Chuẩn bị trước lễ ăn hỏi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chuẩn bị trước lễ ăn hỏi

18/04/2015 10:09 PM
1,127

Trước lễ ăn hỏi cần chuẩn bị những thủ tục như thế nào để tránh sai sót và đúng với phong tục tập quán của địa phương là điều nhiều bạn trẻ băn khoăn, vướng mắc. Bạn có thể tham khảo cách sắm và chuẩn bị lễ ăn hỏi của cả 2 miền để có sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày trọng đại của mình.


Chuẩn bị về mặt tinh thần:


Đầu tiên hãy nghĩ đến thời kỳ này như là khoảng thời gian thích hợp để bạn chia sẻ cuộc sống của bạn với một người khác giới. Đây cũng chính là lúc sự mơ mộng lãng mạn của một chuyện tình hoàn hảo đối mặt với "cú sốc" thực tế.
Bạn sớm phải đối mặt và lao vào giải quyết những vấn đề của đám cưới. Đừng tự tạo áp lực cho bản thân là phải thiết kế một sân khấu lộng lẫy hơn những ngày lễ hội, nếu việc đó hoàn toàn quá sức đối với bạn. Hãy chú ý đến hoàn cảnh của mình (chẳng hạn khả năng tài chính).

Thường khoảng thời gian giữa lễ đính hôn và lễ cưới là từ 6 tuần đến 18 tháng, nhớ rằng đây cũng chính là khoảng thời gian để chuẩn bị lễ cưới cho bạn, để cùng nhau thảo luận lại một lần nữa trước khi lễ cưới bắt đầu. Điều quan trọng bản thân bạn phải thấy vui, hạnh phùc với lễ đính hôn của mình. Sau đây là một vài lời khuyên có thể giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn chuẩn bị lên xe hoa.Nói cóNhững lễ đính hôn chỉ đòi hỏi một vài lời khuyên. Bạn chỉ cần nói "đồng ý" thì cũng có nghĩa là bạn đã chấp nhận một mối ràng buộc. Trái lại với suy nghĩ của nhiều người, đính hôn không đòi hỏi phải có nhẫn (một số người sử dụng tiền mua nhẫn cho những công việc khác cần thiết hơn).Không có một thời gian quy ước chính xác nào cho việc đính hôn. Một số người cần 6 tháng, người khác lại cần 1 năm, 2 năm hay còn lâu hơn thế nữa. Một lễ đính hôn chắc chắn phải đi kèm trước đó rất nhiều sự chuẩn bị từ những việc sắp xếp, tiết kiệm tiền, hoàn thành việc học tập đến phấn đấu địa vị trong công việc, xã hội, vân vân....Vì vậy nếu bạn đang trong sắp trở thành những "thành viên" này, hãy tham khảo thật kỹ trước khi đính hôn để tránh những cuộc chia tay không mong muốn.

Bố mẹ bạn hay bất kỳ đứa trẻ trong nhà nào cũng nên à những người được biết đầu tiên niềm vui của bạn. Trong trường hợp đối với con trẻ, bạn nên nói cho chúng biết trước khi một ai đó thông báo với chúng. Sau đó chắc chắn rằng bạn bè thân, họ hàng cũng nhận được thông tin này. Những người thân nhất với bạn sẽ rất dễ bị tổn thương nếu họ biết tin này qua một người khác mà không phải từ bạn. Gặp gỡ hai bênViệc đính hôn của bạn không nên gây sốc cho bố mẹ. Thật là tuyệt nếu người bạn đời tương lai của bạn có mối quan hệ tốt với bố mẹ trong khi bạn còn hẹn hò với người ấy. Và đây chính là thời điểm thích hợp để bạn và người ấy cũng nhau đặt nền tảng mối quan hệ lâu dài trên cơ sở pháp luật. Đây cũng là lúc bố mẹ hai bên gặp mặt nhau. Theo truyền thống, bố mẹ chú rễ sẽ chủ động gặp bố mẹ cô dâu, họ tự giới thiệu mình và đưa ra lời mời. Tuy nhiên, ngày nay bố mẹ cô dâu có thể hẹn gặp trước. Tài chính và danh sách khách mờiTài chính của bạn sẽ quyết định đến hình thức phong cách đám cưới của bạn. Khả năng tài chính cũng ảnh hưởng đến độ dài danh sách khách mời. Hãy bắt đầu với lượng tài chính mà bạn có khả năng chi trả. Từ đó, mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để có thể cắt giảm chi phí cũng như lượng khách mời. Một kế hoạch thực tế sẽ giúp bạn có một lễ đám cưới đúng như mong muốn.

Bạn lo lắng về cảm giác bị tổn thương? Liệu bạn bè, đồng nghiệp có thích tới dự? Và họ có xem đó như là một bữa tiệc thân mật? Sau ngày vui của mình, bạn nên có một tấm thiệp cám ơn mọi người. Nó sẽ là bữa tiệc của tất cả những ai đến dự chứ không riêng mình bạn. Hãy chọn địa điểm và ngày cướiBạn thực sự muốn lễ cưới được tổ chứ ở đâu? Bộ phận tiếp tân như thế nào? Bạn có thể cân nhắc thời gian cung 4như địa điểm tổ chức lễ cưới. Thường múa cưới rơi vào tháng 8 tháng 9, tháng 11, và tháng 12. Đây là thời gian các điểm cưới luôn trong tình trạng quá tải, giá cả lại tăng cao.Với những ai muốn tổ chức lễ cưới ngoài trời thì lễ cưới nên vào những tháng ấm hơn như tháng 4, tháng 5. Và nếu bạn muốn lựa chọn một ngày để bắt đầu tuần trăng mật, hãy đưa mọi chi tiết, kế hoạch ở điểm tổ chức. Như vậy họ mới có thể sắp xếp dùm bạn một lịch trình thuận tiện được.


Những thứ cần chuẩn bị:

Chuẩn bị cho lễ ăn hỏi cần những gì? Những điều cần biết về nghi thức và lễ vật cho lễ ăn hỏi.


alt
 Ảnh: Kiến thức
Thành phần tham gia:

Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả bây giờ khá nặng nên có thể thay thế bằng nam. Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.

Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.

Lễ vật:

Trầu, cau; bánh cốm; mứt sen; rượu; chè; thuốc lá; bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới, nữ trang cho cô dâu v.v.

Trong lễ vật của nhà trai đưa sang còn tùy thuộc vào yếu tố kinh tế cũng như phong tục của mỗi vùng. Như ở Hà Nội lợn sữa quay là một lễ vật không thể thiếu, nhưng ở Nghệ An và một số tỉnh miền Nam lại không có lễ vật này.

Thủ tục: 

Rước lễ vật: Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00 m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.

Tiếp khách:
Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.

Cô dâu: phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rón nước mời khách.

 Nhà gái: Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân.

Lưu ý: Đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.

Biếu trầu: Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,… Ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ.

Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễ.

Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp “báo hỷ” lại có thiếp mời tiệc cưới.

Trang phục: Trang phục cho cô dâu: một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Có thể sắm cho cô dâu tương lai những đồ trang sức sau: xuyến, vòng, hoa tai. Chú rể mặc comple, cà vạt.

Chia lễ: Nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thết đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng hai ba năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày.

Lễ ăn hỏi xong đôi bên trai gái chờ lễ cưới là xong nhưng theo tục xưa, có nhiều nhà gái đã nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi vì cô gái còn quá nhỏ tuổi, có khi vì cha mẹ thương con vì không muốn con sớm phải về nhà chồng.



Mâm lễ vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi:

Số lượng và các lễ vật cụ thể sẽ do nhà gái yêu cầu. Ảnh: Mai Nguyễn.

Trong các thủ tục ngày cưới của người Việt Nam, lễ ăn hỏi được coi trọng nhất và phần chuẩn bị lễ vật để nhà trai đưa tới nhà gái sẽ được quan tâm đặc biệt bởi các vật phẩm này sẽ thể hiện sự chu đáo của nhà trai. Theo truyền thống từ xưa tới nay, lễ vật sẽ được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp. Số lượng tráp mâm quả và các loại lễ vật cụ thể thường do nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu, tùy thuộc vào từng gia đình, nhưng ở mỗi miền Nam, Bắc có sự khác nhau.

1. Ở miền Bắc

- Tại các tỉnh, thành từ Huế trở ra, nhà trai khi chuẩn bị đám hỏi sẽ phải chuẩn bị tráp lễ vật mà số lượng tráp là lẻ (có thể từ 3 tráp, 5 tráp, tới 11, 15 tráp)
- Trong các tráp, số lượng vật phẩm phải là số chẵn (ví dụ như 100 chiếc bánh cốm, 100 gói chè sen... để biểu tượng cho đôi lứa có đôi, có cặp)
- Các tráp lễ vật thường có:
+ Trầu cau
+ Bánh cốm
+ Chè
+ Hạt sen
+ Rượu và thuốc lá
+ Hoa quả
+ Lợn quay
- Khay để phong bì tiền (lễ đen) được để riêng, do mẹ chú rể cầm tới trao cho mẹ cô dâu.

Để chuẩn bị các tráp ăn hỏi này, các bạn có thể tìm thấy những cửa hàng cung cấp dịch vụ trọn gói tại Hàng Than, là phố đồ lễ ăn hỏi nổi tiếng nhất Hà Nội. Ngoài ra, các cửa hàng nhỏ lẻ khác trên những phố như Kim Mã, Bạch Mai, Thái Hà, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy cũng có thể chuẩn bị đồ lễ đẹp mắt cho đám hỏi của bạn.

2. Ở miền Nam

- Ngược lại với truyền thống tại miền Bắc, các gia đình miền Nam thường yêu cầu số lượng tráp là chẵn, mà phổ biến nhất là 6 tráp (số 6 biểu tượng cho tài lộc).
- Trong các tráp, số lượng vật phẩm lại phải là lẻ, biểu tượng cho sự sinh sôi.
- Các mâm quả phổ biến thường có:
+ Trầu cau
+ Bánh phu thê
+ Gà hoặc lợn quay
+ Xôi
+ Rượu, thuốc và chè
+ Hoa quả
- Ngoài các mâm quả, nhà trai phải chuẩn bị một khay nhỏ hơn, đựng tiền cheo (gọi là lễ đen) để mang tới thắp hương trên bàn thờ nhà gái.
- Với những nhà khá giả, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một khay đựng áo dài và đồ trang sức cho cô dâu. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài, đeo đồ trang sức do nhà trai đem tặng rồi mới ra chào họ hàng hai bên.

Tại Sài Gòn, đoạn cuối phố Nguyễn Đình Chiểu, bắt đầu từ ngã tư Bàn Cờ là nơi tập trung nhiều cửa hàng bán đồ lễ, mâm quả ăn hỏi nhất. Bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ mâm quả ở khu phố người Hoa kiều tại Quận 5, gần Chợ Lớn.

Tuy các lễ vật trong từng đám ăn hỏi có khác nhau, nhưng có một tráp không thể thiếu là mâm trầu cau bởi người Việt coi miếng trầu là đầu câu chuyện và là loại quả quan trọng khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Khi chọn cau, bạn phải chọn buồng quả to, đều nhau, các rễ cau sum xuê, lá trầu không bị dập nát. Trước ngày ăn hỏi, nhà trai và nhà gái nên bàn bạc kỹ lưỡng, tốt nhất là gia đình nhà gái nên liệt kê rõ các loại lễ vật mong muốn nhà trai mang đến để ngày ăn hỏi mọi người đều vui vẻ suôn sẻ.

Chuẩn bị phong bì cho lễ ăn hỏi thế nào:

Theo truyền thống của người Việt, trong ngày ăn hỏi, họ nhà trai mang đồ lễ đến nhà gái bao gồm cau, rượu, chè, thuốc (trà) và bánh trái, một con gà trống hoặc nếu nhà nào khá giả thì có thêm một con lợn sữa. Bánh trong lễ ăn hỏi tượng trưng cho Âm – Dương, thường là bánh cốm, bánh xu xê (ở Hà Nội hoặc các vùng lân cận), có nơi dùng bánh nướng, bánh dẻo (ở Hải Phòng) hoặc bánh chưng và bánh dày (ít nơi dùng bánh này), kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và cả quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ tượng trưng cho “hỷ” tức là vui mừng.

Trước đây, lễ ăn hỏi chỉ đơn giản là bánh trái nhưng ngày nay ngoài những đồ lễ truyền thống đó thường kèm theo một phong bì, nhiều ít tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mỗi gia đình. Đây là một đổi mới “rất tế nhị” trong đời sống xã hội hiện đại và được áp dụng trong hầu hết các đám cưới. Có trường hợp hai bên gia đình đã biết nhau tương đối nên cởi mở hơn và vấn đề đó cũng trở nên dễ hơn, nhưng cũng có trường hợp hai bên chưa có cơ hội để hiểu ý tứ của nhau nên có thể tạo nên một phản ứng nào đó không hay. Vậy làm thế nào cho hợp tình hợp cảnh và bao nhiêu là hợp. Vấn đề “tế nhị” này mang ra bàn cũng thật khó, song chúng tôi mạo muội nêu vài ý kiến, nếu thấy hợp thì các bạn làm theo, nếu chưa hợp thì các bạn cải tiến cho phù hợp với nghi thức đám cưới của gia đình bạn, dù cách nào thì cũng hướng tới mục đích là đám cưới diễn ra vui vẻ và hai họ thực sự hài lòng về nhauNgày nay, gia đình nhà gái ít thách cưới hơn ngày xưa, hoặc có thách cưới cũng lựa theo gia cảnh nhà trai nhưng nói chung tục lệ này không nên tồn tại. Đời sống văn hoá mới tiến bộ hơn, thách cưới thực sự trở thành một hủ tục vì tính chất nguyên thuỷ của nó vẫn được giữ. Còn phong bì trong lễ ăn hỏi của nhà trai gửi nhà gái lại mang tính chất khác, không phải là khoản “thách cưới” của nhà gái. Do đó nhà trai có thể chủ động về vấn đề này. Phong bì có thể đưa sau khi nhà gái nhận lễ, nhà trai phát biểu vài lời và gửi tiền nạp tài. Số tiền này không cần phải nhiều quá nhưng cũng không nên ít quá mặc dù là tượng trưng. Vì theo quan điểm của người Viêt Nam, khi người con gái lấy chồng thì nhà chồng nghiễm nhiên có thêm một nhân lực mà không phải “nuôi nấng”, nên tiền nạp tài có ý nghĩa như là một phần trả nghĩa đã nuôi cô dâu và thể hiện một phần nào lòng biết ơn nhà gái. Do đó số tiền này không nên ít quá nhưng không nhất thiết nhiều, vì nhiều quá lại làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng ban đầu của nó.

Đám cưới hiện đại mang tính cởi mở hơn nhiều so với trước, dần dần mọi người trong xã hội nhận thức được tính chất thực của những nghi lễ này nên bạn có thể thẳng thắn trao đổi với nhau, còn nếu bạn cảm thấy khó thì bạn hãy chọn biện pháp chung chung nào đó. Bạn vẫn băn khoăn không biết số tiền cho lễ ăn hỏi của con bạn là bao nhiêu, hãy đặt trường hợp mình và đối chiếu với nhà gái, một mức trung bình nào đó trong môi trường sống của bạn, ví dụ ở nông thôn có thể là 500.000đ – 1.000.000đ nhưng nếu ở thành thị thì con số này nên thay đổi tí chút, đây chỉ là một gợi ý nhỏ còn con số này có thể sai lệch rất nhiều.Phong bì trong lễ ăn hỏi trở nên phổ biến tuy nhiên ta cũng không nên quá coi trọng ít hay nhiều. Điều quan trọng là hạnh phúc lứa đôi của vợ chồng trẻ.

Giảm chi phí đám cưới

Tặng quà cưới cho người thân

Bí quyết chọn mua nhẫn cưới

Chụp ảnh cưới phong cách vintage xu hướng hot

Các bước chuẩn bị cho đám cưới bạn cần biết

Chọn trang sức cưới như thế nào cho đẹp và đủ

Thuê trang sức cưới

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý