Ăn quả vải nhiều có bị nóng không

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Ăn quả vải nhiều có bị nóng không

18/04/2015 09:23 PM
15,906

Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Tuy nhiên, ăn vải nhiều rất dễ bị nóng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có thể yên tâm khi ăn loại quả bổ dưỡng này mà không sợ sinh bệnh.

Kết quả hình ảnh cho Ăn quả vải nhiều có bị nóng không
 

1. Chọn quả tươi, ngon để ăn

Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn để ăn. Tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu đầu. Bởi ở những chỗ giập úng sẽ phát sinh những loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe.

Nếu ăn phải loại này, bạn sẽ xuất hiện triệu trứng: nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí là nôn mửa, tiêu chảy.

2. Nên ăn vừa phải

Nhiều người cho rằng vải thuộc loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hẳn đúng, không nên kiêng kị mà cần ăn vải để cung cấp vitamin cho cơ thể. Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2,... Vì vậy, loại quả này còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Kết quả hình ảnh cho Ăn quả vải nhiều có bị nóng không

Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 - 6 quả).
 
Còn với người lớn, một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt….

Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường  glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải". Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.

Ngoài ra, những người béo phì, người mắc đái tháo đường thì không nên ăn nhiều các loại quả này vì hàm lượng đường cao sẽ có nguy cơ bị tăng lượng đường trong máu.

Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này, vì việc tăng lượng đường trong máu sẽ là môi trường lí tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển.

3. Ăn cả lớp màng trắng

Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

Vải có nhiều chât dinh dưỡng và có công dụng để làm thuốc
Vải là loại quả ngon và giàu chất dinh dưỡng tuy nhiên ăn nhiều vải có thể dẫn đến triệu trứng bị "say vải"

4. Trước khi ăn vải uống chút nước muối

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

5. Bảo quản

Nếu bạn muốn thưởng thức vải ngay cả khi đã hết mùa, thì hãy bảo quản chúng bằng cách sau: Bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được.

6. Ăn vải khi vẫn còn sương sớm

Đối với người bản địa, mới sáng sớm, khi sương sớm còn đọng lại trên cành vải, ăn vải lúc này thì tính hỏa được giảm triệt để. Lúc này, ăn vải ngon như vừa để trong ngăn mát tủ lạnh, ngọt thanh và không lo nóng. Bởi quả vải lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều, những quả vải lúc này đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất.

Còn đối với người dân ở tỉnh thành khác, khi mua vải về, các bạn bóc vỏ vải, nhưng giữ nguyên lớp màng trắng bên trong. Tiếp đó, ngâm vải khoảng 1g trong dung dịch nước muối 30%. Khi đó có tới 90% tính hỏa của quả vải giảm xuống. Sau khi ngâm xong bạn vớt ra để ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

Vải có thể chế biến thành các loại thức uống ngon, b ổ dưỡng
Vải có thể chế biến thành các loại thức uống ngon, bổ dưỡng

7. Ăn quả vải ở cây phía Đông

Vải đặc biệt thích ánh nắng mặt trời phía tây, do đó nó chín từ phía tây chín sang. Những người biết thưởng thức vải thường vặt quả vải ở phía tây ăn bởi vì vải ở hướng này đặc biệt ngọt.

Tuy nhiên những người sợ sinh hỏa sẽ thường vặt vải ở phía đông để ăn. Bởi vì quả vải "chín nhờ nắng phía tây" bổ nhưng mà nóng, không phải ai cũng có thể chịu được. Nhưng ăn quả vải "chín nhờ nắng phía đông" lại bổ mà không nóng.

Như vậy vải là loại quả chín rất tốt cho sức khỏe. Tùy theo thể trạng và sức khỏe của mình, bạn nên dung nạp một lượng vừa đủ để cơ thể của bạn không bị thừa hay thiếu chất.

 

 

 

 

 

NHỮNG NGƯỜI NÀO KHÔNG NÊN ĂN VẢI?

Trước kia sản lượng vài ít, được ăn vải thiều là niềm mơ ước của nhiều gia đình. Chỉ những gia đình khá giả mới có thể ăn vải với số lượng nhiều. Nhưng ngày nay, khi vào mùa vải nhà nhà, người người đều ăn vải vì vị ngọt đậm đà và tiện dụng của quả vải.

Kết quả hình ảnh cho Ăn quả vải nhiều có bị nóng không

Đặc tính của quả vải

Theo Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc). Cùi vải vị rất ngọt không độc (có tài liệu viết có độc có lẽ do tính quá ngọt nóng của vải). Vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.

Do đặc tính loại quả này có tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều. Vì thế, khi ăn vải nên lưu ý một số điểm sau:

Có thể bị “say vải”

Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insullin tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải". Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.

Kết quả hình ảnh cho Ăn quả vải nhiều có bị nóng không

Vải có đặc tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều.

Ta chỉ nên ăn không quá 10 quả vải, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, không nên ăn nhiều sẽ sinh nhiệt.

Những người không nên ăn nhiều vải

Những người có tạng nhiệt thì cũng không nên ăn vải nhiều vì cho thuốc nhiệt (vải) vào bệnh nhiệt là có hại.

Những người thể chất âm hư, táo càng không nên ăn nhiều

Những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.

Ăn vải có chừng mực đem lại lợi ích cho sức khỏe. Nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn, nước của canh do vậy ăn cũng không lo bị nóng.

 

CÁC LOẠI HOA QUẢ MÙA HÈ CÓ BỊ NÓNG KHÔNG?
 

Quả chín là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người. Các loại quả chín rất đa dạng, nhiều chủng loại và mùi vị khác nhau, thay đổi theo mùa.

Một số người thường có quan niệm rằng các loại quả chín ngọt như: xoài, vải, nhãn, mít, dứa là những loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì không có loại quả chín nào là nóng cả. Ngay cả như mít, dứa, xoài, vải, nhãn thường có vào mùa hè nóng nực nhưng ăn vào cũng không hề bị nóng.

Tuy nhiên, với những trường hợp bị hoặc có nguy cơ thừa cân béo phì, người bị đái tháo đường thì không nên ăn nhiều các loại quả này vì hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng. Nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì hoặc làm tăng lượng đường trong máu.

Mặt khác một số người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này, vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển nhất là tụ cầu là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.

Như vậy không có loại quả chín nào là nóng, mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao. Nếu ăn quá nhiều thì cũng không tốt cho sức khỏe, còn những người không thuộc diện phải ăn kiêng thì vẫn ăn bình thường. Bạn nên cho bé ăn đa dạng các loại quả khác nhau thì sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Quả vải:

Theo GS Đỗ Tất Lợi, tác giả cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam thì: “Trái vải tính bình, ăn vào đẹp dung nhan, nhưng theo Mậu Hy Ung và Hoàng Cung Tú, nếu ăn nhiều sẽ phát nhiệt, chảy máu cam”. Vì thế, khi dùng trái vải nên dùng trong khoảng bảy - tám quả, không nên cho rằng đây là thuốc dưỡng nhan mà ăn quá nhiều.

Quả nhãn:

Cùng họ với trái vải có trái nhãn. Đây là loại trái cây thơm ngon, nhiều người cho rằng, trái nhãn nóng, ăn nhiều dễ bị nổi mụn. Thực chất trái nhãn không mát không nóng (tính bình). Tuy nhiên, nếu ăn cả bịch nhãn một lúc thì từ tính bình sẽ chuyển sang nhiệt ngay.

Kết quả hình ảnh cho Ăn quả vải nhiều có bị nóng không

Nếu mất ngủ hãy ăn nhãn, chừng 10 - 15 trái sẽ thấy dễ ngủ và không thức giấc nửa đêm vì ác mộng. Cần nhớ, “liều thuốc” này chỉ hiệu quả với những ai chớm… mất ngủ mà thôi.

Quả xoài:

Xoài thường bị cho là nóng, nhưng theo Đông y thì xoài có tính bình. Tuy nhiên, với những quả xoài cát Hòa Lộc chín mọng ngọt ngào, nếu ăn nhiều sẽ sinh nhiệt, trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy…

Những người làm việc trí óc nên dùng xoài chín vì có công dụng bổ trí não. Quả xoài xanh như xoài tượng ăn với nước mắm đường chứa nhiều sinh tố C. Vì vậy, mùa nắng nóng ăn xoài xanh sẽ phòng từ xa cảm cúm.

Có người cho rằng, ăn bất kỳ loại quả xanh nào mà uống nước đá lạnh sẽ bị tiêu chảy. Lương y đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM giải thích: “Trái xanh, non chứa nhiều chất chát, khó tiêu, lại uống nước lạnh nên dễ bị đau bụng, sình bụng. Đây là cách ăn uống không hợp vệ sinh, cần loại bỏ”.

Quả mận:

Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Thêm vào đó, trong hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali... có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

 

 

Tuy nhiên, không nên lạm dụng, ăn quá nhiều loại quả này bởi mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt.

Quả đào:

Có hàm lượng sắt rất phong phú, ngoài ra còn có protein, đường, kẽm, pectin… thích hợp với người bị bệnh thiếu máu. Pectin trong đào có lợi cho đường ruột nên ăn đào có thể phòng tránh táo bón. Tuy vậy, đào cũng có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác nếu ăn quá nhiều.

 

 

 

 

Quả ổi:

Ổi là loại trái cây được phụ nữ ưa thích vì vị thơm ngon của nó. “Tính tình” nóng - mát của ổi phụ thuộc vào giống. Loại ổi Thái, ổi xá lỵ nhiều nước, ít ngọt, vị chua tính mát, nhưng nếu ăn cả vỏ sẽ có nguy cơ bị “tác dụng phụ”: táo bón.

Quả ổi sẻ ngọt nhưng ăn nhiều cũng bị nóng. Có vị chua chua ngọt ngọt là trái dâu da, đây là trái thanh nhiệt, dùng vào mùa hè rất tốt vì giúp tăng cường đề kháng, tránh được cảm cúm.

Quả na:

Trong các loại trái cây vị ngọt lịm còn có trái na, hay còn gọi là mãng cầu. Vị ngọt này cùng với “thân hình” tròn lẳn, chắc thịt là nguyên nhân gây nóng cho những ai yêu thích nó. Cùng họ với na còn có mãng cầu xiêm, vị chua chua, ngọt ngọt, có tác dụng thanh nhiệt.

Kết quả hình ảnh cho Ăn quả vải nhiều có bị nóng không

Tuy nhiên, mãng cầu xiêm ít được “ăn tươi nuốt sống” mà thường làm sinh tố hoặc dầm sữa. Nếu muốn mãng cầu xiêm không “đổi tính” thì lượng đường, sữa kèm vào không nên quá nhiều.

Vú sữa:

Trái vú sữa ướp lạnh ăn ngọt thơm, mát miệng nhưng nóng. Vì vậy, không nên ăn nhiều, khi ăn vú sữa còn phải tránh xa phần vỏ, vì nếu ăn “phạm” sẽ bị táo bón do có chứa nhiều chất chát.

Trong “dàn” trái cây ngoại nhập thì chỉ có lê là mát nhờ vị chua và chứa nhiều nước còn nho và táo có tính bình. Nếu người đang nổi mụn, lở miệng thì nên chọn lê thay vì nho, táo.

Người ta thường cho rằng, các loại trái cây thơm ngon như sầu riêng, mít… nóng. Thực chất, những trái này tuy thuộc loại “nóng tính” nhưng cũng không nóng đến mức ăn vào nổi mụn, nổi ghèn, trừ khi ăn quá nhiều.

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý