Trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao

18/04/2015 09:23 PM
7,029

Liệu có phải do cháu mọc răng mà biếng ăn không vì hồi 4,5 tháng khi cháu tập ăn dặm thì cháu ăn nhiệt tình hơn.

Cháu nặng 9,3kg. Ba tháng đầu cháu lên cân tốt nhưng sau 3 tháng (tháng 4, 5, 6, 7) trung bình cháu chỉ lên 3 lạng/tháng.

Cháu lười ăn nên em toàn phải cho cháu uống sữa bằng thìa nên ngày chỉ được khoảng 400-500ml, kể cả bú mẹ. Cháu ăn bột mỗi lần cũng được 2/3 bát ăn cơm, 2 bữa/ngày. Liệu có phải do cháu mọc răng mà biếng ăn không vì hồi 4,5 tháng khi cháu tập ăn dặm thì cháu ăn nhiệt tình hơn. Hiện nay cháu đi ngoài ngày 1, 2 lần, phân thành khuôn. Chị tư vấn giúp em lượng sữa cần thiết cho lứa tuổi, và cách cải thiện tình trạng biếng ăn của cháu.
Nếu em trộn thịt (bò, gà, lợn), lẫn sữa công thức lẫn, khoai tây khoai lang (đôi khi thêm bột gạo) xay thành súp cho con ăn đặc có được không? Cảm ơn chị nhiều! (Linh Oanh)

Trả lời:

Với 7 tháng tuổi con em chỉ cần nặng 8,3kg là đủ, cân nặng hiện tại của cháu còn vượt tiêu chuẩn 1 kg, cho nên em không có gì phải lo lắng cả. Mặt khác, ở tuổi này cháu cũng chỉ tăng 300g/tháng thôi, lượng sữa cháu ăn như vậy là đủ. Mọc răng cũng là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, em hoàn toàn có thể nấu cháo xay với đủ các thành phần rồi say nhuyễn sau đó trộn sữa cho trẻ ăn được, không cần phải ăn bột nữa.

Con trai tôi được 9 tháng rưỡi, cháu đang sưng lợi chuản bị mọc răng. Trước đây cháu rất chịu khó ăn nhương hồi này cháu lười ăn qúa. Xin hỏi phải làm gì để cháu chịu ăn trở lai. Xin cảm ơn bác sĩ. (Lê Thị Huyền Linh)

Khi mọc răng hầu hết trẻ thường có các triệu chứng chảy dãi nhiều, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên, tiêu chảy... vì thế chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng rất quan trọng.

Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

- Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ. Mọc răng thường làm bé bị đau và rất khó chịu, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí có thể sút cân. Vì vậy bạn nên vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn của bé bằng bột, sữa hoặc cháo loãng.

- Nếu bé sốt trên 38,5 độ, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho bé uống theo chỉ dẫn.

- Bé cũng có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3 - 4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3 - 7 ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.

- Bé có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Do đó bạn nên chọn cho trẻ loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ.

- Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.

- Nếu trẻ được 12 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Lưu ý: Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác, khi đó bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.

Cốm vi sinh cho trẻ có tác dụng gì những hiểu lầm tai hại về cốm vi sinh và cách lựa chọn cốm vi sinh tốt nhất cho bé
Lựa chọn cốm vi sinh nào cho bé yêu?
Lạm dụng men vi sinh cho trẻ: Lợi bất cập hại
Cách đây một tuần, đứa con trai 8 tháng tuổi bị tiêu chảy nhẹ, biếng ăn và đầy bụng, chị L.N.Đ. Phương (ngụ quận 7, TPHCM) vội vàng ra nhà thuốc gần nhà và được tư vấn sử dụng cốm vi sinh. Tuy nhiên, bệnh tình của cháu chỉ cải thiện được chút ít và nay thì bị rối loạn tiêu hóa trở lại. Nhiều bà mẹ đã gặp phải trường hợp tương tự trước tình trạng lạm dụng men vi sinh.
Tràn lan men vi sinh
Hiện trên thị trường có khá nhiều loại men vi sinh được quảng cáo dưới dạng thực phẩm như cốm, thức ăn bổ sung men tiêu hóa... Một số loại được giới thiệu với nhiều tác dụng khiến các bà mẹ không biết lựa chọn thế nào.
Một bà mẹ có nick Bach-duong, thành viên của trang web tretho, thổ lộ đã cho con dùng men vi sinh nhưng không thấy hiệu quả đáng kể nên ngừng sử dụng vì sợ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa về sau của trẻ.
Một bà mẹ trẻ khác có nick Metuntun cũng cho biết, đứa con 10 tháng tuổi luôn bị rối loạn tiêu hóa và đã thay đổi tới 3 loại men vi sinh nhưng đến nay vẫn chưa được cải thiện.
Trong các loại men vi sinh, các bà mẹ thường quan tâm đến cốm Bio-acimin được quảng cáo bổ sung đa dạng các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ, kết hợp vitamin, acid amin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng rối loạn tiêu hóa, khắc phục chứng biếng ăn, kích thích hệ miễn dịch và giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng...
Hiện trên thị trường xuất hiện nhiều loại cốm có tên gọi Bio-acimin tương tự, chưa phân biệt được hàng thật hay hàng nhái khiến không ít bà mẹ lo lắng vì con đã không hết bệnh, mà còn bị nặng hơn vì mua phải hàng dỏm.

Một loại men vi sinh khác có tên thương mại là cốm vi sinh Tralymin cũng được nhiều bà mẹ truyền miệng. Qua tìm hiểu được biết, Tralymin được giới thiệu chứa các men vi sinh, một số vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa. Sản phẩm có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy…
Hay như sản phẩm Supbikiz cũng được giới thiệu tăng cường hệ miễn dịch, kích thích ăn ngon miệng và giúp trẻ... thông minh hơn! Nhà sản xuất sản phẩm Supbikiz cho biết, loại cốm vi sinh này có chất prebiotic giúp phát triển vi khuẩn có lợi, tăng cường lớp chắn niêm mạc ruột, do đó làm giảm và ngăn chặn sự xâm lấn của vi khuẩn có hại...
Gần đây, một loại men vi sinh chưa đăng ký tên thương mại do Khoa Vi sinh của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nghiên cứu và sản xuất cũng được nhiều bà mẹ chọn mua. Với chỉ định là kích thích tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch đường ruột..., men vinh sinh của BV Bạch Mai được bán “nội bộ” với giá 60.000 đồng/hộp.
Cần tư vấn của bác sĩ trước khi cho trẻ uống men vi sinh.
Cẩn trọng khi sử dụng
Theo các chuyên gia y tế, men vi sinh gồm hai loại chế phẩm khác nhau. Một là chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích (gồm các loại vi khuẩn hay nấm men) giúp ổn định môi trường trong ruột nhằm trị chứng tiêu chảy, khó tiêu do rối loạn tạp khuẩn ruột. Hai là chế phẩm chứa các enzym là thành phần có trong dịch tiêu hóa nhằm cung cấp các enzym mà dịch tiêu hóa người bệnh thiếu giúp trị chứng khó tiêu, đầy bụng.
Có loại thuốc chứa một loại vi khuẩn, có loại thuốc chứa hai, ba loại vi khuẩn. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp, cha mẹ cứ thấy con mình có biểu hiện biếng ăn, sụt cân liền tự ý đi mua các loại men vi sinh được bán phổ biến ở các hiệu thuốc để cho con uống.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia vi sinh Trường Đại học Y Dược TPHCM, không phải cứ dùng men vi sinh là tốt nếu không được sự tư vấn của bác sĩ. Chẳng hạn, nhiều bà mẹ không biết, men vi sinh thay vì pha với nước nguội lại pha với nước nóng nên không có tác dụng. Hay như hiểu sai về công dụng của men vi sinh nên cứ thấy con biếng ăn là cho uống... Trong khi men vi sinh chỉ dùng trong một vài trường hợp nhất định.
Theo BS Trần Văn Ngọc, Trưởng Khoa Nhi A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, sau thời gian trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, truyền nhiễm... được chỉ định dùng kháng sinh thường dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, sau một đợt dùng kháng sinh kéo dài, nên bổ sung cho trẻ men vi sinh để cung cấp những vi khuẩn có lợi, giúp đường tiêu hóa của trẻ ổn định và khỏe mạnh. Cũng có thể sử dụng men vi sinh khi cơ thể trẻ thiếu men do khả năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa bị kém đi hoặc khi trẻ bị suy dinh dưỡng, bị những bệnh bẩm sinh về ruột, tụy, dạ dày, bị teo mật, suy gan...

Theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, việc lạm dụng men vi sinh kéo dài khiến trẻ bị phụ thuộc và khi không có men sẽ không ăn. Lâu dần, cơ thể không sản sinh, hoặc sản sinh ít enzym có tác dụng kích thích tiêu hóa.
BS Diệp khuyến cáo việc sử dụng loại men nào, số lượng, liều lượng và thời gian ra sao do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi sau khi thăm khám cụ thể. Về mặt dinh dưỡng, BS Diệp cho rằng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để giúp hệ tiêu hóa tăng hấp thu hoặc cho trẻ ăn các thức ăn có chứa men tiêu hóa tự nhiên như mầm thóc, giá đỗ.
“Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón, trướng bụng, cần được bác sĩ tư vấn. Đặc biệt, phải cân nhắc khi sử dụng các loại men vi sinh”, BS Diệp nói.
(Theo SGGP Online)
Những điều thường lầm tưởng về cốm vi sinh
Đã từ lâu chúng ta quen với các loại cốm vi sinh chứa các vi sinh vật có ích giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ em, trong đó có nhiều sản phẩm khá tốt và là “lựa chọn hàng đầu” của nhiều ông bố bà mẹ. Nhưng, có những điều mà chúng ta còn chưa hiểu hết, dẫn đến một vài nhầm tưởng về cốm.
Biếng ăn là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, trẻ thường ăn ít, bỏ ăn hay sợ ăn. Trẻ sợ ăn thậm chí phản ứng khi nhìn thấy bữa ăn như phun mưa, khóc, ngậm thức ăn không chịu nuốt, chạy trốn, nôn, kêu đau bụng…Biếng ăn còn bao gồm cả những trường hợp khi không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, rau, quả... Điều này dẫn đến trẻ ăn không đủ chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ cũng như khiến cho cha mẹ lo lắng.

Nguyên nhân chủ yếu gây biếng ăn ở trẻ:
-Trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính: Sốt, viêm mũi họng, tiêu chảy, viêm phổi…
-Trẻ mọc răng, sưng lợi
-Trẻ mải chơi, ăn uống không có giờ giấc
-Trẻ hay ăn quà vặt hay uống nước ngọt, ăn kẹo bánh trước bữa ăn
-Thức ăn chế biến không hợp khẩu vị với trẻ.
-Một số bà mẹ dùng thức ăn, để pha lẫn thuốc làm cho trẻ cảnh giác nên không ăn thức ăn đó
-Do hiện nay, một số bà mẹ có thói quen cho trẻ ăn đồ ăn xay nhuyễn nên trẻ lười nhai, lâu dần thậm chí khi trẻ đã quá chán với thức ăn xay nhưng khi chuyển sang thức ăn thô hơn vẫn làm trẻ ngại nhai và dẫn đến lười ăn...
Làm gì khi trẻ biếng ăn:
-Nếu trẻ đang mắc các bệnh cấp tính thì phải điều trị nguyên nhân nhiếm khuẩn trước và thực hiện chế độ nuôi dưỡng đối với trẻ ốm.
-Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (khoảng 5 tháng tuổi) nên tập ăn cả bã, tập ăn nhiều laọi thức ăn, luôn thay đổi bữa để trẻ ngon miệng, ăn háo hức hơn.
-Không nhất thiết bắt trẻ ăn bữa nào cũng phải đủ và không nên nhồi nhét trẻ. Nhưng cố gắng linh hoạt sao cho trẻ ăn đủ lượng ăn trong ngày là được.
-Nên tạo một không khí thoải mái trong khi ăn, như mẹ kể chuyện ngộ nghĩnh về thức ăn, chế biến bữa ăn của trẻ sao cho có nhiều màu sắc giúp trẻ luôn được cuốn hút, mùi vị thức ăn thơm ngon, nấu xong nên cho trẻ ăn ngay cũng là cách giúp trẻ ăn ngon hơn.
-Không nên cho trẻ ăn quà vặt, uống nước ngọt trước bữa ăn, không nên pha thuốc với sữa cũng như dùng một số thức ăn để nhồi thuốc vào trong (chuối), làm cho trẻ sợ uống thuốc nên cũng sợ luôn thức ăn đó
-Tuyệt đối không quát mắng khi trẻ không chịu ăn, nhất làkhi cơ thể trẻ đang mắc bệnh, trẻ ốm vì như thế dễ làm trẻ chống đối không ăn, dễ gây chứng biếng ăn về sau. Nên động viên nhẹ nhàng trong khi trẻ ăn.
Trường hợp con bạn, bé đang mọc răng nên đau lợi. Điều này khiến bé sợ ăn đấy! Nếu thấy bé quấy khóc nhiều, có thể là bé đang đau, bạn có thể cho bé uống một chút thuốc giảm đau thông thường theo cân nặng của trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng nên tham vấn liều lượng cũng như khi nào dùng thật cụ thể bởi bác sĩ. Bạn cũng nên bổ sung thêm sữa hoặc bổ sung thêm canxi cho trẻ hơn trong giai đoạn này sẽ giúp việc mọc răng của trẻ nhẹ nhàng hơn.
Chúc bé yêu nhà bạn khoẻ mạnh
Bé nhà em 9 tháng tuổi nặng 7,5 kg. Mỗi khi ăn bé đều khóc. Em thấy lợi phía bên trong chỗ mọc răng hàm trắng như chuẩn bị mọc răng vậy. Như vậy là bé bị làm sao?

Người trả lời: Bác sỹ Lê Thị Hải - Viện dinh dưỡng Quốc gia


Bé nhà em đang trong tình trạng thiếu cân đe doạ suy dinh dưỡng, tốt nhất em nên đưa cháu đến phòng khám tư vấn dinh dưỡng của Hải Phòng (thuộc trung tâm SKSS) để được các bác sỹ khám và tư vấn chế độ ăn, bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết nếu cháu có các biểu hiện thiếu các vi chất này.

Em cũng nên đưa cháu bé đi khám bác sỹ răng hàm mặt xem bé có bị mọc nanh không, bị mọc nanh bé cũng bị biếng ăn và khóc khi ăn.

Răng của trẻ nhỏ bắt đầu mọc từ 6 tháng cho đến khi 3 tuổi. Đấy là bộ răng sữa. Khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh rất vất vả vì ngoài một số ít trẻ không gặp phiền phức gì nhiều khi mọc răng thì đa số trẻ bị đau đớn và khó chịu. Răng của trẻ con dễ bị sâu hơn răng người lớn và dễ bị chấn thương hơn do chạy nhảy, đùa nghịch, vì vậy cần phải được quan tâm, chăm sóc chu đáo. Nếu trẻ em được giáo dục tốt về ý thức giữ gìn sức khoẻ răng miệng ngay từ khi còn nhỏ thì điều đó sẽ trở thành thói quen tự nhiên khi lớn lên.

Trình tự mọc răng của trẻ như thế nào?

Trẻ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới trước tiên rồi đến răng cửa hàm trên, tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi mọc đến răng cối sữa thứ hai cũng là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ, khi đó trẻ đã được khoảng 3 tuổi. Thông thường thì bé bắt đầu mọc răng khi được khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ mọc răng lúc mới 4 tháng tuổi và đến 1 tuổi đã mọc đầy đủ bộ răng sữa. Hoặc có trẻ không mọc một chiếc răng nào mãi cho đến khi được 2 tuổi. Các răng khác sẽ tiếp tục mọc lên theo đúng trình tự. Nếu lợi (nướu) của trẻ dày hơn các bạn cùng tuổi thì răng sẽ khó mọc hơn, nhưng cũng không cần phải lo lắng gì cả, vì cuối cùng răng cũng sẽ mọc.

Những triệu chứng thường gặp khi mọc răng

Trẻ con có thể biểu hiện đủ thứ triệu chứng khi mọc răng. Có những biểu hiện dễ dàng nhận ra là do răng đang mọc, nhưng có những triệu chứng dường như chẳng có gì liên quan đến mọc răng. Đầu tiên, phần lợi bên trên răng sắp mọc sẽ bị sưng đỏ lên, ở một số trẻ có thể lợi còn bị chảy máu một chút. Thỉnh thoảng, một bên má hoặc cả hai bên má của trẻ có thể bị ửng đỏ và hơi nóng, trẻ hay quấy khóc. Một vài triệu chứng khác cũng hay gặp là đi phân lỏng, nổi rôm sảy, có thể sốt nhẹ và sổ mũi.
Cha mẹ cần phải nắm được tiến trình mọc răng của trẻ, nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng của sự mọc răng để giúp cho trẻ bớt khó chịu ngay từ đầu. Khi trẻ mọc răng không chỉ có các bậc phụ huynh đau đầu vì trẻ hay quấy khóc, cáu bẳn, mà bản thân trẻ cũng thật sự rất khó chịu. Ngoài cảm giác đau, trẻ còn phải chịu đựng một số triệu chứng khác khiến chúng cảm thấy trong người rất khó ở.

Trẻ mọc răng có nên dùng thuốc?

Thuốc paracetamol có tác dụng giảm đau và an toàn khi dùng cho trẻ. Sử dụng paracetamol đúng liều lượng với tuổi và cân nặng sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó chịu này dễ dàng hơn, đặc biệt là buổi tối nhờ bớt đau, bé và cả cha mẹ sẽ được ngủ ngon. Dược sĩ hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn liều dùng thích hợp với trẻ. Ngoài ra, một vài loại thuốc khác tương tự cũng có bán rộng rãi tại các cửa hàng và hiệu thuốc.

Những điều cần lưu ý khi trẻ mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ bị “ngứa” răng và lợi nên muốn cắn và nhai vật gì đó cho đỡ khó chịu. Vì vậy, bố mẹ nên tìm mua cho trẻ những vật để cắn an toàn, ví dụ như vòng cắn nhựa hay những cục cắn nhựa kích thước lớn có hình trái táo chẳng hạn. Bố mẹ có thể cho trẻ gặm những mẩu bánh mì nướng khô hay bánh quy cũng được, miễn là bất cứ vật gì đưa cho trẻ cắn thì phải an toàn và phù hợp với lứa tuổi.

Ngoài ra còn có một số loại gel và bột mọc răng được bán trong các hiệu thuốc và siêu thị lớn. Bạn nên cho bé dùng thử vài loại và chọn ra loại mà bé thấy dễ chịu nhất. Cách làm đơn giản là bạn chỉ việc bôi một ít bột hoặc gel vào đầu ngón tay và chà nhẹ lên lợi của bé.

Một điều nữa là có thể bé sẽ trở nên biếng ăn, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì tình trạng này chỉ kéo dài trong 1 - 2 ngày đầu. Khi răng đã mọc lên được rồi thì bé sẽ ăn lại như bình thường. Những ngày này, bạn chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước, cho ăn cháo nghiền hoặc thức ăn mềm, dễ tiêu hoá, hấp thu. 

Chăm sóc trẻ mọc răng.

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông

Chăm sóc bé sau khi ốm dậy

Chăm sóc trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con toi duoc 9 thang dang moc rang nen rat luoi an toi phai lam xao khi be ca ngay k an gi toi co the cho be an thuc an gi tro giup cho be
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
con e được 9thang tuổi cân nặng 8,5kg,cao 70cm như vậy có phát triển bình thường không?lúc 6 tháng bé ăn dặm rất giỏi,khoảng 8,5thang bé có sốt nhẹ khoảng 2ngay,lúc hết bệnh bé ăn rất chậm thậm chí là không chịu ăn,và ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt.đó có phải là trẻ đang mọc răng không,bé hay gặm những vật cứng và chảy nước miếng.làm sao cho bé hết biếng ăn,mong bac sĩ giúp e.
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
con e duoc 10thng ruoi be dang moc hai rang cua khong hieu sao dao nay be rat luoi an, tham chi con ngam thuc an rat lau . b e duoc 9. 5 kg be khong chiu an vang sua hay sua chua chi bu me thoi ,xin bac si giup em lam sao de be an lai binh thuong
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Đây là hậu quả của việc nuôi con không đúng cách. a. Muốn bé biết nhai thức ăn thì bạn phải luyện cho bé từ khi 7- 8 tháng tuổi. Theo trình tự chung như sau:- từ 6 tháng tuổi bé bắt đầu ăn bột nấu với rau và thịt/ cá/ tôm xay nhuyễn.- Từ 8-9 tháng ăn cháo nấu bằng gạo xay vỡ với rau + thịt/ cá/ tôm băm nhỏ, nên nhớ là băm nhỏ chứ không xay nhuyễn. Mục đích là để bé tập nhai dần dần.- Từ 1 tuổi trở đi bé đã bắt đầu tập ăn cơm khi có đủ 2 răng hàm mỗi bên, cả hàm trên và hàm dưới.b) Bây giờ bé của bạn đã 3 tuổi thì tập nhai khó hơn, vì bé đã quen với việc nuốt chứ không nhai suốt 3 năm rồi.Dù vậy, bạn thử làm theo kinh nghiệm của mình xem sao:- Mỗi bữa, bạn vẫn phải đảm bảo cho bé có đủ cơm, canh rau và thức ăn giàu đạm như thịt, cá, tôm, trứng. Mình nói đến điều này trước tiên vì nhiều người thấy con ăn uống khó khăn là cắt giảm khẩu phần ăn, khiến trẻ suy dinh dưỡng, cộng với thức ăn không chế biến đa dạng làm trẻ ngày càng chán ăn.- Chọn những thực phẩm tươi ngon, chế biến cho thật vừa miệng và phải mềm, dễ nnhai nuốt. Điều quan trọng là bạn phải làm món đó ngon đến mức chính bạn cũng muốn ăn hết luôn, chỉ cần đừng quá mặn là được. Nhiều người nấu cho trẻ con ăn nhạt nhẽo vô vị đến chính mình còn không nuốt nổi thì các bé cũng chỉ thích nhè ra thôi. Mình ví dụ vài cách chế biến:- Thịt gà: chọn miếng má đùi non mềm, ít mỡ, luộc thật mềm, sau đó cắt nhỏ ra. Pha một chút nước mắm chua ngọt, chế thêm chút nước lọc cho bớt độ mặn của nước mắm, chấm từng miếng nhỏ thịt gà xúc cho bé. Ăn hết thịt mới ăn cơm kèm canh rau. Rau lúc đầu cũng băm nhỏ nấu canh, khi nào bé quen nhai hơn thì không băm nhỏ quá nữa. Nếu bé đã ăn nhiều thịt, cá rồi thì đừng ép bé ăn hết bát cơm, nửa bát thôi cũng đủ. - Cá: nên mua một khúc cá trắm to, lấy phần bụng ít xương dăm, đem ướp chút mắm muối, bột nghệ, thêm vài lát riềng, bỏ vào bát hấp chín; nếu không hấp thì rán lên cũng được, rồi chấm nước mắm chua ngọt. Nhớ gỡ thật hết xương ra.- Tôm và trứng thì càng dễ làm ngon. Mình sẽ không nêu ra đây sợ dài quá.Con mình được cho ăn như thế, nay đã 14 tuổi, cao gần 1m70 rồi, rất dễ ăn, không chê một món gì, miễn là món đó chế biến ngon.Nên nhớ vị giác trẻ em phát triển từ rất nhỏ, nhiều người lớn làm hỏng vị giác của con bằng những cách nấu nướng kinh khủng mà không biết.
con toi 7 tháng tuoi, chau dc 6 kg, chau rat lười ăn.có thuoc bổ gì để kích thích cháu ăn không.
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
1. Bé đang thời kỳ ăn bột, ăn cháo, không nên ninh thịt, xương cho bé, vì khi ninh, chỉ có chất béo và chất ngọt hòa tan trong nước, vẫn không đủ năng lượng cho bé. 2. Cần chú ý: dinh dưỡng của một chén bột cao hơn một chén cháo. Nhiều bé chuyển từ ăn bột sang ăn cháo nhưng các bà mẹ vẫn tính 1 chén cháo bằng một chén bột, lâu dần dẫn đến sự thiếu chất ở con trẻ. Chưa kể, bé chưa đủ răng đã phải ăn cơm, không hấp thụ hết chất trong thức ăn. 3. Rau quả trong bữa ăn hằng ngày của bé là rất cần thiết. Nhiều bà mẹ sợ bé không ăn được rau nên chỉ luộc lấy nước để nấu bột, nấu cháo, không cho bé ăn xác rau, dẫn đến bé bị thiếu chất xơ nghiêm trọng. 4. Các ông bố bà mẹ nên xem lại: bữa ăn của trẻ quá đơn điệu chăng? Cho trẻ ăn quá nhiều đồ bổ chúng cũng sợ. Trẻ bị ép ăn nhiều quá thì sinh ra tâm lý sợ ăn. Trẻ lười ăn lâu dần dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. 5. Hãy tạo cho trẻ một không khí ăn uống thật thoải mái, vui vẻ. Khi trẻ đến tuổi đi nhà trẻ có thể cho trẻ ăn tại trường, có chúng bạn đông vui trẻ sẽ ăn tốt hơn. 6. Một yếu tố quan trọng để bé ăn ngon miệng ấy là cách chế biến. Nếu chưa có kinh nghiệm nấu ăn cho trẻ, phụ huynh nên đến Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh để được hướng dẫn thực đơn hằng ngày của bé. Hy vọng rằng con bạn sẽ ăn ngon và chóng lớn!
con em duoc 15 thang dang moc 2 rang coi tren, may hom nay bo an luon.Tr­uoc day be an tot vay ma gio khong an nen em rat lo, mong bac si giup em voi!
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
trẻ nhà tôi hiện được 11 tháng tuổi. Cháu được 10.5 kg. 4 hôm nay cháu bị sốt, quấy khóc, bỏ ăn, chỉ uống nước trắng. Miệng có hiện tượng chảy rớt rãi, đi ngoài phân lỏng (hai ngày mới đi một lần). Bác sỹ cho tôi hỏi có phải cháu sốt do mọc răng không. Chúng tôi nên cho cháu uống thuốc gì? Cảm ơn bác sỹ.
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Bé nhà em được 10 tháng 08 ngày nặng 7.7kg và chưa mọc được răng nào, bé nhỏ nhưng trộm vía rất cứng, đã đi men và đứng được một lúc. Từ thời kỳ ăn dặm(5 tháng) đến tháng thứ 10 bé rất hay ăn và đòi ăn cơm. Nhưng từ khi được hơn 10 tháng đến nay bé không chịu ăn bất cứ đồ ăn gì và không uống sữa và đang có biểu hiện mọc răng. Hỏi bác sỹ liệu có phải đưa bé đi khám không và cân nặng của bé như thế có đáng lo không?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Be nha em 8 thang tuoi nang 8kg be moi moc rang duoc 5 hom nhung be luoi an cu mim chat mom khong chiu ha. Co dut duoc chao vao mieng thi ngam khong chiu nuot. An duoc it thi lai cho ra.sin hoi bs co cach nao de khac phuc tinh trang do khong va be bieng an bao nheu ngay thi lai an duoc binh thuong a
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý