Giúp trẻ hay ăn chóng lớn cả nhà yêu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Giúp trẻ hay ăn chóng lớn cả nhà yêu

18/04/2015 10:07 PM
294

Các bà mẹ luôn mong mỏi con mình khỏe mạnh, ăn uống tốt, Tuy nhiên rất nhiều bà mẹ lo lắng vì dù cố gắng chế biến thay đổi các món ăn mà con vẫn lười ăn.

Tìm hiểu nguyên nhân:

Đó là một trong những biểu hiện biếng ăn của trẻ. Biếng ăn là một tình trạng phổ biến hay gặp hiện nay ở trẻ em, càng ở những gia đình quá quan tâm đến ăn uống của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều thì trẻ lại càng biếng ăn. Vậy như thế nào thì gọi là trẻ bị biếng ăn?

Dựa vào 3 yếu tố sau:

- Thời gian trẻ ăn trong một bữa.

- Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày.

- Trạng thái tinh thần của trẻ trong bữa ăn.

Bình thường một bữa ăn của trẻ kéo dài khoảng 15 – 20 phút tối đa là 30 phút, trẻ được coi là biếng ăn khi thời gian kéo dài trên 30 phút.

Số bữa ăn và lượng ăn phụ thuộc vào tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 1 tuổi cần ăn 3 – 4 bữa cháo (bột)/ngày + 500ml sữa nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa hoặc và ít hơn 250ml sữa/ngày thì được coi là biếng ăn.

Khi trẻ ăn ngon miệng, trạng thái tinh thần của trẻ vui vẻ, hào hứng, khi ăn hợp tác tốt với người cho ăn, còn trẻ biếng ăn thì thường gào khóc, không há miệng, quay mặt đi...

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ:

Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây:

- Trẻ bị bệnh: Tất cả các bênh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính như viêm V.A, viêm tai, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh cúm, ho gà... tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột, viêm gan, các bệnh đường mật, một số bệnh lý toàn thân khác: còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin...)

Ngay cả khi mọc răng trẻ cũng có thể biếng ăn: biếng ăn xuất hiện mấy tuần lễ trước khi mọc răng, khi răng đã nhú khỏi lợi trẻ lại ăn bình thường.

- Do sai lầm về ăn uống: do thay đổi chế độ ăn, trẻ chưa quen với món ăn mới, cai sữa đột ngột hoặc quá chậm, cho trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ không tiêu hóa hết thức ăn ăn vào, ăn quá ít, chế độ ăn không cân đối, cách chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị của trẻ, bắt trẻ ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày, nhiều tuần, cách chế biến không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

- Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở các gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều. Người cho ăn có thái độ không đúng: đánh đập, bóp mồm, bóp mũi trẻ, biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi kinh hoàng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là trẻ đã sợ hãi.

Ngoài ra yếu tố tâm lý còn do thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm sóc trẻ.

- Chứng biếng ăn do nguyên nhân tâm thần: rất ít gặp, chỉ chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân kể trên, chứng biếng ăn xuất hiện sớm trong vòng 2- 3 tháng đầu, trẻ không chịu ăn uống gì, rẫy rụa kêu khóc, ngoài bữa ăn trẻ hoàn toàn bình thường: thông minh nhanh nhẹn, hiếu động, nhưng dễ xúc cảm. Hiện nay người ta coi chứng này như là một “phản ứng chống đối” của đứa trẻ với gia đình.

Nói chung các nguyên nhân gây biếng ăn thì rất nhiều và thay đổi tùy theo tuổi, cần thăm khám kĩ thì mới tìm được nguyên nhân xác thực.

Những bệnh lý đường tiêu hóa có ảnh hưởng đến tình trạng biếng ăn của trẻ hay không?

Những bệnh lý đường tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do tổn thương niêm mạc ruột (lớp vi nhung mao) là nơi sản xuất ra các men tiêu hóa và hấp thu thức ăn, khi bị tổn thương men tiêu hóa bị giảm, sự hấp thu thức ăn cũng bị giảm trẻ dễ bị đầy bụng do thức ăn không được hấp thu, mặt khác khi bị tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến thiếu các vi chất dinh dưỡng như: Zn, Cu, Fe... cũng gây nên tình trạng biếng ăn của trẻ vì các vi chất dinh dưỡng này tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tham gia vào cấu tạo các mem xúc tác các phản ứng hóa học trong cơ thể.

Mặt khác những trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa thì các bà mẹ hay cho trẻ ăn kiêng, chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định, không thay đổi được thường xuyên khẩu vị cho trẻ, cũng là nguyên nhân làm trẻ biếng ăn.

Thông tin sản phẩm click tại đây

Tình trạng biếng ăn lâu dài ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ?

Nếu biếng ăn lâu dài, trẻ sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển cân nặng, chiều cao, suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu máu, còi xương và hậu quả cuối cùng là bị suy dinh dưỡng.

Biếng ăn khiến trẻ gầy yếu và một trẻ gầy yếu do biếng ăn thì càng biếng ăn hơn. Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?

Biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn hơn nó tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Vì vậy khi trẻ mới biếng ăn phải tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng biếng ăn kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nên cho trẻ ăn ít một nhiều bữa trong ngày, thay đổi cách chế biến, thay đổi thường xuyên các món ăn đa dạng trong ngày.

Khi trẻ biếng ăn không nên cho trẻ nhịn ăn, càng nhịn ăn trẻ càng biếng ăn hơn, vì khi nhịn ăn men tiêu hóa không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn càng trầm trọng. Vì vậy, muốn kích thích trẻ ăn, tạo cảm giác đói các bà mẹ nên bổ sung cung cấp men tiêu hóa cho trẻ từ các chế phẩm chứa men tiêu hóa có bán rộng rãi trên thị trường.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Cốm enzyme Emedyc cung cấp hệ enzyme tối ưu và toàn diện để phân giải thức ăn, tạo thuận lợi cho quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng tối đa. Sản phẩm là sự kết hợp toàn diện cho đường tiêu hóa: Enzym Alpha amylase: thủy phân các dây nối tinh bột thành Oligosaccharid, maltotriose, maltose. Enzym Protease: phân giải protein trong thức ăn thành dạng tự do là các acid amin để cơ thể hấp thu vào máu. Enzym Maltase: Thủy phân Maltose thành đường đơn glucose.

Khi thiếu các enzyme này khiến cho cơ thể khó tiêu hóa và hấp thu thức ăn – là nguyên nhân của biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn. Các vitamin nhóm B là những thành phần chủ yếu cần thiết để chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, gia tăng năng lực tinh thần, thể chất và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của não, hệ thần kinh, máu, tiêu hóa.

Cho con ăn đúng cách:

Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì… Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống.

Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì phải lo lắng. Con bạn hầu như không đói? Thật vậy! Với bản năng sinh tồn, bọn trẻ có thể chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó, nên chấm dứt 'chế độ độc tài' bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.

Bí kíp giúp bé hay ăn, chóng lớn - 1
Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ “ngón nghề” mới cho bé ăn nổi vài thìa cơm hay mẩu thịt. (Ảnh minh họa).

'Chiến tranh bên bát ăn' hay xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì mình làm và nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử “tự vệ”. Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng, ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.

Sự biếng ăn của trẻ đôi khi xuất phát từ những nguyên nhân khác. Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo khẩu vị của mình; nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích. Nhưng biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và cái món “chủ lực” của bạn thì bé lại ghét cay ghét đắng?

Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?


1. Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Nhóc lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy. Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.

2. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.

3. Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.

4. Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.

5. Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy 'có ngọn' quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại, nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh thì hiệu quả có thể sẽ hoàn toàn khác. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.

Bí kíp giúp bé hay ăn, chóng lớn - 2
Hãy giảm những bữa ăn vặt để bé hứng thú hơn với bữa ăn chính. (Ảnh minh họa).

6. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi bé chảnh ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.



7. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…



8. Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: “Con thích ăn gì nào?” và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.



9. Hãy chấp nhận một số ý thích 'trái khoáy' của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.



10. Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.



11. Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.



12. Bạn có thể dùng chiến thuật “bình mới rượu cũ”. Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mì. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?



13. Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.



14. Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!



15. Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ… Thế là bé vừa ăn vừa dỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.



16. Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.



17. Bạn nên biết rằng “không” là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.



18. Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.



19. Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.



20. Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn

Tăng cường masage cho con:

Mỗi ngày dành 10-15 phút massage cho các em bé là phương pháp tốt làm tăng sự tuần hoàn máu, giúp trẻ ăn ngon, chóng lớn, giảm các chứng đầy bụng khó tiêu.

Ngoài ra, đây cũng là cách tạo mối quan hệ mật thiết giữa trẻ và người thân, giảm bớt những khó chịu trong cơ thể khi bé bị căng thẳng. Trong quá trình massage và trò chuyện, bạn giúp trẻ sớm phát triển ngôn ngữ.

Thực hiện:

Sau khi tắm xong, lau khô người và đặt bé trong phòng có nhiệt độ ấm, kín gió. Dùng phấn thơm hoặc dầu thơm dành cho trẻ sơ sinh để xoa bóp cho trẻ.

Rất nhẹ nhàng, bạn vuốt ve khuôn mặt bé, xoa bóp trán, má, lông mày. Tiếp theo, massage ngực bé, dần chuyển dịch tay xuống bụng, xoa nhẹ theo vòng tròn. Sau đó, bạn chuyển sang massage cánh tay, bàn tay, các ngón tay của bé.

Làm tương tự như vậy với chân của bé. Cho trẻ nằm sấp, thực hiện xoa bóp phần lưng cho bé, theo những vòng tròn chiều kim đồng hồ. Sau khi hoàn tất, nhanh chóng mặc đồ cho trẻ.

Lưu ý: Trong khi massage, bạn nên trò chuyện với bé, nói những lời ngọt ngào âu yếm. Ban đầu có thể bé không quen, nhưng sau một vài lần bé sẽ tỏ ra rất thích thú khi được vuốt ve.

Cần rửa sạch tay trước khi massage cho trẻ. Tránh massage ngay sau khi bé ăn, khi bé không được khỏe, khi bé mới tiêm chủng.

Dùng thêm gia vị:

Liệu bạn đã biết dùng gia vị như thế nào cho thích hợp với bé yêu của mình hay không? đặc biệt là trong bữa ăn chính của bé mẹ nên chọn những loại gia vị nào để mùi vị món ăn của bé thêm hấp dẫn, khiến trẻ ăn uống tốt  hơn? Mình xin chia sẻ với các mẹ “mẹo” sử dụng gia vị cho bé mà mình đã áp dụng rất thành công cho bé trai 2 tuổi nhà mình nhé!

"Gia vị" ở đây không chỉ là ớt, hạt tiêu mà còn bao gồm tỏi, hành, gừng, riềng, nghệ, rau mùi, thì là... Có một số thảo dược và gia vị không chỉ có tác dụng làm tăng hương vị của món ăn mà còn có tác dụng kháng khuẩn và chống ôxy hóa.

Mẹo giúp bé hay ăn nhờ gia vị - 1
Liệu bạn đã biết dùng gia vị như thế nào cho thích hợp với bé yêu của mình hay không?

Giai đoạn bé nhà mình ăn bột, gia vị mà mình sử dụng chủ đạo chỉ là một tí xíu nước mắm và dầu ăn thôi. Bởi hầu hết các bác sĩ nhi đều khuyến nghị rằng nên đợi cho đến khi trẻ được 8 tháng tuổi hãy cho thêm gia vị vào các món ăn của trẻ, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa mà có thể dẫn tới dị ứng. Vậy nên các mẹ chỉ nên tận dụng vị ngọt từ các loại rau, củ quả và thịt cho bé thôi.
 
Nếu mẹ ăn các loại gia vị trong khi cho con bú thì bé có thể đã được làm quen với một số mùi vị. Điều quan trọng là nên tập cho bé ăn từng loại gia vị, với lượng nhỏ và trong 1 khoảng thời gian nhất định (4 - 6 ngày) rồi mới giới thiệu loại gia vị hay thức ăn khác để biết chính xác bé có dị ứng với thực phẩm nào không.

Từ khi bé được 8 tháng mình bắt đầu tập cho bé ăn một số loại gia vị khác. Nước mắm mà mình thường “tín nhiệm” sử dụng cho bé là nước mắm Hạnh phúc. Các mẹ lưu ý chỉ nên mua chai 250ml thôi, để đỡ bị mở lắp lâu, cũng không tốt. Hoặc các mẹ cũng có thể mua nước mắm sạch của Thái Lan, có bán ở các siêu thị, chai nhỏ xinh, rất tiện lợi cho mẹ và bé. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn không nên thêm đường và muối vào thức ăn cho trẻ khi bé chưa được 1 tuổi nhé. Nhiều người quan niệm cho muối vào thức ăn của trẻ để tr��� được bổ sung iốt, nhưng thực sự nó lại không hề tốt cho chức năng thận còn non nớt của bé.

Dầu ăn thì có rất nhiều loại cho các mẹ lựa chọn như dầu ăn KidDi, dầu gấc VIO, dầu ôliu, dầu mè v.v…Mẹ cũng nên mua cho con chai loại vừa phải và mua cùng lúc 2-3 loại dầu ăn một. Bữa sáng mẹ cho một loại dầu ăn, bữa trưa và chiều lại thay đổi loại dầu khác để hấp dẫn bé bởi mùi hương không bị trùng lặp. Dầu ăn thì khi tắt bếp bạn mới cho vào, khoắng đều để không bị nổi váng trên bề mặt bát cháo, bé sẽ rất khó ăn. Dầu thực vật là một trong những loại thực phẩm trong nhóm chất béo. Dầu thực vật còn là nguồn cung cấp vitamin E phong phú, nhất là các loại dầu bắp, dầu hướng dương. Ngoài ra, dầu thực vật còn chứa nhiều acide đơn chưa no và các đa acide chưa no mà tiêu biểu là acide omega - một loại acide rất có ích cho việc phát triển trí não của trẻ.

Mẹ chọn nước mắm và dầu ăn phù hợp, món ăn của bé sẽ thơm ngon hơn, kích thích cảm giác thèm ăn của bé sau miếng đầu tiên bé được thưởng thức.

Khi bé ăn cháo, mẹ chế biến nhiều món ăn phong phú hơn, nên các loại gia vị cũng sử dụng đa dạng hơn. Gia vị của bé không chỉ đơn giản là dầu ăn, nước mắm nữa mà còn là hành tây, cần tây, hành, thì là, gừng, tỏi v.v… Đơn giản như với món cháo thịt bò, mẹ có thể cho cà chua và cần tây hoặc hành tây vào cho bé, bé sẽ rất thích mùi hương mới lạ này. Gừng hoặc nghệ mẹ có thể thái một lát mỏng băm cũng cháo cho bé đối với món cháo thịt gà hoặc cháo ếch, cháo lươn. Gừng và nghệ vừa át mùi tanh của món ăn, lại tránh bị lạnh bụng cho bé, mau lành vết thương nếu bé đang bị viêm họng. Vậy nên các mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé nhà mình rồi.

Mẹo giúp bé hay ăn nhờ gia vị - 2

Nếu mẹ nấu cháo cá hay cháo lươn cho con thì hãy thử cho bé nếm hành và thì là nhé, bé sẽ vừa được thưởng thức vị ngọt của cá, lươn, lại vừa cảm nhận được vị thơm thơm của thì là, hành.

Các gia vị nóng như bột ớt, hạt tiêu đen có thể cho bé làm quen sau khi bé được 18 tháng, phụ thuộc vào khả năng và ý thích của bé. Mẹ hãy để cho bé có “cơ hội” được thưởng thức đa dạng các loại gia vị trong mỗi bữa ăn để bé sẽ không còn “sợ” ăn nữa. Bé nhà mình 2 tuổi nhưng ăn uống rất tốt, bây giờ bé có thể thưởng thức đa dạng các loại gia vị mà mình cho vào món ăn của bé. Nếu bạn chọn gia vị cho phù hợp, mắm, dầu ăn nêm vừa phải để kết hợp vào món bột, cháo hay cơm cho bé thì mình đảm bảo là bữa ăn sẽ không còn là “cực hình” đối với các mẹ và bé nữa.

Mẹo giúp bé hay ăn nhờ gia vị - 3
Hãy mạnh dạn cho bé thưởng thức những gia vị của bữa ăn

Chúc các bé ăn ngon miệng, ngoan ngoãn để mẹ yên tâm đi làm nhé!

Bà bầu nên ăn gì để con thông minh

Bé thông minh, mắt sáng... lung linh

Mẹ ăn gì để con thông minh nhất?

Giúp trẻ thông minh từ trong bụng m

Trẻ ăn gì cho thông minh

Những thực phẩm giàu omega 3 giúp trẻ thông minh vượt trội

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý