Dấu hiệu bệnh tật

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Dấu hiệu bệnh tật

18/04/2015 10:39 AM
198
 DẤU HIỆU HIỂM NGUY

Có một số triệu chứng hay dấu hiệu hiểm nguy nào đó mà bạn cần phải để ý tới vì đối với một bác sĩ thì thực sự chúng ta rất quan trọng. Có thể đó là một dấu hiệu của bệnh ung thư hay một bệnh nan y khác mà môt bác sĩ sẽ phải điều tra nghiên cứu thêm. Trong nhiều trường hợp, thì không có gì đáng lo sợ, song nếu bạn bị phải bất cứ triệu chứng nào trong số này, bạn hãy đi gặp bác si để loại trừ bất cứ vấn đề nào.

DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG

TÔI SẼ PHẢI LÀM GÌ?

BÁC SĨ SẼ LÀM GÌ?

Khối u trong vú: Nguyên do thông thường nhất là một u nang lành tính ở vú hoặc triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, ngay lập tức nếu núm vú có tiết dịch

Hỏi bạn về cục u. Khám cả hai bên vú và hai nách, và có thể gợi ý chụp hình X-quang vú

Dịch tiết ra từ núm vú: Nguyên do thông thường nhất là tiết sữa hoặc một u nang lành tính ở vú. Hiện tượng này có thể xảy ra khi uống thuốc ngừa thai do một biến đổi trong quân bình hormone

Cặp nhiệt nếu bạn cảm thấy nóng và vú bạn nắn thấy đau. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt

Hỏi bạn về dịch tiết ra. Khám cả hai bên vú và hai nách. Người ta có thể giới thiệu để bạn đi chụp hình X-quang vú

Bị khó tiêu đột ngột: Các nguyên nhân thông thường nhất là do uống thuốc lần đầu tiên hay ăn phải thức ăn lạ

Nếu cứ vẫn khó tiêu sau ba ngày, bạn hay đi khám bác sĩ

Hỏi bạn về thức ăn và chứng khó tiêu. Thửmột đợt điều trị liệu, cho bạn ăn một bữa ăn có baryt (chuẩn bị chụp hình X-quang ống tiêu hóa) Tìm kiếm dấu hiệu bệnh túi mật

Bị nhức đầu dai dẳng: Các nguyên nhân thông thường nhất là chứng đau nửa đầu, nhức đầu do huyết ảm, đau dạ dày thần kinh sau khi bị mụn rộp (liên quan tới bệnh zona) và có vấn đề về răng

Uống thuốc giảm đau thông thường (không cần toa bác sĩ). Nếu có bất cứ dấu hiệu liên quan nào, thí dụ như da bị tê, rân rân, lóa mắt, buồn ói, bạn hãy đi bác sĩ. Nếu vẫn cứ nhức đầu hoặc nhức đầu đến độ phải thức giấc khi đang ngủ, hãy đi khám bác sĩ.

Hỏi bạn tổng quát. Khám bệnh toàn thân. Đo áp huyết hay có lẽ giới thiệu bạn đi gặp nha sĩ hay bác sĩ chuyên khoa thần kinh

Bỗng dưng đau ở bắp chuối hay nắn mới thấy đau hoặc sưng một bên cổ chân: Nguyên nhân thông thường nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu; đặc biệt nếu bạn bị giãn tĩnh mạch, mới sinh em bé hay mới mổ hoặc uống thuốc ngừa thai

Nghỉ ngơi và kê chân lên một chiếc ghế đẩu.

Hãy đi mời bác sĩ

Hỏi han bạn, Khám chân bạn, băng chân bạn; nếu cần cho bạn một đợt điều trị. Có thể khuyên bạn ngưng uống thuốc ngừa thai

Bất tỉnh: Nguyên nhân thông thường nhất là một phản ứng vận mạch của dây thần kinh phế vị, giảm tốc độ nhịp mạch và một hiện tượng hạ huyết áp do hệ thần kinh tự quản gây nên. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp bất tỉnh nào cũng ngất xỉu, nhưng cơn co giật và những rối loạn nhịp tim cũng có thể khiến cho bạn bị bất tỉnh

Trong trường hợp bạn cảm thấy muốn xỉu, bạn hãy nằm xuống và gác chân lên cao. Đừng lái xe hay leo thang. Hãy xin một cái hẹn để gặp bác sĩ

Hỏi han bạn và khám bệnh tổng quát cho bạn.

Khạc ra máu: Cùng với đau họng, ho kéo dài hay một bệnh nhiễm trùng vùng ngực – đây có thể là một mạch máu bị bể vì ho mạnh

Nếu ra nhiều máu hãy tới một khoa cấp cứ; bằng không hãy giữ lấy đàm và đưa bác sĩ xem

Bác sĩ sẽ cho bạn đi chụp hình phổi X-quang và hoặc quẹt họng (tìm vi trùng)

Nôn ra máu: Sau khi uống thuốc như aspirin chẳng hạn, ăn phải cái gì lạ, uống nhiều rượu mạnh hay bị ăn không tiêu.

Có thể là bạn bị loét tá tràng

Nếu bạn cảm thấy mệt lả hoặc nếu ra nhiều máu, bạn hay tới khoa cấp cứu. Còn bằng không, bạn hãy xin cái hẹn để gặp bác sĩ. Bạn hãy giữ một mẫu chất nôn mửa để đưa bác sĩ xem

Hỏi bạn về thức ăn, về bao tử và vấn đề tiêu hóa. Khám bụng, xem chất nôn mửa và phân của bạn. Có thể yêu cầu chụp một loạt hình phần trên ống tiêu hóa

Đi tiêu ra máu: Thường do bệnh trĩ hoặc tiêu chảy nghiêm trọng. Cũng có thể xảy ra với bệnh viêm túi thừa Meckel. Ra phân đen, giống nhựa đường khi loét tà tràng phát ra đột ngột.

Nếu bạn cảm thấy mệt lả hoặc nếu ra nhiều máu, bạn hay tới khoa cấp cứu. Còn bằng không, bạn hãy xin cái hẹn để gặp bác sĩ. Bạn hãy giữ một mẫu phân để đưa bác sĩ xem

Hỏi bạn về bao tử và ruột. Khám bụng và trực tràng (bên trong) Khám phân của bạn. Có thể yêu cầu cho thụt baryt (để chụp hình ruột)

Đi tiểu ra máu: Kèm với đau thận hay đau lưng hoặc một bệnh nhiễm trùng đường tiểu gần đây như viêm bàng quan chẳng hạn

Nếu bạn cảm thấy mệt lả hoặc nếu ra nhiều máu, bạn hay tới khoa cấp cứu. Còn bằng không, bạn hãy xin cái hẹn để gặp bác sĩ. Bạn hãy giữ một mẫu nước tiểu để đưa bác sĩ xem

Hỏi bạn về bàng quang, nước tiểu và thận của bạn. Khám nước tiểu của bạn và sắp xếp để bạn đi làm xét nghiệm chích thuốc vào tĩnh mạch chụp hình bể thận (IVP)

Chảy máu sau giao hợp: Thường màu nâu sậm, có thể đi kèm với tiết dịch âm đạo có mùi hôi và gây ngứa, có thể có một vết loét cổ tử cung

Hỏi ông xã trong trường hơp do ông ấy. Đi gặp bác sĩ ngay

Hỏi bạn về máu ra, về tiết dịch và về các kề kinh của bạn. Khám bụng và vú bạn, khám dò bên trong và làm một kinh phết tế bào âm đạo

Ra máu giữa hai kỳ kinh: Có thể là chuyện nhỏ của hiện tượng kinh không đều hoặc là u lành cổ tử cung hay âm đạo

Đi gặp bác sĩ ngay

Hỏi bạn về máu ra, về tiết dịch và về các kề kinh của bạn và hình thức ngừa thai bạn áp dụng. Khám bụng và vú bạn, khám dò bên trong .

Rong kinh đột ngột: Hoàn toàn bất ngờ, nguyên do thông thường nhất là sẩy thai. Nếu thường xuyên, có lẽ là u xơ

Nếu máu không cầm, hãy kêu ngay xe cấp cứu; bằng không hãy đi gặp bác sĩ.

Hỏi bạn về các kỳ kinh nguyệt, về phương pháp ngừa thai bạn áp dụng và xem có thể bạn mang thai. khám bụng và vú bạn, khám dò bên trong

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý