Bé tiêm phòng bị sốt phải làm sao

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bé tiêm phòng bị sốt phải làm sao

18/04/2015 10:11 PM
6,302

Cho đến nay, nhiều bà mẹ đã thấy rõ lợi ích to lớn của việc tiêm phòng cho trẻ, và đã tích cực đưa trẻ đi tiêm phòng. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số bạn chưa hiểu rõ điều này. Chúng tôi đã gặp không ít bà mẹ đã tỏ ra ngần ngại khi được động viên đưa trẻ đi tiêm phòng.

Thắc mắc hay gặp phải:

1. Nếu con tôi bị sốt thì có nên đi tiêm phòng?

Khi trẻ bị sốt, tiêm chủng cần phải được hoãn lại. Tuy nhiên, nếu con bạn bị cảm lạnh thông thường và nhiệt độ của trẻ vẫn bình thường thì vẫn khá an toàn để tiêm vắc-xin.

2. Tác dụng phụ của việc tiêm chủng là gì?

Không có loại vắc-xin nào lại không có các phản ứng phụ. Tuy nhiên bạn không nên quá để ý tới những tác dụng phụ của vắc xin mà không cho con bạn đi tiêm chủng. Thay vào đó hãy tiêm chủng cho con để con bạn được bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm.


Bạn cũng nên biết rằng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng từ các loại vắc-xin luôn luôn thấp hơn nhiều so với nguy cơ nếu con bạn bị ngã bệnh với một trong những bệnh nghiêm trọng do không được tiêm phòng ngăn ngừa.

- Dị ứng với vắc-xin (hiếm gặp)

- Các loại vắc-xin phòng chống bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt... có thể gây ra đỏ và sưng tại chỗ tiêm. Điều này sẽ biến mất trong vòng vài ngày. Trẻ có thể bị sốt nhẹ từ lúc tiêm vắc xin cho đến 10 ngày sau đó.


- Những tác dụng phụ của chủng ngừa phế cầu khuẩn thường phổ biến nhất với những phản ứng tại chỗ tiêm (như đau, tấy đỏ hoặc sưng), sốt và khó chịu. Con bạn cũng có thể buồn ngủ.

- Thuốc chủng ngừa MMR có thể gây ra một phản ứng ngắn mà có thể bắt đầu từ vài ngày đến 3 tuần sau khi tiêm chủng ngừa. Con bạn có thể gặp các triệu chứng nhẹ khi tiêm phòng vắc xin như cảm lạnh, da phản ứng, sốt hoặc tuyến nước bọt bị sưng.

3. Các vắc-xin viêm màng não C có thể có những tác động sau đây:

- Trẻ em: có thể bị sưng và tấy đỏ ở nơi tiêm.

- Trẻ em trên 12 tháng: sưng và tấy đỏ nơi tiêm. Cứ 4 trẻ tiêm phòng thì có 1 trẻ có thể có thể bị khó ngủ. Khoảng 1 trong 20 trẻ có thể bị sốt nhẹ.

- Trẻ em mẫu giáo: khoảng 1 trong 20 trẻ có thể bị sưng tại chỗ khi tiêm. Khoảng 1 trong 50 trẻ có thể bị sốt nhẹ trong vòng một vài ngày tiêm phòng.

- Trẻ em và thanh thiếu niên: khoảng 1 trong 4 trẻ có thể bị sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm. Khoảng 1 trong 50 trẻ có thể bị sốt nhẹ. Khoảng 1 trong 100 trẻ có thể bị một cánh tay rất đau khi tiêm và hiện tượng này có thể kéo một ngày hoặc lâu hơn.

4. Những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm chủng ngừa HPV là đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm?

Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:

- Đau đầu

- Đau bắp thịt hoặc khớp

- Tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm

- Sốt

- Chóng mặt

- Kích thích da, chẳng hạn như ngứa và phát ban

- Rối loạn ruột, chẳng hạn như buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, đau bụng.

5. Trẻ sẽ được các mũi tiêm chủng bảo vệ bệnh tật bao lâu sau khi tiêm?

Sau khi hoàn thành các mũi tiêm chủng, con bạn sẽ được bảo vệ trong thời gian sau  tiêm là:

- Bạch hầu, uốn ván: tối thiểu là 10 năm, hoặc có thể lâu hơn.


- Ho gà: ít nhất là 3 năm. Tuy nhiên, điều này vẫn còn đang được nghiên cứu.

- Viêm màng não: bảo vệ dài hạn.

- Bại liệt: bảo vệ suốt đời.

- Bệnh sởi, quai bị và rubella (sởi Đức): bảo vệ lâu dài hoặc có thể suốt đời.

- Viêm màng não C: bảo vệ lâu dài và có thể suốt đời.

- Ung thư cổ tử cung: nghiên cứu cho thấy rằng vắc xin ung thư cổ tư cung có thể bảo vệ ít nhất năm năm.

Kinh nghiệm:

Một số bà mẹ thoái thác: "Cháu đi tiêm phòng mấy lần về đều bị phản ứng, phát sốt lên, cả nhà sợ lắm, thôi xin BS miễn cho cháu kỳ này", hoặc có bà mẹ từ chối hẳn: "gia đình chúng tôi thật không dám cho cháu đi chích ngừa lao nữa, vì trước đây anh cháu đi chích về đã bị sưng hạch ở nách, phải chữa hàng tháng mới khỏi..." hoặc "cháu uống thuốc ngừa bại liệt song thì bị tiêu chảy ngay, nên lần này không dám cho cháu đi uống nữa"...

Xem xét các trường hợp trên, chúng tôi đã thấy rằng hầu hết các trẻ đó đều không có chống chỉ định trong tiêm phòng, nghĩa là vẫn có thể tiêm phòng trong an toàn. Có những ngần ngại hoặc những từ chối trên kia, chỉ là do bà mẹ chưa hiểu hết đầy đủ về việc tiêm phòng thôi.

Tác giả viết bài này với mục đích trình bày để các bà mẹ hiểu rõ 2 điều: những phản ứng không mong muốn của việc tiêm phòng và những chống chỉ định trong tiêm phòng; để các bà mẹ yên tâm, tích cực cho trẻ đi tiêm phòng và hiểu rõ hơn những trường hợp nào thì cần tránh tiêm phòng.

I. Những phản ứng không mong muốn của việc tiêm phòng:

Tiêm phòng là một biện pháp thực tế nhất, hiệu quả nhất để phòng bệnh: điều đó chắc mọi chúng ta đều rõ. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, trong 1 số trường hợp, có thể xảy ra phản ứng ở trẻ. Những phản ứng này, thầy thuốc không mong muốn có, gia đình lại càng không mong muốn có, cho nên được gọi là những phản ứng không mong muốn. Vậy những phản ứng đó ra sao? Có nguy hại cho trẻ không? Có làm mất tác dụng phòng bệnh của thuốc không? Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng vấn đề trên đây.

1. Phản ứng tại chỗ: Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng. Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ 1 vài giờ đến 1 ngày, có thể làm các trẻ nhỏ quấy khóc. Một số trẻ khác lại thấy nổi cục lên ở nơi tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ, và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới tiêu tan. Cũng có trẻ lại bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5-10% số các trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi.

2. Phản ứng toàn thân: ở đây, sốt là chứng hay gặp nhất. Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộân này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị. Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol). Chúng tôi chưa hề gặp một tai biến nào nguy hiểm trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên.

3. Phản ứng ngoài da: Ban mề đay, ngứa toàn thân, đôi khi có thể xảy ra ở một số trẻ có tiền sử hay bị dị ứng, và có thể tồn tại từ 3 đến 6 ngày. Ngoài ra, tình trạng phát ban (ban đỏ, gần giống như ban sởi, nhưng nhẹ hơn) có thể xảy ra 2-10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubêôn. Ban này thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi tiêm phòng, có thể kèm theo sốt nhẹ, và thường tự khỏi không cần dùng thuốc. Chỉ có một số trường hợp ban mề đay, nếu gây khó chịu nhiều cho trẻ, thì có thể dùng thêm 1 số thuốc chống dị ứng (Sirop Phenergan, Sirop Promethazine...).

4. Tai biến thần kinh: Đây mới là các tai biến đáng quan tâm hơn cả. Một số ít trẻ sau khi tiêm phòng bệnh ho gà, có thể bị co giật (làm kinh) đôi khi kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng. Phần lớn các trẻ này, qua điều tra, đã thấy có tiền sử có những cơn làm kinh từ trước khi tiêm phòng ho gà. Tỷ lệ các trẻ làm kinh là khoảng 0,6%, nghĩa là trong 1.000 trẻ em tiêm phòng ho gà, thì có khoảng 6 trẻ có thể lên cơn co giật (hầu hết đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đó). Đại đa số trường hợp nói trên đều qua khỏi; chúng tôi chưa gặp 1 trường hợp nào nguy hiểm đến tính mạng trong số các trẻ nói trên. Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng việc tiêm phòng ho gà cho những trẻ đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đây, và cũng có thể miễn cho các trẻ này. Nếu xét thấy không thật sự cần thiết. Ở một số quốc gia, tình trạng này được coi là 1 "chống chỉ định" cho việc tiêm phòng ho gà.

Đặc biệt, một số ít trường hợp bệnh não có thể xảy ra, cũng ở những trẻ tiêm phòng ho gà mà đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đó. Những trẻ này thường nhỏ tuổi (dưới 6 tháng), sau khi tiêm có thể bị hôn mê, co giật, nôn ói... và có thể để lại di chứng sau này. Tuy nhiên, số trẻ bị bệnh não này rất hiếm: theo 1 công trình nghiên cứu quốc tế, thì chỉ chiếm 1 phần triệu số trẻ tiêm phòng nói trên. Đối với những trẻ này, dĩ nhiên nên cho miễn việc chích ngừa ho gà.

5. Hội chứng "rên la kéo dài": Một số trẻ, thường ở lứa tuổi 3-6 tháng sau tiêm phòng khoảng 6-10 giờ, bổng phát ra những tiếng rên, có khi la hét to lên. Sự rên la này có thể xảy ra ở khoảng dưới 3% số trẻ tiêm phòng. Những tình trạng này có thể tự khỏi, nhưng nhiều khi thầy thuốc buộc phải dùng thuốc an thần để làm yên trẻ, và để gia đình an tâm. Tác giả đã có trường hợp phải dùng thuốc ngủ (Gerdenal) cho 1 trẻ la hét quá dữ. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp nói trên - chỉ do ảnh hưởng của thuốc tới thần kinh của trẻ - đều qua khỏi không gây biến chứng gì.

6. Viêm hạch: Ở một số trẻ nhỏ, sau khi tiêm thuốc phòng lao (BCG) có thể thấy nổi hạch ở nách, bên phía mới tiêm phòng: trẻ đã có hiện tượng "viêm hạch nách do tiêm phòng lao". Viêm hạch này có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng khoảng 3 đến 5 tuần, và có 2 loại: viêm hạch đơn thuần và viêm hạch hóa mủ.
Viêm hạch đơn thuần, là hạch nổi sưng to lên thường to bằng hạt đậu phộng (hột lạc), sờ vào hơi cứng, nhưng không có mủ ở trong, và thường sưng kéo dài khoảng 1 tháng rồi tự khỏi. Theo 1 thống kê quốc tế, thì tình trạng viêm hạch đơn thuần này có thể xảy ra ở khoảng 6-12% số trẻ tiêm phòng lao, và thường không gây khó chịu gì cho trẻ.

Loại viêm hạch hóa mủ gây phiền phức hơn: hạch sưng tấy lên, to dần, có khi bằng 1 quả chanh, ấn vào thấy lũng nhũng vì mủ ở trong. Hạch này có thể tự vỡ, mủ chảy ra, rồi sau khi được rửa sạch hàng ngày, sẽ khỏi dần. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật: mổ ra, nạo mủ, rồi băng lại. Dĩ nhiên, cũng phải rửa sạch hàng ngày. Loại viêm hạch hóa mủ này có thể xảy ra ở khoảng 0,1-4,3% trẻ tiêm phòng lao, theo 1 thống kê quốc tế.

Thông thường, ở những trẻ có viêm hạch như kể trên, tình trạng toàn thân vẫn tốt, trẻ không sốt, và vẫn có thể tăng cân đều đặn như mọi trẻ bình thường khác.

Chứng viêm hạch nói trên - tuy được coi là một phản ứng đặc biệt của việc tiêm phòng lao - nhưng cũng đôi khi, rất hiếm, có thể xảy ra sau tiêm phòng thuốc khác, như sau khi tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubêôn.
Nói chung, các hiện tượng viêm hạch kể trên đều không gây nguy hiểm gì cho trẻ và đều qua khỏi sau 1 thời gian. Điều đáng ghi nhớ, là các hiện tượng đó không hề làm giảm tác dụng phòng bệnh của việc tiêm phòng.
 

II. Những chống chỉ định của tiêm phòng: 

Mặc dù việc tiêm phòng đôi khi có thể gây ra những "phản ứng không mong muốn" như đã nói trên, nhưng vẫn cần được khuyến khích, vì ích lợi to lớn của nó: phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Tuy nhiên, cũng có một trường hợp không nên tiêm phòng: đó là những trẻ đang ở trong tình trạng mà việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm. Những trường hợp này được coi là "chống chỉ định" của việc tiêm phòng.

Những trường hợp "chống chỉ định" đó gồm có:

1. Chống chỉ định tạm thời:

    • Trẻ đang sốt.
    • Trẻ đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi v.v...).
    • Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, còn đang trong thời kỳ hồi sức.
    • Đang bị viêm da mủ (bệnh ngoài da, có mủ), hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma).

2. Chống chỉ định lâu dài

    • Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch (có nước) màng phổi..., nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính v.v...).

3. Một số chống chỉ định đặc biệt

    • Đối với tiêm phòng lao: nên tránh cho các trẻ sinh non còn quá yếu, quá thiếu cân; các trẻ đang bị bệnh cấp tính; các trẻ đang bị bệnh ngoài da lan rộng, đang tiến triển.
    • Đối với tiêm phòng sởi: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh bạch cầu (1 dạng ung thư máu), các trẻ đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid (như "đề xa": dexamethasone, v.v...).
    • Đối với tiêm phòng thương hàn: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh ở thận, đang bị tiểu đường, hoặc đang trong 1 tình trạng có hiện tượng dị ứng trầm trọng (như đang trong thời kỳ có cơn suyễn phế quản, v.v...).

Tại sao lại có những trường hợp "chống chỉ định" như trên? Là vì - nói đơn giản - sau nhiều năm nghiên cứu, đã thấy việc tiêm phòng, trong các trường hợp đó có thể gây ra những tai biến đáng tiếc.

Để kết luận, có thể ghi nhớ như sau: việc tiêm phòng cho trẻ luôn luôn là cần thiết, vì những lợi ích to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, những phản ứng tạm thời của 1 số trường hợp không gây nguy hại cho trẻ, và cũng không làm giảm tác dụng phòng bệnh của việc tiêm phòng. Chỉ duy có 1 số trường hợp cần tránh tiêm phòng - trong 1 thời gian - thì cần ghi nhớ. Do đó, trước khi cho trẻ tiêm phòng, bà mẹ nên báo cho nhân viên tiêm phòng biết về tình trạng sức khỏe trước đây và hiện nay của trẻ, để nhân viên y tế cân nhắc trước khi tiêm phòng và có thể hoãn lại ngày tiêm nếu cần thiết. Có thể tốt hơn nữa, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi đưa trẻ đến nơi tiêm phòng.

Các mẹ nên làm gì:

Xin bác sĩ cho biết cần làm gì sau khi trẻ tiêm phòng thì bị sổt cần uống thuốc gì để hạ sốt cho trẻ sơ sinh? Tôi xin cảm ơn!

(nguyễn thị thu huyền)

Trả lời:

Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi, khi bé sốt như vậy nên nên dùng khăn mặt mát trườm cho bé. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol). Trên thực tế chưa có tai biến nào nguy hiểm trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên.


Chăm sóc trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm thế nào

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Bệnh cận thị ở trẻ em

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
be nha toi duoc 10 thang tiem mui soi thi bi ngua noi day mun o nguoi ngay sau hom tiem ve .toi muon hoi co bi sao ko? va uong duoc thuoc j ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Chị thân mến, Trong tất cả các trường hợp bé bị di chứng sau khi tiêm phòng đều cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa nguyên nhân kịp thời.
Chao bac si ! Be nha toi dc 28 thang , tiem viem mang nao do nao mo cau. Hien sau tiem dc 3 hom ma chau van sot tu 38do5 den 39do . Cu het tac dung cua thuoc ha sot la be lai sot lai . Toi muon hoi : be bi sot lien tuc nhu vay co sao ko ? Hay day chi la phan ung binh thuong sau tiem ? Cam on bac si !
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Nhiệt độ bình thường của trẻ từ 36,5oC - 37,4oC. Sốt khi nhiệt độ đo hậu môn trẻ từ 38oC trở lên. Sốt thường là triệu chứng của bệnh nhiễm siêu vi, vi khuẩn, đôi khi không phải do nhiễm trùng như bệnh hệ thống, bệnh lý ác tính, sốt do thuốc, sau chích ngừa, sốt do môi trường… Nên làm: Cho trẻ uống nhiều nước; trẻ tiếp tục được ăn, uống bình thường; nằm phòng thoáng; uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ 38oC trở lên; lau mát tích cực với nước ấm. Phương pháp lau mát: dùng 5 khăn: 1 đắp trán, 2 đắp nách, 2 đắp bẹn. Lau với nước ấm thấp hơn thân nhiệt của trẻ 2oC. Theo dõi nhiệt độ mỗi 15 - 30 phút, chấm dứt lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC. Bé sốt quá 48 giờ cũng là điều đáng lo ngại. Bạn nên cho bé đi khám nếu không hết sốt nhé!
chao bac si, be nha toi dc 5 thang 12 ngay. toi cho chau di tiem vacxin dpt-vgb-hib phong benh bach hau,ho ga,uon van va vac xin opv lan 3.hien nay da dc 3 ngay ma chau van sot co luc len toi 39do3 con binh thuong la tu 37do5 den 38 do3.toi da cho chau uong 2 lan moi lan nua goi ha sot hapicol loai 150 nhung chau van sot/toi muon hoi bac sy be sot nhu vay co sao ko? gd toi rat lo muon dua chau di benh vien xin bac sy tu van luon giup toi ma be van bu binh thuong chi hoi quay khoc hon 1 chut.xin chan hanh cam on bac sy
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý