Trứng gà

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trứng gà

18/04/2015 10:39 AM
625

1. Tác dụng bảo vệ sức khỏe của trứng gà

Trứng gà có tác dụng bảo vệ não và tăng cường trí nhớ

Chất béo phốt pho, chất cholesterol có trong lòng đỏ trứng gà có tác dụng rất lớn đến hệ thống thần kinh và sự phát triển của cơ thể. Sau khi chất béo phốt pho trong trứng đi vào cơ thể, nó sẽ phóng ra một chất kiềm, có thể cải thiện được trí nhớ của mọi lứa tuổi.

Tác dụng bảo vệ gan

Chất protein trong trứng gà có tác dụng khôi phục mọi thương tổn trong tổ chức gan. Chất béo phốt pho trong lòng đỏ trứng gà có tác dụng làm tái sinh tế bào gan, nâng cao lượng protein ở dạng huyết tương, tăng cường năng lực trao đổi chất và khả năng miễn dịch của cơ thể

Đề phòng và chữa trị bệnh xơ cứng động mạch vành

Các nhà dinh dưỡng học và y học ở Mỹ đã dùng trứng gà để chữa trị bệnh xơ cứng động mạch vành và thu được kết quả hết sức bất ngờ. Họ lấy chất béo phốt pho ở trứng gà, quả đào và gan lợn rồi mỗi ngày cho người mắc bệnh tim uống từ 4 – 6thìa canh. Sau ba tháng điều trị, chất cholesterol trong máu của người bệnh đã giảm xuống rõ rệt, thu được kết quả hết sức mỹ mãn.

Đề phòng bệnh ung thư

Trong trứng gà có khá nhiều vitamin B2, có thể phân giải và oxy hóa các vật chất ung thư trong cơ thể con người. Căn cứ vào những số liệu phân tích về tỷ lệ tử vong vì bệnh ung thư trên toàn thế giới cho thấy, tử vong vì bệnh ung thư có tỷ lệ ngược với lượng hấp thụ chất sêlen của cơ thể

Làm chậm sự suy thoái

Trứng gà dường như có đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, một trong những kinh nghiệm của người cao tuổi sống lâu, là mỗi ngày ăn một quả trứng gà.

Rất nhiều các loại thuốc dưỡng sinh lưu truyền trong dân gian Trung Quốc cũng đều không thể tách khỏi trứng gà. Ví dụ hà thủ ô hầm với trứng gà, trứng gà nấu với óc lợn, trứng gà nấu cháo v.v… Nếu muối trứng gà thì hàm lượng canxi sẽ tăng lên rõ rệt, có thể từ 55mg/100g tăng lên đến 512mg, gấp khoảng 10 lần so với trứng gà tươi, loại trứng muối đặc biệt thích hợp với những người muốn bổ sung canxi.

2. Lòng đỏ trứng gà thích hợp nhất cho việc nuôi dưỡng trẻ em

Đối với trẻ em, trứng gà là chất dinh dưỡng tốt nhất, đặc biệt là lòng đỏ trứng gà có nhiều chất sắt, dễ hấp thụ, là món ăn bổ sung sắt tốt nhất cho trẻ em. Trẻ em đến 4 tháng tuổi thì bao giờ chất sắt trong cơ thể cũng rất nhiều, những từ tháng thứ 5 thứ 6 trở đi, chất sắt sẽ dần dần dùng hết, vì thế từ 4 tháng tuổi trở đi phải cho trẻ uống thuốc bổ sung chất sắt, mà cách tốt nhất là cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà.

Khi cho trẻ ăn lòng đrỏ trứng gà chỉ nên cho ăn ¼ là đủ. Cách làm: luộc trứng chín, bóc vỏ và lòng trắng, lấy ¼ lòng đỏ nghiền nát hòa vào sữa bò hoặc sữa bột, rồi khuấy lên cho trẻ ăn. Những lần sau có thể cho ăn tăng dần lên 1/3 và ½ lòng đỏ trứng. Từ 6 tháng tuổi trở đi có thể cho trẻ ăn bằng cách nấu bột lòng đỏ trứng gà, nấu cháo, hoặc cháo thịt có lòng đỏ trứng gà, 6 tháng tuổi trở đi có thể cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà luộc.

3. Những điều cần biết khi ăn trứng gà

Người mắc bệnh tim mạch có thể ăn được trứng gà

Trước đây trong giới y học có một điều quy định bất thành văn như sau: Do máu của những người mắc bệnh xơ cứng động mạch vành, bệnh tim có chứa hàm lượng cholesterol cao, trong khi đó hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng gà cũng cao cho nên những người này không thể ăn trứng gà được. Nhưng các nhà nghiên cứu khoa học thì lại cho rằng chất phốt pho béo trong lòng đỏ trứng gà có tác dụng rất quan trọng đối với việc vận chuyển chất béo và trao đổi chất trong cơ thể.

Chất phốt pho béo là một loại thuốc nhũ hóa rất mạnh, có thể làm cho chất cholesterol và chất béo nhũ hóa thành những hạt cự nhỏ ngấm vào thành huyết quản, rất có lợi cho các tổ chức của cơ thể mà không hề tăng thêm nồng độ cholesterol ở dạng sệt, vì thế ăn lòng đỏ trứng gà chẳng những không có hại, mà con có tác dụng bảo vệ rất đặc biệt đối với hệ thống huyết quản của người bệnh.

Người mắc bệnh sỏi mật có thể ăn trứng gà

Qua nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng việc hạn chế những người mắc bệnh sỏi mật ăn những loại thực phẩm có chất béo và chất protein cao không có nghĩa là bảo người bệnh không được ăn trứng gà, nếu ta cải tiến cách làm như đun cách thủy, hoặc nấu canh trứng gà thì vẫn có thể ăn được. Nếu người mắc bệnh sỏi mật ăn ít đi một chút cũng có thể thỏa mãn được nhu cầu dinh dưỡng, ăn ít chẳng những không ảnh hưởng gì, trái lại còn tạo nên sự kích thích cần có để túi mật kịp thời bài tiết dịch ra ngoài, phòng ngừa hiện tượng tích tụ dịch trong túi mật và gây nên sỏi mật.

Người mắc bệnh tiêu chảy không nên ăn trứng gà

Do người mắc bệnh tiêu chảy ít tiết ra các chất dịch, sự hoạt động của chất xúc tác tiêu hóa bị giảm sút, việc trao đổi chất béo, protein và cacbon hydrat bị rối loạn làm ảnh hưởng đến chức năng của đường ruột, gây trở ngại đến việc hấp thụ nước và dinh dưỡng, làm cho phần lớn dinh dưỡng bị thải ra theo đường tiêu hóa. Trong thời gian đó nếu không để cho đường ruột được nghỉ ngơi thỏa đáng thì chẳng những không có lợi cho sức khỏe mà còn làm cho bệnh trầm trọng thêm. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy không nên ăn trứng gà.

Người mắc bệnh sốt rét, nếu ăn trứng gà sẽ chẳng khác gì “lửa đổ thêm dầu”

Chất protein trong trứng gà cơ thể có thể hấp thụ được tới 99,7%. Sau khi ăn nó có thể sản sinh ra một lượng nhiệt “ngoài sức tưởng tượng”, có thể đạt tới 30%. Nếu người bị sốt rét (nhất là trẻ em) ăn trứng gà sẽ làm cho lượng nhiệt trong cơ thể tăng cao mà không thể tán phát đi đâu được, như vậy khác nào “lửa đổ thêm dầu”, người bệnh sẽ càng sốt cao đến mức không thể tưởng tượng nổi.

Vì thế người mắc bệnh sốt rét không nên ăn trứng gà, mà nên uống nhiều nước và các đồ uống mát có chứa chất muối, nên ăn nhiều rau tươi, hoa quả, đợi khi nào cơn sốt dứt hẳn sẽ ăn trứng cũng không sao.

Không nên ăn trứng gà sống

Vì trong trứng gà sống có một chất xúc tác, sau khi ăn sẽ rất khó tiêu hóa, trên một nửa số dinh dưỡng cơ thể không hấp thu được, như vậy sẽ gân nên lãng phí. Chất xúc tác này rất kỵ nhiệt, vì thế nếu luộc chín rồi mới ăn sẽ không lãng phí, phần lớn chất dinh dưỡng sẽ được cơ thể hấp thu. Ngoài ra trong trứng gà sống còn có một chất khác. Nếu thường xuyên ăn trứng gà sống thì chất này sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể, gây trở ngại cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác, nhất là những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà nếu thiếu chúng sẽ ảnh hưởng ngay đến sức khỏe. Hơn nữa trứng sống lại có mùi tanh, chẳng những khó tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng đến cảm giác khi ăn, thậm chí còn gây nôn mửa.

Nghiêm trọng hơn là trong trứng gà sống có chứa khoảng 14% các vi khuẩn và ký sinh trung, nếu trứng để lâu tỷ lệ vi khuẩn càng cao. Nếu ăn trứng sống các vi khuẩn gây bệnh này tất sẽ đi vào cơ thể, rất dễ gây bệnh cho con người.

Không được nấu trứng gà với sữa đậu nành

Trong sữa đậu nành có một chất có thể ức chế hoạt tính xúc tác protein tụy làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein của cơ thể. Loại chất này chịu nhiệt rất tốt, vì thế cần phải có nhiệt độ cao mới có thể phá hủy được nó. Trong trứng gà sống cũng có một loại dịch protein dính, rất có thể nó sẽ kết hợp với chất xúc tác protein tụy, vì thế đã gây trở ngại cho việc hòa tan chất protein. Nếu thời gian đun sữa đậu nành ngắn hoặc chưa đun sôi đã cho trứng gà vào thì sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ và lợi dụng chất protein của hai thứ đó.

Không nên ngâm trứng đã luộc vào nước lạnh

Do trứng gà mới đẻ được bao bọc bởi một lớp màng và vỏ cứng cho nên vi khuẩn khó xâm nhập, chất nước trong trứng gà cũng khó bị bốc hơi, vì thế để trong một thời gian nhất định, trứng gà vẫn giữ được nguyên chất. Khi luộc, màng và vỏ che chở của chúng bị phá hủy, đồng thời hai lớp màng trong vỏ trứng đều có nhiều lỗ nhỏ, cho nên khi ngâm trứng vào nước lạnh các vi khuẩn sẽ theo vào trong trứng, chất xúc tác trong trứng sẽ phân giải làm cho trứng bị biến chất.

Phương pháp ăn trứng tốt nhất

Do các phân tử protein trong trứng luộc đông kết lại rất dày trở thành những chất keo dính và cứng lại làm cho trứng rán được bao bọc bởi chất béo bằng chiếc “áo ngoài”, nên rất khó đi vào đường ruột và khó tiếp xúc với dịch tiêu hóa vì thế, phải đợi cho đến khi chất béo tan ra thì trứng gà mới có thể “gặp mặt” dịch tiêu hóa. Chính vì nguyên nhân đó mà tiêu hóa và hấp thụ đã diễn ra chậm chạp. Theo các nhà dinh dưỡng học thì ăn trứng gà rán, trứng ốp lếp, canh trứng là tốt nhất.

Hàng ngày nên ăn bao nhiêu trứng gà

Trứng gà có giá trị dinh dưỡng rất cao, nếu thường xuyên ăn trứng gà sẽ rất có lợi cho thân thể, nhưng phải ăn cho hợp lý. Dựa vào phân tích của các nhà dinh dưỡng học thì mỗi ngày chỉ cần ăn một quả trứng là đủ, nếu ăn nhiều quá sẽ lãng phí và vô ích.

Ví dụ một gia đình có bốn người, mỗi bữa ăn bốn quả trứng, như thế chẳng thà chia làm hai bữa ăn còn tốt hơn. Vì tám chất axit amin trong trứng gà khác với axit amin trong cơm, cho nên chỉ cần ăn một ít trứng gà với cơm là có thể hấp thụ được các loại axit amin cần thiết, như vậy cũng có thể nâng cao được chất lượng protein giúp cho cơ thể dễ hấp thụ.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tai sao khi danh trung ga thi no lai bong len?????
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
trẻ em 2 tuổi ăn lòng đỏ tứng gà đánh với mật ong co được không
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Nấu chín là được, tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn hai thứ này nhé
Trứng gà chứa bao nhiêu LDL-C cholesterol?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
100g trứng có chứa khoảng 143 calo, trong đó có: 1g carb, 13g protein, 10g fat (3g fat bão hòa) và 423 mg cholesterol. 1 trứng (gà) lớn trọng lượng khoảng 50g.
em muon hoi la uong trung ga song co haj hay co loi a.
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Ai ăn được trứng gà sống thì cực tốt bạn à
trứng gà mật ong bổ khônh
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý