Mùa hoa cúc họa mi đẹp mê hồn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Mùa hoa cúc họa mi đẹp mê hồn

18/04/2015 09:28 PM
1,313

Những ngày đầu đông, trên các khu chợ, con đường của thành phố lại xuất hiện những chiếc xe hoa chở đầy những bông cúc trắng nhỏ xíu tinh khôi.


Thế là mùa thu rồi cũng dần trôi qua rồi đấy. Những ngày cuối thu này, sẽ chẳng khó khăn để phát hiện ra trên các khu chợ, con đường của thành phố những bông cúc họa mi trắng khiết bé xíu xiu nằm ngoan ngoãn trên chiếc xe đạp nhỏ của cô bán hàng rong. Giờ này cũng đến giữa học kỳ rồi, bận học nên nhiều bạn chẳng có dịp thong dong trên phố hay ghé thăm làng hoa vào cuối tuần để ngắm những bông cúc nở trắng muốt cả một vùng, rồi í ới gọi nhau pose ảnh. Vì biết thế nên tớ đã cóp nhặt sự tinh khôi từng ngày, từng giờ vào đây để tất cả chúng mình được ngập lụt trong một màu trắng ngần dịu dàng của những bông hoa be bé. Nào, chúng mình cùng ngắm hoa nhé!

Cúc họa mi là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc này để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, cúc họa mi còn được gọi là Baby's pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em.

Tên tiếng Anh - Daisy - của loài hoa này bắt nguồn từ một từ Saxon, day's eye, có nghĩa là "con mắt ban ngày", có lẽ vì hoa nở cùng với ánh sáng ban mai rồi khép lại những cánh trắng khi chiều xuống.

Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.

Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết giải thích tại sao daisy mang ý nghĩa sự trong trắng - ngây thơ.

Người ta tìm thấy rất nhiều hình những bông cúc trên gốm sư Ai Cập cũng như ở những nơi khác suốt vùng Trung Đông. Người Assyria dùng hoa cúc để chữa một số bệnh về mắt. Họ cũng tin rằng, nếu bạn nghiền hoa cúc và trộn chúng với dầu rồi quét lên tóc sẽ làm cho tóc muối tiêu đen trở lại.

Còn trong tiếng Pháp, hoa cúc này được gọi là "Marguerite", nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai "pearl". Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông - Marguerite.

Có một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Họ cũng cho là, nếu bạn mơ thấy hoa cúc vào mùa xuân hay mùa hè thì tốt, nhưng nếu vào mùa thu hay mùa đông thì lại là điềm chẳng lành.

Truyền thuyết về hoa cúc cũng khá thú vị nhé. Chuyện kể rằng, hồi đó có một gia đình nghèo có 2 mẹ con sống rất yên bình trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con. Người con còn nhỏ nhưng rất hiếu thảo, biết vâng lời và chăm chỉ. Nhưng rồi một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng. Người con thương mẹ lắm, nên dù nhà nghèo em vẫn cố gắng chạy chữa những thầy lang giỏi nhất vùng.

Một hôm đi qua một ngôi chùa, em xin phép nhà sư trụ trì được cầu phúc cho mẹ. Trời nghe phải nhỏ lệ, đất nghe phải cúi mình. Đức Phật cảm thương tấm lòng hiếu thảo của người con nên đã hóa thân thành một nhà sư, đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa vàng rực và nói: "Ta cho con bông hoa này,nó là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con. Nhưng con phải nhớ,cứ một năm thì hoa sẽ rụng đi một cánh hoa, bông hoa này có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm".

Người con cảm tạ Đức Phật và đếm cánh hoa. Rất đau buồn khi biết bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là người mẹ chỉ sống với em được năm năm nữa. Thương mẹ quá em đã liều xé nhỏ từng cánh hoa cho đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Bà mẹ nhờ có bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa vàng rực vô số cánh là biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật của con người. Sau này người đời gọi là Hoa Cúc. Ảnh: Ngôi Sao.

Hoa Cúc trong đời sống tâm linh của người Việt chúng ta thể hiện rõ qua những bộ tranh tứ quý :"Tùng Trúc Cúc Mai". Hoa Cúc là biểu tượng cao qúy của sự sống , của sự thịnh vượng và tình cảm thương yêu, hiếu thảo của con người. Ngày nay, ngoài màu vàng họ nhà cúc còn có nhiều loại mang những màu sắc khác nhau vô cùng rực rỡ, hương thơm mát, mang lại sức khỏe và sự sảng khoái cho con người.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới tết. Lúc này, nếu bạn đến thăm các vùng hoa lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lâm Đồng... mới thấy các vùng trồng hoa cúc chiếm một diện tích rất lớn. Nhiều nơi, cúc lấn át cả hoa hồng.

Bây giờ trông khá đồng đều nhưng tới khi hoa nở ta mới thấy, nó rất đa dạng. Trong phân loại thực vật, người ta đã nêu rõ, bộ cúc và bộ lan là 2 bộ có số loài đông nhất. Còn bằng mắt thường, ta cũng dễ dàng nhận ra vô vàn loài cúc: Từ cúc đại đóa (với các loại hoa đơn, hoa kép và đủ màu vàng, trắng, đỏ, da cam, nghệ, vàng chanh, tím đỏ...), cúc tổ ong, cúc vạn thọ, cúc cánh mai, cúc cánh quỳ, cúc có muỗng, cúc không có muỗng, cúc trắng Nhật Bản, cúc vàng Đài Loan, cúc mâm xôi Malaysia, cúc tím Hà Lan, cúc đỏ tiết dê, cúc chi, cúc gấm, cúc họa mi v.v...

Cúc được trồng nhiều cũng có thể cho việc nhân giống chúng dễ dàng, trồng không khó mà lại mau cho thu hoạch. Ai đã trồng thử một lần là rất khó bỏ. Thường thì diện tích năm sau cao hơn năm trước.

Cúc là cây thân thảo, có rễ chùm mọc bò trên tầng đất mặt là chính. Rễ chúng ăn nông (5-20cm) nhưng số lượng rễ rất lớn. Thân chúng yếu, đốt rỗng nên dễ gẫy hoặc đổ. Cúc rất mẫn cảm với các điều kiện khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ. Nhiệt độ khống chế sự sinh trưởng, phát triển và cả sự ra hoa và chất lượng của hoa nữa. Đa số các giống cúc ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ tối thích từ 15-200C. Tuy nhiên, cũng có những giống chịu nhiệt có khả năng thích ứng với nhiệt độ từ 30-350C. Tùy từng loại mà ta chọn mùa để trồng.

Điều kiện chiếu sáng cũng rất quan trọng. Ánh sáng giúp cây quang hợp để tạo nên chất hữu cơ xây dựng nên cơ thể. Nó còn có tác dụng quyết định tới sự phân hóa chồi hoa và sự nở hoa.

Chúng ta đều biết, cúc là loại cây ngày ngắn. Cây ngày ngắn tức là có đêm dài. Chu kỳ ánh sáng ở giai đoạn: Ngày ngắn, đêm dài; ngày ngắn, đêm dài... thì sẽ làm cho các cây ưa “ngày ngắn” sẽ phân hoá được chồi hoa để nở hoa. Nếu nó lại lọt vào giai đoạn “đêm ngắn” thì cây không ra hoa được.

Dựa vào đặc tính này, người ta đã thắp đèn vào giữa đêm để “cắt” đêm dài thành 2 đêm ngắn. Bằng cách này, ta có thể hãm cúc tới sát tết mới cho nở. Mặt khác, cho cây ra hoa muộn, nó sẽ có thời gian tích luỹ chất hữu cơ nhiều hơn, hoa sẽ to và đẹp hơn.

Thân cây cúc mềm, mọng nước nên đòi hỏi độ ẩm khá cao. Nó chịu hạn kém nhưng lại rất sợ úng. Nên làm luống cao để thoát nước dễ.

Cúc cần đất tơi xốp, nhiều mùn và một chế độ chăm bón chu đáo. Phải chuẩn bị đủ phân hữu cơ được ủ với toàn bộ phân lân từ trước. Phân phải thật hoai mục, dễ tiêu. Ngoài ra, phải tăng cường thêm phân vô cơ và phân vi lượng.

Ta nhân giống cúc bằng giâm cành là đơn giản nhất. Chỉ từ 6-7 ngày là cành giâm đã bật rễ. Phải chuẩn bị vườn giống để lấy cành. Cứ 12-15 ngày, ta bấm ngọn 1 lần để cây tạo ra nhiều nhánh mới. Một cây có thể cho ta từ 50-70 mầm hoặc cao hơn nữa. Ta dùng các chất kích thích ra rễ (như IAA, IBA, NAA) để kích thích cành giâm ra rễ.

Ai chưa trồng cúc, mùa này hãy thử làm. Làm rồi mới thấy, trồng cúc dễ ăn lắm!

Những ngày này Hà Nội tràn ngập màu trắng của cúc Họa Mi trên những chiếc xe đạp từ chợ hoa Quảng Bá chuyển vào thành phố...

Gánh hàng rong đong đầy những nụ cúc họa mi trắng muốt thong dong trên những con phố làm lòng người như chững lại, thảng thốt về vẻ đẹp dịu dàng, e ấp ấy.

Lang thang trên phố Hà Nội, nhìn thấy những đóa hoa trắng muốt, thơm thoang thoảng, chợt nhận ra đông đã về rồi. Nếu như những đóa sen nở báo hiệu một mùa hè đến, mùi hoa sữa nồng nàn hay những khóm cúc vàng rộm thì thầm rằng thu đã về, thì cúc họa mi tinh khôi trên những gánh hàng rong như một nụ cười đầu tiên của mùa đông dịu dàng, e ấp.

Cúc họa mi là một loài hoa nhỏ, màu trắng, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Cúc họa mi như một làn gió, xuất hiện nhanh và biến mất cũng nhanh, chỉ ngắn ngủi khoảng 3 tuần trước khi đông lạnh tràn về.

Màu trắng tinh khôi của cúc họa mi

Cúc họa mi giản dị nhưng vẫn mang một nét đẹp rất riêng

"Họa mi" trong nắng đông

Từ bao giờ, cúc họa mi đã là một đặc trưng của Hà Nội, lắc lư sau đuôi những chiếc xe đạp trên phố.

Cúc họa mi tinh khôi tô điểm cho phố phường thêm đẹp hơn

Mẫu cắm lẵng hoa đẹp

Cắm lẵng hoa lan đẹp và đơn giản

Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Cắm lẵng hoa ly đẹp đơn giản

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý