Bí quyết thương lượng lương hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bí quyết thương lượng lương hiệu quả

18/04/2015 09:23 PM
160

Thương lượng lương rất cần sự chuẩn bị kỹ càng và một chút khéo léo. Martin Yate, tác giả của quyển sách tìm việc bán rất chạy “Knock ‘em Dead” nói: “Khi đến giai đoạn thương lượng lương, nhiều ứng viên lại không chuẩn bị trước nên bối rối trước nhà tuyển dụng và cuối cùng không đạt được mức lương như mong muốn”. Vì vậy bạn cần tự hỏi bạn xứng đáng với mức lương bao nhiêu, tại sao bạn nghĩ nhà tuyển dụng nên trả bạn mức lương đó. Chuẩn bị trước những câu hỏi này kết hợp với 8 bí quyết sau, bạn sẽ đạt được mức lương như mong muốn!

1. Tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu
Tìm hiểu mức lương. Rất nhiều ứng viên đã trúng tuyển nhưng không biết mức lương như vậy có thích đáng hay không. Theo Yate, biết được mức lương thực tế cho vị trí bạn đang ứng tuyển đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể biết được điều này bằng cách tham khảo thông tin từ thị trường lao động, từ những người có công việc giống bạn, hay từ những người quen làm việc trong công ty bạn ứng tuyển.

Một cách dễ hơn là bạn có thể tìm hiểu mức lương trung bình dành cho vị trí ứng tuyển thông qua các thông báo tuyển dụng của một số công ty đăng trên các website việc làm. Tuy nhiên bạn cũng cần phải trung thực và khách quan trong việc đánh giá khả năng thật sự của mình để đề nghị với NTD mức lương phù hợp với bạn nhất.

2. Kế hoạch “3 con số”
Để trở thành người thương lượng lương cừ khôi, bạn hãy nhớ nguyên tắc vàng là chuẩn bị thật kỹ kế hoạch cho buổi thảo luận. Yate khuyên: “Trước bất kì buổi phỏng vấn nào, bạn cũng cần lên kế hoạch ‘3 con số’. Con số đầu tiên thể hiện mức lương thấp nhất, là con số có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của bạn, ví dụ như thức ăn và nhà ở. Con số thứ hai là mức lương hợp lý bạn có thể kiếm được dựa trên kinh nghiệm và trình độ của bạn. Con số thứ ba là mức lương ‘trong mơ’, vượt xa mức lương mong đợi của bạn. Hãy ‘quên’ con số thứ nhất đi, vì điều đó rất riêng tư và không nên đem ra thảo luận. Lấy con số thứ hai và thứ ba làm cơ sở để thảo luận với NTD về mức lương mơ ước của bạn.”

3. Đừng là người đầu tiên nói về chuyện lương bổng
Yate khuyên “Nếu bạn là người đầu tiên trong buổi phỏng vấn nói về lương bổng trước thì buổi phỏng vấn sẽ rất khó diễn ra theo ý bạn muốn. Nếu NTD không ‘đả động’ gì về lương bổng, bạn có thể ngầm hiểu là bạn chưa thuyết phục họ được rằng bạn là ứng viên lý tưởng. Nghệ thuật ở đây là làm sao để NTD nhận ra rằng bạn là ứng viên sáng giá nhất. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ tiết kiệm tiền bạc hoặc tạo ra lợi nhuận như thế nào, và bạn sẽ cống hiến hết mình cho công ty ra sao...”

4. Thà đừng nêu ra câu hỏi nào còn hơn là…
Đừng bao giờ kết thúc buổi phỏng vấn bằng một câu hỏi về lương bổng. Hầu hết các NTD đều kết thúc buổi phỏng vấn của họ bằng cách hỏi bạn còn câu hỏi nào nữa không. “Điều tệ nhất bạn có thể làm là đưa ra một câu hỏi về lương. Điều đó cho thấy bạn không còn gì để nói về bản thân hoặc trình độ chuyên môn của mình nữa,” Yate cảnh báo.

5. Đơn giản là sự thật
Trong bài viết trước, bạn biết rằng nên trì hoãn việc thảo luận lương bổng cho đến khi bạn biết chắc 90% là mình được tuyển. Nếu NTD gặng hỏi bạn mong muốn mức lương bao nhiêu, bạn đừng nêu ra con số ngay lập tức và cũng đừng phóng đại. Yate khuyên ”Ứng viên nên nói rằng họ cần hiểu thêm về công việc trước khi thảo luận về vấn đề lương bổng. Hãy nêu ra vài câu hỏi với NTD để hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc.”

6. Làm NTD “toát mồ hôi”
Nên “quảng bá” cơ hội đầu quân của bạn với công ty khác là lời khuyên của Yate “Nếu bạn nhận được lời mời đi làm từ công ty khác, hãy biết cách khéo léo sử dụng điều này.” Đó chính là vũ khí để bạn ”cân não” NTD. Tuy nhiên, chỉ thực hiện kế hoạch này nếu bạn cảm thấy NTD thực sự cần bạn. Hãy nói với NTD là bạn thật sự muốn đầu quân cho họ, nhưng vừa mới nhận được lời mời đi làm từ công ty X. Đó là cách “thúc” NTD quyết định tuyển bạn ngay để không bỏ mất nhân tài.

7. Biết “kiềm chế”
Đừng đồng ý ngay với mức lương NTD đưa ra đầu tiên. Các công ty thường định sẵn ngân sách tuyển dụng cho vị trí họ cần tuyển, đi từ mức thấp nhất đến mức cao nhất. Vì vậy, trừ phi mức lương NTD đưa ra vượt xa mức lương mơ ước của bạn, hãy tìm cách thương lượng thêm nếu có thể.

8. Đừng vội từ chối cơ hội chỉ vì mức lương

Bạn làm gì nếu bạn thật sự yêu thích công việc nhưng mức lương NTD đưa ra quá thấp? Yate khuyên: “Đừng từ chối vội. Hãy yêu cầu NTD cho bạn vài ngày để suy nghĩ. Đó là cách bạn ‘xi-nhan’ để NTD biết là bạn rất quan tâm đến vị trí đó. Sau đó bạn hãy gọi điện cho NTD để xem họ có thể nâng mức lương hay không trước khi bạn đưa ra câu trả lời cuối cùng.”

Khi người phỏng vấn đặt câu hỏi về lương bổng, bạn nên trả lời ra sao? Đừng vội vã nói ngay mức lương mà bạn mong muốn. Hãy khéo léo “hoãn” lại giây phút quan trọng này cho các buổi phỏng vấn sau. Chỉ cần nắm vững một số “bí kíp” và thêm một chút khéo léo, bạn sẽ dễ dàng thương lượng được mức lương mơ ước.

1. Có nên trả lời câu hỏi về lương bổng ngay ở vòng đầu cuộc phỏng vấn?
Bạn không nên, đặc biệt nếu đó là các vòng phỏng vấn đầu tiên và bạn chưa chắc mình được nhà tuyển dụng “chấm”. Nếu người phỏng vấn hỏi bạn “Anh/Chị đề nghị mức lương bao nhiêu?”, bạn có thể trả lời một cách “vô thưởng vô phạt” như: “Qua vòng đầu phỏng vấn này, tôi nghĩ mình cần hiểu rõ hơn về các yêu cầu cụ thể của công việc. Tôi xin phép được đề cập đến mức lương trong các buổi phỏng vấn sau.”

2. Đâu là mức lương thỏa đáng?
Nhiều ứng viên cho rằng họ xứng đáng được hưởng mức lương cao hơn thu nhập hiện tại vì cho rằng kinh nghiệm và trình độ của họ đã được nâng cao, vì họ sẽ phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, vì tình hình vật giá ngày một leo thang...

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thường xét lương cho ứng viên dựa theo mức lương hiện tại và trách nhiệm mới mà ứng viên sẽ đảm nhận sau này. Vì vậy bạn cần đánh giá khách quan năng lực của mình để đưa ra mức lương phù hợp.

