Cam thảo được nói tới trong các đơn thuốc cổ là rễ của cây Glycyrrhiza uralensis Fisch, hoặc các cây Glycyrrhiza inflata Bat, Glycyrrhizaglabra L thuộc họ Ðậu ( Fabaceae ), thường gọi là cây Cam thảo bắc, mọc ở các nước ôn đới; không phải cây Cam thảo dây Abrus precatorius L hoặc cây Cam thảo nam Scoparia dulcis L.
Tác dụng của cam thảo trong Ðông y
Cam thảo là một trong những vị thuốc Ðông y lâu đời nhất; trong sách "Thần nông bản thảo" thế kỷ thứ 3 trước công nguyên đã nói đến Cam thảo. Nhìn chung các sách bản thảo (sách nói về dược) Ðông y đều cho rằng Cam thảo vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, giải co thắt giảm đau, nhuận phế giảm khát, thanh nhiệt giải độc, giải độc thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị của các vị thuốc khác. Người xưa nhấn mạnh 2 tác dụng khá độc đáo của Cam thảo là:
- Điều hòa vị thuốc: thuốc nhiệt gia thêm Cam thảo thì tính sẽ bớt nhiệt, thuốc hàn gia Cam thảo thì bớt hàn, thuốc có tác dụng mạnh sẽ làm cho hòa hoãn...
- Giải độc: Cam thảo năng giải bách dược độc
Tác dụng của cam thảo theo Tây y
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: cam thảo có nhiều tác dụng quý, ở đây chỉ xin nhắc tới một số tác dụng có liên quan:
- Cam thảo có tác dụng giải độc với nhiều loại độc tố như cloralhydrat, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin, barbituric, histamin.
- Cam thảo có tác dụng chống co thắt cơ trơn ống tiêu hóa.
- Cam thảo chống loét đường tiêu hóa, trên thực nghiệm cao lỏng hoặc nước chiết xuất Cam thảo đều có tác dụng chống loét, ức chế tiết axit dịch vị do có tác dụng ức chế histamin, làm vết loét chóng lành.
* Một số ứng dụng của cam thảo trong điều trị bệnh:
- Ứng dụng chữa loét dạ dày hành tá tràng: uống cao lỏng Cam thảo ngày 4 lần, mỗi lần 15 ml, liền trong 6 tuần, trị 100 ca có kết quả tốt 90%; kiểm tra Xquang 58 ca thấy 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt (tạp chí Nội khoa Trung y 1960).
- Trị viêm gan B mạn tính dùng viên Cam thảo trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng nguyên e ( HbeAg) chuyển âm tính 44,8%, thuốc làm giảm thoái hóa mỡ và hoại tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan (thông báo Trung dược 1987).
Liều lượng
- 4 - 20 g /ngày (Dược điển Việt nam 1992).
Quan niệm sai lầm về cam thảo
Nghiên cứu dược lý cho biết Cam thảo có tác dụng giữ nước và muối Na, thải muối K, gây phù, làm tăng huyết áp; tác dụng này tương tự như corticoit. Có lẽ do điều này mà một số người suy diễn: corticoit gây loét dạ dày thì có lẽ Cam thảo cũng gây loét dạ dày! Vì vậy ai nghĩ cam thảo gây loét dạ dày là hoàn toàn sai lầm. Vì vậy, cam thảo không cấm dùng cho người bị loét dạ dày.
Tóm lược về cam thảo
- Cam thảo là một vị thuốc bổ quý giá của Ðông y.
- Cam thảo không gây loét dạ dày, mà ngược lại nó còn chữa lành các vết loét dạ dày.
- Cam thảo giữ nước gây phù, tăng huyết áp vì vậy cần chú ý không dùng cho người có bệnh cao huyết áp; hoặc nếu cần thì dùng với liều thấp và thời gian ngắn. Ngược lại Cam thảo sẽ tốt cho người suy nhược có huyết áp thấp.
- Hiện nay có hàng chục loại thuốc hoàn tán có chứa Cam thảo được Bộ y tế cho phép lưu hành trên toàn quốc.
Cam thảo là vị thuốc phổ biến trong đông y lẫn tây y và cả trong công nghiệp thực phẩm, với khá nhiều đồ ăn, thức uống có thành phần cam thảo.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho biết việc dùng dài ngày cam thảo và các chế phẩm chứa cam thảo có thể gây ra một số phản ứng phụ, nguy hiểm cho sức khoẻ.
Công dụng của cam thảo
Cam thảo vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích khí, giải độc, bổ tỳ dưỡng vị, nhuận phế, hoá đàm. Trong đông y, ngoài tác dụng ích khí, cam thảo thường dùng để giảm độc tính một số vị thuốchoặc điều hoà quá trình hấp thu các vị thuốc, nhất là các vị thuốc có độc tính, lạnh quá hoặc nóng quá. Đối với viêm loét dạ dày, cam thảo có khả năng ức chế tiết axit dịch vị và histamin, giúp vết loét chóng lành. Gần đây, cam thảo còn được dùng trong một số bài thuốc điều trị viêm gan do tác dụng giảm những phản ứng viêm và giảm hoại tử tế bào gan.
Cam thảo có độ ngọt rất cao, ngọt hơn 50 lần so với mía. Do đó, thảo dược này cũng được sử dụng nhiều trong công nghệ làm bánh kẹo. Trong dân gian, nhiều người sử dụng cam thảo phối hợp với vài thảo dược khác như nụ vối, thảo quyết minh, hoa hoè… thay trà uống hàng ngày, giúp giải khát, thanh nhiệt hoặc ích khí, giải độc.
Cam thảo bắc (Radix glycyrrhiza uralensis) là loại cây mọc nhiều ở vùng Nội Mông, Cam Túc và Tân Cương, Trung Quốc. Ở nước ta không có cam thảo bắc mà phải nhập khẩu. Nhưng lại có cam thảo nam, cam thảo dây hoặc là cây sóng rắn ở miền Nam cũng gọi là cam thảo.
Cam thảo bắc được ghi tên rất sớm trong bản thảo với tên quốc lão. Đông y cho rằng cam thảo có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế, tâm. Khi sống cam thảo có vị ngọt, tính bình, nhưng khi nướng (chích) lại có vị ngọt, tính ôn.
Qua nhiều tài liệu nghiên cứu đều nhận thấy tác dụng dược lý của cam thảo bắc là bổ trung ích khí, nhuận phế, chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư, mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị và cả tác dụng của thuốc. Do vậy khi cam thảo bắc dùng kèm với các vị có độc thì giải độc, hoặc với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn, nhưng với thuốc giải biểu lại làm tăng thêm tác dụng của thuốc.... Đặc biệt cam thảo còn có tác dụng dẫn thuốc như dẫn các thuốc khí vào phần khí, dẫn thuốc huyết vào phần huyết, nhờ tác dụng dẫn thuốc của cam thảo cho nên không nơi nào trong cơ thể là thuốc không đến được, cũng vì vậy mà vị thuốc cam thảo bắc mới có tên là quốc lão.
Trong các nghiên cứu của y học hiện đại cho biết về mặt dược lý của cam thảo này như tác dụng giải độc. Thuốc có tác dụng giải độc nhiều loại thuốc là chlorahydrat physostigmin, acetycholine, pilocarpine... song còn tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá, rắn...
Ngoài ra còn thấy tác dụng chỉ khát hóa đàm nhờ khả năng của cam thảo đã kích thích vào vùng hầu họng làm tăng xuất tiết nên đờm loãng ra. Cam thảo cũng có tác dụng như corticoid là giữ nước trong cơ thể, bài thải kali gây phù, làm tăng huyết áp. Chống loét đường tiêu hóa nhờ khả năng ức chế tiết acid dịch vị và histamin nên vết loét chóng lành. Chống co thắt với cơ trơn như ống tiêu hóa. Trên thí nghiệm còn thấy tác dụng nội tiết tố dục tính đối với âm đạo chuột bạch. Tác dụng kháng khuẩn (antibiotique). Song còn thấy chất glyxyrisin của cam thảo làm hạ mỡ máu rõ rệt, nhưng không có tác dụng phòng xơ vữa động mạch. Cam thảo dùng với sài hồ có tác dụng chống thoái hóa mỡ gan. Tác dụng giải nhiệt, độc tính ở cam thảo rất thấp. Tuy nhiên cần lưu ý không dùng cam thảo phối hợp với cam toại, đại kích, nguyên hoa, vì khi sử dụng lượng cam thảo phối hợp với chúng, nếu như lượng cam thảo ít hơn hoặc bằng lượng nhau thì không thấy tác dụng tương phản xảy ra. Nhưng khi sử dụng lượng cam thảo nhiều hơn lượng các vị này thì tác dụng tương phản lại xuất hiện. Do vậy cần thận trọng khi sử dụng cam thảo phối hợp với các vị thuốc trên.
Nhờ tác dụng tuyệt vời của cam thảo bắc mà trong sử dụng trị liệu với vị thuốc này thật phong phú. Sau đây xin giới thiệu những phương thuốc chữa bệnh từ cam thảo hay có vị cam thảo phối hợp:
Chữa rối loạn nhịp tim:
Sử dụng: “Chích cam thảo thang” (trích trong Thương hàn luận). Phương này tác dụng làm kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết, trị chứng tâm khí huyết bất túc sinh ra mạch kết, mạch đại (tức rối loạn nhịp tim).
Dược liệu: Chích cam thảo 16g, mạch môn đông 12g, a giao 12g, ma nhân 12g, đẳng sâm 12g, quế chi 12g, sinh khương 12g, đại táo 4 quả. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Cần uống 5-7 thang liền.
Hoặc: Cam thảo sống 30g, chích cam thảo 30g, trạch tả 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống sớm, tối. Lưu ý: Khi uống thang này mà thấy ra mồ hôi nhiều, người bứt rứt, mất ngủ, cảm thấy nóng lạnh bất thường cần uống trước phương “Quế chi gia long cốt mẫu lệ thang” rồi mới uống thuốc này.
Chữa nhiễm độc thức ăn: Sinh cam thảo 9-15g, sắc lấy nước uống, chia làm 3-4 lần trong ngày. Trong 2 giờ nếu thấy có sốt cần gia bột hoàng liên 1g trộn vào nước sắc mà uống. Nếu ngộ độc nặng (phải cấp cứu tại cơ sở y tế) có thể dùng tới 30g cam thảo, sắc cô đặc còn lại 300ml và cứ 3-4 giờ thì thụt rửa dạ dày 100ml, truyền dịch.
Chữa đái nhạt: Dùng cam thảo tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 5g bột.
Chữa viêm tuyến vú cấp: Sinh cam thảo 30g, xích thược 30g, sắc lấy nước thuốc uống liên tục trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang, cần uống từ 1-3 thang liền.
Chữa chứng nứt da: Cam thảo 50g, ngâm trong 200ml cồn etylic 75o, sau 24 giờ chắt lấy nước thuốc cho vào 200ml glycerin. Hằng ngày rửa sạch nơi da nứt nẻ và dùng dung dịch này bôi vào.
Chữa viêm tắc tĩnh mạch: Cam thảo 50g, sắc lấy nước thuốc uống vào trước bữa ăn.
Chữa loét dạ dày: Dùng cao cam thảo. Hằng ngày lấy cao cam thảo 2 phần và 1 phần nước để hòa tan rồi uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê. Uống không quá 2 tuần.
Cần lưu ý: Liều trung bình sử dụng của cam thảo bắc là 4-12g, tuy nhiên khi cần có thể sử dụng tới 50g cho mỗi thang thuốc, tùy theo mục đích sử dụng của thầy thuốc.
Các trường hợp cần thận trọng khi dùng: Bụng đầy nôn, phù trướng. Trường hợp lợi tiểu trừ thấp, thông hạ cần có tác dụng nhanh trong trị liệu thì không nên phối hợp với cam thảo. Thận trọng khi sử dụng cam thảo phối hợp với hải tảo vì có tài liệu nói hai vị này tương phản nhau. Nhưng cổ phương cũng có sử dụng phối hợp như trong phương “Hải tảo ngọc hồ thang”.
Hợp chất có trong rễ cây cam thảo có thể giúp kéo dài cuộc sống của các tế bào não ở bệnh nhân mắc bệnh liên quan tới não bộ như bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) và bệnh Parkinson (bệnh liệt rung).
Đó là nhờ hợp chất liquiritigenin hay còn gọi LQ có trong rễ cây cam thảo, theo hãng tin ANI dẫn lời tiến sĩ Rosemarie Booze thuộc Đại học South California (Mỹ).
Các nhà nghiên cứu đã tách hợp chất này khỏi rễ cây và hiện đang thử nghiệm ở phòng thí nghiệm. LQ là một hợp chất phytoestrogen, có thể bắt chước hormone sinh dục nữ estrogen, qua đó kéo dài sự sống của các tế bào não.
Được biết, bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson... là những bệnh suy thoái thần kinh do liên quan tới việc mất hoặc sụt giảm các tế bào thần kinh theo thời gian.
Còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.
Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L.
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae
Cam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âu
Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ: cỏ có vị ngọt.
A. Mô tả cây
Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
B. Tác dụng dược lý
1. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.
2. Tác dụng như coctison
Cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.
C. Công dụng và liều dùng
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế tuốc chữa cháy.
Theo tài liệu cổ cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.
Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt rễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu.
1. Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luông 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
2. Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.
Đơn thuốc có cam thảo
1. Cát cánh cam thảo: Chữa ho
2. Đơn thuốc Kavet chữa đau dạ dày: Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0.1g, natri bicacbonat 0.15g, magiê cacbonat 0.2g, bitmutnitrat basic 0.05g, bột đại hoàng 0.02g tá dược vừa đủ 1 viên, chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần.
3. Đơn thuốc chữa loét dạ dầy: Cam thảo, cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa nhỏ không uống lâu quá 3 tuần lễ.
4. Nhân trung hoàng chữa sốt qúa hóa điện cuồng, trúng độc: Cam thảo tán nhỏ, cho vào ống tre đã cạo hết lớp tinh tre bên ngoài. Bịt kín 2 đầu bằng nhựa thông, đến mùa đông cắm cả ống tre đó vào hố phân người, cho đến ngày lập xuân lấy ra rửa sạch, bổ ống lấy cam thảo phơi khô tán nhỏ. Đông y coi vị này rất quý để chữa cảm sốt quá hóa điên cuồng, trúng độc, bị mụn nhọt mỗi lần uống 1-2g.
5. Cao cam thảo mền chữa các chứng mụn nhọt, ngô độc, ngày uống 1-2 thìa con.
Tác dụng ngược của cam thảo đối với quý ông
Nhiều người đã dùng cam thảo như một thức uống thay trà mà không biết tác dụng ngược của cam thảo đối với quý ông như làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới.
Điều làm các nhà khoa học lo ngại nhất và buộc Ủy ban châu Âu phải đưa ra khuyến cáo khi dùng cam thảo chính là chất glycyrrhizin làm giảm lượng nội tiết tố nam testosteron, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của họ.
Thấy cam thảo mát, bổ, giải độc và chữa được nhiều bệnh nên nhiều người đã dùng cam thảo như một thức uống thay trà mà không biết tác dụng ngược của cam thảo đối với quý ông như làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày...
Lương y Vũ Quốc Trung, Giám đốc Trung tâm y tế Sơn Hà cho biết, ngày càng có nhiều gia đình sử dụng cam thảo làm nước uống hàng ngày hoặc trộn cam thảo với lá vối, nụ vối, các loại trà thảo dược... để uống giúp ngăn ngừa bệnh tật và giải độc mà không biết bản thân cam thảo cũng có rất nhiều tác dụng phụ.
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu phát hiện ra hoạt chất axit glycyrrhizic (AG) trong cam thảo có nhiều ảnh hưởng cho cơ thể. Chất glycyrrhizin trong cam thảo là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nhiễm độc như nhức đầu, tăng huyết áp, uể oải, giữ nước và natri, tăng bài tiết kali, đôi khi dẫn đến tim ngừng đập.
Thí nghiệm trên 20 nam giới khoẻ mạnh dùng chiết xuất 1,3g rễ cam thảo khô mỗi ngày (tương đương với 400mg AG) trong 10 ngày cho thấy, lượng testosteron giảm đáng kể so với người bình thường. Vì thế, Ủy ban châu Âu khuyến cáo nam giới không nên tiêu thụ quá 100mg AG mỗi ngày (tương đương 0,3g rễ cam thảo khô).
GS.TS Hoàng Bảo Châu, nguyên Giám đốc Bệnh viện Y cổ truyền TƯ cho biết, cam thảo là một trong những vị thuốc Đông y được sử dụng nhiều nhất vì ngoài tác dụng chính là giải độc, nó còn có vai trò điều hòa tác dụng của các vị thuốc theo mong muốn của thầy thuốc. Theo Đông y, sinh cam thảo (cam thảo sống) vị ngọt, tính bình; Chích cam thảo (cam thảo sao chín hoặc nướng chín) vị ngọt, tính ôn.
Cả hai đều có tác dụng ích khí, giải độc, nhuận phế. Khi được dùng phối hợp với các vị khác trong một bài thuốc, nó có tác dụng dẫn thuốc (hỗ trợ, điều hòa, hợp lực, điều vị) và làm giảm độc tính của một số vị thuốc có độc như phụ tử, đại hoàng hoặc điều hòa các vị thuốc tương kỵ như hoàng cầm tính lạnh, phối hợp với đẳng sâm tính ấm... Tuy nhiên, không nên dùng cam thảo liên tục, nhất là uống hằng ngày. Bởi cam thảo có độ độc rất thấp, nhưng dùng lâu có thể sinh phù thũng và tăng huyết áp. Cam thảo cũng có thể gây đầy bụng nên những người bụng trướng đầy do thấp trệ không nên dùng.
GS.TSKH Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm Cây thuốc Việt Nam cảnh báo, ở nước ta vẫn chưa trồng được cam thảo, chủ yếu là nhập ngoại. Nghịch lý ở chỗ giá cam thảo ở nước ngoài thì cao, trong khi ở ta lại rất thấp nên cần phải cẩn thận kẻo mua phải "rác thải cam thảo" - cam thảo được đã chiết hết hoạt chất tốt. Uống phải loại cam thảo này thì lợi ít, hại nhiều.
Các chuyên gia đều khuyên, người dân không nên dùng cam thảo để uống nước hằng ngày. Đối với những người đang uống thuốc Tây, người bị bệnh, khi dùng cam thảo phải hỏi ý kiến bác sĩ, đề phòng các tương tác xấu.
Cam thảo dây có tên khoa học là Abrus precatorius L., Họ Đậu – Fabaceae hay tên khác của cam thảo dây là dây Cườm, dây Chi Chi, Tương tư đậu, Tương tư tử.
Đặc điểm thực vật, phân bố của Cam thảo dây: Cam thảo dây là loại dây leo, thân quấn, phân nhiều nhánh nhỏ. Lá kép lông chim. Hoa màu hồng, mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.
Cách trồng Cam thảo dây: TrồngCam thảo dây bằng dây hay hạt. Trồng vào mùa xuân.
Bộ phận dùng, chế biến của Cam thảo dây: Dùng rễ, thân và láCam thảo dây, thu hái lúc cây chớm ra hoa, phơi khô.
Công dụng, chủ trị Cam thảo dây: Thuốc có vị ngọt mát, dùng để chữa ho, giảm nhiệt, giải độc, trị vàng da do viêm gan siêu vi trùng.
Liều dùng Cam thảo dây: Mỗi lần dùng từ 8 – 16g, dưới dạng thuốc sắc, kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý: Hạt Cam thảo dây có màu đỏ đốm đen, có độc, không dùng làm thuốc.
Bài thuốc giải cảm ho: Lá Cam thảo dây 8 – 10g, nước 450ml, sắc còn 150ml, chia 2- 3 lần uống trong ngày.
Loét dạ dày: dùng cao Cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hoà tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Không uống liên tục quá 3 tuần lễ.
Chữa tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu (huyết áp thấp hay hạ đường huyết); dùng Cam thảo 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g, tán bột uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần, hay sắc uống lúc nguy cấp.
Chữa mụn nhọt, ngộ độc: dùng cao mềm Cam thảo, ngày uống 1-2 thìa cà phê.
Ghi chú: Người tỳ vị nhiệt, bụng đầy trướng, nôn mửa, người huyết áp thấp, người bệnh đái đường không nên dùng. Không dùng với Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, Hải tảo.
Tác dụng của cây lược vàng
Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người
Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe
Tác dụng của nha đam (lô hội)
Tác dụng của rau ngót
Công dụng của nhựa cây mướp
Làm đẹp từ cây lô hội
Tác dụng của quả chùm ruột đối với sức khỏe
Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe con người
Tác dụng của chuối
Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?
Hoàn ngọc-cây thuốc quý
(ST).