Chua me đất là cây mọc hoang khắp mọi miền nước ta. Có ba loại là chua me núi hoa trắng vân hồng, chua me hoa hồng và chua me đất hoa vàng. Trong đó, chua me đất hoa vàng thường hay gặp và được dùng làm thuốc.
Hướng dẫn
- 1
Chữa sốt cao, khát nước: Chua me đất hoa vàng 1 nắm rửa sạch, giã nát, cho chút nước sôi nguội vắt lấy nước cốt chia 2 lần uống trong ngày.
- 2
Chữa rôm sảy, ngứa ngáy: Lấy chua me vò nát xát vào nơi rôm sảy ngứa ngáy. Ngày 2 - 3 lần.
- 3
Chữa ho do nắng nóng: Chua me tươi 40g, rau má tươi 40g, lá xương sông tươi 20g, cỏ gà tươi 20g, giã nhỏ, thêm chút nước vắt lấy nước cốt, đun sôi và chia 3 lần uống trong ngày.
- 4
Chữa viêm họng sưng đau: Chua me đất tươi 50g, rửa sạch, cho vào 2g muối ăn, nhai và nuốt nước từ từ.
- 5
An thần, chữa mất ngủ: Chua me đất 20g, lá thông đuôi ngựa 6g, cho cả vào nồi đổ ngập nước sắc kỹ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
- 6
Chữa chứng cao huyết áp: Chua me đất hoa vàng 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g, sắc cùng ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần uống.
- 7
Chữa viêm gan vàng da (do thấp nhiệt): Chua me đất hoa vàng 30g, sắc lấy nước chia vài lần uống trong ngày. Hoặc dùng chua me đất 30g, thịt lợn nạc 30g, nấu thành canh, ăn cả nước lẫn cái.
- 8
Chữa huyết lâm, nhiệt lâm (tiểu tiện nhỏ giọt, nóng rát niệu đạo, nước tiểu có máu): Chua me đất hoa vàng tươi, rửa sạch giã vắt lấy nước cốt hòa với mật ong, chia 3 lần uống, mỗi lần uống khoảng 50ml hỗn hợp này.
- 9
Chữa kiết lỵ: Chua me đất hoa vàng phơi khô, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9 - 12g, chiêu với nước sôi nguội.
- 10
Chữa bí đại tiểu tiện: Chua me đất hoa vàng 20g, rau mã đề 20g, rửa sạch, giã nát cho chút đường vào, vắt lấy nước cốt uống, nếu chưa thông lại làm uống tiếp.
- 11
Chữa ngã bong gân (sưng đau): Dùng chua me đất hoa vàng 1 nắm to, chưng nóng dùng xoa bóp vào nơi sưng đau.
Em xin giới thiệu một vài đơn thuốc có dùng CMĐHV để bà con tham khảo:
Chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước: CMĐHV một nắm, rửa sạch, giã nát, chế nưới đun sôi để nguội vào, vắt lấy nước cốt, chia ra uống dần.
Ho do thử nhiệt (nắng nóng): CMĐHV 40g, rau má 40g, lá xương sông 20g, cỏ gà 20g. Các vị thuốc đều dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước; thêm 1 thìa đường, đun sôi lại, chia 3 lần uống trong ngày.
Viêm họng sưng đau:CMĐHV 50g tươi, rửa sạch, thêm một chút muối (khoảng 2g); nhai và nuốt từ từ.
An thần, chữa mất ngủ: CMĐHV 20g, lá thông đuôi ngựa 6g, cho vào nồi đổ ngập nước sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa huyết áp cao: CMĐHV 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g; sắc uống trong ngày.
Chữa vàng da do thấp nhiệt (viêm gan): CMĐHV tươi 30g, sắc với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng CMĐHV 30g, thịt lợn nạc 30g, nấu thành món canh ăn.
Chữa huyết lâm, nhiệt lâm (tiểu tiện nhỏ giọt, niệu đạo nóng rát, nước tiểu lẫn máu): CMĐHV tươi, giã vắt lấy nước cốt, hòa mật ong vào uống ngày 3 lần, mỗi lần một chén con (khoảng 50ml).
Chữa kiết lỵ: CMĐHV phơi khô, nghiền thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 9 - 12g, dùng nước sôi chiêu thuốc .
Chữa đại tiểu tiện không thông: CMĐHV, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20g), thêm chút đường vào, giã nát vắt lấy một chén nước cốt uống, nếu đại tiện hay tiểu tiện chưa thông lại uống tiếp. Bài thuốc này được chép trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh và sách Thích nguyên phương của Trung Quốc. Chữa bị đòn, bị ngã bong gân sưng đau: CMĐHV một nắm lớn, chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.
Theo Đông y, CMĐHV có vị chua, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, tán ứ, tiêu thũng giải độc.
Lưu ý: những người có sỏi tiết niệu không nên sử dụng CMĐHV, vì chất oxalat trong chua me đất có thể làm tăng lượng sỏi. Cũng không nên dùng liều quá cao vì muối oxalat độc với liều 20 - 30g.
Đơn thuốc có dùng CMĐHV
Chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước: CMĐHV một nắm, rửa sạch, giã nát, chế nưới đun sôi để nguội vào, vắt lấy nước cốt, chia ra uống dần.
Ho do thử nhiệt (nắng nóng): CMĐHV 40g, rau má 40g, lá xương sông 20g, cỏ gà 20g. Các vị thuốc đều dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước; thêm 1 thìa đường, đun sôi lại, chia 3 lần uống trong ngày.
Viêm họng sưng đau: CMĐHV 50g tươi, rửa sạch, thêm một chút muối (khoảng 2g); nhai và nuốt từ từ.
An thần, chữa mất ngủ: CMĐHV 20g, lá thông đuôi ngựa 6g, cho vào nồi đổ ngập nước sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa huyết áp cao: CMĐHV 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g; sắc uống trong ngày.
Chữa vàng da do thấp nhiệt (viêm gan): CMĐHV tươi 30g, sắc với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng CMĐHV 30g, thịt lợn nạc 30g, nấu thành món canh ăn.
Chữa huyết lâm, nhiệt lâm (tiểu tiện nhỏ giọt, niệu đạo nóng rát, nước tiểu lẫn máu): CMĐHV tươi, giã vắt lấy nước cốt, hòa mật ong vào uống ngày 3 lần, mỗi lần một chén con (khoảng 50ml).
Chữa kiết lỵ: CMĐHV phơi khô, nghiền thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 9 - 12g, dùng nước sôi chiêu thuốc .
Chữa đại tiểu tiện không thông: CMĐHV, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20g), thêm chút đường vào, giã nát vắt lấy một chén nước cốt uống, nếu đại tiện hay tiểu tiện chưa thông lại uống tiếp. Bài thuốc này được chép trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh và sách Thích nguyên phương của Trung Quốc. Chữa bị đòn, bị ngã bong gân sưng đau: CMĐHV một nắm lớn, chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.
Chữa rôm sảy ngứa ngáy: lấy lá CMĐHV, rửa sạch, vò nát, xát vào chỗ da ngứa.
Để chữa trẻ em sốt cao, lấy chua me đất hoa đỏ 10-20 g, kim ngân hoa 10-20 g, sài đất 10 g, sắc Suống ngày một thang. Nếu bị mụn nhọt, viêm loét da, lấy chua me đất hoa đỏ và lá sống đời lượng bằng nhau, giã nát, đắp lên mụn nhọt.
Chua me đất hoa đỏ còn có nhiều tên như hồng hoa thố tương thảo, tam hiệp liên, thủy toan chi, cách dạ hợp... Tên khoa học Oxalis corymbosa DC... Theo Đông y, chua me đất hoa đỏ vị chua, tính hàn, có tác dụng tán ứ huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc. Nó được dùng chữa các bệnh tổn thương do trật đả, viêm họng, viêm đường tiết niệu, khí hư bạch đới, bỏng, viêm loét, mụn nhọt ngoài da.
Một số bài thuốc Nam thường dùng:
- Chấn thương đau nhức do đụng dập: Chua me đất hoa đỏ 100-200 g sắc uống ngày một thang. Có thể dùng giã nát đắp tại chỗ sưng đau.
- Viêm họng: Chua me đất hoa đỏ 20 g, lá xạ cạn 10 g, bồ công anh 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Viêm thận: Chua me đất hoa đỏ 100 g. Sắc uống ngày một thang.
- Viêm đường tiết niệu (đái buốt, đái rắt): Chua me đất hoa đỏ 60 g, cây mã đề 20 g, râu ngô 20 g. Sắc uống ngày một thang.
- Đái đục: Chua me đất hoa đỏ tươi, thổ phục linh, mã đề mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày một thang.
- Trĩ: Chua me đất hoa đỏ tươi, hầm với ruột già lợn ăn ngày 1 lần.
- Bỏng: Chua me đất hoa đỏ tươi 20 g, lá sống đời 20 g, giã nát, đắp lên vết bỏng.
- Khí hư bạch đới: Chua me đất hoa đỏ tươi, rễ cỏ xước, rễ củ gai bánh (sao) mỗi thứ 20 g, rễ bấn 16 g sao. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Lỵ: Chua me đất hoa đỏ tươi, rau sam, lá non cây cơm nguội mỗi thứ 20 g thái nhỏ. Nấu canh ăn ngày 1-2 lần. (Nếu chỉ có chua me đất hoa đỏ tươi thì phải dùng đến 100 g, nấu canh ăn hoặc giã nát vắt lấy nước uống).
Chú ý: Chua me đất hoa đỏ có tác dụng trục ứ huyết, cần thận trọng với phụ nữ có thai.
Chua me hoa vàng, Toan tương thảo, Chua me ba chìa, Sỏm hém (Tày)
Oxalis corniculata L.
Oxalis repens Thunb.
Chua me đất (Oxalidaceae)
Yellow oxalis, Indian sorrel (Anh), Surelle jaune, Acetoselle a fleurs jaunes, Trefle jaunes (Pháp).
Lá chua me đất nhai với muối trị bệnh viêm họng. Bã lá giã nhỏ đắp vào vết mụn nhọt. Chua me đất có tên khác là chua me ba chìa, tạc tương thảo, toan tương thảo.
Có hai loại chua me đất. Loại hoa vàng (Oxalis corniculata), có ba lá chét nhỏ và loại hoa hồng có lá chét to hơn.
Chua me đất có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giảm ho, lợi tiểu (loại hoa vàng được dùng phổ biến hơn):
- Chữa đại tiểu tiện không thông: Chua me đất, mã đề (mỗi thứ 30g) dùng tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm đường uống (Nam dược thần hiệu).
- Chữa ho: Chua me đất hoa vàng (20g), măng tre mới nhú (20g), rễ dâu (chỉ lấy phần vỏ trắng ở trong, 10g, tẩm mật sao vàng), gừng (8g). Giã nát, thêm ít đường hoặc mật ong, hấp cơm, uống.
Có thể dùng riêng lá chua me đất hoa vàng, rửa sạch, nhai với muối, nuốt nước dần dần để chữa viêm họng. Dùng ngoài, lá giã nhỏ hơ nóng, đắp chữa sưng tấy, mụn nhọt.
Trong thân và lá chua me đất có acid oxalic và nhất là oxalat kali với hàm lượng cao, nên cây có vị chua. Về mùa hè, nhiều người hay hái lá chua me đất để luộc ăn cùng với rau muống thay cho chanh, sấu hay lá me. Nước rau luộc có vị chua, mùi thơm mát. Thỉnh thoảng ăn một vài bữa thì không sao, nhưng dùng luôn hàng ngày, có thể tạo ra sỏi oxalat trong bàng quang mà sinh bệnh sỏi. Những người đã bị bệnh này càng không nên dùng lá chua me đất vì oxalat có thể làm tăng lượng sỏi.
Hơn nữa, cũng không nên dùng lá chua me đất với liều quá cao vì muối oxalat độc ở liều 20 - 30g.
Tác dụng của lá mùi tàu
Trái sa kê nấu món gì ngon
Lá xương sông chữa bệnh gì?
Tác dụng của lá sen với sức khỏe của bạn
Chè bột báng lá dứa
Làm đẹp da với lá bạc hà
Tác dụng của lá trầu không
(ST).