Vợ chồng ít nói chuyện với nhau là do đâu?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Vợ chồng ít nói chuyện với nhau là do đâu?

18/04/2015 10:08 PM
6,507

Không thể coi một đôi vợ chồng là hạnh phúc nếu mỗi ngày họ không nói chuyện với nhau được 30 phút. Nhưng thực tế không ít chị em than phiền rằng ông xã quá kiệm lời. Các khảo sát còn cho thấy nhiều khi phụ nữ ngoại tình bắt đầu chỉ từ chỗ tìm một người đàn ông để trò chuyện.

Xét về mặt tâm lý học:

Tâm lý nói chuyện của đàn ông

Trước hết cần phải thấy rằng nam và nữ sử dụng ngôn ngữ không giống nhau. Nếu phụ nữ coi ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp thì nam giới lại coi nó là công cụ để đua tranh. Ai nghĩ rằng đàn ông ít nói hơn đàn bà là rất nhầm. Hãy thử quan sát một hội nghị có cả nam và nữ: nam giới nói rất hăng, bởi vì đó là chỗ tranh tài xem ai có tầm nhìn xa hơn, đề xuất táo bạo hơn. Còn nói chuyện ở nhà với vợ thì tranh cái gì? Vì vậy họ chỉ ầm ừ cho qua chuyện!

Tác giả cuốn Những khảo nghiệm về đàn ông, Richard Stin phát hiện: "Trong khi nói chuyện, đàn ông luôn tìm cách thay đổi ý kiến hoặc hành vi của người nói chuyện với mình. Khi có động cơ đó, họ nói như máy. Ngược lại, không có động cơ đó, họ như người buồn ngủ". Vì vậy trong câu chuyện, đàn ông thường đưa ra một chủ đề gì đó để tranh luận, như vậy mới có chỗ để giành phần thắng. Nếu câu chuyện chỉ là giãi bày tâm sự như kiểu "hôm nay buồn, cô bạn nghĩ sai về mình" thì họ nghe một cách lơ đãng.

Sau 17 năm nghe hàng núi băng ghi âm sinh hoạt vợ chồng, nữ chuyên gia xã hội học Pamela Feseman cho biết: trong đời sống vợ chồng, nếu câu chuyện do đàn ông khởi xướng thì có tới 96% sẽ được phát triển đến cùng, nhưng nếu do phụ nữ bắt đầu thì tỷ lệ ấy hạ xuống chỉ còn 34%. Số còn lại do nam giới bỏ cuộc hoặc tìm cách phá ngang. Giáo sư Walon Farayer lại đi theo một hướng khác. Ông tổ chức từng nhóm nam nữ nói chuyện với nhau và rút ra nhận xét: nếu nhóm có từ 6 người trở lên và gồm nửa nam, nửa nữ thì thời gian nói chuyện của nam chiếm tới 72% và chủ đề câu chuyện thường bị dẫn dắt vào những vấn đề mà nam giới thích. Nữ giới có xu hướng mỉm cười và đặt những câu hỏi cho rõ thêm. Nam giới hay có thói quen cắt ngang lời người khác để thêm ý mình vào. Ngay cả trường hợp câu chuyện đã được nữ giới mào đầu thành công nhưng chỉ một lúc sau nam giới đã nói xen vào và lái câu chuyện sang hướng họ thích. Nhà nghiên cứu người Mỹ Donna Jiman còn tỉ mỉ hơn, bà nhận thấy đàn ông hay nói xen khi phụ nữ đang nói hơn là khi một người đàn ông khác đang nói. Còn khi đàn ông nói mà phụ nữ có nói xen vào, họ cũng phớt lờ như không nghe thấy.

Như vậy, sự bất bình đẳng nam nữ tồn tại ngay cả khi họ nói chuyện với nhau. Nói tóm lại, trong khi trò chuyện, việc quan trọng hàng đầu của đàn ông là làm sao "cầm trịch" được cuộc nói chuyện hoặc là giành ưu thế. Giáo sư Kanda Weis nhận xét: "Chính tâm lý ganh đua giành phần thắng là trở ngại lớn nhất của đàn ông để có được hạnh phúc gia đình và cũng làm cho họ không nhìn thấy những yếu kém của mình".

Làm gì khi chồng ít nói?

Có thể nhận thấy phụ nữ thường "mạnh" trong những chuyện tâm tình. Hai người đàn bà hợp chuyện có thể ngồi thủ thỉ với nhau cả buổi. Cởi mở tâm tình là nhu cầu của phụ nữ. Chính vì thế, nữ giới thường mong có được người chồng như vậy để họ chia sẻ mọi buồn vui nhưng thực tế rất khó tìm được người đàn ông như vậy.

Một người vợ phàn nàn rằng không có cuộc sống nào buồn tẻ hơn là sống với chồng. Chuyên viên tư vấn gợi mở: "Chắc anh ấy hay nói những điều không hợp ý chị?". Chị trả lời ngay: "Nếu thế đã không buồn. Đằng này, anh ấy chỉ đi làm về là ngồi im. Tôi đành phải bắt chuyện "Hôm nay ở cơ quan anh có chuyện gì à?". Anh ấy đáp: "Không, bình thường". Tôi kể chuyện ở cơ quan tôi thì anh ấy miễn cưỡng nghe nhưng không nói một lời, càng không hé răng về công việc của anh ấy, cứ như bí mật quân sự không bằng. Có khi cả buổi tối, anh ấy chẳng mở miệng lần nào. Nhưng một lần, tôi cùng anh ấy đến chơi nhà người bạn. Tôi vô cùng ngạc nhiên thấy anh ấy trò chuyện rất rôm rả. Lại có biết cả những truyện tiếu lâm rất dí dỏm. Tôi nghĩ bụng, chắc là nhờ có mấy phụ nữ nhưng tôi đã nhầm. Một lần khác, ở chỗ toàn đàn ông, anh ấy cũng ba hoa không kém. Thế ra, chỉ với riêng tôi anh ấy lầm lỳ không nói. Hay là anh ấy coi thường tôi?".

Nhưng nếu am hiểu tâm lý đàn ông, chị em không nên lấy đó làm buồn. Các nghiên cứu tâm lý đàn ông hiện đại trong gia đình đều khẳng định là những lúc đàn ông không nói chuyện với vợ con phần lớn là họ đang bằng lòng với thực tại. Hình ảnh người đàn ông buổi tối ngồi nhà lẳng lặng nhâm nhi chén trà hay đọc báo là lúc tâm trạng họ thanh thản, yêu đời. Người vợ hiểu chồng nên để cho họ được im lặng hưởng thụ bầu không khí đầm ấm mà ta gọi là hạnh phúc gia đình.

Nhạc sĩ Chopin, người Ba Lan, còn có thói quen thích ngồi một mình trong phòng riêng để "tìm lại chính mình". Giáo sư tâm lý học Richard White, người Mỹ, là một người hay làm việc ở nhà. Ông quy định với vợ khi nào đang suy nghĩ một vấn đề không muốn ai làm gián đoạn thì ông đội lên đầu một chiếc mũ vải màu xanh, quy định đó là tín hiệu "hãy để tôi được yên". Nhờ cách đó, hai ông bà không bao giờ làm phiền nhau, họ sống rất hòa hợp. Nhưng nếu chị em nào muốn chồng nói chuyện nhiều hơn cũng chẳng khó, điều cơ bản là phải biết cách nói chuyện với chồng. Các chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên cho những phụ nữ cảm thấy bất hạnh vì chồng ít lời: "Bạn đừng nói chuyện theo kiểu trò chuyện với bạn gái, đừng giãi bày tâm sự về những cái trừu tượng mà phải biết cách nêu vấn đề cụ thể cho anh ta tranh luận. Thỉnh thoảng bạn đặt một câu hỏi lật ngược vấn đề. Anh ta sẽ hăng hái lên ngay. Nếu bạn tỏ ra phục tài, công nhận lý luận của anh ta có lý thì lần sau anh ta sẽ rất thích nói chuyện với bạn".

Đàn ông không thích những "câu chuyện riêng". Cái mạnh của họ là ở chỗ đông người. Có lẽ do bản chất ganh đua, hiếu thắng, đàn ông lúc nào cũng muốn mình phải hơn những người đàn ông khác. Ngay cả những khi kể chuyện tiếu lâm, hình như họ cũng nghĩ ai kể được nhiều và làm cho mọi người cười nhiều nhất là thắng, ai phải ngồi nghe là thua. Nói cách khác, đàn ông thích dùng ngôn ngữ để khẳng định vị thế của mình trong một môi trường cụ thể.

Tổng biên tập tạp chí The New Men ở Mỹ cũng nhận xét: "Nói về những yếu kém của đàn ông chính là những điều đàn ông ngại nghe nhất. Nam giới cũng ngại viết những bài không có lợi cho họ. Thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến những chuyện ấy nữa". Không ít ông "thiếu vốn từ" để thể hiện tình cảm thân mật. Họ khó chia sẻ với phụ nữ những nỗi âu lo, những niềm trăn trở. Tâm trạng đàn ông càng xúc động thì vẻ ngoài của họ càng trầm tĩnh, lầm lỳ, lý tính, tập trung tư tưởng đối mặt với sự thật để tìm một giải pháp, chứ không thích chia sẻ với người khác.

Nhà ngôn ngữ học Litlin Gras còn đi sâu vào sự khác nhau giữa ngôn ngữ đàn ông và phụ nữ. Ông cho rằng các nền văn hóa đều tìm thấy sự khác biệt này và chính nó làm trở ngại cho việc giao tiếp giữa nam và nữ. Ngôn ngữ đàn ông tỏ ra đĩnh đạc còn ngôn ngữ phụ nữ có nhiều nhấn nhá, tình cảm hơn. Cho nên đa số người vợ đều không thỏa mãn với cách nói chuyện của chồng. Một nữ giáo viên đã sống với chồng hơn 20 năm tổng kết: "Mỗi lần tôi và anh ấy nói chuyện với nhau thường dẫn đến hai kết cục, một là tranh luận quyết liệt, hai là tôi nói một mình để rồi kết thúc nhạt nhẽo". Cho nên những phụ nữ không ngoan thường chỉ nói với chồng càng ngắn gọn càng tốt. Thí dụ: "Anh đi mua hộ em mấy cái bánh mỳ đi!" Chứ không nên nói: "Hôm qua, bọn trẻ nhà mình bảo thích ăn bánh mỳ theo kiểu Tây. Ăn cơm mãi cũng chán, bữa nay thay đổi bằng bánh mỳ xem nào. Em đang dở tay, anh xuống nhà lấy xe máy ra cửa hàng đầu phố mua cho nhanh!". Bởi vì sau câu nói dài dòng như thế anh chồng có thể hỏi: "Mua cái gì cơ?". Nói ngắn và đừng tranh luận nếu bạn không biết nhún nhường trước đàn ông, đó là bí quyết để người chồng muốn nói chuyện với bạn! Hệ quả của điều này là không khí cởi mở và sự quý mến mà người chồng dành cho bạn.

Thế giới ảo tác động:

Đời thực cãi vã, đời ảo cảm thông

Cưới nhau đã 4 năm và có với nhau một cô con gái nhưng cuộc sống gia đình của anh Tuấn, chị Nguyệt (cùng 30 tuổi, trú tại Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội – tên nhân vật đã được thay đổi – PV) rơi vào tình cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”.

Những mâu thuẫn trong cuộc sống của họ bắt nguồn từ nguồn thu nhập eo hẹp của cả hai, lại thêm chuyện chị Nguyệt không hiểu vì lý do gì mà bỗng dưng không thể có thai trở lại khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng.

Cả hai người thường xuyên không nói chuyện hay tâm sự. Do đó, khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày một nới rộng. Cả hai đều nhận ra sự thực này nhưng họ không tìm được cách nào hữu hiệu để hàn gắn mối quan hệ trở lại tốt đẹp như cũ.

Sau hơn 1 năm

Vì thế, dù chung sống cùng một mái nhà, ăn cùng một mâm cơm và ngủ cùng một giường nhưng cả hai khá lạnh nhạt, chẳng khác nào những người cùng thuê nhà trọ, chẳng có liên quan, dính líu gì đến nhau. Mối quan tâm duy nhất khiến họ giao lưu với nhau nhiều hơn chính là cô con gái 4 tuổi.

Ngoài ra là những lần đóng tiền nhà, điện nước vào cuối tháng. Khi ấy, chị Nguyệt bắt buộc phải hỏi anh Tuấn vì thu nhập của chị đã trang trải ăn uống cả tháng, thu nhập của anh Tuấn dành để nộp tiền nhà …

Sự ràng buộc lỏng lẻo ấy đã khiến cả hai tự tìm kiếm cho mình những nguồn an ủi, sẻ chia bên ngoài, nhưng không phải bằng cách ngoại tình. Họ lên mạng và vào các diễn đàn trực tuyến lớn để trò chuyện, tìm kiếm thông tin, vv…

Ban đầu họ vào các diễn đàn họ thích nhưng dần dà về sau, cả hai vô tình cùng trở thành thành viên của một diễn đàn trực tuyến lớn về trẻ em, trong đó có mục tâm sự gia đình rất thu hút sự quan tâm của mọi người.

Trong mục này, sau một thời gian tham gia, cả anh Tuấn lẫn chị Nguyệt đều tìm thấy ở đây những con người đồng cảm với hoàn cảnh của mình. Vào diễn đàn trò chuyện, giao lưu, dù chỉ là giao lưu và trò chuyện “ảo” với những người không quen biết nhưng cả hai gặp những hoàn cảnh tương tự.

Theo đó, họ biết rằng chuyện vợ chồng “cơm không lành, canh không ngọt” là chuyện chẳng hiếm hoi gì, nhất là với những cặp đôi còn trẻ, nhà cửa chưa có, kinh tế chưa vững. Họ cũng tìm được nhiều biện pháp khắc phục, coi như “kinh nghiệm” bỏ túi để mang về áp dụng cho chính gia đình mình…

Chính vì điều đó nên càng ngày, cả hai càng bị thu hút vào diễn đàn, trở thành thành viên quen thuộc và được nhiều người “nhớ tên”.

Chỉ có điều, cả anh Tuấn lẫn chị Nguyệt đều không biết vợ/chồng mình cũng đang tham gia diễn đàn này! Và điều oái oăm nhất cuối cùng cũng xảy ra. Tham gia diễn đàn được nửa năm, cả hai (với tên ảo) bỗng dưng trở nên thân thiết khi mà họ thường xuyên trao đổi với nhau những câu chuyện, tình huống phát sinh trong cuộc sống vợ chồng.

Ngoài việc kể lể, họ còn chia sẻ với nhau những cảm xúc, suy nghĩ khiến mối quan hệ ban đầu chỉ là “ảo hoàn toàn” nhưng dần dần được xích lại gần hơn. Theo thời gian, cả hai trở thành bạn thân của nhau trên diễn đàn, có thể kể lể, hỏi han, thậm chí than thở với nhau nhiều câu chuyện đời thường.

Chính những câu chuyện ấy đã khiến họ có cảm giác “một ngày không trò chuyện với nhau là thiếu thốn một điều gì đó”.

Qua một thời gian ngắn, cả hai người cùng ngỡ ngàng, bối rối khi họ tự nhận ra rằng họ đang “cảm mến” lẫn nhau, nhưng không ai dám thừa nhận, không ai dám “mạnh dạn” thúc đẩy mối quan hệ tiến xa hơn. Bởi trong thâm tâm, cả hai đều không muốn gia đình tan vỡ.

Vì thế, dẫu cảm thấy có chút “nguy hiểm” vì dấu hiệu “say nắng” nhưng cả hai vẫn tự tin tiếp tục mối quan hệ này vì cho rằng đó chỉ là mối quan hệ ảo (theo đúng nghĩa đen của nó). Chỉ cần không cho nhau số điện thoại, không gặp gỡ, không hẹn hò thì mối quan hệ này có lẽ sẽ trên mức tình bạn một chút, không đủ sức phá hoại gia đình của ai.

Vợ chồng cùng chết đứng vì ngoại tình với nhau!

Với suy nghĩ như thế, cả hai cùng yên tâm, tiếp tục làm bạn “tri kỉ” của nhau. Trong thâm tâm, cả hai đều cảm thấy có lỗi với vợ/chồng mình, bởi thực sự họ đã không chia sẻ cuộc sống của mình với người bạn đời đang má kề môi ấp mà lại đi chia sẻ với người khác.

Nhưng họ đều không thể làm khác đi được, vì ở bên cạnh vợ mình, anh Tuấn không tìm được sự cảm thông. Và tương tự, chị Nguyệt khi ở bên cạnh chồng cũng không tìm thấy một chỗ dựa.

Ở trong cuộc sống thực tế, họ dường như thuộc về hai thế giới, ăn cơm xong dỗ con ngủ, dọn dẹp nhà cửa xong là mỗi người một máy tính, ngồi một góc lướt web rồi đi ngủ. Nhưng trong diễn đàn kia, họ dường như đã tìm được “một nửa đích thực” của mình.

Biết mình đang “ngoại tình trong tư tưởng” nên cả anh Tuấn lẫn chị Nguyệt đều vô cùng kín đáo, không để vợ/chồng mình biết chuyện.

Cả hai vẫn duy trì cuộc sống bình thường và đặc biệt, khi lên diễn đàn quen thuộc kia, họ không cho nhau số điện thoại di động để liên lạc vì sợ rằng nếu cứ gọi điện hay nhắn tin thì “người ở cùng” sớm muộn cũng sẽ phát hiện ra sự thật.

Vì thế, chuyện vợ có “bạn tri kỷ” anh Tuấn không hề biết, và chị Nguyệt cũng không hề hay rằng chồng mình có “người tâm sự” bên ngoài.

Nhưng điều oái oăm là cái sự rụt rè, sợ sệt kia dường như lại trở thành chất xúc tác khiến mối quan hệ ảo này ngày càng trở nên thú vị, cuốn hút đối với cả hai.

Sau hơn một năm duy trì tình bạn trong trạng thái “mù tịt” như vậy, cuối cùng, họ quyết định sẽ gặp gỡ nhau một lần. Và để bất ngờ, cả hai cùng thống nhất đến đúng một địa điểm và không cho nhau số điện thoại!

Đến đúng ngày hẹn, giờ hẹn, anh Tuấn khá ngạc nhiên khi được vợ thông báo rằng hôm nay có hẹn café với mấy người bạn cũ học cùng nhau từ thời THPT. Còn chị Nguyệt cũng khá bất ngờ vì chồng cũng có hẹn vào đúng ngày mình bận.

Khi đi, anh Tuấn cho biết lý do là “đi nhậu với mấy cậu bạn thân”. Vì còn phải mang con đi gửi nên chị Nguyệt ra khỏi nhà trước, bên trong mặc một bộ trang phục khá đẹp, có trang điểm nhẹ nhưng chị tự tin chồng chẳng có lý do để nghi ngờ vì hôm đó chị đi chơi, và lâu lắm rồi chị không được làm đẹp.

Về phía mình, thấy vợ có chút “khang khác”, anh Tuấn cũng không soi xét gì vì nghĩ thi thoảng vợ điệu đà cũng không sao. Hơn nữa, anh đang nóng lòng sốt ruột muốn vợ đi sớm để mình còn đến điểm hẹn cho đúng giờ. Vì thế, cả hai đều không nhận ra được sự khác thường trong cuộc hẹn hứa hẹn đầy bất ngờ này!

Đến quán café (nơi hai người đã thống nhất trên mạng), anh Tuấn rón rén bước vào, đảo mắt nhìn xung quanh và dùng trực giác để xác định “người cần gặp” là người nào!

Nhưng khi chưa tìm được “đối tượng” thì anh giật thót mình khi nhìn thấy vợ đang ngồi trong một góc quán, cách ăn mặc, đầu tóc giống hệt với cách mà “cô gái anh quen trên mạng” đã mô tả cho anh dễ nhận dạng!

Lúc này, đầu óc anh Tuấn chưa kịp định thần trở lại thì anh cũng bắt gặp luôn cái nhìn của vợ. Chị Nguyệt cũng hốt hoảng không kém khi bắt gặp chồng ở nơi này, trong một hoàn cảnh trớ trêu như thế.

Cả hai dường như cảm nhận được điều bất thường nên bối rối nhìn nhau. Bất giác, họ nghĩ đến chuyện mình đã “ngoại tình” với bạn đời của mình mà không hề hay biết.

Lúc này, anh Tuấn đi lại chỗ bàn vợ ngồi, muốn hai vợ chồng có thể có một phút giây thành thật. Và “phút giây thành thật” ấy đã cho họ thấy rằng họ đang “ngoại tình” với chính vợ/chồng mình suốt hơn một năm nay!

Kết quả quá bất ngờ này khiến cả hai cùng sốc và không biết sẽ tiếp tục sống với nhau thế nào trong những tháng ngày sắp tới.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là câu chuyện bi hài này đã giúp họ nhận ra rằng, họ vẫn có thể là một cặp vợ chồng nhưng cũng đồng thời là một đôi bạn tri kỉ nếu họ vị tha, mở lòng, hệt như cái cách mà họ đã dành cho nhau bấy lâu nay khi làm bạn trong thế giới ảo.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý cho biết: "Những câu chuyện như câu chuyện của anh Tuấn, chị Nguyệt xảy ra không phải là lần đầu tiên. Trên thực tế, có những cặp vợ chồng hàng ngày chung sống với nhau nhưng không thể trò chuyện, tâm sự với nhau vì họ bị những gánh nặng về kinh tế, con cái ngăn cách khiến họ không thể mở lòng.

Những mâu thuẫn tích tụ trong cuộc sống hàng ngày cũng khiến cả hai mất đi thiện cảm cho nhau, vì thế, họ không đủ vị tha hay hài hước để có thể tiếp tục dành cho người bạn đời của mình nhiều tình yêu thương.

Ngược lại, với những mối quan hệ ảo, họ có thể thoải mái chia sẻ mà không bị giới hạn về thời gian, tuổi tác, cả hai lại rất yên tâm vì không biết gì về nhau. Cho nên, chuyện họ xích lại gần nhau, cảm mến nhau là chuyện dễ xảy ra, dù vẫn là người vợ ấy, vẫn là người chồng ấy.

“Bởi thế, bài học rút ra ở đây là vợ chồng chín bỏ làm mười. Nếu vẫn còn yêu thương và muốn tiếp tục duy trì cuộc sống gia đình thì cả hai cần nín nhịn và bỏ qua cho nhau, hệt như cách mà họ dành cho những người vừa mới quen biết”, Tiến sĩ Quý nhấn mạnh.

Những chuyện cần nói:

Đúng là cuộc sống vợ chồng mà không có chuyện gì để nói với nhau nữa thì vô cùng buồn tẻ. Nhưng thông thường mỗi người, ngoài công việc làm ăn sinh sống ra, thường đều ai cũng có quan tâm đến một số khía cạnh nào đó của cuộc sống. Muốn trò chuyện với nhau trước hết bạn phải biết chồng quan tâm tới chuyện gì? Có hứng thú về cái gì? Bạn cần phải tìm hiểu để biết những sở thích của chồng bạn. Không gì vô duyên hơn là nói chuyện về đề tài mà người kia không quan tâm hoặc không thích.

Chẳng hạn khi xem ti-vi anh ấy thường xem chuyên mục gì? Thời sự, thể thao hay ca nhạc …? Nếu thấy anh ấy hay xem gì, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu về cái đó mới nói chuyện với anh ta được.

Để có đủ hiểu biết trò chuyện với chồng, bạn phải tự nâng cao tri thức của mình về mặt đó. Cách mở mang tri thức tốt nhất hiện nay là tìm hiểu qua mạng internet. Bạn ở nhà có nhiều thời gian lại càng nên sử dụng mạng nắm bắt tin tức, mở mang kiến thức mới có thể đàm đạo với chồng được. Nếu bạn đã ít giao tiếp lại lười lên mạng cập nhật những tri thức hiện đại thì chẳng bao lâu bạn sẽ không biết gì để nói chuyện với chồng nữa. Hai người chỉ hợp chuyện khi người ta có trình độ hiểu biết ngang nhau ít ra là về những lĩnh vực mà cả hai cùng quan tâm. Không có gì chán bằng nói chuyện với một người về đề tài nào đó mà họ chẳng biết gì về mặt ấy cả.

Bạn đừng ngại nói nhiều sẽ làm anh ấy mệt. Nếu hợp chuyện thì càng nói càng hăng không mệt đâu. Nhiều khi cứ ngồi lì một chỗ chẳng nói chẳng rằng còn mệt hơn.

Nếu có thể, ngày nghỉ bạn nên đòi anh ấy đưa đi chơi đây đó. Khi đi ra ngoài, bạn có nhiều chuyện để hỏi han về những cảnh đẹp chẳng hạn chắc chắn anh ấy sẽ có dịp khoe khoang những hiểu biết của mình với vợ. Bạn sẽ thấy bao nhiêu chuyện lạ và có thể trò chuyện với nhau về những gì cả hai cùng thấy hôm đó. Nếu cứ ở nhà chẳng đi đến đâu, chẳng phải làm gì thì sẽ “cạn vốn” và cuộc hôn nhân sẽ đi vào chỗ bế tắc, nặng nề, tẻ nhạt. Vậy bắt đầu từ hôm nay, hãy thay đổi cách sống của bạn đi, chồng bạn sẽ thích nói chuyện với bạn đấy!

Đàn ông nên nhớ:

Sau khi cưới nhau, cứ về nhà là chồng cắm mặt vào máy tính. Và nhiều khi, chiến tranh nổ ra, không phải vì hai người cãi nhau mà vì một người... không thèm cãi.

Chồng tôi chỉ ham chơi "điện tử" đến nỗi chẳng còn quan tâm hay chuyện trò cùng vợ. Ngoài thời gian lên giường cùng vợ, anh ấy chỉ ngồi ở bàn máy vi tính chơi các trò chơi trên đó.

Thậm chí chúng tôi chẳng bao giờ ngồi bên nhau cùng chuyện trò hay xem tivi cả. Ngay cả nếu máy tính hỏng cùng lắm là anh ấy chỉ nằm cạnh tôi chứ ít khi trò chuyện điều gì. Tôi có cố gợi chuyện thì có cảm giác là anh ấy không muốn nghe hoặc nghe thì chỉ  là "à, ừ" cho qua chuyện. Có lần anh ấy còn nói: "Đừng nói nữa người ta không nghe đâu mà nói". Dường như mọi chủ đề tôi nói đều làm cho anh khó chịu cả. Cũng có những lần tôi muốn nâng cao tầm quan trọng của cuộc nói chuyện và mong anh đừng ngồi ở bàn máy vi tính nữa  để có một cuộc nói chuyện nghiêm túc với tôi nhưng anh ấy vẫn cố ngồi đó không chịu "nhổ rễ". Và khi tôi muốn nói chuyện với anh thì phải ra ngồi hoặc đứng gần đó thì mới trao đổi cùng anh được.
Khi lên giường thì tôi muốn thủ thỉ cùng chồng một lát nhưng anh ấy bảo: "Có để cho người ta ngủ không đấy?" Thế là sau khi lâm trận xong anh ấy lăn ra ngủ luôn kể cả lúc đó là sớm hay muộn. Những ngày nghỉ hoặc lễ tết, đám cưới bạn bè anh ấy thường đi một mình chẳng muốn cho vợ hay con đi cùng. Anh ấy cũng rất hiếm khi đưa vợ con đi chơi đâu. Nhưng nếu tôi có ý định đi bất cứ đâu thì anh lại tỏ ra khó chịu, không muốn cho vợ đi kể cả việc đi khám bệnh. Ngược lại tôi có ý rủ anh đi cùng hoặc đưa tôi đi thì anh hoàn toàn không muốn. Nhất là khi đi đám cưới bạn tôi anh chẳng muốn cho đi vì sợ tốn tiền và một phần không muốn cho tôi đi. Anh âý chẳng bao giờ muốn ở nhà trông con hay cho con đi chơi cùng. Làm sao để anh ấy bớt ngồi bên máy tính để trò chuyện, gần gũi với vợ đây? Và làm sao để chúng tôi hòa hợp hơn, có nhiều hoạt động cùng nhau hơn?
Trả lời:

Bạn Ánh Ngọc thân mến !

Hầu hết các đôi vợ chồng đều ít nói chuyện với nhau. Đơn giản vì hai người nói mãi phải hết chuyện. Có hai ông bạn xa nhau 10 năm, khi gặp lại mừng lắm rủ về nhà chơi nói chuyện suốt đêm. Hôm sau chỉ đến 1O giờ đêm đã ngủ. Hôm sau nữa hết chuyện đi ngủ sớm. Thế mà vợ chồng sống với nhau hết năm này sang năm khác lấy đâu ra chuyện mà nói nhiều. Công việc gia đình, nhà cửa, con cái chỉ mấy câu là hết. Cho nên bạn đừng hy vọng chồng có thể ngồi nói chuyện con cà con kê với bạn hàng tiếng đồng hồ. Càng hy vọng thế càng thất vọng. Đàn ông không nói là họ đang hài lòng với thực tại đấy.

Thứ hai là chồng hay chơi game trên máy tính, bạn cũng đừng lo. Người nào ham lắm cũng chỉ một thời gian là chán dần. Suy cho cùng đàn ông ai cũng mê thứ gì đó. Chơi game là thú vui lành mạnh còn hơn ham mê cờ bạc, trai gái, nghiện hút. Chỉ một thời gian anh ta sẽ chơi ít dần đi.

Riêng chuyện hiếm khi đi chơi với vợ, có lẽ vì không có hứng thú. Bạn cần tìm hiểu xem anh ấy thích đi đâu thì bạn nên đi nơi đó một cách vui vẻ để anh ấy lấy lại hứng thú đi với vợ. Đừng bắt anh ta phải đến những nơi mà anh ấy không thích. Chẳng hạn như đi shopping, siêu thị là những nơi đàn ông không mấy nhiệt tình.

Đọc lá thư của bạn tôi thấy chồng bạn không thích đi cùng vợ, không thích nói chuyện với vợ, lên giường cũng không thiết âu yếm vợ, nếu khi hai bạn chưa lấy nhau mà anh ấy đối với bạn như thế thì chắc chắn đã không cưới bạn làm gì. Chắc hẳn khi đó bạn phải có sức hấp dẫn như thế nào với anh ấy. Vậy bây giờ sức hấp dẫn ấy mai một rồi sao? Bạn hãy xem lại chính mình, bạn đã thay đổi như thế nào từ khi là vợ chồng và nhất là từ khi có con? Về hình thức con người bạn có quan tâm đến y phục, trang điểm không? Buổi tối lên gường ăn mặc có gợi cảm không, thân thể có sạch sẽ thơm tho không? Người ta nói “gái một con trông mòn con mắt”, bạn hãy nhìn mình trong gương xem có “mòn con mắt” không ?

Trong thư bạn chê trách anh ấy hơi nhiều, thấy anh ấy toàn khuyết điểm, chẳng có điểm nào đáng khen cả, vậy thì khó có thể tin là bạn còn yêu chồng như ngày xưa. Để có cuộc sống vợ chồng đằm thắm, trước hết hãy thay đổi chính bạn, từ hình thức đến nội dung, từ cách cư xử, trò chuyện với chồng đến cách âu yếm vuốt ve. Nếu bạn đủ sức hấp dẫn anh ta thì tất cả những mong muốn của bạn trên đây, chồng bạn sẽ vui vẻ đáp ứng được hết. Không có gì vượt quá khả năng của anh ấy cả. Chúc bạn có nhiều nỗ lực và thành công.  


Vợ chồng cãi nhau vì việc nhà

Vệ sinh khi làm "chuyện ấy"

Ăn gì để tốt cho "chuyện ấy"?

Vợ chồng hoà hợp khi yêu

Quan hệ vợ chồng sau khi sinh

Cư xử với gia đình vợ như thế nào

Thế nào là một người vợ tốt

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
vi chong toi la tai xe nen anh ay hay di som ve khuya co khi ko ve nen hai vo chong ko noi chuyen va lai vo chong toi cung it noi nen nhat nheo bay jo toi phai lam ji
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Bằng việc nhắn tin trước nhé, nhắn tin nhiều rồi dần dần sẽ có thể nói chuyện bên ngoài nhiều, thường như bạn mà nc sẽ rất khó nên bạn phải kiên trid và quan trọng còn ở chồng của bạn nữa
Hai vo Chong toi Ket hon duoc 16 nam va co 3 đua con voi nhau Nhung toi trua co ngay nao duoc Hanh Phuc vi Chong toi nghien Cuộc song vo Chong ngay cang buon te vi no Tien NGUOI khac rat nhieu va Chong toi rat luoi Khong chiu lam lo Gia dinh trua Bao Jo Chong toi mang Hp den cho toi trua Bao Jo Anh ay đua gd toi Đi choi hay mua tang toi Cai j va cung Chang Bao Jo biet toi vat va the nao chiu dung the nao Gió toi muon Bo Anh ay moi NGUOI cho toi Loi khuyen
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Chào chị! Anh ta làm gì có tiền và thời gian mà đưa c đi chơi, hay mua sắm cho chị khi anh ta nghiện cơ chứ.Có lẽ chị nên giải thoát cho mình thật sớm.Tôi nghĩ, chị thương tình đám nhóc mà chịu đựng.Nhưng hãy giải thoát bản thân và các con chị.Rồi chúng cũng sẽ lớn và hiểu.Chồng chị sẽ rất lâu mới có thể sửa đổi được chị ầ/.Hi vọng chị quyết định đúng,Thân
tôi và chồng tôi thường xuyên cãi vã anh ý không muốn tôi đi đâu và cũng không muốn tôi có bạn bè gì tôi rủ đi chơi thì anh không muốn di nhưng anh lại suôt ngày di chơi cùng bạn be a ý được va tôi chưa một lân nhận dược quà từ anh y' mac dù chùng tôi không nghèo khó gì
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
xin chaoxin chaoban ten giminh ten minh day ban ten giminh ten la my nam nay ban may tuoinam nay minh 8 tuoi roi vang thi ban may tuoiminh da 8 tuoi reoivay la chung ta hoc lop vaoi nhau roivay thi cho anh lam quen duoc khong\duoc thoivay thi ngay moi gap nhau o truong teu hoc so 1 nhon nhau nhung ma ngay ma minh khong co hochay la gap nhau o cay xang nheok
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý