Mẹo giúp bé đánh răng

seminoon seminoon @seminoon

Mẹo giúp bé đánh răng

18/04/2015 10:30 PM
201

Vệ sinh răng miệng không có ý nghĩa gì lớn lắm với bé. Khái niệm đánh răng là một cái gì đó rất xa lạ với bé. Sau đây là những cách dạy cho bé cách chăm sóc răng miệng và cảm thấy thích thú với hành động này.


Lần nào gọi đi đánh răng, bé cũng lề mề, mè nheo "Sao con lại phải đánh răng?", khi ấy bạn hãy kiên nhẫn, không nên nổi nóng. Thay vào đó, bạn có thể hát sẽ khiến bé cảm thấy thích thú.

Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

1. Lựa chọn thời điểm thích hợp

Hãy nhắc nhở bé đánh răng hằng ngày và luôn vào một giờ cố định (sau khi uống sữa tối hay trước khi đi ngủ).

Bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định giúp con hình thành thói quen này. Một nguyên tắc để việc đánh răng của trẻ không phải là một tai họa là bạn nên bình tĩnh, không phải vội vã, không thúc giục bé.

2. Xem xét nhu cầu thực sự

Bạn cần phải xác định được liệu trẻ đã đến lúc phải dùng bàn chải đánh răng chưa hay vẫn tiếp tục dùng khăn mềm lau miệng.

Nếu mới chỉ có một vài cái răng nhú thì bạn chỉ cần một chiếc khăn mềm là đủ (có thể dùng khăn khô thay vì khăn nhúng nước muối nhạt, nếu điều đó làm bé thích hơn).

Dù đánh răng cho con theo cách nào, bạn cũng nên làm thật nhẹ nhàng. Nếu dùng bàn chải, hãy chọn loại thật mềm. Nên nhớ cảm giác đau sẽ gây ấn tượng cho trẻ rất mạnh và khi đó, bé sẽ không thích đánh răng nữa.

3. Chưa cần dùng kem đánh răng

Khi bắt đầu tập cho bé đánh răng, bạn không nên vội dùng các loại kem, dù đó là kem đánh răng dành cho các bé và có thể nuốt được. Thay vào đó, chỉ cần làm ẩm bàn chải bằng nước lọc (hoặc nước muối nhạt) là đủ.

4. Ngồi xuống ghế cùng với bé

Bạn nên chuẩn bị riêng cho con một cái ghế để bé ngồi ăn, ngồi đọc cũng như làm các vệ sinh cá nhân khác. Điều này sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái và thấy rằng: “Đánh răng cũng giống như việc ngồi vẽ hay ăn uống thôi mà”.

5. Tạo hứng thú cho trẻ

Đây là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể vừa đưa bàn chải hay khăn mềm vào miệng bé vừa hát: “Cù ki chiếc răng nhỏ nào! Cù ki chiếc răng xinh nào!”.

Bạn cũng nên há miệng to để trẻ bắt chước theo. Cho con quan sát bố mẹ đánh răng và tạo trò chơi thi đua xem bố/mẹ hay bé đánh răng nhanh hơn.

6. Khi bé nghiến bàn chải

Khi mới tập đánh răng, con có thể sẽ cắn tay bạn (nếu bạn dùng khăn) hoặc nghiến bàn chải đánh răng. Bạn hãy nhẹ nhàng nói: “Không được" và nhìn thẳng vào mắt trẻ hoặc: “Bé của mẹ có mấy cái răng ấy nhỉ? Mẹ lại quên mất rồi”. Khi đó, trẻ có thể sẽ nhả tay/bàn chải ra để thông báo số răng của mình.

Thực tế, ngay cả khi chưa biết nói, bé cũng hiểu điều bạn muốn diễn đạt. Vậy nên giọng điệu và thái độ của bạn rất quan trọng, nó quyết định hành vi của trẻ.

7. Đánh răng nhanh

Hãy đánh răng thật nhanh, nhất là khi bạn mới tập đánh răng cho bé. Thậm chí, bạn chỉ cần chải lên chải xuống 1 lượt các mặt trong ngoài, trên dưới của hàm răng. Đừng vội đặt ra mục tiêu là phải đánh răng kỹ mà hãy tăng “cấp độ” một cách dần dần, như thế bé sẽ tự nguyện hợp tác hơn.

8. Chấp nhận thực tế

Có một số bé sẵn sàng cắn, đá và đánh mẹ bằng tất cả sự cáu giận của mình khi mẹ “bắt” đi đánh răng.

Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn tạm dừng kế hoạch lại và tìm hiểu lý do tại sao bé lại phản ứng dữ dội như vậy. Bạn không thể áp dụng chung mọi “mẹo” để bé chịu đánh răng.

9. Xây dựng thói quen trong hòa bình

Dù là tạo thói quen nào thì cũng cần nhớ, phương pháp đó phải mang lại sự nhẹ nhàng, thoải mái cho cả 2 mẹ con. Với việc đánh răng, hãy bắt đầu bằng cách hướng dẫn bé và dừng lại ngay khi con bắt đầu khóc.

Bạn cố gắng nhắc nhở bé thực hiện một cách đều đặn, không được bỏ việc đánh răng trong bất kỳ hoàn cảnh nào để tạo thành thói quen. Hãy bỏ ra ngoài khi thấy bé bắt đầu khóc vì phải đánh răng và hãy cố gắng kết hợp, vận dụng nhiều cách khác nhau để bé hợp tác.

Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Những bé thông minh khi chống đối lại mẹ cũng thường quan sát thái độ của bạn và vì thế hãy kiên định.

10. Đặt bé lên một mặt phẳng

Ngoài ghế, bạn có thể đặt bé lên mặt kệ hay bàn. Hãy kéo con vào sát người mình, giữ chân và tay. Dùng 1 tay để giữ đầu bé hơi ngửa lên. Tay còn lại cầm bàn chải/ khăn mềm. Hãy hát một vài bài nào đó mà trẻ thích thú trong khi đánh răng cho bé.

Bạn cần phải duy trì được thái độ khuyến khích, trìu mến và bình tĩnh. Có thể bật bài hát con thích hay kể một câu chuyện về bạn thỏ lười đánh răng..., bé có thể sẽ thôi khóc và tập trung sự chú ý vào bố/mẹ.

Nếu bé vẫn khó chịu bạn nên:

Giữ bé trong nhà tắm

Ngồi trên bệ bồn cầu và kẹp bé ở giữa hai chân, giữ cho bé đứng thẳng để đánh răng. Bé sẽ không thể chạy trốn được và phải đánh răng. Cách này hơi “bạo lực” và chỉ nên áp dụng cho những bé chống đối kịch liệt việc vệ sinh răng miệng.

Nói “E”, “A”

Con trai tôi được 28 tháng tuổi rồi và tôi vẫn dùng cách này để giúp con đánh răng. Tôi đặt con ngồi xuống ghế và để con cầm bàn chải trong khi tôi bóp 1 chút kem đánh răng lên. Sau đó, tôi và con tập nói những chữ cái để giúp con mở miệng cho đúng: E để con đánh răng cửa, A để đánh răng hàm…


Hứa tặng món quà nhỏ cho con

Tôi dùng món đồ chơi cắt dán hình để trao đổi với con về việc đánh răng. Tôi nói với con: “Nếu con để mẹ đánh răng cho con thì con sẽ được một miếng dán hình”. Trước đây, tôi vẫn thường dùng miếng vải sạch để cọ răng cho con nhưng khi con mọc đủ hết răng thì tôi không dám làm nữa vì sợ con cắn phải tay. Chính vì thế mà tôi đã phải “trao đổi” để con chuyển sang bàn chải đánh răng. 

Chơi trò cho – nhận

Con tôi được 28 tháng tuổi và chúng tôi đã thường chơi trò chơi. Đầu tiên, tôi đưa bàn chải đánh răng có kem đánh răng trên đó cho con. Khi con đánh răng thì tôi sẽ cầm cốc nước cho con. Sau đó đến lượt tôi đánh và con sẽ cầm cốc nước. Phải mất đến 10-15 phút, con mới đánh răng xong nhưng cuối cùng mọi việc cũng thành công.

Điều mà tôi cảm thấy hữu ích chình là cho phép con tự đánh răng rồi mới đến bố mẹ. Nếu cứ thúc giục thì chắc con bé sẽ lại giận hờn. Do đó, nếu bình tĩnh chờ đợi, thì con sẽ nói rằng sẽ chỉ vài ba phút thôi là sẽ đến lượt bố mẹ.

3 cách ngăn ngừa các bệnh răng miệng


Răng, đặc biệt là các răng hàm luôn có rất nhiều khe nứt trên bề mặt. Các mảng bám dễ dàng hình thành từ việc tích tụ tại các khe nứt này trong khi việc dùng bản chải đánh răng không thể làm sạch. Kết quả là hình thành nên những lỗ sâu răng.

1. Trám kín các vết nứt

Trám kín các vết nứt trên bề mặc răng bằng nhựa thông đặc biệt là cách ngăn chặn sâu răng hiệu quả.

Việc trám nhựa thông thông ra ngoài còn có tác dụng bảo vệ men răng, chống hình thành mảng bám.

Việc trám nhựa thông lên răng thường được áp dụng cho trẻ nhỏ, khi đã mọc những chiếc răng hàm vĩnh cửu. Sau khi trám răng, cùng với việc đánh răng đều đặn, có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng, đôi khi ăn vào tới tủy răng, làm chết răng.

Việc trám răng này rất dễ dàng và hoàn toàn không gây đau đớn. Nó cũng hoàn toàn không ảnh hưởng tới bất kỳ răng nào. Các công đoạn để trám răng bao gồm làm sạch răng, điều trị các chỗ sâu, làm khô và trám nhựa thông lên.

2. Chất Florua

Florua mang lại những tác dụng sau:

- Giảm sự ăn mòn men răng do axit.

- Giảm sự hình thành axit do vi khuẩn sinh ra.

- Hỗ trợ những khu vực mà men răng đã bị mòn bởi axit.

Các nguồn floura

Nước máy là một trong những nguồn chứa florua phổ biến nhất. Lượng florua tự nhiên tập trung nhiều trong nước máy thường được duy trì ở mức có lợi nhất cho sức khỏe răng miệng. Đưa florua vào nước luôn nằm trong chương trình chăm sóc răng miệng quốc gia với sự hỗ trợ của các tổ chức trong đó có Tổ chức Y tế thế giới WHO)

Các thực phẩm như trà xanh tươi và hải sản cũng rất giàu florua.

Các loại sản phẩm chăm sóc răng như kem đánh răng, nước súc miệng và chỉ tơ nha khoa đều chứa 1 lượng florua nhất định.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc đánh răng với kem đánh răng chứa florua hằng ngày sẽ giúp giảm 30% các bệnh liên quan tới răng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, chỉ nên dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng florua thấp và liều lượng cho mỗi lần đánh chỉ nên nhỏ bằng 1 hạt đậu. Nếu nuốt vào bụng quá nhiều florua sẽ gây hại cho men răng, thậm chí có thể làm răng mọc “bướu”. Trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng nước súc miệng chứa florua để tránh nguy cơ nuốt vào bụng.

3. Kiểm tra răng định kỳ

Các bệnh răng miệng như các bệnh về lợi mà không có triệu chứng rõ ràng càng phát hiện sớm càng tốt. Tuy nhiên, các nha sĩ lại hoàn toàn có thể phát hiện ra điều này khi kiểm tra răng. Kiểm tra thường xuyên còn giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh nghiêm trọng khác như ung thư vòm họng.

Vậy thì bao lâu nên kiểm tra răng 1 lần? Tốt nhất là nên 2 lần mỗi năm

Nhiều cha mẹ không hướng dẫn con đánh răng hợp lý

Một phần tư số bậc cha mẹ sai lầm nghĩ rằng trẻ con không cần chải răng hai lần mỗi ngày và 67% cho rằng chỉ chải răng 1 phút là đủ (khuyến cáo là 2 phút).

Cuộc khảo sát trên 1.000 người, do Quỹ Sức khỏe Nha khoa Anh tiến hành, đã cho thấy không ít bậc cha mẹ thất bại trong việc giúp con chăm sóc răng miệng đúng cách. Hơn 1/5 số trẻ dưới 5 tuổi bị bỏ mặc một mình khi đánh răng mà không có ai giám sát.

Khảo sát cũng tìm ra 23% số người được hỏi nghĩ là không cần thiết phải cho trẻ tránh xa đồ uống có gas, mặc dù loại thức uống này đã được biết là có liên quan tới các bệnh về răng.

Theo các chuyên gia, những kết quả này là rất đáng lo ngại và nó lý giải vì sao khoảng một nửa số trẻ dưới 5 tuổi vẫn bị sâu răng ngay ở Anh.

Các chuyên gia nha khoa cũng cho biết việc dạy trẻ cách đánh răng là một phần quan trọng của vệ sinh miệng, và trẻ cần dược người lớn đánh giúp hoặc giám sát cho đến khoảng 6 tuổi.

Hướng dẫn đánh răng cho trẻ

Bắt đầu chải răng cho trẻ ngay khi răng nhú lên
Chải hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có flo
Dùng bàn chải có thể uốn cong, đảm bảo tất cả các mặt răng đều sạch
Lựa chọn bàn chải với một đầu nhỏ hơn, lông dài trung bình
Với trẻ trước 3 tuổi, cha mẹ hãy đánh răng cho trẻ
Với trẻ 3-6 tuổi, khuyến khích chúng tự đánh răng, nhưng có cha mẹ giám sát


Đẹp xinh răng bé

Để răng không mọc lung tung (có thể làm tiền để cho các bệnh về lợi, ảnh hưởng tới các răng bên cạnh...), xỉn màu (ảnh hưởng tới thẩm mỹ), các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau.

Đẹp xinh răng bé

(Dân trí) - Để răng không mọc lung tung (có thể làm tiền để cho các bệnh về lợi, ảnh hưởng tới các răng bên cạnh...), xỉn màu (ảnh hưởng tới thẩm mỹ), các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau.

Hạn chế răng mọc lệch

Để hạn chế răng mọc lệch, không đúng hàng, cách tốt nhất là bạn phải quan tâm tới quá trình mọc răng của trẻ:

Luôn lau sạch nước dãi bằng khăn mềm. Cần làm công việc này thường xuyên. Càng ít nước dãi quanh miệng bé thì quá trình mọc răng của bé càng thuận lợi.

Lau khu vực nướu đang chuẩn bị mọc răng một chút dầu ăn trộn với nhựa nha đam. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ mọc răng và xoa dịu vùng da đang bị viêm do quá trình mọc răng gây ra.

Giảm sự kích thích bằng cách cho trẻ ngậm các đồ vật chuyên dụng, tốt nhất là các loại ngậm nướu dung dịch vì có thể làm mát trước khi cho bé ngậm.

Quàng cho trẻ 1 cái yếm dãi bất kỳ lúc nào để giảm sự kích thích cho da do áo bị ướt.

Thường xuyên thay quần áo cho trẻ, nhất là khi áo ẩm ướt vì dãi.

Lưu ý:

Hãy gắng kiên nhẫn với trẻ khi chúng khó chịu và bị kích thích vì răng mọc. Mọc răng thường gây đau và bất an, trong khi bọn trẻ lại không hiểu điều gì đang xảy ra. Nếu bạn bình tĩnh và thoải mái, bé sẽ cảm thấy an toàn và giai đoạn này sẽ qua đi dễ dàng hơn.

Ngăn ngừa răng đổi màu

 Đánh răng cho trẻ 2 lần/ngày ngay cả khi mới chỉ có 1 chiếc răng nhú ra. Tốt nhất là dùng các vật dụng làm sạch răng dành cho trẻ sơ sinh.

Đánh răng ngay sau khi trẻ uống thuốc kháng sinh. Thường xuyên dùng nhiều kháng sinh sẽ dẫn tới hiện tượng răng ngả màu.

Tập cho trẻ thói quen không vừa ngủ vừa ngậm núm vú. Tránh tình trạng vừa ăn uống vừa ngủ, có thể làm vi khuẩn đọng lại trong miệng, gây ngả màu răng.

Hạn chế cho trẻ uống các loại đồ uống có đường, chẳng hạn như nước quả, thậm chí là cả sữa sau khi đã đánh răng. Uống nước ngọt trước khi đi ngủ, sau khi đã đánh răng sẽ làm cho răng dễ ngả màu và sâu răng.

Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe răng miệng dù răng mới chỉ được vài chiếc.

Chỉ dùng 1 lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu khi đánh răng cho bé, tránh để trẻ nuốt kem đánh răng

Không được để trẻ đánh răng mà không có sự giám sát của người lớn.

Không bôi nước đường vào núm ti giả khi cho trẻ ngậm, đặc biệt là khi trẻ chuẩn bị đi ngủ.

Không cho trẻ ngậm bánh mỳ trong miệng cùng lúc với ngậm ti giả. Đường trong bánh mỳ sẽ bám vào răng và gây bệnh.

Răng ngả màu có thể là dấu hiệu của một bệnh mãn tính hay sốt định kỳ.

Lưu ý: Quá nhiều fluor cũng là nguyên nhân khiến răng ngả màu. Nếu nước sinh hoạt của nhà bạn nhiều fluor, hãy dùng kem đánh răng chứa ít fluor để ngăn ngừa sự “phơi nhiễm” do thừa chất này.


Giúp mẹ cách trị hôi miệng cho bé


Có rất nhiều nguyên nhân khiến miệng bé bị hôi: vệ sinh răng miệng kém, khô miệng, uống ít nước, hay ngậm tay, không khỏe mạnh, ăn thức ăn có mùi...

Thủ phạm khiến bé bị hôi miệng


Cu Tí nhà chị Bình Loan (Mai Động, Hà Nội) vừa tròn 1 tuổi, bé trộm vía hay ăn, cao lớn hơn chuẩn, chị rất mừng nhưng vẫn lấn cấn một điều, dù mỗi sáng và tối trước khi ngủ dậy, chị đều tưa lưỡi cho bé thường xuyên bằng nước muối nhưng miệng của bé vẫn có mùi.

Cu Tí ăn sữa ngoài nhiều hơn sữa mẹ vì chị không có nhiều sữa, một ngày bé có ăn thêm hoa quả và 2 bát cháo thịt nghiền. Chị lo lắng không rõ bé bị có bệnh gì mà miệng có mùi. Lên mạng tìm hiểu và chia sẻ với các mẹ trên diễn đàn, chị thấy nhiều chị em cũng có cùng sự lo lắng giống mình.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến miệng bé bị hôi: vệ sinh răng miệng kém, khô miệng, uống ít nước, hay ngậm tay, không khỏe mạnh, ăn thức ăn có mùi...

Có nhiều bà mẹ cứ ngỡ, tưa lưỡi thường xuyên bằng nước muối thế là sạch, là đủ thế nhưng, như câu chuyện của chị Bình Loan ở trên, khi chị đưa Cu Tí đến khám bác sĩ thì họ kết luận miệng bé có mùi là do không vệ sinh sạch sẽ răng miệng.

Chị nghiệm lại, đúng là tuy chị có thường xuyên vệ sinh răng miệng cho con nhưng cứ khi nào bé giãy, khóc thét khó chịu vì sự “can thiệp thô bạo” của mẹ là chị lại dừng luôn. Chị cứ an tâm: thế là chuẩn mà không nghĩ rằng, vi khuẩn vẫn còn sót lại ở răng, lợi, lưỡi của bé. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới hơi thở bé có mùi.

Bé Bin nhà chị Tú (Quận 3, TP HCM) cũng bị hôi miệng. Dù bé đã 6 tuổi, tự lập đánh răng khi còn nhỏ nhưng miệng bé vẫn hôi. Chị ngày nào cũng hò cậu con đi đánh răng vì nghĩ Bin lười biếng.

Xem xét thì bé vẫn khỏe mạnh. Chị nghĩ rằng có lẽ Bin chưa biết giữ vệ sinh răng miệng đúng cách.

Vậy, nếu bé nhà bạn bị hôi miệng, bạn nên làm gì?

Chăm sóc răng miệng trẻ đúng cách

Trả lời về vấn đề này, các chuyên gia y tế khuyên các bà mẹ rằng vệ sinh răng miệng là biện pháp tối ưu. Nếu bé còn nhỏ, bậc phụ huynh nên chú ý tưa lưỡi cho con thật kỹ, lau, rửa khoang miệng cho bé bằng nước đun sôi để nguội, pha thêm vài hạt muối trước khi bé đi ngủ (hoặc sau khi bé ăn).

Bố mẹ cần chắc chắn rằng bé đã được rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, cần hạn chế bé mút tay, tốt hơn cả nên khuyên bé bỏ thói quen này.

Ngay khi bé nhú có một vài chiếc răng, bạn nên thường xuyên đánh răng trước giờ đi ngủ cho bé. Nên dùng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng dành riêng cho bé.

Khi lớn hơn một chút, cha mẹ nên dạy trẻ cách chải răng thật sạch, có thể giúp bé đánh răng hoặc cùng đánh răng với bé ít nhất 2 lần/ngày để tạo thói quen này. Ngoài răng, bố mẹ nên khuyên trẻ chải sạch cả lưỡi.

Thường xuyên cho bé đi kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng. Bậc phụ huynh không nên chê bai rằng hơi thở con đang có vấn đề mà hãy coi đây là một việc bình thường để bé không trở nên tự ti, xấu hổ. Tuy nhiên, đi song song với việc lờ đi là hướng dẫn con chăm sóc răng miệng đúng cách.

1 trong những nguyên nhân khiến hơi thở bé có mùi là do bố mẹ cho quá nhiều gia vị vào món ăn của bé như hành tỏi... Việc giảm bớt sự tham gia này cũng giúp hơi thở bé thơm tho hơn. Thường xuyên cho trẻ uống nước lọc.


 

Các chuyên gia y tế khuyên các bà mẹ rằng vệ sinh răng miệng là biện pháp tối ưu
(Ảnh minh họa)


Dạy bé cách đánh răng: Đặt nhẹ bàn chải một góc 45 độ so với răng và bắt đầu chuyển động để làm sạch các bề mặt bên ngoài và bên trong răng. Thực hiện nhịp nhàng các chuyển động lên và xuống để làm sạch các bề mặt bên trong của các nhóm răng. Dạy bé đưa bàn chải đánh răng đi đến tận chiếc răng hàm cuối cùng, điều này giúp làm sạch được hết mọi ngõ ngách tránh các bệnh về răng miệng.

Bên cạnh đó, ngoài răng, bé cần phải chăm sóc cả phần lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Sau khi đánh răng xong, bạn cần dặn bé phải rửa thật sạch bàn chải và chiếc cốc cá nhân.



Khi nào nên bắt đầu đánh răng cho trẻ

Chăm sóc răng cho trẻ

Viêm nướu răng ở trẻ em

Trẻ bị sún răng

Chọn kem đánh răng phù hợp và hiệu quả nhất


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý