Tác dụng của hoa oải hương

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng của hoa oải hương

18/04/2015 10:28 PM
2,788

Bạn thường nghe nói trong thành phần mỹ phẩm hoặc dầu dưỡng da làm đẹp có tinh dầu oải hương phải không? Nhưng còn nhiều tác dụng của oải hương mà ta chưa biết đến đấy. Nào hãy cùng khám phá loại cây đặc biệt này nhé.


Ở những đất nước nhiệt đới như Việt Nam, bạn có thể chỉ biết đến mùi oải hương qua các nhãn hiệu nước hoa, sữa tắm,..hay lâu lâu mới thấy trong các shop hoa lớn. Liệu bạn có biết loài hoa xinh đẹp, bí ẩn mang hồn Châu Âu này rất thú vị và có ích cho cuộc sống của chúng ta? Và dù là loài hoa dại nhưng nó cũng được trồng ở rất nhiều nước. Hãy cùng tìm hiểu xem người châu Âu trồng loài hoa này như thế nào nhé!

Hoa oải hương được dùng từ khi nào?

Có loại cây thảo mộc nào phổ biến hơn hoa oải hương? Mùi hương quyến rũ của nó đã đồng hành với chúng ta từ rất sớm. Người La Mã đã sử dụng nó như một hương liệu khi tắm và cái tên hoa oải hương -lavender- bắt nguồn từ lavarecó nghĩa là tắm. Vào thời điểm khi xà phòng còn là một thứ xa xỉ chỉ dành cho người giàu, thì những người “ chưa giàu” đã tắm trong làn nước thơm ngát được thêm vào hoa oải hương mọc hoang dại ở bất cứ khu vườn nào

Vào thế kỉ thứ XVI và XVII, hoa oải hương được sử dụng rộng rãi không chỉ vì mùi hương mà còn vì những công dụng của nó trong ẩm thực. Như trong nhiều sách ẩm thực chỉ dẫn về các loại cây cỏ đã nói: “ những mầm non mềm được ngâm trong nước giầm và bảo quản được dùng để ăn với thịt”. Nữ hoàng Elizabeth I đã rất thích ăn thịt cùng với hoa oải hương và sở thích của bà là mứt oải hương. Bà cũng uống trà oải hương như là một phương pháp chữa trị bệnh đau nửa đầu.

Trà hoa oải hương đây.

Bất kì ai cũng có thể chế biến tốt món ăn của mình từ những bó hoa oải hương già. Những bông hoa có thể cho vào đường và được bịt kín trong hai tuần, sau đó chất ngọt mới được tạo ra có thể dùng thay cho các loại đường thông thường để làm bánh ngọt, bánh sữa hoặc là bánh trứng. Và dĩ nhiên những món tráng miệng nhẹ nhàng có thể được trang trí tinh tế bằng những bông oải hương bọc đường.

Hoa oải hương không chỉ dùng cho món ăn ngọt mà nó còn được dùng như một loại “rau sống”. Người ta thường thêm hoa oải hương khi làm món rau trộn ướp gia vị, rau húng và cỏ xạ hương thường đi cùng với hoa oải hương và thêm một chút húng quế. Oải hương là thức ăn đặc biệt đi kèm với thịt cừu. Trên thực tế ở Pháp những đàn cừu thường được thả cho ăn trên những cánh đồng oải hương bất kì khi nào có thể. Điều này không có ở Canada nhưng thêm những cọng lá oải hương và rắc hoa lên trên thịt nướng sẽ giúp món thịt thêm đậm đà.

Nên cẩn thận trong việc chế biến oải hương bởi khi dùng quá nhiều dễ khiến cho món ăn của bạn bị đắng. Bạn nên rửa thật sạch trước khi ăn hoặc nếu bị phun thuốc trừ sâu thì tốt nhất là không nên ăn chúng.

Trồng và chăm sóc

Hoa oải hương có nhiều loại khác nhau. Loài được biết đến nhiều nhất là Lavendula angustifolia, Hidcote purpleDwarf Munstead  nổi bật với màu tía và thấp nhỏ. Một số loại khác lại có thân lớn hơn và mọc cao có thể lên tới 1 mét.

Lavendula angustifolia.

Hidcote purple.

Dwarf Munstead.

Hoa oải hương Pháp, L.stoechasL.dentata- cả hai đều rất đẹp và có mùi hương ngọt ngào nhưng chúng không được khỏe nên sẽ phải trồng trong nhà cây vào mùa đông.

Lavendula stoechas.

Nếu được trồng trong điều kiện tốt thì oải hương rất dễ phát triển. Quan trọng nhất là việc lựa chọn nơi để trồng. Nếu trồng trong môi trường ẩm ướt thì cây sẽ chết vì lạnh giá vào mùa đông. Và đất trồng phù hợp nên có một lượng kiềm nhỏ. Bất cứ nơi nào trong vườn mùi hương và sắc tím của hoa oải hưởng cũng thật làm mê lòng người. Một hàng rào hoa oải hương dọc bờ tường phía trước nhà sẽ khiến cho nơi bạn sống trở nên lãng mạn và ngọt ngào hơn.

Có nên tỉa hoa oải hương? Nếu bạn thắc mắc về điều đó thì khi còn nhỏ thì cây oải hương sẽ chỉ cần cắt tỉa đơn giản vào mùa xuân để làm sạch và loại bỏ những cành khô héo. Càng lớn thì cây càng cần cắt tỉa nhiều hơn để lên những nhánh mới khỏe, có khả năng chống chịu qua mùa đông. Việc cắt tỉa không chỉ giúp cho sự phát triển mới sau mỗi lần cây nở hoa mà còn giúp cho các loại cây khác không bị xâm lấn.

Những loại oải hương nhỏ như HidcoteMunstead gần như không cần cắt tỉa. Ta có thể trồng oải hương bằng cách gieo hạt hoặc cắt một phần rễ của cây để trồng sau một thời gian  rễ sẽ bám chặt vào đất phát triển thành cây mới.

Công dụng của Lavender này

Là một loại cây thảo, oải hương có rất nhiều công dụng. Mùi hương của nó được đặt trong tử quần áo có thể lưu giữ được đến hàng tháng. Không những vậy nó còn có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh đau nửa đầu. Vì có tác dụng bổ thần kinh nên oải hương thường được dùng làm trà chữa trị bệnh đau đầu, suy nhược, cảm nắng. Người ta thường kết những cụm hoa oải hương treo lên và phơi khô, khi hoa đã hoàn toàn khô thì có thể sử dụng được lâu dài. Lá cũng có thể làm tương tự như thế nhưng nó không thơm bằng hoa.


Oải hương thường được chiết xuất lấy tinh dầu để sử dụng làm kem dưỡng, xà phòng và nước hoa. Nhưng trên thực tế, oải hương còn có tác dụng làm giảm đau và được làm thuốc chống đau, tẩy trùng. Theo phương pháp truyền thống thì oải hương sử dụng để chăm sóc da khi bị viêm, chữa mụn trứng cá, côn trúng cắn, vết bỏng, rám nắng hoặc vết chàm.

Loại cây này có nguồn gốc từ Pháp, được cất tinh dầu từ nhiều loại cây oải hương khác nhau và đều được tiêu chuẩn hoá.

Đa phần oải hương dùng để làm nước hoa vì chúng có mùi thơm rất dễ chịu và nó được pha chế cùng với nhiều loại tinh dầu khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh hoặc các loại tinh dầu thuộc họ cam quýt. Nó cũng được kết hợp với cây đinh hương, gỗ cây tuyết tùng, cây xô thơm, cây phong lữ, cây hoắc hương…

Hoa oải hương có cuống hoa dài, màu xám và có góc cạnh, vỏ cây dẹt. Lá mọc đối nhau, không có cuống và được phủ một lớp lông tơ mịn. Hoa oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa. Tinh dầu được chiết xuất từ hoa có mùi rất thơm và quyến rũ được dùng làm nước hoa và cũng dùng để làm thuốc nên rất có giá trị về thương mại. Nói chung cả cây oải hương đều có hương thơm, nhưng tinh dầu oải hương thì chỉ được chiết xuất từ hoa và cuống hoa. Không chỉ lấy tinh dầu, oải hương còn được sử dụng làm túi bột thơm, hoa ướp khô…

Không dừng lại trên thị trường mỹ phẩm, oải hương còn “lấn sân” sang thị trường dược phẩm làm thuốc. Trong tinh dầu oải hương có chứa các thành phần làm giảm đau, chống lại chứng co giật, chữa bệnh thấp khớp, khử trùng, khử mùi hôi, chống co thắt, tiêu độc, giúp đóng sẹo và lên da non. Nó còn có tác dụng kích thích tim, lợi tiểu, sử dụng làm thuốc điều kinh, giảm huyết áp, thuốc bổ thần kinh, làm thoát mồ hôi, tăng sức khoẻ, làm thuốc tẩy giun và chữa các vết thương…

Từ xa xưa oải hương còn được dùng làm gia vị và có tác dụng tốt cho dạ dày, làm giảm chứng đầy hơi. Nhưng oải hương được dùng nhiều nhất để làm nước hoa, tạo mùi thơm, dùng để tẩy mùi khó chịu trong thuốc mỡ và các hợp chất khác.

Oải hương làm thuốc bổ rất tốt, tăng sức khoẻ khi bị suy nhược, chóng mặt, tim đập nhanh, làm giảm các cơn co thắt và đau bụng, kích thích sự thèm ăn.

Tuy nhiên, tránh dùng oải hương với liều lượng cao đối với phụ nữ mang thai, vì chúng có tính chất kích thích dạ con, dễ gây sinh non cho sản phụ.


Công năng làm việc của hoa oải hương


Tinh dầu hoa oải hương đã được sử dụng rộng rãi, nó cũng được xem là loại tinh dầu nhiều công dụng nhất, và rẻ nhất có khả năng chữa trị mụn, chứng bội nhiễm, dị ứng, vảy nến, vết thâm tím, cháy năng, hen suyễn, viêm phế quản, chứng đau nửa đầu và đau cả đầu, chứng mất ngủ…

Image

Tinh dầu hoa oải hương đã được sử dụng rộng rãi, nó cũng được xem là loại tinh dầu nhiều công dụng nhất, và rẻ nhất có khả năng chữa trị mụn, chứng bội nhiễm, dị ứng, vảy nến, vết thâm tím, cháy năng, hen suyễn, viêm phế quản, chứng đau nửa đầu và đau cả đầu, chứng mất ngủ…


 Hoa oải hương có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải nhưng giờ đây nó đã có mặt phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tinh dầu oải hương cũng là một trong số ít loại tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp trên da, rất an toàn hoặc làm dịu các vết da cháy nắng. Nếu da bị mụn và đỏ, tinh dầu oải hương có thể làm dịu da, giảm tình trạng mụn và làm mịn da. Ngoài ra, tinh dầu hoa oải hương còn được sử dụng rộng rãi trong các phương pháp trị liệu bằng hương thơm.

 Cái tên “lavender – oải hương” có thể xuất phát từ “Lavare” trong tiếng La tinh, có nghĩa là “rửa sạch”. Người Roma cổ đại thích rửa sạch và cũng đánh giá rất cao lợi ích từ loài hoa quý này.

 Mật và oải hương

 Hoa oải hương rất nhiều mật, vì vậy, người ta có thể chiết xuất được mật hoa oải hương.

Oải hương có đặc điểm kháng viêm, khử trùng, giảm đau và làm dịu.

- Một phương pháp hữu hiệu để điều trị vết phỏng, cháy nắng, làm vết thương mau lành và ngăn ngừa sẹo.

 - Nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng kháng sinh, chống nấm được dùng để chăm sóc da bị nhiễm trùng và da mụn.

 - Lợi ích kháng viêm từ hoa oải hương có thể dùng để điều trị bội nhiễm, làm dịu chứng thấp khớp, vết thâm tím, bong gân và tình trạng viêm nhiễm da.

 - Hương thơm từ hoa oải hương có thể làm dịu tinh thần, tránh tình trạng mất ngủ, lo lắng quá mức và shock tinh thần.

 - Oải hương còn có tác dụng làm dịu chấn thương trong các hoạt động thường ngày và hoạt động thể thao.

Image

 Tắm bồn thư giãn với sữa và oải hương

 Nguyên liệu cần có 1 tách sữa tươi, 5 giọt tinh dầu oải hương. Cho sữa vào bồn tắm trong khi mở vòi nước chảy vào bồn, thêm vào 5 giọt tinh dầu oải hương và khuấy đều nước trong bồn trước khi ngâm mình vào bồn. Phương pháp này sẽ đem lại cho bạn cảm tháy thư giãn và thanh thản hoàn toàn.

 Xông hơi với hoa oải hương

 Có thể nói rằng một trong những lợi ích tốt nhất của oải hương đối với da chính là việc loại trừ mụn và xóa mờ các vùng da sạm màu, da có vết thâm, sẹo… nhờ vào khả năng kháng viêm và kháng khuẩn của mình.

 Bạn cần có 1 chiếc tô sạch, 1 chiếc khăn tắm, một ít tinh dầu oải hương và nước nóng. Rửa sạch mặt trước khi xông hơi, cho nước nóng vào tô, nhỏ một ít tinh dầu vào nước nóng, ngồi úp mặt vào tô nước nóng, phủ kín khăn qua đầu, để trong khoảng 10 phút. Ngoài những lợi ích đối với da, hương thơm từ hoa oải hương còn giúp bạn thư giãn tình thần.

 Nước hoa hồng dưỡng ẩm từ hoa oải hương dành cho da dầu

 Đây là loại nước hoa hồng có dạng nhẹ, dường như chỉ ở dạng lỏng bình thường, thích hợp cho da dầu hơn là loại sản phẩm giữ ẩm dạng kem.

 Nguyên liệu cần có: 1 muỗng thuốc mỡ dạng sữa, 1 muỗng dầu hạnh nhân, 125ml nước tinh khiết, ½ muỗng borac, 1 muỗng dầu cây phỉ, 1 muỗng dầu nước ép oải hương hoặc 3-4 giọt tinh dầu oải hương.

 Cho thuốc mỡ và dầu hạnh nhân vào 1 chiếc tô, thêm nước và borac, dùng máy đánh trứng cỡ nhỏ đánh đều hỗn hợp cho đến khi tinh dầu hạnh nhân và borac quyện hết vào nhau. Để hỗn hợp nguội trở lại, thêm vào tinh dậu cây phỉ, cuối cùng thêm vào tinh dầu oải hương, đánh mịn hỗn hợp để tất cả các thành phần trộn đều vào nhau, đun nóng hỗn hợp trong khoảng 5 phút rồi để nguội. Bảo quản hỗn hợp trong lọ sạch và dùng dần trong khoảng 2-3 tháng.

 Làm dịu da cháy nắng với dầu oải hương

 Nếu da bị cháy nắng, bạn không nên ngâm mình trong bồn nước nóng – nhiệt nóng chỉ làm cho lớp biểu bì bên ngoài mềm và bong ra. Bạn có thể thử một công thức khác để làm dịu da cháy nắng:

10ml tinh dầu oải lương loãng, 2 giọt tinh dầu oải hương đậm đặc, 1 giọt tinh dầu hoa cúc đậm đặc. Cho hỗn hợp vào bồn tắm có nước ấm và ngâm mình để làm dịu da.


Cây oải hương - Lavender là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng , xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Tên khoa học của nó Lavendula từ tiếng Latin lavare có nghĩa là rửa (to wash).

Cây oải hương đã từng được biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã mang nó phổ biến ra khắp châu Âu, tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm có tạo nên nguồn cung cấp dầu oải hương tại địa phương. Đây chính là một loại dược liệu thiên nhiên được ưa chuộng thời cổ đại. Người Hy Lạp và La Mã sử dụng nó pha vào nước tắm bởi hương thơm và khả năng chữa bệnh của oải hương.

Suốt thời Trung Cổ, nó được xem như là thứ thảo dược của tình yêu (herb of love).

Do mùi hương thơm sạch và tính chất đuổi côn trùng, nó là loại thảo mộc được ứng dụng rộng rãi. Nó từng được dùng để sát trùng vết thương trong thời chiến.

Oải hương cũng là một loại cây phổ biến trong vườn cảnh. Oải hương còn được gói trong những túi thơm để chống những con nhậy (cắn quần áo) và tạo nên mùi thơm cho căn phòng, quần áo.

Hàng thế kỉ nay, oải hương đã được dùng như một loại thảo mộc kẹp trong nhà bếp. Trà làm từ những bông hoa có tác dụng làm dịu cơn nhức đầu. Nước rửa mặt từ hoa oải hương kích thích tế bào phát triển và giúp chống mụn.

Oải hương cũng được dùng làm thuốc an thần, và cả chất kháng khuẩn. Oải hương có tính sát trùng mạnh, giúp làm lành vết thương, vết phỏng (được dùng nhiều trong thế chiến thứ nhất và thứ hai).

Suốt thế kỉ 13 và 14, oải hương được trồng trong khu vườn của những tu viện để dùng chữa bệnh. Những người làm găng tay ở Grasse (Pháp?) dùng dầu oải hương tạo mùi thơm cho da, vì thế mà người ta nói rằng họ ít bị những bệnh dịch.

Người ta bắt đầu mang oải hương bên mình để phòng ngừa bệnh. Còn có tập tục đặt những cành oải hương trong bàn tay người phụ nữ đang đau đẻ để mùi hương của nó cho họ sức mạnh và sự can đảm lúc vượt cạn.

Những bó hoa oải hương cũng được trao cho các cặp vợ chồng mới cưới để mang lại may mắn. Và rắc tung những bông oải hương khô trong nhà được cho là mang lại sự bình yên, hoà thuận.

Người ta cũng nói nhiều về những điều kì bí huyền hoặc của loài hoa này, như là cầm oải hương và hít nó sẽ làm bạn có thể nhìn thấy những hồn ma. Một nhành oải hương kết hợp với một nhành hương thảo (rosemary) là biểu tượng của sự trinh bạch.

Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè. Người ta nói rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã trải những chiếc tã quấn khăn cho em bé mới sinh của mình trên tấm thảm những bông hoa dại oải hương.


Tác dụng của tinh dầu hoa se

Công dụng của cây oải hương

Cách làm tinh dầu hoa hồng an toàn

Ý nghĩa của hoa lavender

Cách làm tinh dầu gừng tuyệt đối an toàn


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý