Măng tây là loại thực phẩm không chỉ hữu ích trong trang trí, cắm hoa mà còn là loại rau mang lại nguồn lợi kinh tế cao, giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể.
Măng tây đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là “thứ rau hoàng đế” thơm thảo có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được xem như một loại thuốc kích dục tự nhiên quý giá…
Măng tây, tên khoa học là Asparagus officinalis. Phần thân mầm nằm trong đất (măng non) có hàm lượng dinh dưỡng cao (protit 2,2%, gluxit 1,2%, xenluloza 2,3% tro 0,6%, canxi 21mg%).
Hoa có màu vàng hoặc lục nhạt. Có khoảng một nửa số cây mang hoa đực, một nửa mang hoa cái. Quả mọng, ba ngăn, khi chín có màu đỏ. Mỗi ngăn có 1 – 2 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng.
F Mary Washington là giống măng tây trắng đang được trồng phổ biến ở Việt Nam. Giống măng tây xanh cho năng suất cao, ít kén đất hơn nhưng giá trị thương phẩm không cao nên ít được trồng.
Chất lượng măng tây phụ thuộc vào đường kính gốc măng, với cùng chiều dài 15 – 20 cm thì đường kính của gốc măng khoảng 2 cm là tốt nhất.
Món ăn từ măng tây:
- Quá trình chọn măng tây để chế biến các món ăn rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của món ăn. Măng tây cần chọn cọng ngắn, mũm mĩm thì ít xơ. Măng xanh khi trình bày thức ăn bao giờ cũng đẹp hơn măng trắng nhưng không ngon bằng. Bạn có thể kết hợp bí quyết nấu ăn truyền thống với hiện đại để tạo ra những món ăn độc đáo từ măng tây.
- Rau hoàng đế, rau mùa xuân là những cái tên thân thương mà người Đức hay dùng để gọi măng tây. Người ta có thể chế biến măng tây thành đủ món tây ta như: măng tây rưới sốt nấm kem tươi, măng tây cuốn thịt ba chỉ rán, măng tây nấu xốt cá, măng tây luộc chấm mắm tỏi, măng tây áp trứng, soup măng tây, salad măng tây, măng tây xào giòn, măng tây xào thịt bò sốt mù tạt…
- Dù ăn với nước sốt gì, chấm gia vị gì thì vẫn nhận ra vị của măng tây, không lẫn vào đâu được. Đọt măng tây mọng nước ngon ngọt, thơm vị măng tạo cảm giác ngon miệng.
Bảo vệ tim mạch:
- Phòng trị chứng hạ huyết áp, đột quỵ cho người có huyết áp cao bằng ẩm liệu pháp không có cách gì hiệu quả hơn là ăn măng tây xanh. Ngoài ra, măng tây xanh còn có khả năng giúp người lao động trí óc tăng cường sức dẻo dai trong khi làm việc, giảm cholesteron trong máu.
- Do chứa rất nhiều hợp chất flavonoid có tên là rutin, măng tây giúp cơ thể kháng viêm, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu. Măng tây còn giúp “gia cố” các mạch máu và mao mạch, vì vậy rất hữu ích cho những người (đặc biệt phụ nữ) bỗng dưng... chân nổi “dây thừng”.
Phòng và chữa bệnh ung thư:
- Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây. Chất glutathione – một chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư – có rất nhiều trong măng tây. Chất asparagin có trong măng tây rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, được sử dụng trong điều trị bệnh tim và gút (goutte).
- Theo y học hiện đại, măng tây có tác dụng chữa trị bệnh ung thư nhờ ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào này. Những năm đầu thế kỷ 20, một bác sĩ người Hoa Kỳ đã ứng dụng thành công việc đưa măng tây vào khẩu phần ăn cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư bàng quang. Đến năm 1974, người ta đã chính thức kết luận, măng tây hoàn toàn có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư một cách hiệu quả.
Tốt cho tiết niệu và đường ruột:
- Măng tây xanh rất giàu dược tính. Từ những năm 500 trước công nguyên, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết sử dụng mây tây xanh làm thuốc phòng trị bệnh. Từ rễ cây măng tây xanh, người Pháp đã bào chế ra Sirop Descinq Raciness có tác dụng lợi tiểu, một loại biệt dược đã được đưa vào dược điển và sử dụng rộng rãi.
- Thân mầm (hay còn gọi là măng) mới là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây khi còn non. Dùng thân mầm măng tây xanh nấu canh hoặc sắc lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu, phòng trị các bệnh đau bàng quang, suy gan, suy thận…
- Măng tây còn chứa một loại carbohydrate có tên là Innulin - rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng, giúp sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Lactobacilli và Bifidobacteria.
Chống lão hóa:
Ngoài ra, chúng còn tham gia vào các phản ứng của cơ thể với vai trò xúc tác, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do, chống lại quá trình chết tế bào, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da mịn màng. Giới khoa học còn cho rằng măng tây còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ, tăng cường tuyến sữa ở phụ nữ đang cho con bú.
Bảo vệ thai nhi:
Nhờ giàu axit folic và folacin, măng tây rất có ích cho quá trình hình thành và phát triển tế bào máu, tránh khuyết tật ống thân kinh ở thai nhi.
Beta-carotene có trong măng tây rất có lợi cho thị giác, ngăn ngừa được bệnh đục thủy tinh thể.
Thần dược của tình yêu:
- Sexy là từ người ta hay dùng để nói về hình dạng măng tây. Ăn măng tây, uống rượu vang là một thứ “viagra thảo dược tự nhiên”. Trong số thực phẩm có hình dáng gợi cảm như “vũ khí” của phái mạnh: chuối, cà rốt, bơ… măng tây được xem là thực phẩm có tác dụng tích cực cho sức khỏe tình dục. Ăn nhiều măng tây thì “máy móc” của các đấng mày râu sẽ “chạy” mạnh như vũ bão không thau gì ăn sò, hàu, ngẩu pín dê…
- Yếu sinh lý ở nam giới và những trục trặc về hoạt động tình dục sẽ được hạn chế nếu ăn măng tây trắng liên tục trong ba ngày. Theo quan niệm của người Nhật, đọt măng tây trắng là chất kích dục thiên nhiên. Không phải ngẫu nhiên mà tạo hóa ban tặng cho măng tây hình “ngọn giáo”.
- Lưu lượng máu lưu thông về các cơ quan sinh dục cũng như các dây thần kinh cảm ứng tăng mạnh khi bạn thường xuyên ăn măng tây. Nếu kết hợp măng tây với trứng, hàu, dâu tây (vốn là những thức ăn có lợi cho hoạt động tình dục)… sẽ phòng ngừa một cách hữu hiệu chứng xuất tinh sớm và không có khả năng cương cứng.
- Nam giới sẽ tăng ham muốn cả về tinh thần lẫn thể xác khi ăn măng tây. Ngoài việc giúp các quý ông tăng cường sinh lực, măng tây còn là “trái phá” giúp các “hậu duệ của Eva” sẵn sàng bùng nổ trong “chuyện ấy”.
Vitamin E và B9: là hai loại vitamin có nhiều trong măng tây. Đây là hai loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể người, giúp hạn chế các triệu chứng chuột rút, đau cơ bắp, đau bụng khi hành kinh ở tuổi vị thành niên…
Kali và canxi: có rất nhiều trong măng tây trắng có tác dụng hỗ trợ cho quá trình sản xuất hoóc môn và tăng cường năng lượng. Ngoài hai chất này, măng tây trắng còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như: phốt pho, canxi, vitamin E, vitamin A, vitamin B2…
Không phải vô cớ mà măng tây được người ta gọi là đệ nhất trong các loại rau tươi và là vua trên thị trường rau quốc tế.
Măng tây được trồng rất nhiều ở phía Bắc Trung Quốc trên một diện tích rộng. Người dân nơi đây thường thu hoạch măng tây bán ra thị trường rau tươi hoặc gia công sơ chế để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Măng tây có tác dụng chữa các bệnh có liên quan đến dạ dày, trị ho, lợi tiểu, các bệnh tim mạch rất tốt. Đặc biệt, y học còn sử dụng măng tây như một loại dược thảo tốt chữa trị căn bệnh đái tháo đường, viêm bang quang, viêm gan, chứng xơ vữa động mạch.
Từ xa xưa đã có rất nhiều tài liệu có liên quan nói đến công dụng của măng tây. Theo y học hiện đại, hiện đã có rất nhiều tài liệu nói đến việc măng tây có tác dụng chữa trị căn bệnh ung thư và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào này. Những năm đầu thế kỷ 20, một vị bác sĩ người Hoa Kỳ đã ứng dụng thành công thông qua việc đưa măng tây vào khẩu phần ăn và điều trị cho những bệnh nhân bị mắc căn bệnh ung thư bàng quang. Đến năm 1974, người ta đã chính thức đưa ra kết luận rằng măng tây hoàn toàn có khả năng điều trị và chữa căn bệnh ung thư một cách hiệu quả.
Măng tây đặc biệt có tác dụng chữa căn bệnh ung thư vú, ung thứ gan, ung thứ bàng quang, cao huyết áp, lợi tiểu. Ngoài ra, măng tây còn có chứa vitamin P, vitamin C, mannan, choline, arginine… Những chất này có tác dụng điều trị chứng liệt dương và hỗ trợ chuyện chăn gối. Hiện tại, ở nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng việc chế xuất măng tây thành trà và các món ăn để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Măng tây được trồng rất nhiều ở phía Bắc Trung Quốc trên một diện tích rộng. Người dân nơi đây thường thu hoạch măng tây bán ra thị trường rau tươi hoặc gia công sơ chế để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Măng tây có tác dụng chữa các bệnh có liên quan đến dạ dày, trị ho, lợi tiểu, các bệnh tim mạch rất tốt. Đặc biệt, y học còn sử dụng măng tây như một loại dược thảo tốt chữa trị căn bệnh đái tháo đường, viêm bang quang, viêm gan, chứng xơ vữa động mạch.
Từ xa xưa đã có rất nhiều tài liệu có liên quan nói đến công dụng của măng tây. Theo y học hiện đại, hiện đã có rất nhiều tài liệu nói đến việc măng tây có tác dụng chữa trị căn bệnh ung thư và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào này. Những năm đầu thế kỷ 20, một vị bác sĩ người Hoa Kỳ đã ứng dụng thành công thông qua việc đưa măng tây vào khẩu phần ăn và điều trị cho những bệnh nhân bị mắc căn bệnh ung thư bàng quang. Đến năm 1974, người ta đã chính thức đưa ra kết luận rằng măng tây hoàn toàn có khả năng điều trị và chữa căn bệnh ung thư một cách hiệu quả.
Măng tây đặc biệt có tác dụng chữa căn bệnh ung thư vú, ung thứ gan, ung thứ bàng quang, cao huyết áp, lợi tiểu. Ngoài ra, măng tây còn có chứa vitamin P, vitamin C, mannan, choline, arginine... Những chất này có tác dụng điều trị chứng liệt dương và hỗ trợ chuyện chăn gối. Hiện tại, ở nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng việc chế xuất măng tây thành trà và các món ăn để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Tác dụng của lá mùi tàu
Trái sa kê nấu món gì ngon
Lá xương sông chữa bệnh gì?
Tác dụng của lá sen với sức khỏe của bạn
Chè bột báng lá dứa
Làm đẹp da với lá bạc hà
Tác dụng của lá trầu không
(ST).