Bí quyết sinh thường dễ dàng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bí quyết sinh thường dễ dàng

18/04/2015 09:23 PM
1,355

Để có một ca sinh nở tự nhiên thành công, bạn cần phải lên kế hoạch rõ ràng để phản ứng với tất cả những vấn đề khi lâm bồn.

Việc làm này rất quan trọng nhằm giúp các mẹ bầu chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi lên bàn sinh và có một kỳ sinh nở tự nhiên thành công. Dưới đây là 12 bí kíp bà bầu nên nắm rõ:

1. Thư giãn

Thư giãn là cách tốt nhất để tiếp cận với việc sinh nở vì vậy việc thở đều sẽ giúp các cơ trong toàn bộ cơ thể được nới lỏng và thư giãn. Bạn nên có những bài tập thở trước khi sinh để không phải bỡ ngỡ khi những cơn đau đẻ bắt đầu. Hãy nhẹ nhàng đón nhận thời khắc chuyển dạ chứ đừng quá căng thẳng sẽ khiến bạn càng áp lực hơn.

2. Massage

Massage cũng là một biện pháp tích cực giúp các mẹ bầu sinh thường dễ dàng sinh nở hơn. Massage làm bạn cảm thấy thoải mái, giúp cơ thể điều hòa hơn. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên nhờ ‘ông xã’ thực hiện những bài massage trong thời gian mang thai hoặc đến lớp học massage để biết những khu vực nhạy cảm trên cơ thể. Khi xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ, các bác sĩ chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng trên những khu vực này cũng giúp bạn dễ dàng sinh nở.

Bên cạnh việc massage trơn, bạn có thể dùng dầu ô liu massage vùng đáy xương chậu trong giai đoạn cuối sinh nở sẽ giúp quá trình bé chào đời được dễ dàng hơn và các bác sĩ sẽ không cần dùng đến thủ thuật rạch âm hộ.

12 bí kíp sinh thường thật dễ - 1
Bà bầu cần học cách thở trước khi lâm bồn. (Ảnh minh họa)

3. Tập thể dục với bóng sinh

Tập luyện thể thao với bóng sinh (loại bóng to, chuyên dành cho thai phụ) giúp giảm áp lực cho đôi chân, bụng, đồng thời giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn mà không mất nhiều năng lượng. Tập với bóng thường xuyên trước khi sinh rất có lợi cho thai phụ.

4. Thay đổi vị trí

Để là giảm mức độ những cơn đau đẻ khi chuyển dạ, bà bầu nên liên tục thay đổi vị trí đứng, ngồi khi chuyển dạ. Nhiều bà bầu thường nghĩ rằng việc di chuyển như thế sẽ càng làm đau thêm và nhỡ đâu bé bất ngờ chào đời. Trên thực tế, việc di chuyển sẽ giúp quá trình sinh nở được dễ dàng hơn và còn giúp các mẹ bầu đỡ đau.

5. Thôi miên

Đây là một phương pháp chữa bệnh mà bạn có thể tìm hiểu được trong thời gian mang thai. Nghiên cứu cho thấy liệu pháp này còn có tác dụng hơn cả chữa bệnh bằng thuốc. Những kỹ thuật chính của thôi miên là thở sâu có kỹ thuật, tập trung hình ảnh, thư giãn tinh thần. Bạn nên thực hiện phương pháp này với hướng dẫn viên hoặc tập với băng gi âm.

12 bí kíp sinh thường thật dễ - 2
Cần tìm một nữ hộ sinh tin cậy trước khi lâm bồn. (Ảnh minh họa)

6. Ngâm mình trong nước

Khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm chuyên dụng dành cho bà bầu. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu, việc ngâm mình trong nước mang lại nhiều lợi ích tích cực như giảm khó chịu và thư giãn cơ bắp.

7. Uống nước

Khi chuyển dạ, bạn nên nhớ phải luôn đặt cạnh mình chai nước vì quá trình sinh nở cũng mất sức như bạn đang chạy trên một quãng đường dài. Phải thường xuyên uống nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi đau đẻ.

8. Sử dụng khăn lạnh hoặc nóng


Tiếp thêm độ lạnh hoặc nóng vào cơ thể giúp làm giãn các cơ và hồi sinh năng lượng trong quá trình chuyển dạ. Bạn nên đặt những chiếc khăn lạnh hoặc nóng trên lưng, cổ hoặc trán. Những chiếc khăn này cần được để vào tủ lạnh hoặc lò vi sóng trước khi sử dụng.

9. Một người thân


Một người thân (bạn tốt hoặc mẹ chồng, mẹ đẻ) có kinh nghiệm sinh nở cũng rất tốt khi bạn vào phòng sinh. Cô ấy sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong việc rặn đẻ, kỹ thuật hít thở, lấy hơi và quan trọng hơn là truyền thêm sức mạnh cho bạn khi lâm bồn.

12 bí kíp sinh thường thật dễ - 3
Bà bầu tập thể dục với bóng rất tốt. (Ảnh minh họa)

10. Không nên đến bệnh viện quá sớm

Đây là lời khuyên của hầu hết những mẹ đã có kinh nghiệm trong việc sinh nở. Đến bệnh viện quá sớm không giải quyết được việc gì, thậm chí còn khiến bạn mệt mỏi hơn vì quá đông đúc và trật trội. Dù vậy, bạn cần nói chuyện trước với bác sĩ trước khi quyết định bất cứ việc gì.

11. Nữ hộ sinh


Đây là người sẽ hỗ trợ bạn về mọi mặt để có một ca sinh nở thành công. Trước khi sinh 1 tháng, bạn nên liên hệ với một bệnh viện uy tín và tìm người hộ sinh cho mình. Bạn nên nói chuyện với họ trước để nữ hộ sinh nắm được tình hình hiện tại của bạn.

12. Đi bộ


Một việc làm đơn giản nhưng lại có tác dụng tích cực trong quá trình sinh nở. Đi bộ khi mới chuyển dạ sẽ giúp bạn thư giãn, điềm tĩnh và làm giảm thời gian sinh nở. Nhiều phụ nữ kể lại rằng họ đã từng đi bộ cùng chồng quanh bãi đỗ xe, vòng quanh hành lang bệnh viện, dạo phố trong đêm khuya để việc sinh nở được dễ dàng hơn.

Ngày nay, dường như các ca sinh nở khó khăn hơn trước rất nhiều. Theo các chuyên gia khoa sản, do chị em bầu ngày nay lười vận động nên các ca sinh thường kéo dài thời gian và hầu hết phải sử dụng đến thủ thuật rạch tầng sinh môn mới có thể đón bé chào đời an toàn và nhanh hơn. Tuy nhiên, chắc chắc mẹ bầu nào cũng mong muốn mình có được ca sinh nở dễ dàng, bớt đau đớn. Có bí kíp nào không?

Bài liên quan: 

Chuyện đi đẻ - Cười ra nước mắt

Ám ảnh cứ đẻ là bị… ‘rạch’

Kinh nghiệm từ các mẹ bầu

Trên thực tế, có những mẹ bầu chuyển dạ và sinh nở rất nhanh chỉ trong vòng 3-4 giờ nhưng lại có những mẹ đau đẻ 1-2 ngày mà vẫn không thể sinh được. Đồng ý rằng việc chuyển dạ nhanh hay chậm là do cơ địa của mỗi người, tuy nhiên, có một số bí kíp nhỏ để giúp sinh nở dễ dàng hơn mà một số mẹ đã áp dụng và thấy có hiệu quả. Hãy cùng nghe các mẹ chia sẻ nhé!

Mẹ Chích Bông: “Hồi mình mang bầu tuần thứ 34 được mẹ chồng nấu chè vừng đen cho ăn. Bà bảo ăn chè vừng đen sẽ sinh thường dễ lắm. Hai chị dâu mình cũng được mẹ nấu cho ăn nên đều đẻ thường dễ dàng. Mẹ chồng còn giải thích trong vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic. Ngoài ra hạt vừng đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt. Phương pháp này đúng là hiệu quả thật. Mình sinh 2 bé đều áp dụng cách này và đẻ thường rất nhanh chỉ 2-3 giờ”.

Mách nhau 'chiêu' sinh thường dễ dàng - 1
Uống nước lá tía tô, ăn chè vừng đen... giúp thúc đẩy sinh nở. (ảnh minh họa)

Mẹ Bin: “Hồi mình sinh cu Bin, may mắn được gặp một bác đưa con đi đẻ cùng. Bác đã mách cho mình cách uống nước lá tía tô khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh và sinh thường dễ dàng hơn. Cách thực hiện là khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, sản phụ nên nhờ người nhà nấu cho một ca nước với lá tía tô (lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi nước đun bình thường), nước tía tô càng đặc càng tốt. Sau đó để nguội một chút rồi cho vào bình thủy uống liên tục khoảng tầm 0.5-1 lít. Lưu ý là chỉ uống khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ. Mình đã sinh Bin dễ dàng nhờ phương cách này đấy!”

Mẹ Híp: “Mình được các chị trong cơ quan mách thường xuyên ăn dứa trong 1 vài tuần cuối thai kỳ sẽ giúp cổ tử cung mềm ra và sinh nở dễ dàng hơn. Dứa là loại thực phẩm chức năng hữu ích cho sức khỏe, trong dứa có chứa nhiều vitamin A, C, kali, magiê… Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn bởi vì trong dứa chứa nhiều enzyme bromelain có tác dụng làm mềm cổ tử cung. Hồi mang bầu Híp, mình cũng thực hiện theo cách này đấy, chẳng biết do cơ địa hay do ăn nhiều dứa mà từ lúc đau đẻ đến lúc Híp chào đời chỉ vỏn vẹn trong vòng 3 tiếng. Thật may mắn”.

Mẹ Tôm: “Mấy tuần cuối mang bầu nhóc Tôm, mình được mẹ chồng cho ăn rau lang luộc hàng ngày. Mẹ bảo phương pháp này giúp sinh thường dễ dàng lắm. Mình đã thực hiện và thấy hiệu quả lắm ý. Mỗi tội mình chẳng thích rau lang tí nào. Mẹ nào khoái khẩu với món ăn này thì hãy thực hiện nhé. Rau lang còn rất tốt cho hệ tiêu hóa trong thời gian bầu bí nữa đấy.”

Chuyên gia nói gì?

Theo các chuyên gia khoa sản, ngày nay phụ nữ mang thai thường gặp khó khăn trong vấn đề sinh nở chủ yếu là do họ lười vận động cộng thêm với việc các mẹ thường bồi bổ quá nhiều khiến con to từ 3,5-4kg. Điều này tất yếu dẫn đến việc cổ tử cung khó mở và các bác sĩ phải sử dụng đến các thủ thuật như rạch tầng sinh môn. Ngoài ra, nhiều trường hợp chị em còn không biết rặn đẻ và lười rặn đẻ cũng khiến ca sinh nở gây nhiều phiền toái và kéo dài.

Để sinh nở dễ dàng hơn, trong thời gian mang bầu, chị em nên thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và chăm chỉ tập luyện thể thao. Dưới đây là một số lưu ý để chị em giảm thiểu nguy cơ rạch tầng sinh môn và sinh bé dễ dàng hơn:

Mách nhau 'chiêu' sinh thường dễ dàng - 2
Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn. (ảnh minh họa)

Tập thể dục thường xuyên

Trong thời gian mang bầu, chị em nên có chế độ tập luyện thể thao thường xuyên và khoa học. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được những môn thể thao hợp lý. Bạn có thể tập luyện những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội. Ngoài ra những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên chăm chỉ đi bộ buổi sáng sớm hoặc tối. Bạn cũng nên thực hiện những bài tập với bóng sinh nở - sẽ giúp cơ xương chậu đàn hồi tốt, có lợi cho quá trình sinh nở.

Ăn uống khoa học

Ngày nay hầu như các mẹ bầu đều có xu hướng thừa cân vì lười vận động và ăn uống vô tội vạ. Việc ăn uống quá nhiều để tăng cân “phi mã” trong thời gian bầu bí là hoàn toàn không tốt. Lời khuyên của các chuyên gia là trong suốt thời gian bầu bí, chị em chỉ nên tăng từ 12-15kg là đủ. Các mẹ cũng nên có chế độ ăn khoa học, không nên ăn tối quá nhiều để tránh nguy cơ tăng cân không kiểm soát dẫn đến tình trạng nặng nề, lười vận động và khó sinh nở.

Tham gia lớp học tiền sản

Tại những lớp học tiền sản, chị em bầu sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ, cách rặn đẻ, cách kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ và chăm sóc bản thân sau sinh nở. Lớp học này thông thường chỉ diễn ra trong khoảng 2-3 buổi nên chị em hãy dành thời gian để tham gia, sẽ có rất nhiều kiến thức hữu ích cho thai kỳ của bạn.

1. Chọn độ tuổi phù hợp để mang thai

Phần lớn các chuyên gia y tế đều cho rằng độ tuổi sinh nở thích hợp với phụ nữ là vào khoảng 25 – 29 tuổi. Trong độ tuổi này chị em dễ dàng mang thai và sinh con thuận lợi hơn. Tuổi càng cao thì độ nguy hiểm khi mang thai, sinh nở đối với chị em càng. Đó là vì khi đã có tuổi, các vùng sản đạo (đường thai nhi từ bụng mẹ chui ra ngoài), xương chậu và vùng giữa hậu môn – âm hộ đàn hồi kém, không dễ nở rộng. Khả năng co bóp của tử cung và giãn nở của âm đạo cũng kém đi nhiều. Vì thế, trong thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, chị em phụ nữ dễ phát sinh tình huống ngoài mong muốn.

Ngoài ra, phụ nữ lớn tuổi mà mang thai còn dễ bị cao huyết áp, tiểu đường, các chứng bệnh về tim mạch.

2. Dinh dưỡng hợp lý, khống chế cân nặng trong thời gian mang thai

Nếu em bé nặng khoảng 4 kg thì tỉ lệ sinh khó của mẹ tương đối lớn. Nguyên nhân khiến cân nặng của em bé tăng lên thường xuất phát từ việc mẹ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, ăn nhiều mỡ trong thời kỳ mang thai mà ít vận động, luyện tập cơ thể. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ sinh con béo phì.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo về độ tăng cân của bà bầu như sau: trong 3 tháng đầu thai kỳ tăng 2 kg, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 và từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, mỗi giai đoạn tăng khoảng 5 kg. Như vậy trong suốt thai kỳ, cân nặng của bà bầu chỉ nên tăng khoảng 12 kg là tốt nhất. Nếu cân nặng tăng lên từ 20 kg trở lên, có khả năng thai to khiến bà bầu sinh khó.

3. Tập thể thao trong thời kỳ mang thai

Tập thể thao trong giai đoạn thai kỳ không những có lợi cho việc khống chế cân nặng mà còn giúp bà bầu sinh nở dễ dàng. Tập thể thao khiến vùng cơ xương chậu, cơ lưng, cơ bụng được co dãn, tăng cường tính đàn hồi; các xương khớp, dây chằng cũng dẻo dai hơn. Điều này giúp cơ thể trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn, giảm thiểu áp lực lên sản đạo. Bên cạnh đó, thể thao còn có tác dụng giúp bà bầu giảm mệt mỏi, căng thẳng và trở nên vui vẻ, tự tin trong suốt thời gian mang thai.

Một điều cần chú ý là khi tập luyện thể thao, bà bầu nên chọn các động tác nhẹ nhàng, thời gian tập luyện không nên kéo dài. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa và các chuyên gia sức khỏe để có bài tập thích hợp.

4. Định kỳ kiểm tra sức khỏe bà bầu và thai nhi

Trong suốt thai kỳ, bà bầu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám sức khỏe theo từng thời kỳ phát triển của thai nhi. Việc kiểm tra sức khỏe cả mẹ và con giúp theo dõi và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các khả năng biến chứng cũng như những tình huống ngoài mong muốn.

5. Chuẩn bị trước khi sinh

Trước thời gian dự sinh khoảng 2 tuần, bà bầu nên sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, ăn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như: sữa bò, trứng gà… chuẩn bị sức khỏe để vượt cạn. Nếu có dấu hiệu sắp sinh, bà bầu nên giữ tinh thần ổn định. Nếu thấy tử cung mở, bà bầu phải đặt niềm tin vào bác sỹ và nhân viên bệnh viện có nhiệm vụ đỡ đẻ, đặc biệt cần tin tưởng chắc chắn rằng mình sẽ “mẹ tròn con vuông”.

Ảnh minh họa

Tìm một lớp hướng dẫn chăm sóc toàn bộ thai kỳ cũng như hướng dẫn sinh con tự nhiên khi bạn đang mang bầu. Đăng ký theo học các lớp học này ở ngay 3 tháng đầu của thai kỳ là tốt nhất.  

Tuy nhiên, nếu bạn biết tới các lớp học này muộn thì quyết định tham gia bất cứ lúc nào cũng đều tốt hơn cho bạn. Bởi hầu hết các lớp học này đều có những chương trình hướng dẫn chăm sóc mang bầu và hướng dẫn sinh nở tự nhiên cấp tốc.  

4. Nói chuyện với bạn bè và gia đình


Hoặc thậm chí là những người đã có kinh nghiệm sinh đẻ tự nhiên và tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những gì họ đã làm, những gì mà họ nhìn thấy, những gì họ đã học …

5. Chăm sóc cơ thể khỏe mạnh


Bất cứ điều gì bạn ăn cho mình, cũng sẽ tác động đến em bé. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên lấy ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống lành mạnh và điều độ nhất.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Duy trì một cơ thể khỏe mạnh với những chất dinh dưỡng tốt nhất sẽ đáp ứng được mọi hoạt động bình thường khi bạn mang bầu và đáp ứng  quá trình sinh nở tự nhiên.

6. Tập thể dục đều đặn trong thai kỳ


Nếu bạn đã tập thể dục trước đó, bạn có thể tiếp tục tập luyện những gì đang tập, nhưng chú ý đến những tư thế và tần suất thể dục thể thao hợp lý.

Nếu bạn muốn bắt đầu một chế độ tập thể dục mới trong thời gian mang thai, bạn nên kiểm tra với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của bạn. Chẳng hạn như các lớp học yoga, đi bộ, đạp xe và bơi lội là các lựa chọn khá phù hợp với sức khỏe và thể trạng bà bầu.

7. Thực hành kỹ thuật thở mà bạn đã học được trong lớp học trước khi sinh


Bạn có thể tập thực hành bất kỳ những kỹ thuật thở nào mà bạn đã học được ở các lớp học dạy sinh nở tự nhiên trước khi sinh.

Ngoài ra, giữ cơ thể và em bé của bạn tốt nhất, tránh mọi hiện tượng của sự sinh sớm để duy trì sinh con khỏe mạnh.

8. Không xem những bộ phim tiêu cực hoặc phim miêu tả sự đau đớn của sinh đẻ


Hãy nhớ rằng nếu bạn xem, nghe những hình ảnh tiêu cực mô tả về quá trình sinh nở tự nhiên một cách đau đớn, khó nhọc nó sẽ ám ảnh bạn và dễ tạo cho bạn hình dung cho trường hợp của chính mình và con mình. Vì thế, tốt nhất là chỉ nên xem những gì tích cực để hỗ trợ tốt nhất khi sinh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

9. Tin tưởng bản thân đã đưa ra quyết định đúng

Hẳn có nhiều người sẽ phản đối khi bạn quyết định sinh thường tự nhiên với rất nhiều lý do. Nhưng bạn hãy tin tưởng vào quyết định đúng đắn và tuyệt vời của bản thân vì nó sẽ cho 2 mẹ con bạn hoàn toàn khỏe mạnh.

Ăn gì để sinh con trai theo ý muốn

Ăn gì để sinh con trai

Sinh con như ý muốn

Sinh con tại nhà

Ngày rụng trứng sinh con trai

Kiểu phụ nữ dễ sinh con trai

Sinh con gái

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
mjh 20t.mjh dag mag thai be dau.vj mjh da tug thay cac me khac dau de nen mjh rat lo lag.do mot phan co tbe mjh bj suy nhuoc do om nghen.mjh luoi an tham chj k mn an mac du mjh bat ep ban than vj con.bj am ah cah dau de nen mjh so wa k bt lam sao ca.cac me co kjh nghjem jup mjh voi.....!??
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
lam sao de e be xoay dau o tuan 33tro di
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý