Tác dụng của vỏ chuối rất đáng tham khảo

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng của vỏ chuối rất đáng tham khảo

18/04/2015 10:19 PM
969

Chuyên gia hóa học Gustavo Castro và các cộng sự tại Đại học Sao Paulo (Brazil) khẳng định vỏ chuối được băm nhỏ có tác dụng tốt hơn một số vật liệu khác trong việc tách lọc chất bẩn kim loại độc hại khỏi nước. Vào thời tiết hanh khô như ở Việt Nam vỏ chuối sẽ là mỹ phẩm dưỡng da tuyệt vời nếu da bạn khô, thậm chí nứt nẻ.

Thứ phế phẩm này còn giúp giải rượu, chữa đau răng, trĩ...


Dưới đây là những ứng dụng kỳ diệu của vỏ chuối.

Lau sạch giày da, áo da, ghế sofa: Vỏ chuối có tác dụng giữ độ bóng và bền cho tất cả vật dụng được làm bằng chất liệu da.

Làm chín: Có thể để vỏ chuối với những quả muốn chín nhanh hơn như xoài, kiwi… Chúng sẽ chín nhanh hơn bạn tưởng đấy.

Trợ thủ đắc lực cho hoa lan: Nếu muốn hoa lan nở đẹp và lâu, bạn có thể chôn vỏ chuối trong chậu hoa phong lan. Vỏ chuối giàu magnesium, lưu huỳnh, phốt pho, kẽm, khoáng chất, amino axit và các chất dinh dưỡng khác, và đó chính là những thứ phong lan cần.

Làm ẩm và mịn da: Với những bạn có làn da khô, có thể đắp mặt bên trong của vỏ chuối khoảng 10 phút, khô, sau đó rửa sạch, da sẽ trở nên mịn màng và ẩm hơn.

Điều trị mụn cóc: Cũng đặt mặt trong của vỏ chuối lên các vết mụn để làm mềm, dần dần mụn sẽ bay mất. Sử dụng phương pháp này để chữa trị mụn cóc trên đầu và mặt. Cứ làm như thế nhiều lần, mụn sẽ khỏi và không tát phát.

Chữa ngứa da: Vỏ chuối có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn và nấm. Kết quả thử nghiệm cho thấy vỏ chuối có thể điều trị rất hiệu quả bệnh hôi chân và nấm da, ngứa do vi khuẩn hoặc các loại nấm gây nên. Bệnh nhân có thể lựa chọn vỏ chuối tươi xát nhiều lần tại vùng ngứa, nấm, hoặc đun thành nước lau rửa, làm nhiều lần mỗi ngày.

Chữa viêm loét miệng: Vỏ chuối khô được gọi là Hỏa Thán Mao, đun sôi lên, cho một ít đường đen uống sẽ giúp chữa viêm loét miệng. Bài thuốc này còn có tác dụng nhuận tràng.

Trị đau răng: Vỏ chuối rửa sạch, cho thêm đường phèn vào nồi, đun với lượng nước thích hợp. Uống hai lần một ngày.

Chữa trĩ và đại tiện ra máu: Nướng hai vỏ chuối, ăn khi nóng.

Trị nứt da tay, da chân: Sau khi rửa sạch chân tay bằng nước nóng, dùng mặt trong của vỏ chuối xát nhiều lần. Nếu vết nứt to, có thể xoa trực tiếp vào vết nứt nhiều lần trong ngày, nó sẽ nhanh chóng lành lại.

Chữa cao huyết áp: Dùng 30 - 60 gr vỏ chuối, hầm thành canh uống.

Phòng đột quỵ: Lấy 30 gr vỏ chuối tươi hầm thành canh uống thay trà, canh này có tác dụng lưu thông mạch máu, để ngăn ngừa đột quỵ và đau vùng ngực.

Giải rượu: Lấy 60 gr vỏ chuối đun lấy nước uống, giúp giải rượu và làm cho đầu tóc tỉnh táo.


Vỏ chuối có thể là công cụ lọc nước tự nhiên cực kỳ hiệu quả, theo hãng tin ANI.


Các quy trình khai khoáng, nước thải từ các trang trại, và chất thải công nghiệp có thể đưa những kim loại nặng gây tổn hại môi trường và sức khỏe như chì và đồng vào các nguồn nước.

Những biện pháp tách lọc kim loại nặng khỏi nước hiện tại rất đắt tiền, và một số chất được sử dụng trong quá trình này cũng là chất độc hại.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy một số chất thải từ cây trồng, chẳng hạn như xơ dừa và vỏ đậu phộng, có thể khử chất độc khỏi nước.

Nhóm nghiên cứu của ông Castro nhận thấy vỏ chuối băm nhỏ có thể nhanh chóng tách lọc chì và đồng khỏi nước sông cũng tốt như những loại vật liệu khác.

Họ lưu ý rằng một hệ thống lọc làm bằng vỏ chuối có thể được sử dụng 11 lần mà không mất đi những đặc tính hút kim loại của nó.

Vỏ chuối là công cụ lọc nước đáng chú ý do giá thành rẻ và không cần phải bổ sung hóa chất mới phát huy tác dụng.

Kết quả nghiên cứu được công bố trong số mới nhất của chuyên san Industrial and Engineering Chemistry Research của Hội Hóa học Mỹ.


Những tác dụng bất ngờ của vỏ chuối với môi trường

Các nhà khoa học Brazil đã phát hiện một trợ thủ đắc lực trong cuộc chiến chống nước nhiễm bẩn, đó là vỏ chuối với tác dụng lọc tạp chất kim loại trong nước.

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm thả vỏ chuối xay và sấy khô vào các bình chứa nước có thành phần ion đồng và chì dương tính, sau đó quấy đều. Vài phút sau, kiểm tra lại, độ kim loại trong nước thấp hơn so với giai đoạn đầu cuộc thí nghiệm. Như vậy, có thể kết luận rằng vỏ chuối đã hấp thụ kim loại.

Ông Gustavo Castro, nhà nghiên cứu hóa học tại Viện Nghiên cứu Khoa học Sinh học Brazil cho biết, vỏ chuối có khả năng tách độc tố cao hơn các nguyên liệu tương tự được tạo ra từ các phản ứng hóa học như silic, ôxít nhôm, và xenlulô.

Trong quá trình tìm kiếm phương pháp loại bỏ kim loại trong nước ăn không ảnh hưởng tới môi trường, nhiều nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm đối với dứa, sợi dừa, vỏ táo và nhiều nguyên liệu khác. Ông Castro và cộng sự là những người đầu tiên thử nghiệm với vỏ chuối, loại chứa các protein có thể kết dính với kim loại.

Các kim loại nặng như đồng và chì là những chất ô nhiễm phổ biến trong nước thải nông nghiệp và công nghiệp. Thậm chí, với nồng độ rất thấp trong nước ăn, những kim loại này cũng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Điều đáng lo ngại là các kim loại này rất khó phát hiện nếu ở nồng độ thấp.

Nghiên cứu trên cho thấy, sử dụng vỏ chuối vẫn có hiệu quả kể cả khi nước có độ pH cao, nghĩa là kỹ thuật này cũng có thể ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp. Đặc biệt, sau khi đã dùng 10 lần để thử nghiệm, vỏ chuối vẫn có khả năng hấp thụ kim loại .

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ, lượng chì tối đa cho phép trong nước uống là 15 phần tỷ, mức độ có thể lọt lưới với nhiều loại thiết bị lọc. Tuy nhiên, trong nghiên cứu trên, vỏ chuối làm tăng mức độ lắng của đồng và chì thêm 20%, khiến những kim loại này dễ bị phát hiện hơn, dù bằng những dụng cụ đơn giản.

Phát hiện từ nghiên cứu này của các nhà khoa học Brazil mang lại hy vọng mới cho các nước phát triển, nơi chất lượng nước sinh hoạt còn thấp và công nghệ lọc nước tiên tiến nhất chưa được ứng dụng.



Biến vỏ chuối thành dược liệu


Một nhóm sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã tìm thấy những hợp chất sinh học hữu ích trong vỏ chuối. Đây là tiền đề quan trọng để chiết tách, cô lập những hợp chất thiên nhiên quan trọng phục vụ việc nghiên cứu các hoạt tính sinh học có khả năng chữa bệnh có trong vỏ chuối cau



Nhóm tác giả đề tài gồm các bạn: Hoàng Thị Minh Hằng, Lương Thị Thu Hằng, Lê Duy Hoàng Mai và Lê Phương Dung đều là sinh viên năm 4, khoa Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Hồng Bàng.

Phương Dung cho biết: “Với mong muốn tìm hiểu xem phần trong của vỏ chuối chứa những hợp chất thiên nhiên nào và cũng nhằm mục đích tận dụng phần bỏ đi của quả chuối để nghiên cứu tìm ra những loại thuốc trị bệnh mới cho y học, nhóm chúng mình quyết tâm bắt tay vào thực hiện đề tài này”.

Các loại trái cây được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu ăn uống hằng ngày. Thực tế cho thấy, người ta còn trị bệnh bằng các món ăn, thức uống được chế biến từ trái cây.

Tuy nhiên, công dụng của trái cây trong việc chữa bệnh vẫn chưa được tìm hiểu và nghiên cứu sâu nên việc dùng chúng trong lĩnh vực y khoa còn nhiều hạn chế.

Ở nhiều địa phương, người dân cũng biết sử dụng phần “cơm” mỏng trong vỏ chuối để chữa trị một số bệnh ngoài da như: nứt da, ghẻ lở, mụn cóc, nấm ngoài da...

Công việc đầu tiên của nhóm là tiến hành thu thập các mẫu vỏ chuối chín. Loại chuối được nhóm sinh viên này chọn làm mẫu là chuối cau. Đây là giống chuối thuộc chi musa, họ musaceae, bộ zingiberals.

Dùng 1,5kg vỏ chuối chín, cạo lấy phần thịt bên trong đem cân được 1,68g, sau đó đem phơi khô rồi nghiền nát thành bột. Kế đến ngâm bột trong dung dịch Metanol 90 độ trong vòng 24 giờ.

Chiết nhiều lần, mỗi lần một ít Metanol rồi lọc lấy dịch chiết bằng giấy lọc, sau đó cô quay ở 40oC. Cao chiết thu được cho vào hũ thủy tinh, đặt lên bếp đun cách thủy đến khi cô đặc. Công việc then chốt của nhóm lúc này là tiến hành định tính thành phần hóa học của cao vỏ chuối.

Trưởng nhóm Minh Hằng cho biết kết quả: “Qua nghiên cứu và khảo sát, nhóm rút ra kết luận, trong vỏ chuối cau có chứa các hợp chất sinh học như: tanin, saponin, acid uronic, acid hữu cơ, tinh dầu, phytosteron..., không chứa các acid béo, antraglococid, carotenoid..., trong đó tanin là hợp chất hiện diện nhiều nhất. Xác định thành phần tanin có trong vỏ chuối cau sẽ là bước đầu cho sự hiện diện của tanin anbuminat và tanin cazeinat là những dạng hợp chất dùng để chữa tiêu chảy ở trẻ em và gia súc non rất tốt.

Dựa trên tính chất tanin làm kết tủa protein, vỏ chuối có thể được tận dụng như một dạng trà hoặc thuốc bột giúp kháng viêm, tiêu độc..., chứ không còn là phế phẩm thông thường nữa”.

Bằng phát hiện này, cả nhóm bốn sinh viên lên kế hoạch tiếp tục nghiên cứu sâu để hoàn thiện đề tài theo hướng tận dụng các loại rác thải từ trái cây Việt Nam để ứng dụng chữa bệnh trong y học và dự án sản xuất và tinh chế nguyên liệu phục vụ ngành dược. 

Tác dụng kì diệu của chuối với chị em

Sau khi đọc này, bạn sẽ không bao giờ nhìn vào một quả chuối trong cùng một cách ngán ngẩm nữa.


Chuối chứa nhiều loại đường sucrose, fructose và glucose kết hợp với chất xơ tự nhiên nên một quả chuối cũng có thể giúp bạn tăng năng lượng một cách đáng kể. Nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ cần hai quả chuối cũng cung cấp đủ năng lượng cho một buổi tập luyện vất vả 90 phút. Vậy nên không có gì phải thắc mắc khi chuối được chọn là một loại trái cây được ưa thích của các vận động viên hàng đầu thế giới.


Nhưng năng lượng không phải là công dụng duy nhất của chuối. Chuối còn có thể giúp khắc phục hoặc ngăn chặn một số lượng đáng kể các bệnh tật và triệu chứng bệnh nên bạn có thể thêm chuối vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.



Một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời của chuối:


Chống trầm cảm


Theo một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện trong số những người bị trầm cảm thì nhiều người cảm thấy tốt hơn nhiều sau khi ăn một quả chuối. Điều này là bởi vì chuối có chứa tryptophan, một loại protein mà sau khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành serotonin, được coi là có tác dụng giúp bạn thư giãn, cải thiện tâm trạng và nói chung làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.


Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)


Các vitamin B6 có chứa trong chuối sẽ điều chỉnh lượng đường trong máu, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.


Hạn chế bệnh thiếu máu


Chất sắt, chuối có thể kích thích việc sản xuất hemoglobin trong máu và do đó giúp bạn rất nhiều trong trường hợp thiếu máu.


Chống huyết áp


Chuối là trái cây nhiệt đới duy nhất chứa hàm lượng calo cao, ít muối và là loại thực phẩm hoàn hảo để đánh bại huyết áp cao. Cũng chính vì vậy mà Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ vừa cho phép ngành Công nghiệp Chuối tuyên bố chính thức về khả năng của trái cây để giảm nguy cơ huyết áp và đột quỵ.


Tốt cho não


Ăn chuối rất tốt cho não, nó có thể làm tăng cường sức mạnh não bộ. Nghiên cứu cho thấy rằng trái cây có chứa kali như chuối có thể hỗ trợ việc học bằng cách làm cho học sinh tỉnh táo hơn.



Giảm táo bón


Chất xơ trong chuối khi vào cơ thể sẽ giúp khôi phục hoạt động ruột bình thường để việc bài tiết của con người được thuận tiện hơn, không cần đến thuốc sổ.


Chữa nôn nao


Một trong những cách nhanh nhất chữa nôn nao là ăn chuối ngọt với mật ong. Chuối giúp dạ dày bình tĩnh và với sự trợ giúp của mật ong, lượng đường trong máu có thể ổn định và cơ thể không bị mất nước.


Tránh ợ nóng


Chuối có tác dụng kháng axit tự nhiên trong cơ thể, vì vậy nếu bạn bị ợ nóng, hãy thử ăn một quả chuối để làm dịu lại cơ thể.


Giảm các triệu chứng ốm nghén


Trong ngày nên ăn chuối giữa các bữa ăn để tăng lượng đường trong máu và tránh các triệu chứng ốm nghén.


Trị muỗi cắn


Nếu bị muỗi cắn, trước khi dùng đến kem trị côn trùng cắn, hãy thử chà xát khu vực bị ảnh hưởng với chuối. Nhiều người thấy rằng chuối rất có tác dụng trong việc giảm sưng và kích thích.


Dây thần kinh


Chuối có rất nhiều vitamin B giúp làm dịu hệ thống thần kinh.



Tránh tăng cân


Các nghiên cứu tại Viện Tâm lý học ở Áo cho thấy người béo phì nhất có là nhiều khả năng do áp lực công việc cao. Báo cáo kết luận rằng, để tránh cảm giác thèm ăn thực phẩm gây ra hoảng loạn, chúng ta cần phải kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách ăn vặt bằng các loại thực phẩm có lượng carbohydrate cao mỗi hai giờ. Và chuối là loại thực phẩm thích hợp nhất trong trường hợp này.


Chống viêm loét


Chuối được sử dụng như một loại thực phẩm chống rối loạn đường ruột vì có chất xơ và mềm. Nó cũng trung hòa hơn nồng độ axit và làm giảm đau nhức bằng cách phủ một lớp lên niêm mạc của dạ dày.


Kiểm soát nhiệt độ cơ thể


Bà bầu ăn chuối rất tốt, vì nó là một loại trái cây có tính mát, có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể và tâm trạng của bà mẹ tương lai. Tại Thái Lan người ta tin là, phụ nữ mang bầu ăn chuối để đảm bảo em bé được sinh ra với một nhiệt độ cơ thể mát mẻ hơn.


Rối loạn theo mùa (SAD)


Chuối có thể giúp người bị SAD giảm các triệu chứng rối loạn vì chúng có chứa tryptophan tăng cường tâm trạng tự nhiên.


Giúp bỏ thuốc lá


Chuối có thể giúp bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá. B6 và B12 cũng như kali và magiê được tìm thấy trong chuối, giúp cơ thể phục hồi từ những ảnh hưởng của cai thuốc lá.


Giảm căng thẳng


Potassium là một khoáng chất quan trọng giúp bình thường hóa nhịp tim, gửi ôxy lên não và điều chỉnh cân bằng nước của cơ thể. Khi chúng ta chịu áp lực, căng thẳng, tỷ lệ trao đổi chất của chúng ta tăng, nồng độ kali giảm xuống. Tình trạng này có thể được cân bằng lại với một món ăn giàu kali như chuối.


Chống đột quỵ


Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y Dược New England, ăn chuối như là một phần của một chế độ ăn uống thường xuyên có thể cắt giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ đến 40%!


Giảm mụn cóc


Những người có kinh nghiệm điều trị mụn cóc nhận ra rằng, nếu muốn "giết chết" một mụn cóc, hãy lấy vỏ chuối đắp lên chỗ mụn cóc với mặt màu vàng quay ra ngoài, tình trạng mụn cóc sẽ giảm đi hiệu quả.


Chuối thực sự là một phương thuốc tự nhiên cho nhiều bệnh. Khi bạn so sánh nó với một quả táo, nó có nhiều gấp 4 lần protein, nhiều gấp hai lần lượng carbohydrate, 3 lần phốt pho, 5 lần vitamin A và sắt, và gấp đôi về các vitamin và khoáng chất khác.



Tác dụng của chuối

Ăn nhiều chuối có tốt không

Công dụng chữa bệnh của quả chuối

Ăn cà chua sống có tác dụng gì

Tác dụng của khoai lang

Tác dụng chữa bệnh của tỏi


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý