Ứng xử trong khi phỏng vấn thế nào là "chuẩn" nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Ứng xử trong khi phỏng vấn thế nào là "chuẩn" nhất

18/04/2015 10:18 PM
470


Đến với buổi phỏng vấn, điều quan trọng giúp nhà tuyển dụng nhận diện rõ đâu là ứng viên sáng giá mà họ đang tìm kiếm, chính là thông qua cách ứng xử của ứng viên. Nếu bạn đang gặp rắc rối về cách ứng xử trong buổi phỏng vấn, thì những thông tin dưới đây là cực kỳ quan trọng. Vì vậy hãy cố gắng dành một ít thời gian để lưu tâm những vấn đề quan trọng này.


Lập danh mục chuẩn bị cho buổi phỏng vấn để bạn chắc chắn giành được công việc mơ ước: 

Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị 

Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và tuyển dụng Rick Nelles, chuẩn bị không chỉ là in thêm vài bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn có với công việc bạn muốn làm.  

  • Trang phục 

Khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã, chỉnh tề. Tuyệt đối không nên ăn mặc lòe loẹt. 

  • Đúng giờ  


Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ hẹn ít nhất 15 phút. Khi bạn đến đúng giờ, nhà tuyển dụng (NTD) sẽ đánh giá cao tác phong nghiêm túc của bạn. Bên cạnh đó, khoảng thời gian chờ sẽ giúp bạn trấn tĩnh, tập trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và những ghi chú bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. 



  • Giao tiếp bằng ánh mắt 

Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào mắt NTD. Lẩn tránh cái nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy. 

Thể hiện sự nhiệt tình với công việc  

Theo Martin Yate, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực này, trong đó có cuốn “Chúc bạn may mắn 2007 – Cẩm nang tìm việc làm”, trong những cuộc tuyển dụng với sự cạnh tranh của nhiều ứng viên, người tỏ ra nhiệt tình nhất với công việc hầu như luôn là người chiến thắng. 

Sự nhiệt tình của bạn sẽ gửi đến NTD thông điệp rằng bạn là một nhân viên tận tâm với công việc. 

Thể hiện tinh thần đồng đội  

Martin Yate cho biết, các NTD luôn muốn tuyển những nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không ai muốn tuyển dụng những nhân viên “bất kham”. Họ cũng rất cần những người có thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, hãy trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện một dự án lớn hoặc phục vụ một khách hàng quan trọng. 

Thể hiện bản thân 

Trò chuyện với NTD cũng giống như bạn đang thuyết phục khách hàng. Bạn cần chuẩn bị kỹ càng những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân. Nếu NTD không nhắc gì đến những vấn đề này, hãy chủ động đề cập đến chúng. 




Ấn tượng không lời đầu tiên

Bạn biết đấy, buổi phỏng vấn chính là ngày” ra mắt” đầu tiên giữa bạn và nhà tuyển dụng. Đây có thể sẽ là khởi đầu cho một bước tiến dài trong công việc của bạn, nhưng ngược lại cũng là mũi tên trái chiều, có thể đặt nút dừng chân cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Cách ứng xử “ngầm” mà chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ luôn lưu tâm đó là phần phục trang. Trang phục có thể được ví như ấn tượng không lời đầu tiên khi bạn chạm mặt với nhà tuyển dụng. Hãy chắc chắn sự chỉn chu, nghiêm túc và chuyên nghiệp hiện diện trên phục trang của bạn.

Nói đúng và nói đủ

Buổi phỏng vấn nghiêm túc không dành cho bạn kể lể hay bắt đầu câu chuyện dông dài. Đừng làm nhà tuyển dụng cảm thấy có lỗi khi bạn chia sẻ cho họ nghe về những khó khăn trong cuộc sống của bạn. Những điều này không nằm trong phạm vi câu hỏi phỏng vấn, đừng quấy rầy và làm mất thời gian của nhà tuyển dụng về điều này.

Khi nhận được một câu hỏi từ nhà tuyển dụng, bạn nên giữ thái độ thật điềm tĩnh. Không nhà tuyển dụng nào muốn thấy ứng cử viên vồ vập trả lời ngay, nếu điều này xảy ra, bạn đã thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong tác phong của chính mình. Cách khôn ngoan để ứng xử trong tình huống trên, đó là bạn mỉm cười, giữ một khuôn trang bình thản. Khi bạn mỉm cười, ít nhất cả bạn và nhà tuyển dụng đều cảm thấy thoải mái hơn, không khí căng thẳng nhờ vậy mà được giãn nở. Điều này thật sự rất cần thiết, quan trọng hơn hết một nụ cười còn giúp bạn kéo dài thời gian để suy nghĩ và trả lời câu hỏi, vậy vì sao bạn không nở một nụ cười trước một câu hỏi có phần hóc búa từ nhà tuyển dụng?

Thông tin mà bạn hồi đáp lại nhà tuyển dụng phải là những thông tin chính xác và đầy đủ. Chính vì vậy, đừng cố gắng phóng đại bản thân, hãy nói những gì bên trong bạn nghĩ. Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng những kinh nghiệm cũng như kỹ năng bạn học hỏi được một cách chân thành và đầy đủ nhất.

Bạn đã biết cách lắng nghe?

Lắng nghe là một nghệ thuật cao nhất trong giao tiếp. Bạn biết cách lắng nghe, tiếp nhận thông tin, chắc chắc bạn sẽ đạt được nhiều thành công trong tương lai. Tuy nhiên, trong mỗi con người chúng ta không phải ai cũng biết cách lắng nghe, đa phần mọi người thích thể hiện bản thân bằng cách đưa nhiều thông tin. Như vậy, cách lắng nghe bị lãng quên, nếu tệ hơn nó còn gắn bạn với khái niệm” thụ động”.

Ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên, rõ ràng rằng bạn và nhà tuyển dụng là hai người hoàn toàn xa lạ. Vậy thì để giúp bạn hiểu hơn về văn hóa công ty, nhà tuyển dụng sẽ cung cấp cái nhìn bao quát về doanh nghiệp tuyển dụng. Cách khôn ngoan nhất đó là bạn phải lắng nghe, hãy lắng nghe như thực tâm bạn muốn biết thông tin này, vì nếu không chăm chú lắng nghe thông tin, bạn sẽ không thể bổ sung thêm kiến thức chung về công ty tuyển dụng.  Lắng nghe và lặp lại những từ khóa quan trọng, như vậy bạn sẽ được đánh giá cao vì nhà tuyển dụng nhìn thấy được mức độ quan tâm, mức độ cầu tiến  công việc trong tầm nhìn xa hơn của bạn.

Kỹ năng giao tiếp tốt bao gồm cả khả năng lắng nghe và cho nhà tuyển dụng biết bạn đang lắng nghe, bằng cách đặt những câu hỏi khai thác sâu về đề tài đang nói. Chính nhờ những câu hỏi sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn hơn.

Hãy biết truyền năng lượng và sự nhiệt huyết cho từng câu trả lời và câu hỏi của bạn. Cách ứng xử thông minh đó là bạn phải luôn biết giữ một khoảng cách phù hợp và tự đặt ra giới hạn cho bản thân để tránh sai sót trong buổi phỏng vấn. Sự chuẩn bị chu đáo và nhanh nhạy trong ứng xử  sẽ là chìa khóa giúp bạn mở ra nhiều cơ hội cho bản thân.


Những điều nên tránh trong buổi phỏng vấn

Mục tiêu của mọi ứng viên là tìm được công việc ưng ý. Nhưng thực tế, từ mục tiêu đến kết quả cuối cùng là cả một hành trình có thể kéo dài từ ngày này qua tháng nọ. Để có được vị trí top trong danh sách dài của nhà tuyển dụng (NTD), bạn cần chứng tỏ “đẳng cấp” chuyên nghiệp của mình qua mỗi lần tiếp xúc. Nhưng đừng vội nghĩ rằng NTD sẽ sẵn lòng chỉ ra cho bạn những điều bạn cần sửa chữa. Nhiệm vụ của NTD là “đãi cát tìm vàng”, và nếu bạn không đáp ứng đủ yêu cầu của họ, tên bạn sẽ bị gạt khỏi “bảng vàng”. Trong loạt bài tư vấn “Ứng viên chuyên nghiệp”, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ra những thái độ ứng xử cần tránh cũng như những điều nên làm để dễ dàng “lọt vào mắt xanh” NTD, bắt đầu từ lần phỏng vấn đầu tiên.

Sau khi qua vòng sơ tuyển – lọc hồ sơ, bạn được chọn vào "vòng loại trực tiếp” – phỏng vấn. Cung cách ứng xử và thái độ của bạn sẽ là yếu tố quyết định bạn có “qua” được vòng này hay không.

Điều quan trọng khi đi phỏng vấn (bên cạnh việc đến đúng giờ, trang phục chỉnh tề) là giữ thái độ bình tĩnh và tránh phạm phải những lỗi dưới đây.

1. “Đi cho biết”


Không gì khiến NTD rất bực mình bằng việc trò chuyện với một ứng viên mà người này không tỏ vẻ quan tâm, hoặc chỉ trả lời hời hợt. Hỏi ra thì ứng viên chỉ “đến để biết công ty ra sao rồi mới cân nhắc có chấp nhận làm việc hay không”. Anh Ân, Trưởng phòng Nhân sự công ty EDF, đã từng ngồi chờ một ứng viên hết cả 20 phút trước khi phát hiện ra rằng “nhân tài” của mình đang đi lòng vòng trong công ty để “hỏi thăm” tình hình làm việc trước khi vào gặp NTD. Đến đây thì không phải bàn cãi gì thêm, tên của ứng viên này được lưu vào “sổ bìa đen” vô thời hạn.

2. Nghe điện thoại khi phỏng vấn


Hà được NTD đánh giá là một ứng viên sáng giá cho vị trí Phó phòng Kinh doanh. Nhưng cuối cùng, chiếc ghế phó phòng lại về tay một người khác còn Hà thì vẫn đang “lận đận” gõ cửa nhiều công ty. Lý do nhiều NTD từ chối Hà là vì cô nàng liên tục nghe điện thoại và trả lời tin nhắn khi đang phỏng vấn đến nỗi NTD phải nhắc khéo Hà tắt điện thoại.

Việc nghe điện thoại khi đang phỏng vấn là một trong những điều tối kỵ. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi cực kỳ khẩn cấp hoặc có công việc cực kỳ gấp phải giải quyết qua điện thoại, hãy hỏi ý NTD trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu. Chỉ nên nghe điện thoại khi NTD đồng ý và cố gắng kết thúc cuộc gọi sớm. Thông thường NTD phải tiếp xúc khá nhiều ứng viên và sẽ không có đủ thời gian nếu bạn cứ “cà kê” trên điện thoại. Nếu bạn không ở trong bất kỳ tình huống “cực kỳ” nào bên trên, hãy tắt điện thoại trước khi vào phỏng vấn.

3. Nói lan man


Hãy cho tôi biết về bạn!” là một câu hỏi nhiều NTD rất “sợ” phải hỏi nhưng không hỏi thì không được. Nhiều ứng viên vừa nghe đến câu hỏi này là lập tức “tuôn” tràng giang đại hải về tiểu sử bản thân, sở thích, thói quen của mình. Ngược lại, những thông tin cần thiết cho NTD như công việc, những điều bạn thích khi làm việc và những gì động viên tinh thần làm việc thì lại không thấy nói đến.

4. Quá tự hào về bản thân


Bạn hoàn toàn có quyền tự hào về những thành tích mình đạt được nhưng nên thể hiện một cách khiêm tốn. Bạn có thể nói “Tôi không tự nhận mình là người giỏi nhất, nhưng tôi luôn cố gắng hết sức và nỗ lực của tôi được đền đáp với giải nhất cuộc thi XYZ.” Ngược lại, nếu bạn vỗ ngực: “Sau khi qua mặt 2 ứng viên nặng ký cho ghế Giám đốc và thắng luôn ứng viên sáng giá cuối cùng bằng bảng kế hoạch kinh doanh xuất sắc, vị trí Giám đốc Kinh doanh tại công ty ABC đương nhiên trở thành của tôi”, chỉ cần đến đây, NTD có thể nhẹ nhàng gạch tên bạn ra khỏi danh sách.

Bên cạnh đó, có những ứng viên chọn cách “thêu dệt” thêm thành tích nhằm làm lý lịch của mình “đẹp” hơn, nhưng NTD tinh ý luôn dễ dàng phát giác những chi tiết “giả tưởng” này. Không gì sáng suốt bằng việc nói đúng sự thật và khiêm tốn.


Những điều chưa biết khi đi phỏng vấn xin việc

Trong lúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ tìm hiểu xem bạn là ai, có năng lực gì. Và không khó để trả lời những câu hỏi có sẵn trong lý lịch. Nhưng trên thực tế, một cuộc phỏng vấn sẽ không bao giờ dừng lại ở đó. Lúc phỏng vấn, bạn có nên uống ly cà phê họ mời? Có nên hành động thân thiện? Khi được hỏi thì cần phải nhìn vào ai để trả lời?

Dưới đây là những kỹ năng phỏng vấn xin việc hết sức cần thiết mà mỗi người  nên trang bị cho mình trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với các lãnh đạo tương lai của bạn.

5 Ngoài nước lọc, nếu được mời uống thêm cà phê, bạn hãy từ chối

Một ly cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo, nhưng hãy uống trong bữa sáng, trước khi rời nhà, hoặc trong phòng chờ của văn phòng trước khi được mời vào phỏng vấn. Việc được mời uống cà phê tại cuộc phỏng vấn đôi khi chỉ là phép lịch sự xã giao của các lãnh đạo. Cho nên bạn hãy khéo léo từ chối để họ không phải mất thêm thời gian chờ bạn nhâm nhi ly cà phê của mình.

6. Đừng ngồi xuống trước khi được mời

Đừng vội vàng ngồi ngay vào ghế khi người ta còn chưa mời bạn. Và một khi ngồi xuống thì hãy cố gắng giữ tư thế thẳng lưng và điềm đạm. Đừng e dè ngồi nép mình trên một mép ghế, hay để hai vai buông thõng và mắt cụp xuống không dám nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng. Họ sẽ không bao giờ sẵn lòng giao việc cho những cấp dưới nhút nhát và thiếu tự tin.

7. Hãy ước lượng độ tuổi của người phỏng vấn bạn để có cách nói chuyện phù hợp

Những thế hệ khác nhau sẽ có các cách nhìn khác nhau về cuộc sống. Đoán được độ tuổi của họ sẽ giúp bạn gây ấn tượng bằng những câu chuyện phù hợp và dễ dàng cảm nhận được yêu cầu của họ trước ứng viên tiềm năng.

Để có được kỹ năng này, bạn cần luyện tập ở nhà, với ngay chính người thân và khách đến nhà. Tùy vào tính cách từng người mà tập chọn lối nói chuyện dễ nghe, để lại ấn tượng tốt.

8. Khi trả lời phỏng vấn, hãy nhìn thẳng vào mắt các giám khảo

Trong một cuộc trò chuyện trực diện, ánh mắt chính là hình thức kết nối đầu tiên giữa người nói và người nghe. Nếu có nhiều giám khảo cùng phỏng vấn bạn một lúc, hãy cố gắng nhìn từng người khi đáp lại các câu trả lời thay vì chỉ tập trung nhìn người hỏi bạn. Chỉ khi nào hoàn thành phần trả lời của mình mới dừng ánh mắt về phía người hỏi. Tuy nhiên đừng miễn cưỡng đảo mắt liên tục mà hãy cố gắng tạo ra ánh nhìn thân thiện, tự nhiên.

9. Nếu các nhà tuyển dụng muốn thử trí thông minh của bạn với những câu đố mẹo mà bạn đã biết từ trước, đừng vội tỏ ra rằng mình đã có ngay câu trả lời

Hãy để họ làm chủ trong phần thử thách trí tuệ và giữ chiến lược riêng trong đầu mình.

Chuyện đấu trí để chọn nhân viên đối với các lãnh đạo không còn là điều xa lạ. Thế nên hãy biết phản ứng linh hoạt để chứng tỏ rằng mình không quá chậm chạp, cũng không quá khôn ngoan. Một nhân viên nhanh nhẹn, nhưng biết vị trí của mình sẽ dễ được lòng nhà tuyển dụng.

10. Hãy lựa chọn trang phục sáng màu để đi phỏng vấn

Ăn mặc lịch sự khi đi xin việc là điều tối thiểu bạn cần chuẩn bị từ trước. Trong trường hợp không biết nên mặc gì cho phù hợp thì tốt hơn hết bạn nên lựa chọn trang phục sáng màu. Trong khi trang phục sáng màu tạo cho người đối diện ấn tượng nhẹ nhàng, thân thiện và năng động thì trang phục tối màu thường gợi cảm giác quá nghiêm chỉnh và khó gần.

11. Đừng bỏ qua những cử chỉ của đôi bàn tay bạn

Ngửa lòng bàn tay khi nói chuyện thường tao ra sự chân thành trong lời nói của bạn. Trong khi úp bàn tay lên nhau và đặt trên bàn lại cho thấy bạn đang làm chủ tình huống được hỏi. Tuy nhiên khi bắt tay với nhà tuyển dụng, đừng thả lỏng và hạ thấp bàn tay xuống.

Đan các ngón tay vào nhau là biểu hiện của việc bạn đang rất tự tin, không run sợ hay hồi hộp. Bỏ tay vào túi chứng tỏ bạn đang muốn giấu điều gì đó, và gõ các ngón tay lên bàn cho thấy bạn đang mất bình tĩnh. Bạn không nên khoanh tay trước ngực, kể cả khi bất đồng quan điểm với nhà tuyển dụng. Hãy để ý những thông điệp từ đôi tay mình mà qua đó các lãnh đạo sẽ dễ dàng đoán được bạn đang nghĩ gì.

12. Cử chỉ ở đầu và vai cũng mang những thông điệp nào đó

Gãi tai, gãi cằm sẽ khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Cúi đầu là tín hiệu của sự rụt rè, còn quá nghiêng đầu về phía trước lại khiến bạn trở nên dư thừa sự tự tin. Mắt nhìn lên trần nhà là biểu hiện của sự nhàm chán, còn đôi mắt chớp liên tục đôi khi lại khiến nhà tuyển dụng có cảm giác bạn đang không thành thật.

Đặc biệt bạn không nên nhún vai và bĩu môi, bởi người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn không hiểu vấn đề, mất bình tĩnh, thậm chí bất mãn.

13. Quan sát tính cách của nhà phỏng vấn để có những hành vi phù hợp

Tuy bạn đang ở vị trí “bị” hỏi, nhưng không có nghĩa là bạn bị động trong mọi tình huống. Hãy thử đoán tính cách của lãnh đạo để dễ dàng tự tin trong cuộc trò chuyện. Nếu bạn đang ngồi trước mặt một con người điềm đạm, hãy trả lời những gì được hỏi và đừng kể lể dài dòng. Nhưng nếu đó là một người trẻ năng động thì tốt hơn hết bạn đừng im như thóc và thu mình một chỗ.

Cách bạn đáp lại người phỏng vấn chính là yếu tố quyết định xem bạn có được nhận hay không. Do đó bạn nên suy nghĩ và thận trọng trước khi trả lời.

14. Những tín hiệu cho thấy bạn đang được lòng nhà tuyển dụng

Khi nhà tuyển dụng nghiêng đầu về phía bạn, tắt chuông điện thoại hay gật đầu và cười chứng tỏ họ đã bị bạn thuyết phục. Một số lãnh đạo sẽ mời bạn vào làm ngay lập tức hoặc yêu cầu ghi riêng địa chỉ để liên lạc sau cuộc phỏng vấn. Đừng nghi ngờ gì nữa, bạn đã làm họ hài lòng.

15. Những tín hiệu cho thấy cuộc phỏng vấn của bạn đã thất bại

Nếu nhà tuyển dụng đề nghị dừng cuộc phỏng vấn giữa chừng, nghe điện thoại hoặc lật đống tài liệu không liên quan, điều này đồng nghĩa với việc bạn không gây được sự chú ý đối với họ.

Một khi nhà tuyển dụng không động chạm gì đến mức lương, chế độ đãi ngộ của công ty, hay tối thiểu là địa chỉ liên lạc sau cuộc phỏng vấn thì bạn không nên hi vọng nhiều



Những cách ứng xử tệ hại trong phỏng vấn!


Trước khi bước vào một cuộc phỏng vấn, một ứng viên thông minh luôn biết cách lựa chọn trang phục phù hợp, nghiên cứu kỹ các thông tin về công ty ứng tuyển và chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng trả lời suôn sẻ các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng đã là một ứng viên thông minh.

Thống kê của CareerBuilder gần đây từ cuộc khảo sát hơn 850 nhà tuyển dụng cho thấy, gần 70% cho rằng, họ đã từng chứng kiến những hành động vô cùng ngớ ngẩn của các ứng viên trong các buổi phỏng vấn. Và sau đây là thống kê một loạt hành động được cho là "thiếu sáng suốt" nhất, khác thường nhất.


"Cho tôi về sớm để... kịp đón xe buýt"


Bạn không thể nhận được việc nếu như bạn không thể hiện bản thân mình trước nhà tuyển dụng. Nhưng quan trọng là bạn thể hiện nó như thế nào? Sẽ vô cùng tai hại và tạo cảm giác thiếu thiện cảm cho nhà tuyển dụng nếu bạn khoe khoang, nói quá bản thân mình. Nhưng sẽ càng tệ hại hơn nếu như bạn quá lúng túng trong cách thể hiện mình.


Nhiều ứng viên đến phòng phỏng vấn với một bộ trang phục lấm bẩn. Vài người liên tục đề nghị nhà tuyển dụng hỏi nhanh nhanh để họ còn kịp... bắt xe buýt. Một người khác "lôi" nhà tuyển dụng ra khỏi cuộc phỏng vấn với đề tài... thử thuốc. Tuy nhiên, chức vô địch cho hành động ngớ ngẩn nhất khi đi phỏng vấn là khi một ứng viên nói với công ty tuyển dụng trước khi bỏ đi là "công ty có... mùi"!


Diện quần áo ở nhà, dép lê đến... phỏng vấn!


Ấn tượng đầu tiên có thể nâng lên cũng có thể dúi ứng viên xuống. Tuy nhiên, rất nhiều ứng viên không hề có ý thức gì về khái niệm trang phục phù hợp với hoàn cảnh. Một vài ứng viên đến phỏng vấn với phục trang hàng ngày, thậm chí là quần jeans và áo phông. Tuy nhiên đó không phải điều tồi tệ nhất.


Sẽ không ai có thể nhận vào làm việc một ứng viên mặc áo phanh ngực, khoe bộ ngực lông lá, đeo những thứ trang sức màu mè, kiểu "dân chơi", dùng nước hoa nồng nặc và miệng tóp tép nhai kẹo cao su cả. Và đương nhiên càng không thể nhận những người mặc trang phục ở nhà, đi dép lê quèn quẹt đến phỏng vấn!


Tuy nhiên cũng cần phải nhớ rằng, không hẳn trang phuc lịch sự, công sở là đã đủ cho một sự xuất hiện trang trọng, phù hợp. Đôi khi chỉ vì hát toáng một bài hát vui, cố gắng thuyết phục nhà tuyển dụng mua xe của mình, tập yoga trong lúc phỏng vấn hay khoe khoang mình như thể tài tử điện ảnh... bạn sẽ bị đánh trượt ngay lập tức!


Nôn mửa vì... quá căng thẳng


Có căng thẳng đôi chút là chuyện thường tình, thậm chí đôi khi có ích khi bạn đi phỏng vấn nhưng trên thực tế, khá nhiều ứng viên bị căng thẳng quá mức đến mức thành khủng hoảng. Nói lắp, nói lảm nhảm, buộc phải cười trừ liên tiếp hay thậm chí quên cả mình đang ứng cử vào vị trí nào - do quá căng thẳng - vẫn còn là may mắn. Một số thậm chí còn bị tè ra quần hay nôn mửa ra giầy nhà tuyển dụng cũng chỉ vì quá căng thẳng!


Nhưng tất cả những cử chỉ trên vẫn còn chưa bị đánh giá là tệ hại nhất. Những cử chỉ như nhướn cao lông mày khi hỏi, than phiền mình có sức khỏe khá nghiêm trọng và cần sự chăm sóc đặc biệt hay ngờ ngệch tiết lộ mình có ý định chỉ làm tạm ở công ty trong 2 tháng... mới thực sự là những hành động bị coi là rất tệ hại.


Thật thà là điều nên làm. Nhưng thật thà đến mức ngờ ngệch thì sẽ chỉ làm cho các nhà tuyển dụng phải lắc đầu ngao ngán. Kiểu như một ứng viên nói anh đã từng ở trong quân đội và đã từng bị Tổng thống liệt vào danh sách "đặc biệt" hay một ứng viên khác thừa nhận những thứ mà mình liệt kê trong hồ sơ thực ra chỉ đúng một nửa... thì đó đúng thật là tai họa.


Lương của tôi là bao nhiêu?


Hỏi nhà tuyển dụng về lương bổng và lợi tức từ ngay lần phỏng vấn đầu tiên là điều không bao giờ nên làm. Vậy mà không ít ứng viên khi đi phỏng vấn và gặp nhà tuyển dụng lần đầu đã hấp tấp hỏi về lương, thời gian nghỉ, các kỳ nghỉ trong năm, thậm chí là các kỳ tăng lương - ngay cả trước khi họ được nhà tuyển dụng hỏi.


Một số khác thậm chí còn không ngại ngần thể hiện những điểm xấu nhất của mình như phàn nàn cả buổi về thời gian mỗi ngày họ phải làm việc hay đưa ra câu hỏi "khó" cho nhà tuyển dụng: "Mấy giờ thì tôi có thể rời công ty về nhà?".


Nịnh nọt và mua chuộc nhà tuyển dụng


Tất nhiên ai đi phỏng vấn chẳng muốn xin được việc như ý, nhưng như thế không có nghĩa là phải xin được việc bằng mọi giá. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người dùng quà cáp, dùng tiền thậm chí là cả tình dục để mua chuộc và dụ dỗ nhà tuyển dụng, mong có được công việc như ý.

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

A. Động cơ xin việc và sự quan tâmđến công việc:

1.  Vì sao nộp đơn vào vị trí này?

2.  Có nhận xét gì về công ty?

3.  Điều gì khiến anh thích thú nhất khi xin vào công việc này?

4.  Điều gi khiến anh thấy được kích thích nhất trong công việc?

5.  Theo anh, công việc này có yêu cầu, đòi hỏi gì?

6.  Anh dự định sẽ thực hiện công việc này như thế nào?

7.  Anh nhận thấy minh sẽ cần những điều kiện gì để thực hiện tốt công việc này?

8.  Anh mong muốn mức lương bao nhiêu?

9.  Theo anh với công việc này, mức lương là bao nhiêu là thích hợp?

B. Đào tạo, giáo dục và các hoạt động khi đi học:

1.  Trong thời gian gần đây, anh đã và đang tham gia những tổ chức hoặc hoạt động nào?

2.  Anh thích và không thích môn học nào nhất? Tại sao?

3.  Anh nhận thấy trường học đã trang bị cho anh những gì? Còn thiếu gì?

C. Công việc cũ:

1.  Mức lương hiện nay?

2.  Tổng thu nhập hiện nay? Gồm những khoản nào ngoài lương?

3.  Vì sao bỏ công việc hiện tại?

4.  Nhận xét về công ty cũ: thế mạnh, điểm yếu, đêìu gì làm anh thích và không thích?

D. Kiến thức, kinh nghiệm trong công việc:

1.  Theo nhận xét của anh, anh có thể đảm nhiệm tốt những chức danh công việc hoạc vị trí nào trong công ty của chúng tôi?

2.  Những kinh nghiệm nào anh đang có sẽ giúp ích cho công việc mới?

3.  Thành công lớn nhất mà anh từng đạt được?

4.  Anh hình dung công việc sắp tới như thế nào?

E. Khả năng hoà đồng và giao tiếp:

1.  Hãy nói về lãnh đạo và đồng nghiệp cũ.

2.  Theo anh, đối với loại công việc này, làm việc một mình hay theo nhóm sẽ đạt kết quả tốt hơn?

3.  Theo anh tự đánh giá, mình sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi làm việc 1 mình hay theo nhóm?

4.  Giả sử có xung đột xảy ra, anh sẽ giải quyết như thế nào?

5.  Anh có cảm thấy khó khăn khi tiếp xúc với người mới quen hay không?

6.  Nêu 1 số tình huống thực tế.

F. Tự nhận xét về bản thân, ý thức trách nhiệm và cầu tiến:

1.  Anh hãy tự nói về bản thân: những gì anh thích, không thích…

2.  Những ưu thế của anh so với những ứng viên khác?

3.  Đâu là điểm mạnh, điểm yếu của anh?

4.  Anh muốn chúng tôi biết những gì về anh? (muốn nhìn anh như thế nào?)

5.  Những người thân (gia đình, bạn bè) đánh giá anh như thế nào?

6.  Anh hình dung 1- 5 năm nữa mình như thế nào?

7.  Theo anh, đâu là những cản trở hoặc trở ngại đối với anh hiện nay khi nỗ lực để đạt được những mục tiêu của mình?

8.  Anh dự định sẽ làm gì để khắc phục và vượt qua những trở ngại đó?

9.  Mong muốn lớn nhất của anh là gì?

10.   Theo anh, điều gì có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tiến bộ trong nghề nghiệp của anh?

11.   Nếu được nhận vào đây, anh có mong đợi hoặc đề nghị gì?

G. Quan điểm, sở thích chung:

1.  Điều gì làm anh thấy khó chịu nhất trong cuộc sống hiện nay?

2.  Điều gì làm anh thấy hài lòng nhất trong cuộc sống hiện nay?

3.  Những sở thích của anh?

4.  Nếu tuyển nhân viên nói chung, anh thấy cần có những tiêu chuẩn hoặc yêu cầu gì?

5.  Còn riêng đối với vị trí mà anh dự tuyển, anh thấy cần có thêm những tiêu chí gì? Nếu cho anh tự đánh giá, anh thấy mình đã đáp ứng được hết những điều đó chưa?

6.  Anh đã từng gặp thất bại trong công việc chưa? Nếu có, hãy kể cách anh vượt qua nó? Nếu không, hãy cho biết anh làm thế nào để không gặp thất bại?

7.  Điều gì thường khiến anh phải lưỡng lự, suy nghĩ nhiều nhất khi làm việc?

8.  Bài học kinh nghiệm nào anh thấy quý báu nhất mà anh rút ra được từ trước đến nay?

9.  Khi gặp một vấn đề khó, anh giải quyết như thế nào? (lưu ý trình tự ưu tiên trong cách xử lý vấn đề)

10.   Anh có nhận xét gì về công ty chúng tôi? Điều gì làm anh thấy không hài lòng nhất?

Một số câu hỏi hóc búa

1.  Chúng tôi có rất nhiều người ứng tuyển vào vị trí này, tại sao chúng tôi phải chọn bạn?

2.  Bạn đã tìm việc trong thời gian khá lâu, tại sao bạn không nghĩ là bạn có vấn đề trong việc tìm kiếm việc làm?

3.  Bạn có vẻ không đủ khả năng kỹ thuật đối với công viêịc. Bạn làm thế nào để đối phó với nó?

4.  Bạn thấy điều gì thú vị trên báo ngày hôm nay?

5.  Nếu được tuyển dụng, bạn sẽ đem lại gì cho chúng tôi?

Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc

Nghệ thuật phỏng vấn nhân viên

Nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Những điều cần lưu ý khi đi xin việc

Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý