Bí quyết để được sếp tăng lương

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bí quyết để được sếp tăng lương

18/04/2015 10:06 PM
354

Bạn nên nhìn nhận rõ vai trò, trách nhiệm, và sự cống hiến của vị trí hiện tại bạn đang nắm giữ đối với sự thành công của công ty. Các phòng ban khác nhận được mức lương khá hậu hĩnh, còn bạn thì không được như vậy dù rằng bạn cũng năng nổ nhiệt tình không kém gì họ.

Bạn cho rằng mình đang nhận được mức lương thấp hơn so với những gì mình cống hiến cho công ty? Bạn có muốn thoát khỏi tâm lý ức chế và chán nản khi sếp chưa đánh giá đúng năng lực của bạn? Hãy thử đàm phán với sếp về vấn đề lương lậu xem sao!

Trước khi nổi nóng và có những hành động thiếu suy nghĩ trong cuộc đàm phán lương lậu ấy, hãy làm theo những lời khuyên sau đây, bạn sẽ đạt được những điều mình muốn một cách nhẹ nhàng, đơn giản và không tổn thương ai cả:

Hiểu vai trò của mình

Bạn nên nhìn nhận rõ vai trò, trách nhiệm, và sự cống hiến của vị trí hiện tại bạn đang nắm giữ đối với sự thành công của công ty. Các phòng ban khác nhận được mức lương khá hậu hĩnh, còn bạn thì không được như vậy dù rằng bạn cũng năng nổ nhiệt tình không kém gì họ. Bạn nghĩ rằng đã đến lúc mình xứng đáng được hưởng mức lương cao hơn? Bạn nên suy nghĩ kĩ hơn về công việc mình đang làm, nếu công việc ấy không giữ vai trò chủ chốt của công ty thì bạn không thể đòi hỏi mức lương ngang hàng với những bộ phận khác.

Cống hiến hết mình

Bạn định trình bày với sếp rằng: Bạn cảm thấy mình cần được tăng lương, và bạn nghĩ rằng lý do đó đã đủ sức thuyết phục ư? Bạn hoàn toàn nhầm lẫn. Bạn cần phải đưa ra những lý do chính đáng khác thì mới mong thuyết phục được sếp. Và cách tốt nhất đó là: Hãy chứng tỏ những thành tích đặc biệt mà bạn liên tiếp đạt được trong thời gian gần đây. Đừng quên “nhắc nhở” sếp nhớ rõ những thành tích đó, và vai trò không thế thiếu của bạn trong những dự án mới của công ty. Đó chính là cơ hội tốt để sếp hiểu, thông cảm và nâng lương cho bạn.

Tìm hiểu quy chế lương

Hiểu được quy định về mức lương mà công ty chi trả cho vị trí hiện tại của bạn. Bạn nên nhớ rằng không nên so sánh một cách khập khiễng giữa mức lương cho cùng một vị trí ở các công ty khác nhau. Mỗi công ty có quy chế lương riêng, và họ sẽ chi trả lương theo quy chế đó. Bạn làm kế toán cho công ty A sẽ nhận được mức lương tương đối khác khi làm cho công ty B, vì mỗi công ty có quy mô, tiềm năng tài chính và mức độ phát triển khác nhau, theo đó quy chế lương của họ cũng khác nhau. Bạn đừng quên cân nhắc đến mọi yếu tố liên quan đến vấn đề lương bổng trước khi muốn thương lượng với sếp.


Lựa chọn thời điểm thích hợp

Bạn đã chuẩn bị đầy đủ tâm trạng, kĩ năng thuyết phục… trước khi hẹn sếp đàm phán về lương bổng. Nhưng nếu bạn chọn thời điểm không thích hợp thì khả năng thất bại sẽ rất cao. Sếp vừa có chuyện bực mình, đúng thời điểm đó thì bạn “lò dò” đến gặp sếp và nói đến chuyện tăng lương, thì thật là tai hại. Luôn nhớ rằng: Vấn đề tế nhị lương bổng cần được nói vào đúng thời điểm sếp thoải mái nhất. Khi đó sếp mới đủ bình tĩnh, và đủ thời gian để ngồi nghe bạn trình bày lý do. Lúc đó, nếu bạn biết nói cho “lọt tai” thì bạn sẽ thành công.

Khéo léo trình bày đề nghị tăng lương


Hãy chuẩn bị thật kỹ danh sách các thành tích của bạn cho sếp tham khảo. Sau đó bạn hãy trực tiếp nói chuyện với sếp về đề nghị của mình, và bình tĩnh thương lượng với sếp để đạt được thỏa thuận cho cả hai bên.

Đừng bao giờ lấy đồng nghiệp khác ra so sánh, và cũng đừng bao giờ đe dọa nghỉ việc theo kiểu “Hoặc tăng lương cho tôi, hoặc tôi sẽ thôi việc”. Sếp có thể sẽ chọn vế sau cho bạn đó.

Bạn cũng không nên mất bình tĩnh hay có hành động không hay nếu sếp từ chối yêu cầu của bạn. Trong trường hợp đó, bạn nên chọn thời điểm thích hợp khác, có thể một vài tháng sau, khi bạn đạt được những thành tích khác ấn tượng hơn. Một cách khác nữa là bạn cần chứng minh năng lực của mình bằng những thành tích xuất sắc nhất để thuyết phục sếp thăng chức cho bạn. Và một khi bạn được đề bạt ở vị trí cao hơn, tăng lương sẽ là điều tất yếu.

Trình bày thành tích xuất sắc của bạn
Hãy cho sếp thấy bạn đã có những đóng góp quan trọng và giá trị như thế nào đối với hoạt động của công ty. Ví dụ như bạn đã nâng cao doanh số bán hàng ra sao, bạn đã hoàn thành xuất sắc một dự án phức tạp trong một hạn định rất ngắn bằng cách nào… Hãy liệt kê càng cụ thể càng tốt để thuyết phục sếp bạn xứng đáng được tăng lương cho những thành tích đó.

Cách đàm phán

Trong quá trình đàm phán, hãy thuyết phục sếp bằng một giọng điệu cởi mở, thân thiện và nhanh chóng. Sếp không có đủ thời gian để ngồi nghe bạn nói quá dài, trình bày quá dài và quá vòng vo rồi mới đi đến vấn đề chính: Muốn được tăng lương.

Trong quá trình đàm phán, bạn đừng quên đưa ra những ý chính: Những cống hiến hết mình cho công việc, thành tích của bạn gần đây, mức lương của thị trường dành cho vị trí đó… và nhanh chóng bộc lộ mong muốn tăng lương.



 .




Nếu không thành công

Nếu bạn thương lượng không thành công, thì cũng đừng stress quá với mức lương hiện tại. Sếp có những nỗi lo riêng và có cái khó riêng, không phải lúc nào cũng chiều lòng nhân viên được. Bạn đang làm việc cho một tổ chức, nhất cử nhất động của bạn đều ảnh hưởng đến những người xung quanh, vì vậy hãy thông cảm cho sếp nếu sếp từ chối yêu cầu của bạn.

Tiền nong là vấn đề quan trọng trong cuộc sống của bạn hiện nay, nhưng nó không phải là tất cả. Hãy cứ cố gắng làm việc thật tốt, gây dựng thương hiệu của bản thân, khi ấy những mong muốn của bạn sẽ được đáp ứng không ở môi trường này thì sẽ là môi trường khác. 

Đề nghị tăng lương, ý nghĩ này có thể làm nhiều người e dè. Nhưng đó là quyền của bạn được đề nghị tăng lương nếu bạn đã làm việc thật tốt và thấy mình xứng đáng được như thế. Hãy can đảm lên; sự chuẩn bị thật tốt và cách tiếp cận khéo léo một chút sẽ giúp bạn tự tin hơn để đề nghị tăng lương thành công. Nếu biết cách gõ, cửa sẽ mở. Bạn chẳng mất gì sau một lời đề nghị tế nhị cả. Những gợi ý đơn giản sau đây của chúng tôi sẽ rất có ích cho bạn trong trường hợp này.

Chuyên gia chia sẻ về bí quyết của những người hay được tăng lương

Làm đẹp lòng sếp không phải là cách hay để tăng thu nhập, bởi một nghiên cứu cho thấy phần lớn chủ doanh nghiệp chỉ đồng ý tăng lương nếu người lao động tỏ ra kiên quyết trong quá trình thương lượng.

Ảnh: MSN.
Đa số chủ doanh nghiệp sẽ không bao giờ tăng lương cho người lao động nếu người đó không tỏ ra chủ động và kiên quyết trong quá trình đàm phán. Ảnh: MSN.

Các nhà tâm lý của Đại học Temple và Đại học George Mason tại Mỹ, phỏng vấn 149 người lao động mới được tuyển dụng để tìm hiểu chiến thuật hiệu quả nhất trong nỗ lực đàm phán mức lương, Telegraph đưa tin. Họ nhận thấy những người lảng tránh thảo luận về lương trong các buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng hoặc cuộc họp đánh giá nhân viên hầu của công ty rất hiếm khi được sếp tăng lương.

Trong một bài viết trên tạp chí Organizational Behaviour, nhóm nghiên cứu khẳng định những cá nhân chủ động gặp sếp để đàm phán về lương được hưởng mức lương trung bình hàng năm cao hơn từ 5.000 USD trở lên so với người khác. Nếu tính trong 40 năm, những cá nhân chủ động đòi tăng lương kiếm được nhiều hơn tối thiểu 600 nghìn USD so với những người không chủ động. Sự khác biệt này đúng với mọi nghề nghiệp, với cả nam và nữ.

Ngay cả khi không được tăng lương, người lao động vẫn có thể được hưởng nhiều lợi ích khác – như các kỳ nghỉ, điện thoại di động, bảo hiểm nhân thọ - nếu họ chủ động gặp sếp để đề nghị tăng lương.

Giáo sư Crystal Harold, một giảng viên của Đại học Temple, cho biết, ông và các đồng nghiệp muốn giải mã những bí mật giúp người lao động thành công trong quá trình đàm phán về lương.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người lao động chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc đàm phán thường tỏ ra kiên quyết hơn và xác suất thành công của họ cũng lớn hơn”, Harold phát biểu.

Bà Harold nói cụm từ “chuẩn bị kỹ lưỡng” bao gồm việc người lao động tự định giá năng lực bản thân, tìm hiểu mức lương của những người làm cùng công việc và mặt bằng lương của công ty. Ngoài ra, cơ hội thành công luôn tìm tới những người không chấp nhận câu trả lời “không” của sếp, sẵn sàng thôi việc hoặc bỏ bớt trách nhiệm nếu yêu cầu tăng lương bị từ chối.

Michelle Marks, một nhà tâm lý của Đại học George Mason, cho rằng trong giai đoạn kinh tế suy thoái như hiện nay, tăng lương là điều xa xỉ đối với một bộ phận lớn trong lực lượng lao động. Vì thế, kết quả nghiên cứu rất có ý nghĩa đối với những người làm thuê và cả những người sử dụng lao động.


Bí quyết thương lượng lương hiệu quả

Bí quyết lấy lòng sếp

12 bí quyết thăng tiến trong sự nghiệp

Thăng tiến trong công việc

Bí quyết buôn bán thành công

Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý