Dùng kem chống nắng đúng cách

seminoon seminoon @seminoon

Dùng kem chống nắng đúng cách

18/04/2015 10:10 PM
25,289

Ánh nắng trực tiếp chiếu vào da sẽ gây tác hại tối đa vào mùa hè và vào giữa trưa. Ở vùng càng cao (so với mực nước biển), ảnh hưởng này càng lớn. Ánh sáng mặt trời có thể làm da sậm màu ngay cả khi trời có nhiều mây. Không chỉ ánh nắng chiếu trực tiếp mà ngay cả ánh phản chiếu của tia tử ngoại ở mặt đất, trên cát, trên nước, trên cỏ hay ngay cả trên tuyết cũng gây hại cho da.

1. Những tác hại của ánh nắng mặt trời với da

Không có ánh sáng mặt trời thì không có sự sống, đó là điều mà ai cũng biết. Tác dụng của ánh nắng mặt trời dễ nhận thấy nhất là các tia tử ngoại UVA và UVB.

Tia tử ngoại UVB có cường độ mạnh hơn 50 lần so với tia tử ngoại UVA. Tia tử ngoại UVB có tác dụng tạo thành lớp da dày, sừng hóa và phá hủy lớp biểu bì có nguy cơ biến thành những dẫn chất gây ung thư da.

Tia tử ngoại thay đổi theo từng giờ trong ngày, tùy theo tầng mây cản trở nhiều hay ít và tùy theo từng mùa nhưng thường có cường độ mạnh nhất vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều.

Khi tia tử ngoại chiếu vào lớp da sẽ kích thích sự tổng hợp của vitamin D3 có sẵn trong cơ thể và chuyển hóa thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng trợ giúp quá trình phát triển và cấu trúc tế bào cơ thể. Vì vậy, một số nước ở phương Tây, do thiếu ánh nắng mặt trời nên người ta phải dùng vitamin D trong một số thực phẩm tổng hợp để bổ sung thêm.

Vitamin D rất cần thiết cho cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ. Khi thiếu vitamin D, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Vitamin D3 không chỉ có tác dụng điều chỉnh lượng phốt pho, canxi trong cơ thể cho phù hợp mà còn chống lại sự phát triển của các tế bào cá biệt.

Gần đây, một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp cho thấy, nếu cơ thể thiếu vitamin D sẽ có nguy cơ bị ung thư tụy tạng. Lợi ích của ánh nắng mặt trời đối với sức khỏe con người là vậy nhưng nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều tia tử ngoại sẽ dẫn đến các tác hại như sau:

- Vào những ngày hè nắng gắt, nếu phơi nắng nhiều, bạn sẽ có nguy cơ bị trúng nắng, các mao mạch ở dưới biểu bì lớp da sẽ bị phù lên và đau rát. Khi biểu bì phản ứng với các dẫn chất melanin có trong da, làn da sẽ trở nên đen sạm, dẫn tới tình trạng da bị nám, nhăn nheo và lão hóa.

- Khi phơi nắng nhiều giờ, cơ thể bị tác động sẽ ức chế đến hệ miễn dịch trong thời gian vài giờ, thậm chí kéo dài vài ngày. Trong khoảng thời gian này, cơ thể dễ bị viêm nhiễm và mắc một số bệnh nhiễm trùng đồng thời có nguy cơ bị ung thư da.

Theo số liệu thống kê, ở Pháp mỗi năm có đến hàng nghìn người bị ung thư da và số lượng người mắc bệnh vẫn có chiều hướng tăng vì người Pháp rất thích tắm nắng. Để tránh những tác hại của ánh nắng mặt trời chúng ta không nên phơi nắng quá nhiều trong những ngày hè nắng gắt.

Nếu buộc phải làm việc ngoài trời cần có các biện pháp phòng tránh cần thiết che chắn như dùng áo chống nắng, đội mũ rộng vành và dùng khăn che mặt... Riêng đối với phụ nữ, để giữ gìn vẻ đẹp của làn da thì phải đặc biệt chú ý phòng tránh ánh nắng tốt hơn


2. Sử dụng kem chống nắng như thế nào


Kem chống nắng đã trở thành “vật bất ly thân” của chị em phụ nữ vì chúng giúp chị em bảo vệ được làn da của mình dưới nắng hè chói chang. Bạn đã biết cách sử dụng kem chống nắng thích hợp để giảm thiểu sự  tổn hại cho da chưa?

Để kem chống nắng phát huy tối đa tác dụng, khi sử dụng bạn cần chú ý những điểm sau.

Chỉ số SPF là gì?

SPF hay IP là định mức đo lường số giờ trung bình của một sản phẩm chứ không phải là lượng chất chống nắng nhiều hay ít. Định mức quốc tế là 1 SPF = 15 phút (vậy 15 SPF = 3 giờ 45 phút), khoảng thời gian chống nắng tối đa của sản phẩm nếu bạn thoa đúng độ dày 0,2 mm kem lên da. Tuy nhiên tác dụng này không ổn định do bụi bậm, mồ hôi, quần áo và nước.

Để sử dụng kem chống nắng có hiệu quả hơn

- Cần bôi kem chống nắng 30 phút trước khi đi ra đường để kem kịp thấm vào da và phát huy tác dụng chống nắng một cách tối đa.

- Chỉ cần bôi một lớp kem mỏng. Bôi quá nhiều vừa gây lãng phí vừa không tốt cho da vì lớp kem thừa không kịp thấm vào da sẽ có thể là nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng da trong mùa hè.

- Kem chống nắng lý tưởng là loại mà bạn cảm thấy không khó chịu khi bôi lên da, và có chỉ số SPF 20-30, tối thiểu cho làn da sáng và 10-20 cho da sạm. Các chỉ số cao (ecran total) 60-100 chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt để có sự bảo vệ tối ưu (chống nám hay dị ứng ánh nắng).

Theo nguyên tắc thì chỉ số 30 lọc được 95% các tia UV và chỉ số 60 thì chỉ lọc được có 97% (chỉ hơn có 2%). Vì vậy chúng ta thường mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng chỉ số cao sẽ được bảo vệ lâu và tốt hơn mà không biết rằng da đang bị tổn thương. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên thường xuyên vào bóng râm dù có dùng loại kem cực kỳ chất lượng.

 
Nên thoa kem chống nắng 30 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

- Nên bôi kem chống nắng 2 giờ 1 lần. Các loại kem chống nắng có khả năng chịu ẩm rất tốt nhưng sau 80 phút sau khi da tiếp xúc với nước và ánh nắng, kem chống nắng sẽ không còn tác dụng. Bôi kem chống nắng kịp thời và đúng liều lượng sẽ làm da bạn luôn mềm mại và tươi tắn trong nắng hè. 

- Nếu bạn chuẩn bị đi biển thì nên củng cố sức chống đỡ của da bằng việc bổ xung một đợt (2-3 tuần trước kỳ nghỉ) vitamin A, E, C, kẽm và selenium, chúng có các acid béo thiết yếu cho tế bào da. Và không phải chờ đến lúc ra đến biển mới thoa kem mà bạn phải thoa từ lúc bắt đầu lên xe. Sau đó thoa lại mỗi 2 giờ hoặc sau mỗi lần tắm cho dù đó là dạng kem không thấm nước.

- Đừng quên bôi kem lên vùng da ở cổ vì đó cũng là nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

- Những loại kem chống nắng có độ SPS từ 15 - 20 thích hợp cho da khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở điều kiện bình thường. Khi tắm biển, bạn cần dùng những loại kem có độ SPS >20.

- Buổi tối sau khi tắm, nên dùng các loại sữa dưỡng thể (loại sữa có thành phần chiết xuất từ cây lô hội) để phục hồi lại độ ẩm và độ đàn hồi cho các tế bào da sau một thời gian dài dùng kem chống nắng.

- Các loại kem chống nắng có thời gian sử dụng ngắn hơn so với các loại kem thông thường khác. Hãy chọn mua những tuýp kem lớn, nhỏ tuỳ theo nhu cầu sử dụng để không phải dùng chúng trong thời gian quá dài và không làm giảm tác dụng của kem.

- Những người mắc chứng viêm tuyến bã nhờn hoặc bị mụn trứng cá nên hạn chế dùng kem chống nắng vì các chất giữ ẩm có trong kem khi tiếp xúc với vùng da bị thương sẽ dễ gây dị ứng và nhiễm trùng.

- Phụ nữ mang thai: Rối loạn hormone có thể dẫn đến khích ứng sắc tố melanin làm cho các vết nám dễ xuất hiện hơn và bạn nên biết rằng các vết nám do mang thai cũng cần phải điều trị chứ không tự biến mất như vài quan niệm cũ.

- Mắt cũng là cơ quan nhạy cảm dễ bị tổn thương dưới ánh nắng. Bạn nên có kính râm màu sậm và kiểu ôm trùm cả chân mày và đuôi mắt. Chứng viêm màng sừng là bệnh hay mắc phải khi đi nắng. Triệu chứng là đỏ mắt và chảy nước mắt.

- Tóc rất nhạy cảm với Tia UV. Ánh nắng có hai tác dụng trái ngược nhau đối với tóc: nắng nhẹ sẽ cho những phản chiếu đẹp, kích thích lưu thông mạch máu da đầu, giảm rụng tóc. Ngược lại nắng gắt sẽ làm cho tóc mờ, giòn, gãy, khó chải. shampoo cũng có các loại có chỉ số chống nắng (từ 20-35 SPF).

- Trẻ em, do biểu bì chưa hoàn chỉnh nên dễ dị ứng với nắng: da mau bị phỏng nhưng báo hiệu nóng lại xảy ra chậm hơn. Vì vậy việc chống nắng cho trẻ cần phải tích cực hơn.


3. Chọn mua kem chống nắng thế nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem chống nắng, bạn đang phân vân không biết loại kem chống nắng nào? Và loại nào phù hợp với bạn? Những "bật mí" dưới đây sẽ là những lời tư vấn giúp bạn gái tự tin hơn khi chọn mua kem chống nắng.

Trước hết bạn cần quan tâm đến chỉ số SPF của sản phẩm, bởi đây là tiêu chí quan trọng nhất khi chọn mua kem chống nắng. SPF là loại chất có khả năng bảo vệ làn da bạn khỏi tác động của tia cực tím UVA và UVB từ mặt trời. Hai loại tia cực tím UVB và UVA là những tia rất độc hai, nếu chịu tác động nhiều làn da bạn sẽ bị sạm đen, thậm chí ung thư da.

Khi mua bạn nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu ở mức 30. SPF hay IP là định mức đo lường số giờ trung bình của một sản phẩm chứ không phải là lượng chất chống nắng nhiều hay ít. Theo nguyên tắc, chỉ số 30 lọc được 95% các tia UV và chỉ số 60 thì chỉ lọc được có 97% (chỉ hơn có 2%). Vì vậy chúng ta thường mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng chỉ số cao sẽ được bảo vệ lâu và tốt hơn mà không biết rằng da đang bị tổn thương.

Bạn cũng cần đọc kỹ nhãn hiệu và thành phần của kem  trước khi mua. Tìm loại kem không thấm nước nếu bạn hay ra nhiều mồ hôi hay dùng cho mục đích đi bể bơi, đi biển.

Lưu ý khi mua bạn cũng không nên chọn loại kem có chứa Axit para-aminobenzoic(PABA), nếu bạn dễ bị dị ứng với các thành phần của chúng.

Để an toàn cho da, bạn hãy bôi thử một ít kem ra tay để xem da có bị kich ứng hay mẩn đỏ không.

Đừng cho rằng những loại kem chống nắng càng đắt tiền thì mới là những loại kem tốt, điều này không hoàn toàn đúng. Điều quan trọng là lại kem đó phải phù hợp với bạn và nhất là không gây kích ứng da.

Đừng quên xem hạn sử dụng, bởi nếu bạn dùng loại kem đã quá hạn, bạn sẽ không tránh khỏi những rắc rối.

4. Những đối tượng cần lưu ý khi dùng kem chống nắng

- Phụ nữ mang thai: Rối loạn hormone có thể dẫn đến khích ứng sắc tố melanin làm các vết nám dễ xuất hiện hơn và bạn nên biết rằng các vết nám do mang thai cũng cần phải điều trị chứ không tự biến mất như vài quan niệm cũ.

- Mắt cũng là cơ quan nhạy cảm dễ bị tổn thương dưới ánh nắng. Bạn nên có kính râm màu sậm và kiểu ôm trùm cả chân mày và đuôi mắt. Chứng viêm màng sừng là bệnh hay mắc phải khi đi nắng. Triệu chứng là đỏ mắt và chảy nước mắt.

- Tóc rất nhạy cảm với tia UV. Ánh nắng có hai tác dụng trái ngược nhau đối với tóc: nắng nhẹ sẽ cho những phản chiếu đẹp, kích thích lưu thông mạch máu da đầu, giảm rụng tóc. Ngược lại nắng gắt sẽ làm tóc mờ, giòn, gãy, khó chải. Shampoo cũng có các loại có chỉ số chống nắng (từ 20-35 SPF).

- Trẻ em do biểu bì chưa hoàn chỉnh nên dễ dị ứng với nắng: da mau bị phỏng nhưng báo hiệu nóng lại xảy ra chậm hơn. Vì vậy, việc chống nắng cho trẻ cần phải tích cực hơn.

- Những người mắc chứng viêm tuyến bã nhờn hoặc bị mụn trứng cá nên hạn chế dùng kem chống nắng vì các chất giữ ẩm có trong kem khi tiếp xúc với vùng da bị thương sẽ dễ gây dị ứng và nhiễm trùng.


Làm đẹp da mặt bằng lô hội

Công dụng của dầu dừa đối với việc làm đẹp

Cách chống nhăn vùng mắt

Để có làn da đẹp không bị mụn

Da cháy nắng và cách phục hồi


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bị nám da có nên bôi kem chống nắng hàng ngày hay không
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Có nha bạn, KCN là bước quan trọng nhất mà,vi nắng sẽ gây rất nhiều tổn hại cho da bạn, muốn da đẹp cần phải chống nắng moi ngày, phải bảo vệ làn da của mình chứ, phòng bệnh hơn chữa bệnh bạn nhé!
thế chỉ số SPF50 PA loại UV moisture milk thì có tác dụng như thế nào và sử dụng cho trẻ 14-15t có được ko ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
SPF 50: chống nắng lên tới 500 phút, chỉ số uv là chỉ số tử ngoại. Có thể dùng cho trẻ 14-15t được nhé!
cho mình hỏi ạ , thế ví dụ khi chúng ta đi biển dùng kem chống nắng xong rồi thì sau khi ko cần dùng nữa ( ví dụ lúc đó trời về tối rồi ) thì chúng ta sẽ tắm rửa sạch người để trên nguời ko còn kem chống nắng ạ ? hay là ko bắt buộc ạ ?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Nếu bạn muốn da đẹp và không bị mụn ẩn dưới da thì nên tẩy trang bằng dầu hoặc các loại tẩy trang nhẹ hằng ngày nha, đó là bước quan trọng trong các bước chăm sóc da hằng ngày, dù không trang điểm mà chỉ dùng kem chống nắng hoặc kem dưỡng thì vẫn phải tẩy trang bạn ạ, bạn dùng dầu tẩy trang của DHC ( Nhật) xem, ok lắm
Sau: da em rat nhay cam,vua bi mun vua bi nam thi dung kem chong nang ntn cho hiệu qua.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Vậy mình dùng kem chống nắng nhưng trước đó mình vẫn trang điểm nhẹ được chứ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Chị ơi , em 14 tuổi . Em muốn dùng kem chống nắng nhưng da em thuộc loại da dầu , hay đổ mồ hôi thì cần có lưu ý gì không ạ ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý