Công dụng chữa bệnh của cây xạ đen

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Công dụng chữa bệnh của cây xạ đen

18/04/2015 09:04 PM
17,799

Xạ đen là một loại cây thuốc nam mọc tự nhiên trong các khu rừng của nước ta. Không chỉ có tác dụng về mặt y học, cây xạ đen còn có giá trị về mặt kinh tế, và đây cũng là cây trồng "xóa đói giảm nghèo" ở một số huyện của tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, loại cây quý này đang dần cạn kiệt trước việc khai thác ồ ạt của người dân.

Cây xạ đen được phân bố nhiều ở các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Thái-lan... Ở Trung Quốc, loại cây này thường mọc ở độ cao từ 1.000 - 1.500 m. Còn ở nước ta, xạ đen phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai...
 

Một nguồn dược liệu quý

Xạ đen là loại cây dạng bụi leo, dễ trồng nên có thể trồng tận dụng đất hai bên đường đi, bờ rào, bờ ao, bờ kênh... và đặc biệt rất thích hợp trồng xen canh. Mô hình trồng xen xạ đen với những cây ăn quả hoặc lấy gỗ vừa tạo môi trường sống thích hợp cho cây phát triển tốt, vừa làm tăng giá trị thu hoạch cho vườn cây, trang trại.

Theo kết quả khảo sát ở một số vùng, vườn của tỉnh Hòa Bình đã trồng xen lẫn các loại cây bản địa với xạ đen như: cây trầm Aquilaria, cây sấu, cây trám trắng... Xạ đen không đòi hỏi tốn công sức chăm bón, không yêu cầu kỹ thuật cao và nhiều diện tích đất. Việc trồng xen dưới tán cây rừng và cây ăn quả sẽ làm tăng thêm giá trị thu trên một đơn vị diện tích đất.

Theo đông y thì cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư. Trong tài liệu nghiên cứu mới nhất của Viện quân y 103 đã công nhận tác dụng chữa trị bệnh của cây xạ đen là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây thuốc nam xạ đen rất rộng lớn. Giá bán các sản phẩm từ thân, cành cây xạ đen khô dao động trung bình từ 120.000-150.000 đồng/kg; còn các sản phẩm từ lá phơi khô dao động từ 150.000- 170.000 đồng/kg.

Để bảo vệ và phát triển nguồn cây xạ đen, trước hết cần có biện pháp giảm sức chặt phá khai thác của người dân địa phương, sau là tiến hành bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý với sự tham gia của các tổ chức, các nhà khoa học. Chi cục kiểm lâm tỉnh Hòa Bình đã có những chương trình ươm tạo, bảo tồn, quy hoạch và phát triển loại cây này.

Hiện nay, ở một số địa phương của tỉnh Hòa Bình đang mở rộng phát triển diện tích vườn trang trại trồng cây xạ đen. Phát triển mở rộng diện tích trồng xạ đen không những nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cung cấp dược liệu quý mà còn giảm bớt nạn khai thác, chặt phá bừa bãi cây xạ đen trong nhân dân các địa phương, bảo tồn phát huy được nguồn gen cây thuốc nam quý.

Một số vùng như: Lạc Sơn, Lương Sơn đã triển khai nhân giống và quy hoạch vùng trồng cây. Nhiều trang trại chuyên trồng xạ đen phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho y học đã hình thành ở quy mô vừa và nhỏ như: trang trại của lương y Đinh Thị Phiển ở Lương Sơn với diện tích khoảng 5 ha, trang trại của GS.TS Lê Thế Trung ở bãi Đá Chông, ông Đinh Văn Thảo trồng dưới tán rừng...


Biến xạ đen thành hàng hóa giá trị

Theo ông Nguyễn Tâm Minh, Chi cục phát triển lâm nghiệp Hòa Bình, song song với các hoạt động phát triển và bảo tồn cây dược liệu là những chương trình, chiến lược, chính sách trong phát triển lâm nghiệp của nước ta. Vấn đề bảo tồn và phát triển cây dược liệu nói chung và cây xạ đen nói riêng trong những năm qua đã được quan tâm khuyến khích. Tác dụng chữa trị bệnh của các loài cây dược liệu là các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc đã được khẳng định mang lại giá trị lớn. Phát triển làm giàu rừng kết hợp giữa việc tận dụng tiềm năng sẵn có của rừng, nghiên cứu trồng thêm các loại dược liệu quý có giá trị bằng phương thức canh tác nông lâm kết hợp. Hướng phát triển khai thác rừng và các sản phẩm lâm nghiệp không những góp phần tăng thu sản phẩm mà còn gia tăng thu nhập cho người dân và trách nhiệm của người dân với rừng, với những loài cây con giá trị, bảo vệ cân bằng sinh thái.

Hiện nay, trong công tác nghiên cứu chế biến, đã có nhiều sản phẩm từ xạ đen như: chè xạ đen, chè Bảo thọ xạ đen được sao vàng hạ thổ... Đã có một số công trình nghiên cứu cấp bộ về cây xạ đen, công nhận tác dụng chữa trị bệnh của xạ đen trong đó có chất tác dụng làm hạn chế sự phát triển của khối u rõ ràng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là cần có biện pháp chiết xuất hoạt tính để tạo ra viên thuốc nén trong chữa trị bệnh.

Việc mở rộng và phát triển trồng cây xạ đen là không khó, ở vùng có rừng là cây có thể sinh trưởng phát triển tốt. Mặt khác, đây được coi là cây trồng xóa đói ở một số vùng dân tộc. Người Mường và nhiều dân tộc khác vẫn vào rừng nhổ cây xạ đen bán. Trước mắt, điều này đã giải quyết phần nào những khó khăn trong cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp lâu dài. Để phát triển lâu dài và mang lại giá trị kinh tế cao từ xạ đen thì cần có những biện pháp quy hoạch nhân rộng trong những rừng trồng, bảo vệ và khai thác hợp lý.

Theo ông Minh, để tạo động lực phát triển mở rộng hơn nữa cây xạ đen, tạo thị trường chế biến tiêu thụ, trước hết cần coi xạ đen là một mặt hàng giá trị. Bên cạnh đó cần có những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống, trồng chăm sóc, các giải pháp lâm sinh học để phát triển cây xạ đen. Ngành y dược cũng cần có những nghiên cứu sâu về hoạt tính chữa bệnh của loại cây này để chế xuất ra thuốc chuyên chữa trị các bệnh nan y.

- Thời gian gần đây, một phòng khám của Hội Đông y tỉnh Hoà Bình trở nên tấp nập từ sáng đến đêm. Hầu hết người đến đây chờ bắt mạch, kê đơn là bệnh nhân ung thư, với hy vọng khỏi chứng nan y nhờ bài thuốc có đầu vị là cây xạ đen do một cố lương y dân tộc Mường để lại.

Sáng 14/3 ở phòng khám Đông y số 6 (số 35, tổ 7, đường Nguyễn Thái Học, phường Đồng Tiến, thị xã Hoà Bình), nơi bà Đinh Thị Phiển - con gái cố lương y Bùi Thị Bẻn (còn gọi là Mế Hậu) bắt mạch, kê đơn, bà Vũ Việt Anh (Ba Đình, Hà Nội) bị ung thư vòm nói: "’Tôi vừa xạ trị 30 mũi ở Bệnh viện K, nghe tin bài thuốc cây xạ đen, tìm về đây xin bốc uống, mong đỡ bệnh".

Cũng như bà Việt Anh, gần 30 bệnh nhân ung thư và người nhà tìm đến phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển xin thuốc cây xạ đen sáng hôm ấy đều không hy vọng thoát căn bệnh khoa học còn bó tay này, vì "nếu khỏi, bài thuốc đã giật giải Nobel". Hầu hết đều chỉ mong muốn nhờ bài thuốc có xạ đen mà giảm triệu chứng mệt mỏi, đau đớn của căn bệnh hiểm và kéo dài tuổi thọ.

Phóng viên VietNamNet đã tìm gặp một số người bệnh ung thư may mắn đỡ đau, khoẻ lên sau khi uống các thang thuốc với đầu vị là xạ đen bà lương y Phiển bốc cho họ. Ông Phạm Văn Bài - bệnh nhân ung thư phổi 53 tuổi ở thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, Hải Dương, cho biết, sau khi ông được bệnh viện tỉnh cho về nhà điều trị, gia đình đã mang hồ sơ bệnh án đến lương y Phiển và xin bà cho thuốc. Ông không ngờ sau khi uống 3 thang, bệnh chuyển. 20 thang tiếp, ông đã nói ra tiếng, người nhẹ hơn. 30 thang sau nữa, ông bắt đầu ăn ngủ được, thể lực khá hẳn.

Một bệnh nhân khác cũng ngạc nhiên trước sự thay đổi chất lượng cuộc sống rõ rệt mà những thang thuốc sắc bình dị này mang lại. Nguyên phi công Nguyễn Văn Tụ (số 2, tổ 97, phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau khi được bệnh viện chẩn đoán là ung thư dạ dày và không mổ đã dùng 30 thang thuốc có xạ đen, cảm thấy trạng thái toàn thân dễ chịu từng ngày, các cơn đau ít và đỡ dần; nay đã tự túc trở lại mọi sinh hoạt cá nhân.

Ông Bài, ông Tụ và các bệnh nhân ung thư khác đều được lương y Đinh Thị Phiển bắt mạch, xem xét kỹ hồ sơ bệnh án (với các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng của y học hiện đại) rồi kê thuốc với lượng nhiều ít xạ đen, đinh râu, xạ bái và các vị khác tuỳ loại và mức độ bệnh.

Mỗi người chỉ tốn trên dưới 1 triệu đồng tiền thuốc cho đến lúc chuyển bệnh và khoẻ lại.

Khoa học đã công nhận bài thuốc cây xạ đen

Nhiều chục năm trước, cây xạ đen (hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến.

Chỉ kể từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu.

Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.

Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Cuối năm 2002, người bệnh mới biết đến loài cây này qua câu chuyện của GS. Trung trong Chương trình Người đương thời (VTV3) và tìm về phòng khám Đông y nơi con gái mế Hậu - lương y Đinh Thị Phiển làm việc ngày một đông.

Cẩn  thận với xạ đen rởm

Từ khi được nhiều người biết đến, xạ đen trở thành đối tượng chính của dân săn dược liệu. Từ đầu năm Quý Mùi, xạ đen khan hiếm hơn, giá thị trường tăng từ 50.000 đồng lên 150.000-200.000 đồng/kg khô. Phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển trở thành nơi tiếp không chỉ bệnh nhân và người nhà; dân buôn dược liệu thi thoảng cũng ghé qua xin bà xem giúp những thứ cây nhét chặt trong các bao của họ có đúng là loài cây quý.

Lương y Đinh Thị Phiển cho biết, có đến 3/4 số cây bà được hỏi không phải là xạ đen; phần lớn là cây thuỷ bồ (hoặc thạch xương bồ, nếu mọc trên đá). Những loài cây này cũng có lá xanh và chát gần giống lá chè nhưng không lớn hoặc sẫm bằng xạ đen. Đặc biệt, không chuyển màu đen mực ngay sau khi bị băm nhỏ như loài dược thảo quý này.

Bà Phiển dự đoán, những thứ xạ đen giả nói trên sẽ được tải về các kho thuốc đông y và cắt cho bệnh nhân nhiều tỉnh.

Còn ở nhà bà lương y nối nghiệp trị bệnh, cứu người của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và người mẹ đã quá cố, cây xạ đen sẽ mãi là thật, dù người ta có nhao nhác đi tìm của giả để thay thế và nguyên liệu thuốc có tăng giá đến đâu. Để người bệnh ung thư còn chí ít là một trong mười phương được sống và sống chất lượng nhất trong khả năng có thể.

Một số bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa nói chung (viêm loét dạ dày, tá tràng; ung thư dạ dày mới phát hiện; viêm gan mạn tính; xơ gan đơn thuần hoặc ung thư gan giai đoạn đầu; sau mổ sỏi túi mật; viêm đại tràng mạn tính; rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, táo bón...) đã uống nước sắc từ cây xạ đen, một số người dùng thấy có kết quả phần nào.

Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth.et Hook. Trong xạ đen có chứa các chất: Fanavolnoid (chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterbenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu). Cây xạ đen có tác dụng phòng chống trong điều trị ung thư, hạn chế phát triển của các khối u; tiêu viêm giải độc, mát gan; ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, dù sử dụng loại nam dược nào cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân, không phải bệnh nhân nào dùng cũng đạt kết quả như nhau được. Nhưng với cây xạ đen, theo chúng tôi được biết từ năm 2003 đã qua nhiều ứng dụng lâm sàng trong nước, nhưng chưa có một tác dụng phụ nào.

Có thể dùng xạ đen như sau: lấy 100 gam xạ đen rửa thật sạch cho vào siêu đất với 800 ml nước, đun sôi trên 30 phút rồi gạn lấy nước uống thay cho nước uống khác trong ngày. Dùng khi nào nước sắc nhạt màu thì thay ấm khác. Nước xạ đen nếu để trong tủ lạnh càng thơm ngon, rất dễ uống.

Sáng 14/3 ở Phòng khám Đông y số 6 (số 35, tổ 7, đường Nguyễn Thái Học, phường Đồng Tiến, thị xã Hoà Bình), nơi bà Đinh Thị Phiển - con gái cố lương y Bùi Thị Bẻn (còn gọi là Mế Hậu) bắt mạch, kê đơn, bà Vũ Việt Anh (Ba Đình, Hà Nội) bị ung thư vòm nói: "’Tôi vừa xạ trị 30 mũi ở Bệnh viện K, nghe tin bài thuốc cây xạ đen, tìm về đây xin bốc uống, mong đỡ bệnh".

Cũng như bà Việt Anh, gần 30 bệnh nhân ung thư và người nhà tìm đến phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển xin thuốc cây xạ đen sáng hôm ấy đều không hy vọng thoát căn bệnh khoa học còn bó tay này, vì "nếu khỏi, bài thuốc đã giật giải Nobel". Hầu hết đều chỉ mong muốn nhờ bài thuốc có xạ đen mà giảm triệu chứng mệt mỏi, đau đớn của căn bệnh hiểm và kéo dài tuổi thọ.

Phóng viên TS đã tìm gặp một số người bệnh ung thư may mắn đỡ đau, khoẻ lên sau khi uống các thang thuốc với đầu vị là xạ đen bà lương y Phiển bốc cho họ. Ông Phạm Văn Bài - bệnh nhân ung thư phổi 53 tuổi ở thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, Hải Dương, cho biết, sau khi ông được bệnh viện tỉnh cho về nhà điều trị, gia đình đã mang hồ sơ bệnh án đến lương y Phiển và xin bà cho thuốc. Ông không ngờ sau khi uống 3 thang, bệnh chuyển. 20 thang tiếp, ông đã nói ra tiếng, người nhẹ hơn. 30 thang sau nữa, ông bắt đầu ăn ngủ được, thể lực khá hẳn.

Một bệnh nhân khác cũng ngạc nhiên trước sự thay đổi chất lượng cuộc sống rõ rệt mà những thang thuốc sắc bình dị này mang lại. Nguyên phi công Nguyễn Văn Tụ (số 2, tổ 97, phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau khi được bệnh viện chẩn đoán là ung thư dạ dày và không mổ đã dùng 30 thang thuốc có xạ đen, cảm thấy trạng thái toàn thân dễ chịu từng ngày, các cơn đau ít và đỡ dần; nay đã tự túc trở lại mọi sinh hoạt cá nhân.

Ông Bài, ông Tụ và các bệnh nhân ung thư khác đều được lương y Đinh Thị Phiển bắt mạch, xem xét kỹ hồ sơ bệnh án (với các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng của y học hiện đại) rồi kê thuốc với lượng nhiều ít xạ đen, đinh râu, xạ bái và các vị khác tuỳ loại và mức độ bệnh.

Mỗi người chỉ tốn trên dưới 1 triệu đồng tiền thuốc cho đến lúc chuyển bệnh và khoẻ lại.

Khoa học đã công nhận bài thuốc cây xạ đen

Nhiều chục năm trước, cây xạ đen (hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến.

Chỉ kể từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu.

Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.

Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Cuối năm 2002, người bệnh mới biết đến loài cây này qua câu chuyện của GS. Trung trong Chương trình Người đương thời (VTV3) và tìm về phòng khám Đông y nơi con gái mế Hậu - lương y Đinh Thị Phiển làm việc ngày một đông.

Cẩn thận với xạ đen rởm

Từ khi được nhiều người biết đến, xạ đen trở thành đối tượng chính của dân săn dược liệu. Từ đầu năm Quý Mùi, xạ đen khan hiếm hơn, giá thị trường tăng từ 50.000 đồng lên 150.000-200.000 đồng/kg khô. Phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển trở thành nơi tiếp không chỉ bệnh nhân và người nhà; dân buôn dược liệu thi thoảng cũng ghé qua xin bà xem giúp những thứ cây nhét chặt trong các bao của họ có đúng là loài cây quý.

Lương y Đinh Thị Phiển cho biết, có đến 3/4 số cây bà được hỏi không phải là xạ đen; phần lớn là cây thuỷ bồ (hoặc thạch xương bồ, nếu mọc trên đá). Những loài cây này cũng có lá xanh và chát gần giống lá chè nhưng không lớn hoặc sẫm bằng xạ đen. Đặc biệt, không chuyển màu đen mực ngay sau khi bị băm nhỏ như loài dược thảo quý này.

Bà Phiển dự đoán, những thứ xạ đen giả nói trên sẽ được tải về các kho thuốc đông y và cắt cho bệnh nhân nhiều tỉnh.

Còn ở nhà bà lương y nối nghiệp trị bệnh, cứu người của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và người mẹ đã quá cố, cây xạ đen sẽ mãi là thật, dù người ta có nhao nhác đi tìm của giả để thay thế và nguyên liệu thuốc có tăng giá đến đâu. Để người bệnh ung thư còn chí ít là một trong mười phương được sống và sống chất lượng nhất trong khả năng có thể.

* 4-5 năm nữa mới có kết quả kiểm nghiệm chính xác.* Sở Y tế Hòa Bình đang tiến hành nghiên cứu trên nhiều bệnh nhân.* Lương y Đinh Thị Phiển: "Tôi chưa bao giờ khẳng định bài thuốc này chữa khỏi bệnh ung thư".

Thời gian qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về bài thuốc chữa bệnh ung thư của lương y Đinh Thị Phiển (thị xã Hòa Bình). Về bài thuốc này, đã có không ít thông tin khác nhau, nghi ngờ sự hiệu nghiệm của bài thuốc cũng như y đức của bà Phiển.

Theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Văn Thỏa (hiện đang công tác tại Sở Y tế tỉnh Hòa Bình) cho rằng: Chưa có cơ sở để khẳng định bài thuốc của bà Phiển là có khả năng chữa được bệnh ung thư.

Bài thuốc "cây xạ đen": Chỉ có tác dụng hỗ trợ trong điều trị ung thư

Tại cơ sở khám chữa bệnh của bà Đinh Thị Phiển, mỗi ngày cũng có tới hàng chục người tìm đến. Giúp việc cho bà là những lương y hiện cũng đang công tác tại Xí nghiệp Thuốc y học dân tộc Hòa Bình. Đã có rất nhiều người không hiểu thuốc có công dụng thật hay không nhưng cũng lặn lội hàng trăm cây số đến đây để lấy thuốc với tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương". Anh Đoàn Văn Thắng quê ở Đồng Hỉ, Thái Nguyên cho biết: "Đây là lần đầu tiên tôi lên đây, lấy thuốc cho người thân hiện bị K giáp trạng. Tôi hy vọng rằng bài thuốc này có hiệu quả cho người thân của mình".

Còn bác Trần Vân Hồng ở Ân Thi, Hưng Yên đã lên đây lấy thuốc 2 lần cho người chú ở TPHCM bị viêm tủy, cho hay: "Người bệnh uống thuốc của bà Phiển, thấy bệnh có chuyển biến, đỡ đau và khỏe ra hơn trước nên lại lên đây để lấy thuốc uống"...

Về phía mình, bà Phiển tỏ ra khá bức xúc về những thông tin bất lợi cho bài thuốc của bà. Bà Phiển khẳng định với phóng viên: "Từ trước tới nay tôi chưa bao giờ khẳng định rằng bài thuốc của gia đình tôi có thể chữa được hay chữa khỏi căn bệnh ung thư. Muốn khẳng định được thì cần phải có cả một hội đồng khoa học và được thử nghiệm nhiều năm mới có thể kết luận được.

Tôi chỉ biết đây là bài thuốc gia truyền để lại, các thế hệ trước của gia đình tôi đã sử dụng bài thuốc này để làm teo các khối ung, nhọt và những u, cục trong cơ thể của người bệnh và chữa vô sinh rất tốt. Đến khi Thiếu tướng - GS - TSKH Lê Thế Trung nghiên cứu bài thuốc này và cho rằng nó có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và nó rất có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị ung thư thì bấy giờ các phương tiện thông tin đại chúng mới đưa tin nhiều về bài thuốc của gia đình tôi có tác dụng tốt trong điều trị bệnh ung thư.

Và chính từ lúc đó, người bệnh từ khắp nơi mới đổ về ngày càng nhiều. Tôi rất mong muốn Bộ Y tế nghiên cứu để khẳng định về tác dụng của bài thuốc xem nó ảnh hưởng tích cực hay không có tác dụng gì trong điều trị ung thư. Nếu có thì để cho mọi người tiếp tục điều trị còn không thì tôi cũng rất sẵn lòng dẹp bỏ bài thuốc này".

Sở Y tế Hòa Bình đang nghiên cứu trực tiếp trên người bệnh

Về vấn đề này, bác sĩ Quách Đình Thông, Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình, cho biết Sở Y tế vẫn đang tiếp tục nghiên cứu trực tiếp trên những người bệnh đã dùng thuốc của bà Phiển. Kết quả ban đầu là rất khả quan và có rất nhiều trường hợp đã tự khẳng định rằng khi uống thuốc của bà Phiển thì không còn thấy đau đớn nữa, sức khỏe tiến triển tốt. Tuy nhiên, để đưa ra được kết luận cuối cùng rằng bài thuốc của bà Phiển thực sự có tác dụng trong điều trị ung thư thì ít nhất phải chờ đợi sau một thời gian khoảng 5 năm, khi những người mắc bệnh ung thư phải có những chuyển biến tích cực về sức khỏe và thể trạng trở lại như lúc ban đầu chưa mắc bệnh. Còn hiện nay, bài thuốc của bà Phiển mới được sử dụng rộng rãi trong thời gian hơn 1 năm nên mọi kết luận nếu đưa ra lúc này sẽ đều là vội vàng.

Tuy vậy, có một sự thật không thể phủ nhận là khi uống thuốc của bà Phiển, nhiều bệnh nhân mà chúng tôi đã tìm gặp đều cho biết họ cảm thấy đỡ đau hơn trước, ăn ngủ tốt hơn trước. Trong khi đó, mức chi phí để điều trị lại không quá tốn kém (nếu so với thuốc tây y trị giá hàng triệu đồng một mũi tiêm thì giá 30.000 đồng/thang thuốc nam là không đáng kể) nên bệnh nhân có thể yên tâm điều trị lâu dài.

Điều mà bác sĩ Thông cũng như lương y Đinh Thị Phiển mong muốn lúc này là Bộ Y tế sớm có những đầu tư, hỗ trợ thích đáng vào công việc nghiên cứu tác dụng của bài thuốc này và để có những kết luận một cách chính thức từ chính những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chống ung thư.

Tác dụng của cây lược vàng

Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe

Tác dụng của nha đam (lô hội)

Tác dụng của rau ngót

Công dụng của nhựa cây mướp

Tác dụng của quả chùm ruột đối với sức khỏe

Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của chuối

Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?

Hoàn ngọc-cây thuốc quý

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cay xa den co chua duoc benh ngua lau nam khong
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
co aj pjt sô đt pá phiến nay hum..ng nha e pj ung thư da day dau dớn kho chju.hjxhjx
Ngứa do nhiu nguyên nhân ạ. Em bít có thầy lang chữa bệnh ngứa do máu, do gan
cach dung cay xa den la gi
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
em muon kham và mua cay xa den o dau duoc a
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Bạn liên hệ qua số 0942192135 nhé, bên nhà mình có bán cả khô lẫn tươi
Phu nu co thai va cho con bu co dung duoc cay xa den ko
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Phụ nự có thai ko dùng được bạn nhé !
xin cho em hỏi,nếu một người bình thường không bị bệnh ung thư thì việc uống nước nấu từ cây xạ đen mỗi ngày để ngừa bệnh liệu có tác hại gì không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Người bình thường vẫn uống được ạ, vì xạ đen có tác dụng thải độc gan, thận. Tuy nhiên ko nên uống trong thời gian dài.
uống thuốc nhất nhất trị mụn dùng chung vs xạ đen có bị j k ak???
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Thực tế loại bạn đề cập là thực phẩm chức năng chứ không phải thuốc. Bên cạnh có hướng dẫn sử dụng cũng không lưu ý về việc có cấm dùng kèm loại nào hay không nên bạn có thể dùng xạ đen được.
oi!sao ma dep vay.minh rat muon co no
cay xa den dung duoc cho tre em tu 2 tuoi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Bé còn nhỏ theo mình không nên dùng
thổ dưỡng và khí hậu ở khánh hòa có trồng được cây xạ đen không?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
cay xa den co the chua duoc benh men gan hk ?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
lasadencochuaduocbenhmengank
toi co nguoi em trai ung th­u phoi xin hoi su dung cay xa den co duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (26) - Trả lời
Uong xa den co giam can duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Co tac dung chua soi than khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cay xa den co chua dupc benh soi than khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Uong xa đen co hai cho nguoi con tre khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
tôi bị hạt xơ dây thanh quản thì có dùng xạ đen được không?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
nhà tôi trồng cây xạ đen mỗi ngày tôi awn2-3 lá xạ đen tươi có ảnh hưởng gì đến các cơ quan nội tạng và cơ thể không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
cây xạ đen có tác dụng với người trong độ tuổi sinh sản như thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
bố tôi bịkhoi ứ tiền liệt + tiểu đường đi tiểu ra máu có dùng cây xạ đen được không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Đang nuôi con bú có uống được xạ đen k
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
tôi bị bệnh tiền liệt tuyến .cây xạ đen có chữa được bệnh này không?nếu chưa dc thì sử dụng uống nó như thế nào ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý