Mẹo giúp bé nhanh biết nói

seminoon seminoon @seminoon

Mẹo giúp bé nhanh biết nói

18/04/2015 10:30 PM
2,369

Ở giai đoạn từ 1 - 2 tuổi, trẻ bắt đầu biết học nói. Việc kích thích khả năng ngôn ngữ của con là rất quan trọng để giúp con nhanh biết nói.

Tắt tivi giúp trẻ nhanh biết nói

Ở những trẻ bình thường, từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ê a được những tiếng nói đầu tiên. Tuy nhiên, nếu có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục sẽ gây ra tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ bắt đầu khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể phát hiện được những tiếng động phát ra từ những vị trí khác nhau, đồng thời trẻ cũng bắt đầu nói được những có có nguyên âm “a” như ba, bà…

Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khoảng 11 tháng tuổi trở đi, trẻ đã có thể nói được 2 – 3 từ đơn khá rõ ràng. Đến khi trẻ được 3 – 4 tuổi, trẻ đã có thể nói được những câu phức tạp và bắt đầu sử dụng ngôn ngữ một cách khá tốt.

Trẻ có thể tự kiểm soát được cường độ giọng nói, ngữ điệu như người lớn và thường hay thắc mắc về những điều trẻ thấy xung quanh. Tuy nhiên, nếu trẻ không phát triển kỹ năng ngôn ngữ như bình thường, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm để có hướng giáo dục, điều trị.

Những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ ở trẻ

– Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé được 6 – 8 tuần tuổi.

– Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.

– Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.

– Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.

– Không cười tự phát lúc 6 tháng.

– Không bập bẹ lúc 8 tháng.

– Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi.

– Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.

Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ, các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.

Tắt tivi giúp trẻ nhanh biết nói

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói, đó là:

Nguyên nhân thực thể: do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng…) hoặc cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau khi bị sốt xuất huyết, viêm màng não…).

Nguyên nhân tâm lý: do gia đình quá cưng chiều hay do bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Khiếm thính cũng là một nguyên nhân phổ biến của tình trạng chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ sẽ gặp phải vấn đề về ngôn ngữ khi không nghe được nội dung giao tiếp một cách liền mạch và rõ ràng. Nhìn chung, vấn đề về khiếm thính tỷ lệ thuận với vấn đề chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm nói

Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tùy theo độ tuổi. Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói, vì vậy cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói.

Cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói.

Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như thường xuyên đưa ra lời động viên như: “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.

Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hoặc tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.

Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.


Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi, trẻ bắt đầu biết học nói. Việc kích thích khả năng ngôn ngữ của con là rất quan trọng để giúp con nhanh biết nói.

Bé Nấm nhà chị Hạnh năm nay được 1 tuổi rưỡi. Hàng ngày ở nhà, Nấm rất thích nghe các bài hát của ca sĩ Xuân Mai và bi bô ú ớ theo giai điệu của bài hát. Mẹ Nấm phát hiện ra rằng việc cho Nấm nghe nhạc và thường xuyên giao tiếp có thể giúp Nấm nhanh biết nói.

Những biểu hiện ngôn ngữ trẻ có thể làm được khi 1 tuổi

- Trẻ có thể nói được từ 3 - 4 âm đơn, khả năng phát âm còn ngọng và không được rõ ràng.

- Có thể nghe và hiểu được các yêu cầu đơn giản của người lớn, như chỉ vào tai, mắt hoặc mũi.


Những biểu hiện ngôn ngữ trẻ có thể làm được khi 2 tuổi

- Trẻ có thể nói được hơn 50 từ.

- Biết sử dụng đại từ nhân xưng chỉ bản thân và người đối diện.

- Có thể nói rõ ràng các từ có hai âm tiết.

- Có thể hiểu được lời nói của người lớn.
 
Những mẹo nhỏ giúp trẻ nhanh biết nói




- Cho dù trẻ phát âm có rõ ràng hay không, người lớn cũng nên khích lệ và cổ vũ để trẻ bạo dạn hơn.

- Người lớn có thể dạy trẻ nhanh biết nói bằng cách đưa ra một vật và nói về màu sắc, hình dáng cũng như kích cỡ của đồ vật. Nhắc đi nhắc lại nhiều lần và yêu cầu trẻ nói lại chính xác những gì được nghe.

- Khuyến khích trẻ gọi tên những người thường ngày hay ở bên trẻ.

- Thường xuyên đọc sách và cho trẻ xem tranh. Khi đọc sách cho trẻ nghe, người lớn cần phải chú ý đọc to, rõ ràng và phát âm phải thật chuẩn xác.

- Động viên, khích lệ trẻ sử dụng ngôn ngữ để biểu thị mong muốn và yêu cầu của mình.

- Dạy con cách nói: “Cảm ơn, xin chào, tạm biệt…” một cách thường xuyên trong những tình huống cụ thể.

- Yêu cầu trẻ trả lời khi được hỏi.

- Khuyến khích trẻ hát. Dù trẻ hát những bài hát có ca từ chưa được rõ ràng thì người lớn vẫn nên động viên và cổ vũ trẻ.

- Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với bạn bè cùng lứa càng nhiều càng tốt.

Lưu ý: Nếu phát hiện thấy con có những biểu hiện bất thường về tai và thính giác, cha mẹ nên đưa con đi khám và điều trị kịp thời.


Bạn háo hức chờ bé bập bẹ những tiếng đầu tiên. Dù không thể bắt ép bé làm mọi việc sớm hơn khả năng nhưng 10 gợi ý dưới đây có thể giúp bé biết nói sớm hơn. Theo Mellisa Essenburg (chuyên gia tâm lý trẻ em Mỹ), khoảng 4-6 tháng tuổi, bé bắt đầu biết bập bẹ những từ đôi như “baba”, “mama” và sử dụng âm điệu để bày tỏ điều hài lòng hay không hài lòng. Đây là kỹ năng sơ khai cho những từ đầu tiên ở bé.

  • Khuyến khích đáp lại

    Ngay từ khi bé biết “ê a” lần đầu, bạn cũng nên bắt chuyện với con bằng niềm thích thú. Hãy phản ứng lại những âm thanh ngọt ngào bé vừa tạo ra nhưng cũng cần cho bé cơ hội để đáp trả. Bé bắt đầu hiểu, dù từ lúc còn rất nhỏ rằng, giao tiếp là cho đi và nhận lại.

    Khi bé "ê a", mẹ hãy nhiệt tình đáp lại bé.


    Khi bé "ê a", mẹ hãy nhiệt tình đáp lại bé.

  • Nói chuyện với bé

    Nói với “ngôi sao nhỏ” của bạn về mọi thứ hàng ngày giúp xây dựng từ vựng cho bé dù còn phải đợi lâu nữa, bé mới biết dùng từ.

  • Trả lời tiếng khóc của bé

    Trước khi bé nói được thì tiếng khóc chính là công cụ bé dùng để giao tiếp với bạn. Khi bạn phản ứng với tiếng khóc của con, điều đó dạy bé rằng, khi bé giao tiếp, bé sẽ được mẹ lắng nghe. Hơn nữa, bạn sẽ biết phân biệt tiếng khóc khi bé đói khác với khi bé mệt mỏi...

  • "Chít chat"

    Đôi khi, một điều nhỏ cũng tạo nên sự khác biệt lớn, đặc biệt khi nó đến từ sự giao tiếp với bé nhà bạn. Từ việc kể cho bé nghe chuyện mẹ đang thay tã đến việc để bé biết những bước chân vội vã của mẹ là vì đang chuẩn bị bữa cho bé... – những điều tuy nhỏ nhưng tạo ra hiệu quả lớn, giúp bé hiểu được những gì mẹ nói ra và những gì mẹ đang làm. Điều này giúp bé kết nối tốt hơn với mẹ ngay cả khi bé chưa nói được; vì thế, hãy “chit chat” thường xuyên.

    Mẹ có thể cho bé nghe nhạc rồi hát cho bé nghe.


    Mẹ có thể cho bé nghe nhạc rồi hát cho bé nghe.

  • Hát một bài ngắn

    Ngay cả khi bạn không chắc là đúng giai điệu, âm thanh lặp đi lặp lại cũng trở thành âm nhạc với tai nghe của bé. Trong quá trình này, chính sự lặp lại những từ ngữ trong bài hát bạn ngân nga sẽ bước đầu hình thành trí nhớ cho bé về những từ yêu thích.

  • Đọc cho bé

    Các bé quan tâm đến sách sớm hơn cha mẹ tưởng. Thử đọc cho bé một cuốn sách quen thuộc khi bé ngồi chơi. Giống như vần điệu từ bài hát hàng ngày, sự lặp lại bằng cách đọc một cuốn sách cũng giúp bé xây dựng ngôn ngữ cơ bản.

    Mô tả những gì bé đang làm

    Khi bé tiến đến mẹ hào hứng hay khóc vì mệt mỏi, hãy nói thành lời những việc bé đang làm và cảm xúc của bé để giúp bé sử dụng đúng từ ngữ về sau.

  • Yêu cầu lặp lại

    Thực hành bằng cách lặp đi lặp lại điều gì đó với bé nhà bạn cũng giúp bé hiểu ngôn ngữ sớm. Lặp lại chính là chìa khóa để học hỏi mọi điều và những từ đầu tiên của bé có thể đến vào lúc bạn ít mong đợi nhất.

  • Khuyến khích bé thử

    Khi bé bắt đầu bập bẹ (ngay cả khi từ đầu tiên phải được cha mẹ “dịch”), bạn cần khuyến khích những nỗ lực của bé và giúp bé tự tin


    Tham gia vào cuộc trò chuyện phi ngôn ngữ của bé

    Dù bé chưa biết nói và không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt nhu cầu, sở thích của mình… cha mẹ vẫn nên tích cực trò chuyện với bé. Đáp lại tiếng phun mưa phì phì, hay ê a ngọt ngào, cái miệng tròn vo 'hóng hớt' của bé… bằng cách nhìn vào mắt bé, gật gù và nói chuyện… sẽ giúp tình mẫu/phụ tử thêm keo sơn. Bé sẽ sớm cảm nhận được sự thương yêu của cha mẹ và biết rằng bố mẹ quan tâm đến mình nên sẽ thích trò chuyện và cởi mở hơn

    Trả lời tiếng khóc của bé

    Khóc là cách bé 'bật đèn xanh' cho cha mẹ khi bé cảm thấy đói, mệt, đau ốm… Do đó, đáp lại tiếng khóc của bé là cách cha mẹ nói có hoặc không với các tín hiệu đó. Đây thực sự là cách chia sẻ thông tin kỳ lạ nhưng lý thú

     Tích cực 'tám' với bé

    Trẻ cần làm quen với ngôn ngữ ngay từ khi chào đời và việc cha mẹ thường xuyên 'tám' với bé là bước chuẩn bị đầu tiên giúp bé nắm được kỹ năng quan trọng này. Nhiều người mẹ trẻ bản tính kín đáo không quen 'tám', thậm chí cảm thấy ngượng khi cất lời huyên thuyên. Nhưng vì con, bạn hãy vượt qua ngại ngần để trò chuyện với bé thật nhiều. Hãy nói với bé đủ thứ chuyện 'trên trời dưới bể' bất luận bé có hiểu hay không

    Chẳng hạn, khi thay đồ hay tắm cho bé, mẹ hãy thao thao bình phẩm về cái rốn lồi, đôi tay múp míp hay điệu bộ nhăn mũi ngộ nghĩnh của bé… Còn khi chuẩn bị đồ ăn cho bé, hãy kể về thực đơn bé được 'măm'

    Hát cho bé nghe

    Dẫu mẹ không tự tin về giọng ca Chaien của mình thì vẫn nên hát cho bé nghe. Bởi với bé, tiếng của mẹ chính là bản nhạc tuyệt vời nhất. Nếu mẹ không thể hát được bài hát dài và khó thì chỉ cần nghêu nga đôi ba câu ngắn. Quá trình lặp đi lặp lại các từ trong bài hát sẽ là bước đầu tiên giúp bé ghi nhớ lời mà bé yêu thích để từ dần bắt chước

    Đọc cho bé nghe

    Nếu mẹ nghĩ rằng, bé sơ sinh chưa biết gì và sẽ chẳng có chút quan tâm nào đến sách vở thì mẹ đã nhầm to. Sự thật, bé hứng thú với sách sớm hơn mẹ nghĩ nhiều. Do đó, hãy thử đọc cuốn sách hoặc bộ truyện ưa thích của mẹ cho bé nghe, mẹ sẽ thấy bé phát triển ngôn ngữ tuyệt thế nào!


    Học cách "đọc" tiếng khóc của con và đáp lại, hát cho con nghe những bài ngắn, nói chuyện phiếm với trẻ... là những cách đơn giản giúp bé sớm biết nói.

    Tham khảo thêm mẹo thúc đẩy khả năng nói của bé

    Theo các chuyên gia giáo dục, giữa 4-6 tháng, các bé bắt đầu bập bẹ những từ hai âm tiết như "baba", "mama" và sử dụng sự phát âm để diễn tả cảm giác hài lòng hay khó chịu. Dưới đây là 10 mẹo để thúc đẩy khả năng học nói của bé được tổng hợp từ Sheknows:

    Chú ý đến bé

    Thậm chí bạn có thể "chuyện" với con ngay từ khi bé có những tiếng ê a đầu tiên. Bạn hãy đáp lại những âm thanh dễ thương của con bằng cách nhìn vào mắt bé, gật đầu, nói chuyện... Bé sẽ bắt đầu hiểu là bố mẹ đang quan tâm đến mình.

    Trả lời tiếng khóc của bé

    Trước khi có kho từ vựng và biết sử dụng ngôn ngữ, bé sẽ dùng tiếng khóc để giao tiếp với bạn. Vì thế, khi con khóc, bạn đừng bao giờ làm ngơ. Hãy đáp lại bé, có thể bằng những lời nựng nịu, hỏi han hay sự vỗ về, âu yếm. Khi đó, bé biết mình được "lắng nghe". Bạn cũng hãy học cách để "đọc" tiếng khóc của con, xem đó là vì bé đói, mệt, hay đang khó chịu vì nóng hay lạnh quá...

    Nói chuyện phiếm với bé

    Hãy nói với con khi bạn thay tã cho bé hay kể cho bé nghe bạn đang làm gì để chuẩn bị bữa tối cho con... Những cách đơn giản này sẽ giúp bé xây dựng vốn từ và hiểu về mối liên hệ giữa những điều nói và làm.

    Hát những bài hát ngắn

    Thậm chí, ngay cả khi không thuộc giai điệu, bạn có thể đọc những câu có vần điệu để bé nghe. Quá trình nhắc lại những từ ngữ du dương sẽ là bước đầu tiên để bé nhớ những từ yêu thích của mình.

    Đọc cho bé nghe

    Trẻ nhỏ có thể tỏ ra quan tâm đến sách sớm hơn bạn nghĩ. Thử đọc cho bé nghe một cuốn sách bạn thích hay những quyển truyện tranh mà bé hay chăm chú nhìn. Đây cũng là một cách giúp bé xây dựng vốn từ cơ bản.

    Nhắc đi nhắc lại

    Nếu bé đã đến tuổi đi mẫu giáo mà vẫn chưa nói tốt, bạn nên cho bé giao lưu với nhiều người và các môi trường khác nhau, đồng thời dạy thêm cho bé nói những từ đơn giản bằng cách nhắc đi nhắc lại chúng. Thực hành bằng cách nhắc đi nhắc lại sẽ thúc đẩy bé thực sự muốn nói những từ đầu tiên. Sự nhắc lại là chìa khóa để học bất cứ thứ gì và những từ đầu tiên của bé cũng không ngoại lệ.

    Động viên mỗi sự cố gắng của bé

    Khi bé bắt đầu bập bẹ, thậm chí chỉ là những từ bố mẹ phải cố "dịch" mãi mới ra, hãy dành cho bé lời khen về sự cố gắng và giúp bé tăng sự tự tin của mình để thích nói và tiếp tục học nói.

    Để ý các dấu hiệu ngôn ngữ của trẻ

    Hãy để ý đến từng mốc phát triển ngôn ngữ của con, nhưng cũng đừng lo lắng thái quá nếu thấy bé chỉ hơi chậm so với các bạn cùng lứa. Tuy nhiên, khi thấy sự chậm trễ hơi quá, hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để xác định chính xác bé chỉ "lười" nói hay có một vấn đề nào đó khác.

    Dạy bé tập nói nhanh

    Giúp trẻ nhanh biết bò

    Khi nào bé biết hóng chuyện

    Nói chuyện giới tính với con

    Kinh nghiệm cho bé đi học mẫu giáo

    (st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý