Cho bé tập ăn bột

seminoon seminoon @seminoon

Cho bé tập ăn bột

18/04/2015 10:13 PM
810

Trong giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm có rất nhiều bà mẹ lúng túng không biết phải bắt đầu như thế nào. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các bà mẹ thực hành cho trẻ ăn dặm tốt hơn.

Kinh nghiệm:

Thời điểm cho trẻ ăn dặm bột

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Ở tháng tuổi này, hệ men tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh, và nguồn sữa mẹ lúc này tuy vẫn còn khá nhiều nhưng không còn đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng của trẻ.

Các nguyên tắc cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bột

Nên rửa tay thật sạch và lau khô bằng khăn sạch trước khi pha bột cho trẻ.

Chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa trong ngày, nếu mẹ phải đi làm hoặc trẻ quá thích ăn bột thì cho trẻ ăn tối đa là 2 bữa, nhưng 2 bữa này phải cách thật xa nhau để bé có thể tiêu hóa một cách dễ dàng.

Lúc này trẻ chỉ tiêu hóa tốt bột loãng 5%; có nghĩa là trong 100ml nước chỉ pha 5g bột (5g bột tương đương với 2 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang), sau đó độ đậm đặc của bột sẽ được tăng dần mỗi tuần.

Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, không cố ép trẻ ăn hết phần bột đã pha ra, nếu trẻ ăn được ít, thì cho trẻ bú mẹ liền ngay sau ăn cho trọn bữa.

Thời điểm cho trẻ ăn dặm trong ngày phụ thuộc vào trẻ, không nhất thiết phải là buổi sáng, lúc vui vẻ trẻ sẽ dễ chấp nhận bữa ăn hơn.

Khi cho trẻ ăn, mẹ cũng cần sắp xếp công việc để có một khoảng thời gian dài thoải mái dành cho trẻ. Có như vậy, bữa ăn sẽ diễn ra như một trò chơi, trẻ sẽ thích thú đón nhận.

Chọn bột ăn dặm có vị ngọt để mùi vị bột sẽ gần giống vị sữa mẹ, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn.

Nếu trẻ không chịu ăn dặm, mẹ hãy ngưng cho ăn trong 3-5 ngày, sau đó cho trẻ tập ăn lại.

Một số trẻ không thích ăn bột có vị ngọt, mẹ hãy chọn một loại bột có vị mặn bán sẵn trên thị trường cho trẻ ăn, hoặc nếu có thời gian hãy thử chế biến 1 chén bột (200ml) cho trẻ ăn tại gia đình như sau:

- Bột (sử dụng bột gạo xay khô hoặc bột ngũ cốc có bán sẵn trên thị trường): từ 10g tăng dần đến 20g, tương đương 3-6 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang.

- Thịt, cá, tép… (bằm thật nhuyễn): 20g tương đương với 2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.

- Rau, củ, trái bằm nhuyễn hoặc tán nhuyễn sau khi luộc chín: 15-20g tương đương với 1,5-2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.

- Dầu tinh luyện (dầu nành, dầu mè, dầu gấc…): 5g tương đương với 1 muỗng canh nhỏ.

- Nêm nếm: có thể sử dụng muối iod hoặc nước mắm ngon, nhưng bao giờ cũng nêm lạc hơn khẩu vị của người lớn.

Khi tiếp xúc với món ăn mới, trẻ cần thời gian từ 3-5 ngày để làm quen, sau khi trẻ đã làm quen với nhiều món, mẹ bắt đầu thay đổi món mỗi ngày để tạo sự ngon miệng cho trẻ.

Một số sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn nhiều bữa bột trong ngày: điều này làm trẻ khó tiêu, trở nên biếng bú mẹ, và chậm tăng cân.

Chỉ dùng nước hầm xương pha với bột gạo cho trẻ ăn: điều này chỉ phù hợp với bé trong vài ngày đầu, sau đó cần cho trẻ ăn luôn xác thịt, cá, rau… thì mới bảo đảm chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng.

Pha bột quá đặc: trẻ khó tiêu hóa dẫn đến biếng bú, biếng ăn ( khoảng cách giữa các bữa ăn và bú cứ dài ra dần).

Pha sữa với nước cháo: nếu tất cả các bình sữa đều pha với nước cháo thì giống như cho trẻ ăn bột nhiều lần trong ngày, sẽ làm cho trẻ khó tiêu và mau chóng bỏ bú.

Mua nhiều loại bột và mở nắp hàng loạt để đổi vị cho trẻ: bột ăn dặm cũng giống như sữa bột, thời gian từ lúc mở nắp hộp cho đến khi dùng hết hộp bột (hoặc sữa) không nên quá 15 ngày. Nếu mở cùng một lúc nhiều hộp bột, thời gian sử dụng của một hộp sẽ kéo dài, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn vào bột gây bệnh tiêu chảy cho trẻ.

Cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi: điều này không phù hợp với hệ men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh của trẻ và làm cho nguồn sữa mẹ bị ít đi, do trẻ khó tiêu dẫn đến ít bú mẹ.

Cho trẻ ăn dặm trễ (trên 6 tháng): ở thời điểm này về mặt tâm lý trẻ chỉ thích những gì đã quen thuộc với mình, nên việc tập ăn dặm sẽ trở nên khó khăn.

Tạo ra một khuôn khổ khi cho trẻ ăn dặm như bắt trẻ phải choàng khăn khi ăn, không cho trẻ dùng tay tiếp xúc với món ăn, bắt trẻ phải ăn hết phần ăn… những điều này tạo sự căng thẳng và gây ra phản ứng chống đối ở trẻ khi đến bữa ăn.

Đè đổ khi trẻ không chịu ăn: tạo ra mối bất hòa giữa mẹ và trẻ, dẫn đến chứng chán ăn kéo dài. Ăn dặm đúng cách giúp trẻ mau lớn và tạo sự an tâm cho các bà mẹ phải đi làm lại sau thời gian nghỉ hậu sản.

Các bà mẹ chia sẻ:

Tôi mới tập cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc Tofer pha với sữa công thức. Mỗi ngày bé ăn hai bữa bột vào buổi sáng và buổi trưa (60ml sữa + 1,5 thìa ngũ cốc) + bú mẹ.

Chế độ dinh dưỡng như vậy đã đủ chưa? Bé có cần bổ sung thêm sữa công thức nữa hay không? Bao giờ có thể tập cho bé ăn bột mặn?

Trả lời:

Lúc sinh ra tuy bé hơi nhẹ cân nhưng đến nay cân nặng đã phát triển theo đúng chuẩn của bé hơn 4 tháng tuổi nên mẹ bé đừng lo nhé!

Ở tuổi này, trẻ cần ăn khoảng 500 - 600ml sữa cả bú mẹ và sữa công thức. Nếu chị có nhiều sữa mẹ thì chỉ cần cho con uống khoảng 200ml sữa công thức.

Cháu 4 tháng tuổi chưa cần ăn dặm, nếu mẹ nhiều sữa thì chị nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Thông thường trẻ bắt đầu tập ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi với 1-2 bữa bột ngọt pha loãng. Nguyên tắc tập cho trẻ ăn dặm là ăn từ ít đến nhiều, ăn từ loãng đến đặc, ăn bột ngọt trước rồi ăn bột mặn. Khi bé bắt đầu ăn dặm , mình cho bé tập ăn bột ngọt 1 tháng rồi chuyển qua bột mặn.

Khi cháu 6 tháng tuổi thì chị có thể bắt đầu cho con ăn bột mặn với đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: đạm, tinh bột, dầu, rau quả. Ngoài 2-3 bữa bột chính trong ngày thì mẹ có thể cho con ăn thêm các bữa phụ như nước hoa quả, váng sữa, sữa chua...

Không nên cho con ăn đồng thời hai loại thực phẩm mới bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu chưa thích ứng được với các loại thức ăn, do vậy các mẹ nên từ từ cho con tập làm quen với từng loại thực phẩm.

Đối với các món ăn trong chế độ ăn của trẻ ăn dặm, các mẹ nên nấu chín và xay nhuyễn thức ăn cho con bởi với trẻ 6 tháng tuổi không thể nhai và nuốt thức ăn rắn.

Các mẹ nên cẩn thận khi cho con ăn dặm bắt đầu với ngũ cốc, bởi lượng đường trong các loại thực phẩm này không tốt đối với hệ thống tiêu hóa của con.

Tập cho trẻ làm quen với thức ăn của người lớn không phải lúc nào cũng dễ. Có bé háo hức đòi ăn, có bé nhất quyết không chấp nhận thức ăn mới. Vì vậy, trong giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm có rất nhiều bà mẹ lúng túng không biết phải bắt đầu như thế nào. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các bà mẹ thực hành cho trẻ ăn dặm tốt hơn.

Thời điểm cho trẻ ăn dặm bột

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Ở tháng tuổi này, hệ men tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh, và nguồn sữa mẹ lúc này tuy vẫn còn khá nhiều nhưng không còn đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng của trẻ.

Các nguyên tắc cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bột

Nên rửa tay thật sạch và lau khô bằng khăn sạch trước khi pha bột cho trẻ.

Chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa trong ngày, nếu mẹ phải đi làm hoặc trẻ quá thích ăn bột thì cho trẻ ăn tối đa là 2 bữa, nhưng 2 bữa này phải cách thật xa nhau để bé có thể tiêu hóa một cách dễ dàng.

Lúc này trẻ chỉ tiêu hóa tốt bột loãng 5%; có nghĩa là trong 100ml nước chỉ pha 5g bột (5g bột tương đương với 2 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang), sau đó độ đậm đặc của bột sẽ được tăng dần mỗi tuần.

Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, không cố ép trẻ ăn hết phần bột đã pha ra, nếu trẻ ăn được ít, thì cho trẻ bú mẹ liền ngay sau ăn cho trọn bữa.

Thời điểm cho trẻ ăn dặm trong ngày phụ thuộc vào trẻ, không nhất thiết phải là buổi sáng, lúc vui vẻ trẻ sẽ dễ chấp nhận bữa ăn hơn.

Khi cho trẻ ăn, mẹ cũng cần sắp xếp công việc để có một khoảng thời gian dài thoải mái dành cho trẻ. Có như vậy, bữa ăn sẽ diễn ra như một trò chơi, trẻ sẽ thích thú đón nhận.

Chọn bột ăn dặm có vị ngọt để mùi vị bột sẽ gần giống vị sữa mẹ, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn.

Nếu trẻ không chịu ăn dặm, mẹ hãy ngưng cho ăn trong 3-5 ngày, sau đó cho trẻ tập ăn lại.

Một số trẻ không thích ăn bột có vị ngọt, mẹ hãy chọn một loại bột có vị mặn bán sẵn trên thị trường cho trẻ ăn, hoặc nếu có thời gian hãy thử chế biến 1 chén bột (200ml) cho trẻ ăn tại gia đình như sau:

- Bột (sử dụng bột gạo xay khô hoặc bột ngũ cốc có bán sẵn trên thị trường): từ 10g tăng dần đến 20g, tương đương 3-6 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang.

- Thịt, cá, tép… (bằm thật nhuyễn): 20g tương đương với 2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.

- Rau, củ, trái bằm nhuyễn hoặc tán nhuyễn sau khi luộc chín: 15-20g tương đương với 1,5-2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.

- Dầu tinh luyện (dầu nành, dầu mè, dầu gấc…): 5g tương đương với 1 muỗng canh nhỏ.

- Nêm nếm: có thể sử dụng muối iod hoặc nước mắm ngon, nhưng bao giờ cũng nêm lạc hơn khẩu vị của người lớn.

Khi tiếp xúc với món ăn mới, trẻ cần thời gian từ 3-5 ngày để làm quen, sau khi trẻ đã làm quen với nhiều món, mẹ bắt đầu thay đổi món mỗi ngày để tạo sự ngon miệng cho trẻ.

Một số sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn nhiều bữa bột trong ngày: điều này làm trẻ khó tiêu, trở nên biếng bú mẹ, và chậm tăng cân.

Chỉ dùng nước hầm xương pha với bột gạo cho trẻ ăn: điều này chỉ phù hợp với bé trong vài ngày đầu, sau đó cần cho trẻ ăn luôn xác thịt, cá, rau… thì mới bảo đảm chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng.

Pha bột quá đặc: trẻ khó tiêu hóa dẫn đến biếng bú, biếng ăn ( khoảng cách giữa các bữa ăn và bú cứ dài ra dần).

Pha sữa với nước cháo: nếu tất cả các bình sữa đều pha với nước cháo thì giống như cho trẻ ăn bột nhiều lần trong ngày, sẽ làm cho trẻ khó tiêu và mau chóng bỏ bú.

Mua nhiều loại bột và mở nắp hàng loạt để đổi vị cho trẻ: bột ăn dặm cũng giống như sữa bột, thời gian từ lúc mở nắp hộp cho đến khi dùng hết hộp bột (hoặc sữa) không nên quá 15 ngày. Nếu mở cùng một lúc nhiều hộp bột, thời gian sử dụng của một hộp sẽ kéo dài, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn vào bột gây bệnh tiêu chảy cho trẻ.

Cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi: điều này không phù hợp với hệ men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh của trẻ và làm cho nguồn sữa mẹ bị ít đi, do trẻ khó tiêu dẫn đến ít bú mẹ.

Cho trẻ ăn dặm trễ (trên 6 tháng): ở thời điểm này về mặt tâm lý trẻ chỉ thích những gì đã quen thuộc với mình, nên việc tập ăn dặm sẽ trở nên khó khăn.

Tạo ra một khuôn khổ khi cho trẻ ăn dặm như bắt trẻ phải choàng khăn khi ăn, không cho trẻ dùng tay tiếp xúc với món ăn, bắt trẻ phải ăn hết phần ăn… những điều này tạo sự căng thẳng và gây ra phản ứng chống đối ở trẻ khi đến bữa ăn.

Đè đổ khi trẻ không chịu ăn: tạo ra mối bất hòa giữa mẹ và trẻ, dẫn đến chứng chán ăn kéo dài. Ăn dặm đúng cách giúp trẻ mau lớn và tạo sự an tâm cho các bà mẹ phải đi làm lại sau thời gian nghỉ hậu sản.

Con gái tôi 4 tháng tuổi, cháu ăn ngày một bữa bột hipp hoa quả lúc 6h tối, ngoài ra vẫn bú mẹ bình thường. Đến bao giờ thì cho cháu ăn bột mặn được và ngày ăn mấy lần?
Ninh Hoàng Linh

 

Trả lời:

Cháu 4 tháng tuổi chưa cần ăn dặm, nếu mẹ nhiều sữa thì chị nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu chị đã cho cháu ăn bột hipp hoa quả thì vẫn có thể tiếp tục cho con ăn 1 bữa nhưng lưu ý cho cháu ăn ít một, ăn bột loãng để dạ dày của trẻ dần làm quen với thức ăn. Sau khi cháu ăn xong mẹ nhớ cho con uống nước để làm sạch họng cho trẻ.

Cho bé ăn bột dặm mặn khi nào? - 1

Thông thường trẻ bắt đầu tập ăn dặm vào khoảng 5 tháng tuổi với 1-2 bữa bột ngọt pha loãng. Nguyên tắc tập cho trẻ ăn dặm là ăn từ ít đến nhiều, ăn từ loãng đến đặc, ăn bột ngọt trước rồi ăn bột mặn.

Khi cháu 6 tháng tuổi thì chị có thể bắt đầu cho con ăn bột mặn với đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: đạm, tinh bột, dầu, rau quả. Ngoài 2-3 bữa bột chính trong ngày thì mẹ có thể cho con ăn thêm các bữa phụ như nước hoa quả, váng sữa, sữa chua..

Nuôi con khỏe dạy con ngoan
Dạy bé tập nói nhanh
Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật
Dạy trẻ cầm thức ăn
Dạy trẻ nhút nhát như thế nào?

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con toi 3 thang ma chi nang 5kg k biet co bi suy dinh duonh k
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Theo chuẩn tăng trưởng của tổ chức y tế thế giới trung bình 3 tháng 10 ngày tuổi bé trai nặng 6,6kg, cao 62,2cm; bé gái nặng 6,0kg, cao 60,6cm. Như vậy sẽ là suy dinh dưỡng độ I gầy mòn nếu là bé trai và đe dọa suy dinh dưỡng gầy mòn nếu là bé gái. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé, con bạn đã tăng trưởng rất tốt trong 2 tháng đầu, sau khi giảm cân tốc độ tăng cân trong tháng qua vẫn đạt chuẩn (Trung bình tháng thứ 3 tăng khoảng 0,7-0,8kg). Như vậy sữa của bạn đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp con tăng trưởng tốt, bạn nên tiếp tục cho bé bú mẹ hoàn toàn cho đến tròn 6 tháng tuổi và duy trì đến 24 tháng tuổi cùng tức ăn bổ sung.
Con em hom nay duoc 6 thang va chau nang 11,2kg. Vay thuc don danh cho be la nhu the nao va che do dinh duong ra sao hien nay em cho be an 2bua bot loang mot cu nuoc trai cay khoang 30ml va bu khoang 8_9 binh sua cong thuc. Cho em hoi vay em co nen giam luong sua cua be ko vi be hien da du can
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Chị có thể tham khảo bữa ăn của bé 6 tháng theo link sau nhé: http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=4053
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý