh lực.
Bài 8: Chữa chứng thống phong (các khớp sưng đau đột ngột, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi): Ngũ gia bì 16, bồ công anh 16g, trinh nữ 16g, rễ cỏ xước 20g, nam tục đoạn 16g, đinh lăng 16g, cà gai leo 16g, tất bát 12g, cát căn 16g, đơn hoa 16g, quế 10g, kinh giới 16g, xương bồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 9: Đau thần kinh vai cổ do hàn thấp: Ngũ gia bì 16g, rễ cỏ xước 16g, thổ linh 16g, quế 10g, kiện 10g, tế tân 6g, tang ký sinh 16g, cố chỉ 10g, phòng phong 10g, kinh giới 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: trừ phong hàn, thông hoạt kinh lạc, giảm đau.
Bài 10: Sản phụ phù nề sau khi sinh: Ngũ gia bì 16g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, uất kim 12g, đinh lăng 20g, bạch truật 12g, ích mẫu 16g, quế 10g, đan sâm 16g, xa tiền 10g, trần bì 10g. Đổ nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 400ml, chia 2 lần uống trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết tiêu ứ, bệnh nhân uống thang này sẽ hết phù.
Lương y Trịnh Văn Sĩ
(ST).