3. Khả năng thực sự là nhân tố quyết định mức lương của bạn
Để có mức lương mong muốn, bạn cần chứng minh được giá trị và khả năng làm việc thực sự của mình. Bạn nên tránh đề cập đến mức lương cũ nếu nhà tuyển dụng không hỏi đến. Nhưng nếu nhà tuyển dụng muốn biết mức lương hiện tại, bạn hãy cho họ biết và trình bày sự khác biệt giữa công việc cũ và công việc ứng tuyển, nhấn mạnh những nhiệm vụ mới mà bạn sẽ đảm trách.

Đừng bao giờ giải thích vì sao bạn muốn lương cao hơn mức hiện tại bằng những lý do trẻ con như “Công ty tôi trước đây ở Bình Dương, chi phí sinh hoạt khá thấp. Nay Quý công ty tọa lạc ở khu vực trung tâm nên chi phí sẽ đắt đỏ hơn…”

4. Trực tiếp hỏi về mặt bằng lương trong công ty
Xin chúc mừng, bạn đã vào được vòng phỏng vấn cuối cùng và giây phút quan trọng đã đến rồi đây. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn “Anh/Chị đề nghị mức lương bao nhiêu?” Bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào?

Bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng “Ông/Bà có thể cho biết mức lương tương ứng dành cho vị trí tương đương?” hoặc “Ông/Bà có thể cho biết ngân sách của công ty dành cho vị trí này?” Câu trả lời của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn định được mức lương phù hợp.

5. Khéo léo trao đổi về lương bổng
Bạn nên tránh những câu trả lời như “Đối với tôi, lương bổng không phải là vấn đề quan trọng nhất, tôi mong muốn được học hỏi và rèn luyện trong một môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp như Quý công ty…” Đây quả là câu trả lời làm “mát lòng mát dạ” nhà tuyển dụng. Nhưng cẩn thận đấy, nhà tuyển dụng có thể sẽ nghĩ rằng bạn thiếu kinh nghiệm, nên có cơ hội gì đến là nhận ngay mà không cần cân nhắc mức lương. Khi đó bạn sẽ mất cơ hội thương lượng được mức lương mong muốn.

6. Cân nhắc vấn đề “lương + bổng”
Người Việt Nam rất chính xác khi dùng cụm từ “lương bổng”. Nghĩa là ngoài “lương” (salary), bạn còn được hưởng “bổng” (benefit). Bổng là các lợi ích khác ngoài lương chính thức mà bạn được hưởng từ công ty và không phải chịu thuế. Vì vậy khi thương lượng lương, bạn nên lưu ý các ”bổng” khác ngoài lương như lương tháng 13, tiền thưởng (bonus) hàng năm, chi phí giải trí, chi phí khám bệnh, cơ hội đào tạo, được chia cổ phần của công ty… Nếu bạn được tuyển vào công ty, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng nêu rõ và cụ thể những nội dung này trong thư mời làm việc (offer letter).

Ngoài ra, hãy nhớ rằng lương ròng (net salary) sẽ là mức lương sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn…

7. Làm gì khi bạn rất thích công việc nhưng mức lương không như mong đợi?
Trong trường hợp bạn rất thích công việc và được nhà tuyển dụng mời làm việc, nhưng mức lương không như bạn mong đợi, đừng vội từ chối ngay mà hãy trả lời rằng bạn cần suy nghĩ thêm. Điều đó cho thấy bạn rất quan tâm đến công việc. Vài ngày sau buổi phỏng vấn, bạn hãy gọi điện cho nhà tuyển dụng xem họ có quyết định nào khác về mức lương mà bạn mong muốn hay không. Khi đó, bạn có thể đưa ra quyết định cuối cùng.

Điều nên nhớ trong mỗi cuộc thương lượng là: "Bạn không thể luôn luôn nhận được những gì bạn muốn. Nhưng nếu bạn cố gắng thì đôi khi, bạn cũng sẽ tìm được những gì bạn cần".

Bạn cần chuyển sự đối lập thành sự cộng tác trong thời gian quá trình thương lượng. Mục tiêu là những thoả thuận mà cả hai bên đều chấp nhận được, do đó bạn phải hiểu các nhu cầu của mỗi bên là gì, để dễ dàng được thoả mãn.

Dù bạn đang giao dịch với các công ty hay các khách hàng, các ông chủ hay là những nhà cung cấp, thì thương lượng hiệu quả cũng nằm trong 4 nguyên tắc:

1. Tách con người ra khỏi các vấn đề. Hãy đặt bạn vào hoàn cảnh của đối phương và bản thân bạn không nên có sự bất hoà.

2. Tập trung vào những điểm quan tâm chứ không chú ý đến quan điểm. Khi thảo luận về những điểm hai bên cùng quan tâm, những người thương lượng có thể vẫn mềm mại và tính đến sự thoả hiệp. Vì ngay khi bất kỳ bên nào rút vào một "vị trí" quá rắn , thì phía bên kia phải giữ lấy nó hoặc bỏ nó.

3. Hãy nghĩ ra những lựa chọn thoả mãn được cả hai bên. Ví dụ nếu một bên yêu cầu phải có một hạn cuối cùng, thì như thế cũng tốt, vì qua đó có thể biết được điều gì khiến cho họ phải đưa ra yêu cầu đó. Có lẽ có một cách đáp ứng được nhu cầu, từ đó sẽ mở ra được cơ hội thuận tiện.

4. Nhấn mạnh về tiêu chuẩn khách quan. Tán thành các tiêu chuẩn công nghiệp, pháp luật hoặc nghề nghiệp, bạn có thể loại được những người thương lượng mạnh hơn hoặc những người hay sử dụng đến những mánh khoé bẩn thỉu.

Tránh nói "không" khi không thật cần thiết

Triết lý "vâng" hiện nay đã được tán thành rộng rãi. Phần lớn những người thương lượng đều nói họ sẵn sàng trong suy nghĩ rằng hai bên đều thắng.

Tuy nhiên, trong các cuộc thương lượng ngày nay, đến khi ngồi vào bàn thương lượng thì tư tưởng "đánh bại" đối phương lại nổi lên, làm cho cuộc thương lượng không còn là một cuộc hành trình được chia sẻ. Hãy thận trọng, nếu bạn chơi trò chơi đó. Nên nhớ sự trung thực và tôn trọng các đối thủ của bạn là những điều kiện tiên quyết để có được những thoả thuận chắc chắn nhất.

Nên suy nghĩ thông qua những hậu quả của một phong cách thương lượng như thế. Phần lớn các doanh nghiệp thương lượng lặp lại nhiều lần với những người bán hoặc những khách hàng. "Đừng quên rằng phần lớn các cuộc thương lượng diễn ra trong một mối quan hệ sẽ còn được tiếp tục", vì cuộc sống còn dài, "Thắng một trận chẳng là gì nếu như những hành động của bạn đã làm bạn thua trong một cuộc chiến".

Thời thế đã đổi thay theo những cách khác nhau. Các cuộc thương lượng ngày nay diễn biến theo nhiều mầu sắc. Các đối thủ và những đại diện của họ đối đầu nhau qua những lối sống khác nhau, những nền tảng văn hoá, những giá trị, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc những thực tiễn kinh doanh hoặc đạo đức có một cuộc thương lượng thuộc tri giác hoặc ngấm ngầm, có thể là những động cơ thúc đẩy thực sự tốt cho các vấn đề.

Phần lớn người ta nghĩ các vấn đề cần được quyết định trong một phạm vi kinh doanh, cụ thể là những mục như: giá cả, thời hạn giao, những cải tiến, sự đúng lúc, số lượng hoặc chất lượng,vv...Đó là thực chất của thương lượng, thế nhưng không ai có đủ thời gian nghiên cứu sự năng động giữa các cá nhân. Điều đó có nghĩa những tính cách của ai đó ngồi bên bàn, là người thương lượng có tác dụng của đòn bẩy, điều khiển được sự chú ý, và được người ta nghe theo, và ai đó hành động như người lãnh đạo.

Nhiều nghiên cứu cho biết, trong một cuộc thương lượng, nếu bạn chú ý sẽ có thể phát hiện những sự thừa nhận được che giấu, những trông đợi, hoặc những việc phải làm có thể đang trượt ra khỏi các cuộc thương lượng, dù cho những người tham gia nói họ muốn gì, không thành vấn đề.

Mục tiêu là thúc đẩy về phía trước 

Một giáo sư về quản lý tại trường quản lý Simmons, Đại học Boston, đã nhận diện những đòn bẩy chiến lược có thể giúp cho những người chủ doanh nghiệp nhỏ, và các nhà thương lượng ít mạnh dịch chuyển được các cuộc thương lượng về phía trước.

Khi những khách hàng giao dịch lớn chậm trễ trong các cuộc họp hoặc không gọi không để yêu cầu thêm thời gian, thì lúc đó, bạn cần tạo nên những khuyến khích để gợi ý khách hàng nói toạc ra. Điều này có thể làm tăng thêm giá trị cho giao dịch, hoặc tìm được những đồng minh là những người có thể thuyết phục khách hàng hành động theo một chương trình về thời gian, địa điểm, ngày giờ cho các cuộc thảo luận.

Bạn cũng có thể phát đi sớm những dấu hiệu báo trước về những thay đổi hay những giải pháp cho các vấn đề, khi các cuộc thương lượng không dịch chuyển. Các chủ doanh nghiệp nhỏ có xu hướng vạch một đường kẻ trên cát vào giữa thời gian quá trình bán hàng kết thúc, và quá trình thương lượng bắt đầu. Nhưng nếu bạn hỏi đủ các câu hỏi ngay từ đầu trong quá trình bán hàng, thì bạn có thể giúp nhiều trong giai đoạn thương lượng cuối cùng.

Ví dụ bạn hỏi một khách hàng từ ban đầu, rằng theo ông thì điều gì là quan trọng nhất, hoặc gây lo lắng đối với giao dịch mà ông đã đề xuất. Ông ta trả lời rằng: "Điều làm tôi không yên tâm đó là người cung cấp sẽ biến mất hoặc sẽ không giao kịp thời vào tối nay".

Đó là một tín hiệu rõ ràng, rằng cuộc họp thương lượng của bạn cần xây dựng trên những bảo đảm mạnh và những khuyến khích về độ tin cậy bước tiến hành tế nhị, cho phép các đối thủ giữ được thể diện. Ngoài ra nó còn duy trì được những đường truyền thông mở và để cho các đối thủ biết rằng bạn hiểu vị thế của họ hoặc những mâu thuẫn có thể xảy ra.

Theo thống kê của nhiều công ty tư vấn nghề nghiệp, mức lương của phái nữ nói chung thường chỉ bằng 77% so với nam giới trong cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, phái yếu có thể vận dụng những cách rất riêng trong thương lượng để đạt được mức lương mong muốn.

Nhiều nhận định cho rằng phái nữ thường tỏ ra chần chừ khi đề cập đến lương bổng. Bà Becky Sheetz-Runkle, tác giả quyển sách Sun Tzu for Women: The Art of War for Winning in Business, cho biết, “Phụ nữ thường lo lắng quá mức so với nam giới, nhất là khi liên quan đến vấn đề thương lượng mức lương và đề nghị thăng chức… Không chỉ đơn giản là chuyện ai làm việc chăm chỉ hơn ai. Phụ nữ thường cho rằng nếu làm việc chăm chỉ, bạn sẽ được chú ý cất nhắc. Nhưng thực tế đôi khi không phải vậy, phái nữ cần trực tiếp đưa ra những yêu cầu, mong muốn chứ không nên nhượng bộ hay chờ đợi.”

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp phái nữ thành công khi đề nghị mức lương xứng đáng với đóng góp của mình:

1. Chuẩn bị thông tin sơ bộ

Trước khi gặp sếp và đề nghị được tăng lương, hãy dành thời gian khoảng vài tuần để thu thập các thông tin về xu hướng lương bổng trong lĩnh vực của bạn.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiên cứu mức lương trung bình của những người làm cùng vị trí tại khu vực bạn cộng tác để có cái nhìn xác đáng về mức thù lao thích hợp cho công việc của bạn. Ngoài ra, theo bà Linda Swindling, chuyên viên tư vấn về kỹ năng lãnh đạo và tác giả quyển Get What You Want: Harness the Power of Positive Influence, “Để đào sâu thêm vấn đề, bạn hãy tham khảo ý kiến của các tổ chức hay hiệp hội về nhân sự và phải đảm bảo các tư liệu bạn có được là chính xác.”

2. Chuẩn bị lập luận cho trường hợp của bạn

Cho dù thông tin bạn thu thập được cho thấy mức lương hiện thời của bạn là dưới mức trung bình thì việc đề nghị tăng lương với lý do “như vậy mới công bằng với bạn” thì không đủ để bạn thuyết phục sếp. Điều quan trọng bạn cần đưa ra những luận điểm cho thấy những nỗ lực và cống hiến của bạn xứng đáng với điều đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi ra những thành tựu chính yếu của bạn trong thời gian công tác tại công ty, cách thức bạn đóng góp cho công ty, và những email hay thư từ khen ngợi về kết quả làm việc của bạn… Đây là những chứng cứ giá trị và mang tính thuyết phục cao, giúp bạn tự tin hơn khi nói chuyện với sếp.

Thậm chí để hiệu quả hơn nữa, bạn có thể lập ra danh sách các mục tiêu, chẳng hạn như: chỉ rõ những thành tích đã đạt được và những dự định của bạn nhằm cống hiến nhiều hơn cho công ty trong vòng 3 tháng hay 1 năm sắp tới.

3. Thay đổi quan điểm của chính bạn về thương lượng

Theo Sheetz-Runkle, “Bản chất của thương lượng là đối kháng nhưng không đến mức quá thù địch.” Do đó, thay vì xem thương lượng là một “cuộc chiến” bắt buộc phải có kẻ thắng người thua, hãy xem đó như một cuối đối thoại mà cả hai bên đều có thể đạt được những gì mình mong muốn khi kết thúc. Nếu bạn muốn được tăng lương còn sếp bạn muốn giữ chân người tài thì cuộc đối thoại sẽ kết thúc với kết quả tốt đẹp cho cả hai bên.

4. Luyện tập trước

Luyện tập trước những gì bạn muốn nói – giống như bạn đang chuẩn bị cho phần trình bày về một dự án nào đó vậy. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn và phát hiện thêm một số lập luận mới. Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Alexia Vernon, “Bạn cần tập yên lặng, lắng nghe sau khi đưa ra các lập luận. Nếu nói quá nhiều, bạn sẽ rơi vào tình huống tự ‘đào mìn’ cho mình vì làm mất đi sự tín nhiệm và để lộ ra cảm giác hồi hộp, bất an.”

5. Rút kinh nghiệm cho lần sau

Thời điểm dễ nhất để thương lượng và đạt được mức lương bạn mong muốn là trước khi bạn nhận lời làm việc cho một công ty nào đó. Khi tiếp xúc với công ty mới và bước vào giai đoạn thương lượng lương, hãy nói không nếu mức lương quá thấp và đừng ngần ngại đưa ra con số mà bạn mong muốn. Theo chuyên gia Vernon, “Khi thương lượng lương, phái nữ thường đưa ra con số thấp hơn so với các đồng nghiệp nam. Điều này làm tổn hại nhiều đến lợi ích của bạn, và cũng giống như là việc bạn chẳng có ý kiến gì về mức lương mà nhà tuyển dụng đề nghị. Hãy yêu cầu những gì bạn xứng đáng được có – điều này khiến bạn trông có vẻ “hiếu chiến” nhưng về lâu về dài bạn sẽ hài lòng vì mình đã làm như thế.”

Các nghề hot hiện nay

Thăng tiến trong công việc

Giảm áp lực công việc

Nghệ thuật thăng tiến trong công việc

Để công việc hiệu quả khiến sếp luôn hài lòng về bạn

Làm sao giảm áp lực công việc

Duy trì sự sáng suốt trong công việc

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý