Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỉ bạn đã biết hết chưa?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỉ bạn đã biết hết chưa?

18/04/2015 09:57 PM
441

Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 - 12 tháng tuổi.

Đây là đặc điểm trung tâm của bệnh tự kỷ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ có khuynh hướng tránh tiếp xúc và ít biểu lộ sự lưu tâm đến giọng nói của người khác. Chúng không thay đổi tư thế hoặc không giơ tay khi sắp được bồng bế như trẻ bình thường. Biểu hiện cảm xúc thường thờ ơ, vẻ mặt không diễn cảm.
Ở trẻ tự kỷ có trí tuệ khá, dấu hiệu khiếm khuyết quan hệ xã hội có thể không rõ rệt cho đến năm 2 tuổi. Lúc nhỏ, trẻ có thể tránh tiếp xúc bằng mắt (eye contact), nhưng có thể chấp nhận nếu được vuốt ve và đặt ngồi trong lòng mẹ. Tuy nhiên, trẻ thường không phát triển hành vi gắn bó, không “theo đuôi” bố mẹ trong nhà như những trẻ bình thường khác.
Hầu hết trẻ tự kỷ không sợ người lạ, không lo âu khi chia lìa bố mẹ. Không chơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những trẻ này. Khi lớn lên, trẻ có thể phát triển khả năng gắn bó với cha mẹ và những người lớn khác. Một số trẻ có thể chơi chung với bạn hoặc tham gia một số trò chơi vận 

Gặp những vấn đề trong giao tiếp ngôn ngữ - Khiếm khuyết giao tiếp phi ngôn ngữ

Lúc nhỏ, trẻ tự kỷ thường biểu lộ nhu cầu qua tiếng khóc. Lớn lên, trẻ biểu lộ ý muốn bằng cách kéo tay người lớn đến vật mong muốn. Thường khi đó, trẻ không diễn cảm qua nét mặt. Tuy nhiên, trẻ không biết chỉ tay, không biết gật đầu, lắc đầu. Bé cũng không tham gia các trò chơi bắt chước, không có khả năng bắt chước làm theo những việc làm của bố mẹ như những trẻ bình thường vẫn làm.Đặc biệt, bé không hiểu được ý nghĩa của những cử chỉ, điệu bộ của người lớn.
Khi lớn lên, đôi khi trẻ có thể sử dụng và có khi hiểu được cử chỉ điệu bộ của người lớn. Một số trẻ đạt đến khả năng chơi bắt chước, nhưng cách chơi thường vẫn có tính rập khuôn và lặp đi lặp lại.
Nói chung, trẻ tự kỷ vẫn có thể biểu lộ cảm xúc vui, sợ, giận dữ… nhưng cách thể hiện có khuynh hướng cực đoan. Nét mặt thường không diễn tả ý nghĩa. Một số trẻ hầu như thể hiện nét mặt vô cảm.
Không hiểu lời nói
Biểu hiện này có thể diễn biến từ nhẹ đến mức độ chẳng bao giờ hiểu được lời nói. Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể tuân theo những chỉ dẫn đơn giản, nếu chỉ dẫn được đưa ra đúng bối cảnh tức thời, hoặc có kèm theo những cử chỉ, điệu bộ minh họa tương ứng.
Trẻ bị khiếm khuyết khả năng hiểu những ý nghĩa trừu tượng và tinh tế. Tính hài hước và diễn đạt thành ngữ cũng bị nhầm lẫn ngay cả ở những trẻ tự kỷ thông minh nhất.
Khiếm khuyết về phát triển lời nói
Nhiều trẻ tự kỷ ít bập bẹ trong năm đầu tiên. Nhiều trẻ gần như câm nín cho đến 5 tuổi. Khoảng 1/2 trẻ tự kỷ sẽ bị câm nín suốt đời.
Nếu trẻ phát triển lời nói, thường lời nói cũng sẽ có bất thường. Nhiều trẻ nói vô nghĩa, nói vẹt (echolalia: nhại lời). Trẻ có thể nhại lại lời nói của người khác một cách chính xác, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng. Nhại lời nặng có thể khiến câu cú bị méo mó và rời rạc. Một số trẻ có thể sao lại chính xác những cụm từ của người khác nói, đôi khi nhại đúng cả âm sắc giọng nói.
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngôn ngữ, trẻ có thể có hiện tượng hoán đổi đại từ nhân xưng. Giọng nói có thể giống robot, đặc trưng bởi sự đơn điệu, phẳng lặng, không thay đổi, ít nhấn giọng và không diễn cảm.
Một số trẻ nói với mục đích “tự kích thích”, lời nói có tính chất lập đi, lập lại, không liên quan đến những việc thực sự đang diễn ra xung quanh. Trẻ nhỏ có thể gặp các vấn đề về phát âm, khi lớn lên tình trạng này có thể giảm.
Đối lập với khả năng nhại lời chính xác, những lời nói tự nhiên của trẻ lại có nội dung rất nghèo nàn, vốn từ ít ỏi. Bé có thể dùng kiểu nói như đang hát, kéo dài một số âm hoặc từ nào đó trong câu. Câu nói thường được kết thúc kiểu câu hỏi (lên giọng ở cuối câu). Cấu trúc ngữ pháp bất thường, không thành thục, thường gặp trong lời nói tự nhiên của trẻ.
Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được .Nhưng bé không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ. Trẻ có khuynh hướng không sử dụng lời nói để giao tiếp. Thường nói rập khuôn, lập đi lập lại. Không biết dùng lời nói để diễn tả ý trừu tượng. Không biết nói về chuyện quá khứ, chuyện tương lai hoặc chuyện không xảy ra trước mắt.
Tiến bộ hơn, một ít trẻ tự kỷ có thể nói về điều trẻ quan tâm, nhưng một khi người lớn đáp ứng và bắt đầu nói chuyện với trẻ thì trẻ lại bỏ dở và rút khỏi cuộc nói chuyện ấy. Nói chung, trẻ vẫn thiếu khả năng tương tác qua lại.

Hành vi bất thường: 

Chống lại sự thay đổi :
Trẻ tự kỷ thường khó chịu trước những thay đổi trong môi trường sống quen thuộc của chúng. Một sự thay đổi nhỏ trong thông lệ thường ngày có thể làm trẻ nổi giận.
Nhiều trẻ hay xếp đồ chơi và vật dụng thành hàng dài và rất khó chịu nếu như trật tự này bị thay đổi. Hiện tượng này gặp ở trẻ tự kỷ có chậm phát triển trí tuệ nhiều hơn gấp hai lần so với trẻ tự kỷ có trí thông minh bình thường. 

Hầu hết trẻ tự kỷ đều chống lại việc học và thực hành một hoạt động mới. 

Hành vi mang tính nghi thức, thúc ép:
Các hành vi mang tính nghi thức, thúc ép ở trẻ tự kỷ thường liên quan đến những thông lệ cứng nhắc như: từ chối ăn một loại thức ăn nào đó; hoặc những hành vi có tính rập khuôn, lặp đi lặp lại (VD: vung vẩy hai cánh tay, hoặc đưa bàn tay lên gần mặt rồi xoắn vặn hoặc bật bật các ngón tay…)
Khi lớn lên, trẻ có thể có các hành vi mang tính ám ảnh, chẳng hạn hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi, hay sờ đụng vào một số đồ vật nào đó…
Các hành vi mang tính nghi thức, thúc ép thường xảy ra ở bệnh nhân tự kỷ không bị chậm phát triển trí tuệ hơn là bệnh nhân có trí tuệ kém
Những sự gắn bó bất thường
Nhiều trẻ tự kỷ có sự gắn bó mạnh mẽ với những đồ vật khác thường, ví dụ một món đồ chơi nào đó như trái banh chẳng hạn.
Trẻ có thể luôn mang theo món vật nào đó bên mình, và nếu có ai đó lấy vật này đi thì trẻ sẽ giận dữ, phản kháng lại ngay. Nếu vật này vẫn không được trả lại, trẻ thường sẽ quay sang tìm kiếm một món đồ khác để thay thế.
Các đáp ứng không bình thường với những trải nghiệm giác quan
Trẻ tự kỷ có thể bị mê hoặc bởi các bóng đèn, các hoa văn, những vật có chuyển động xoay tròn, hoặc một thứ âm thanh nào đó.
Trẻ thao tác trên đồ vật, đồ chơi không theo các cơ năng thông thường của món đồ đó, mà như để thỏa mãn sự kích thích của các giác quan.
Trẻ có thể kiên trì làm đi làm lại các thao tác xếp đồ vật thành hình dài, xếp chồng đồ vật lên nhau hoặc xoay một món đồ để nó xoay tròn. Trẻ cũng có thể làm đi làm lại những việc như dội nước bồn cầu hoặc liên tục tắt mở các bóng đèn.
Tuy tránh né các tiếp xúc cơ thể, nhưng một số trẻ tự kỷ rất thích các trò chơi mạnh bạo, ví dụ: tung hứng, cù lét, đánh đu, “bay tàu bay”…
Rối loạn về vận động
Các mốc chuyển tiếp trong quá trình phát triển vận động của trẻ tự kỷ có thể bị chậm trễ hơn các trẻ bình thường. Các em thường gặp khó khăn trong việc bắt chước các động tác. Nhiều trẻ rất hiếu động, nhưng sẽ giảm bớt khi đến tuổi thiếu niên.
Trẻ hay nhăn nhó, vỗ đập cánh tay, xoắn vặn bàn tay, đi nhón gót, chạy chúi đầu về phía trước, nhảy, đi đều bước, lắc lư hoặc đu đưa thân mình, xoay đầu hoặc đập đầu xuống đất, vào tường.
Một số trẻ có trạng thái căng cơ khi phấn khích hoặc khi quá chăm chú.
Các khiếm khuyết về trí tuệ và nhận thức
Hầu hết trẻ tự kỷ đều có chậm phát triển trí tuệ. Khoảng 40-60% có IQ = 70. Do đa số trẻ tự kỷ khó làm các test trí tuệ (nhất là các test dùng lời nói) nên các kết quả IQ vẫn còn bàn cãi .
Trẻ tự kỷ có IQ thấp thường kèm theo các khiếm khuyết nặng về kỹ năng quan hệ xã hội và có nhiều đáp ứng xã hội lệch lạc, cẳhng hạn trẻ hay sờ mó hoặc ngửi đồ vật và người khác, có những hành vi định hình và tự gây thương tích bản thân.
1/3 trẻ tự kỷ có chậm phát triển trí tuệ sẽ bị động kinh, còn trẻ tự kỷ có trí tuệ khá thì tỷ lệ này thấp hơn. Vì vậy, những bài trắc nghiệm IQ cũng phần nào có ý nghĩa tiên lượng mà thôi.
Khác với những trẻ chậm phát triển tâm thần, tình trạng chậm phát triển của trẻ tự kỷ vẫn còn chừa lại những “khoảng” trí tuệ bình thường hoặc gần như bình thường (thể hiện trong phần thao tác của các test trí tuệ).
Về nhận thức, trẻ tự kỷ không thể bắt chước, không hiểu ý nghĩa của lời nói, cử chỉ và điệu bộ, thiếu hẳn tính uyển chuyển, sáng tạo, không thể hiểu biết về luật lệ, không thể xử lý hoặc sử dụng các thông tin.
Các rối loạn khác
Ở trẻ tự kỷ, những biểu hiện cám xúc nhiều khi diễn ra rất trái ngược: có khi khí sắc phẳng lặng, có lóc cảm xúc lại quá mức hoặc không phù hợp. Bé có thể mau thay đổi, khóc cười vô cớ hoặc la hét khó kiểm soát.
Trẻ cũng có thể leo trèo, chạy nhảy không sợ nguy hiểm, nhưng lại có thể sợ những sự vật hoặc tình huống mà bình thường là vô hại, ví dụ sợ các thú nuôi (chó, mèo…) hoặc sợ đến một nơi chốn nào đó.
Xuất hiện những thói quen kỳ dị: nhổ tóc, cắn móng tay, cườm tay, cổ tay hoặc các phần khác của cơ thể. Các thói quen này thường gặp ở trẻ tự kỷ có chậm phát triển, tự xoay người vòng vòng mà không bị chóng mặt.
Tình trạng động kinh xảy ra ở 1/4 đến 1/3 trường hợp. Thường cơn đầu tiên xảy ra ở tuổi thiếu niên.


Thêm 1 vài thông tin về bệnh tự kỉ mà bạn nên biết:

Hay gặp ở trẻ em

Tự kỷ hay còn được gọi là những rối loạn phát triển lan tỏa là một trong những rối loạn nặng, làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất. Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường, sau đó các khả năng đã có lại mất dần đi. Cha mẹ thường đưa con đi khám khi thấy con chậm nói hoặc đã biết nói nhưng gọi lại không trả lời.

Cần phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ ởtrẻ. Ảnh: TL

Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 - 12 tháng tuổi. Trẻ tự thu mình, không quan tâm đến người khác, không thích chơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những đứa trẻ này. Không biết chơi các trò chơi bắt chước, những cố gắng để lôi cuốn sự chú ý của trẻ đều vô ích.

Bé không tỏ vẻ trìu mến khi được cưng chiều, ít khóc, bé rất ngoan, thậm chí quá ngoan. Khó khăn khi hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Chơi khác thường với đồ chơi. Quá hay kém nhạy cảm với tiếng động, nhìn, nếm sờ hoặc... ngửi. Có thái độ thách thức như hung hăng, tự gây tổn thương hoặc rút lui trầm trọng...

Trẻ thờ ơ, ít đòi hỏi chăm sóc hoặc luôn bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ít cười, ánh mắt đờ đẫn, không phát âm được khi âu yếm. Khi đến 2 - 3 tuổi, các biểu hiện của bệnh dần bộc lộ rõ. Nhìn chung tất cả trẻ em mắc bệnh tự kỷ đều khiếm khuyết về khả năng tương tác xã hội, khiếm khuyết về khả năng giao tiếp bằng lời (ngôn ngữ) hoặc không lời nói và rối loạn về các hành vi.

Có phải lỗi của mẹ?

Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân gây bệnh tự kỷ, mặc dù thế giới không ngừng nghiên cứu về loại rối loạn này. Có những yếu tố góp phần trong rối loạn tự kỷ như di truyền hoặc một số tổn thương não. Ngoài ra, ngạt khi sinh, sang chấn do can thiệp sản khoa, sinh non, vàng da, khuyết tật tâm thần, động kinh, người mẹ khi mang thai nhiễm virut, nhiễm độc… cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này.

Nhận định tự kỷ là do lỗi của cha mẹ thiếu chăm sóc hoặc do phản ứng vaccin tiêm chủng… là rất sai lầm, quan niệm này đã đẩy cha mẹ vào tâm trạng luôn dằn vặt mình, cộng với tình trạng bệnh của con đã khiến cha mẹ mắc bệnh trầm cảm. Tình trạng bệnh của cha mẹ lại tác động trở lại đứa con khiến bệnh trẻ càng nặng thêm.

Tuy nhiên, nếu tách trẻ ra khỏi hơi ấm của mẹ quá sớm sẽ khiến trẻ hụt hẫng, mất phương hướng, trẻ dần dần tự cô lập, nếu có sẵn những yếu tố tự kỷ thì bệnh sẽ mau nặng lên. Trẻ được bao bọc quá kỹ lưỡng trong điều kiện vật chất dư thừa, nhưng không được giao tiếp với thế giới bên ngoài, không được hoạt động, tương tác với trẻ khác, cũng khiến hội chứng tự kỷ thêm trầm trọng.

Có thể lý giải hiện tượng trẻ em nông thôn ít bị tự kỷ hơn trẻ em thành phố là bởi trẻ nông thôn có điều kiện giao tiếp với cộng đồng thuận lợi hơn, được vận động, vui chơi với những trẻ em khác thoải mái hơn, từ đó sẽ phát triển bình thường, hoặc bị tự kỷ nhẹ thì bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi.

Cần được phát hiện sớm

Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như: Chậm nói, hoặc biết nói rồi ngừng hẳn, chỉ thích chơi một mình, không cười, không tiếp xúc bằng mắt với bố mẹ hay người đối diện, quá say mê một thứ đồ vật nào đó, có những hành vi lặp đi lặp lại, rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn…

Phần lớn các bậc cha mẹ đã nghĩ đến khả năng con bị tự kỷ. Nhưng do mặc cảm, sĩ diện nên giấu bệnh của con, bất hợp tác với bác sĩ, hoặc khi biết con bị tự kỷ thì rơi vào tình trạng chán nản, suy sụp, buông xuôi… khiến bệnh của trẻ ngày càng nặng. Cuộc chiến với căn bệnh tự kỷ thường kéo dài và rất gian nan, việc phát hiện sớm là rất quan trọng, vì phát hiện càng sớm thì việc can thiệp, khắc phục sẽ có kết quả cao hơn, trẻ càng có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống.

Trẻ từ 18 - 36 tháng tuổi nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị bởi đội ngũ nhiều chuyên gia thì có khoảng 30% khả năng trẻ sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Quá độ tuổi này, việc can thiệp sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Có thể phòng ngừa?

Để tránh nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ, khi mang thai, các bà mẹ cần giữ gìn sức khỏe, kiêng rượu, thuốc lá để hạn chế nguy cơ nhiễm độc, đẻ non, đặc biệt tránh dùng nhiều mỹ phẩm (vì nhiều loại chứa chất thủy ngân - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tự kỷ)… Sau khi trẻ ra đời, không nên tách trẻ khỏi mẹ quá sớm; Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc, trò chuyện, chơi đùa với trẻ để giúp trẻ phát triển năng lực, tránh để trẻ bị chấn động về não, hoặc sang chấn tâm lý.

Một thái độ ân cần, một ánh mắt cảm thông là liều thuốc giúp trẻ tự kỷ và cha mẹ đứng vững và tiếp tục bước trên con đường chông gai. Ngược lại, một lời nói hay một cử chỉ kỳ thị dù nhỏ, cũng đủ làm họ rơi vào tuyệt vọng. Cộng đồng xã hội hãy chung tay hành động vì trẻ tự kỷ, phá đi bức tường ngăn cách để các em được hòa nhập với xã hội. Chỉ như thế mới giúp những đứa trẻ vốn đã kém may mắn đỡ thiệt thòi hơn.

Mỗi năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 6.000 trẻ bị nghi mắc bệnh tự kỷ đến khám và điều trị. Trên thực tế, số trẻ mắc tự kỷ rất lớn vì gia đình không biết, hoặc biết mà lơ là, nghĩ là không quan trọng nên không đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị. Hiện ở Việt Nam mới chỉ có một vài trung tâm từ thiện của các tổ chức phi chính phủ hoặc tư nhân điều trị cho trẻ tự kỷ.

Đề án để trẻ tự kỷ đến trường giai đoạn 2010-2015 của Bộ Giáo dục & Đào tạo khẳng định: Đến năm 2015 phải có 90% số trẻ tự kỷ đến trường. Tuy nhiên, thực tế đến nay, số trẻ tự kỷ đến trường vẫn còn nhiều rào cản, con số trẻ đến trường mới chỉ đạt khoảng 60-70%.

Các phát hiện này có thể giúp người ta tìm ra nguyên nhân cơ bản của việc rối loạn phát triển. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí y tế Mỹ.

Các nhà nghiên cứu của đại học Missouri (Mỹ) đã lập bản đồ khuôn mặt của hàng chục cậu bé bị rối loạn phát triển và những cậu bé không mắc chứng này. Vì trong phôi thai và ở tuổi thanh thiếu niên, mặt và não trẻ phát triển song song ảnh hưởng đến nhau.

Nhóm nghiên cứu đã đánh dấu 17 điểm trên khuôn mặt và tính toán khoảng cách giữa mỗi điểm để xác định những khác biệt trên khuôn mặt
Các nhà khoa học tin tưởng có thể xác định được thời điểm bệnh tự kỷ bắt đầu phát triển ở một đứa trẻ bằng cách quan sát những thay đổi tinh tế. Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là giáo sư Kristina Aldridge, nhận thấy ở trẻ tự kỷ:

Giáo sư Kristina Aldridge nói: "Không có câu trả lời rõ ràng về nguyên nhân của tự kỷ là do di truyền hay do ảnh hưởng của môi trường. Nếu chúng ta có thể xác định được thời điểm có những thay đổi trên khuôn mặt, chúng ta có thể xác định được thời điểm bệnh tự kỷ bắt đầu phát triển. Và từ đó, ta có thể xác định được bệnh là do nguyên nhân di truyền (thay đổi từ trong phôi thai) hay do nhạy cảm với các yếu tố môi trường, hoặc cả hai".

Các nhà khoa học đã dùng camera để chụp hình ảnh 3D phần đầu của trẻ

Nghiên cứu đã tiến hành phân tích 64 bé trai mắc chứng tự kỷ và 41 bé trai phát triển bình thường từ 8 đến 12 tuổi, bằng cách sử dụng một hệ thống camera để chụp hình ảnh 3D phần đầu của mỗi đứa trẻ.

Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy có hai nhóm phụ trong nhóm trẻ em mắc chứng tự kỷ. Những trẻ có những vấn đề nghiêm trọng hơn về ngôn ngữ và hành vi thì có thêm những điểm khác biệt khác so với những trẻ có triệu chứng nhẹ hơn.


Tự kỷ là chứng rối loạn phát triển bắt đầu trong thời thơ ấu và kéo dài trong suốt tuổi trưởng thành. Căn bệnh này được cho là ảnh hưởng đển 1/100 trẻ em. Các rối loạn bao gồm hội chứng Asperger, gây ra các vấn đề trong tương tác xã hội, làm suy yếu ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp cũng như những bất thường trong suy nghĩ và hành vi.

Số lượng trẻ bị chẩn đoán mắc tự kỷ đã tăng lên trong thời gian gần đây. Một số nhà khoa học tìn rằng căn bệnh này gia tăng là do yếu tố môi trường. Vắc xin MMR (vắc xin kết hợp chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella) được cho là nguyên nhân có thể gây bệnh, tuy nhiên đến nay điều này vẫn chưa được khẳng định.


Thần đồng có thể là dấu hiệu của tự kỉ

Điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ nói tuyển tập những điều cần thiết cho ...

Dấu hiệu bé dưới 1 tuổi tự kỷ

Con bị bệnh tự kỷ lại cứ ngỡ là ... "thần đồng"

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Khi trẻ khoảng 10t thì nhận biết trẻ bị tự kỉ như thế nào? Có phải khả năng ngôn ngữ rất yếu là đủ để xác định trẻ tự kỉ?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý