Làm gì khi bị khàn tiếng

seminoon seminoon @seminoon

Làm gì khi bị khàn tiếng

18/04/2015 10:30 PM
5,622

Khàn giọng (khan tiếng) có thể là một tình huống cấp tính của tắc nghẽn thanh quản, gây nguy hiểm tức thời đòi hỏi phải giải quyết cấp cứu như sốc phản vệ, bỏng đường hô hấp, dị vật, bệnh bạch hầu thanh quản... nhưng phần lớn đa số lành tính có thể can thiệp sớm mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng là dấu hiệu đe dọa tiềm ẩn của chứng bệnh ung thư. Vậy bạn sẽ làm gì khi mình khàn giọng?



Nguyên nhân gây khàn giọng

- Viêm thanh quản cấp tính: viêm thanh quản do virút, viêm thanh quản do vi khuẩn, viêm nắp thanh quản cấp tính, viêm phế quản do vi khuẩn.

- Viêm thanh quản mãn tính: khói thuốc lá tiếp xúc: kích thích và gây viêm thanh quản phù nề dây thanh âm.

Hét to, nói to… nhiều (nguyên nhân phổ biến nhất); trào ngược dạ dày (trào ngược viêm thanh quản); polyp thanh quản, Khối u thanh quản; dị vật; nang dây thanh.

- U hạt chấn thương (Traumatic Granuloma) do từ đặt nội khí quản.

Nguyên nhân thứ phát: do suy giáp, nhược cơ, liệt hành tủy, các bệnh hệ thống khác: viêm khớp dạng thấp, gout, lupus đỏ hệ thống, chấn thương (ví dụ như đặt nội khí quản).

Nguyên nhân gây tổn thương thần kinh thanh quản: phẫu thuật (tuyến giáp, cổ, ngực); các bệnh ác tính: ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản, ung thư phổi; bệnh lý thần kinh: bệnh thần kinh đái tháo đường, bệnh lý thần kinh do virút.

Nguyên nhân gây khàn giọng chức năng (không có nguyên nhân gây tổn thương thực thể): chứng khó phát âm do co thắt, chứng tắt tiếng (hoàn toàn không có tiếng nói)…

Những yếu tố thuận lợi:

Khô niêm mạc thanh quản, ví dụ: độ ẩm thấp, tắc nghẽn mũi, hút thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc phản ứng phụ của thuốc(như thuốc kháng histamine, hít steroids, và những chất chống tiết cholin (anticholinergics); nhiễm trùng đường hô hấp trên; mất tính đàn hồi của dây thanh âm do tuổi tác (lão hóa của giọng nói).

Điều trị khàn giọng như thế nào?

Việc điều trị sẽ dựa vào những nguyên nhân gây bệnh. Điều trị thường bao gồm nghỉ ngơi(hạn chế nói), luyện âm, dùng thuốc men và/ hoặc phẫu thuật. Các biện pháp không cần phẫu thuật là chữa trị chọn lựa đầu tiên đối với hầu hết các tổn thương lành tính của thanh quản. Bạn nên lưu ý: bất kỳ bệnh nhân bị khàn giọng kéo dài trên 3 tuần không rõ nguyên nhân cần khám và xét nghiệm để loại trừ bệnh ác tính.

Chữa trị không phẫu thuật

Giữ gìn giọng nói: hạn chế nói được sử dụng cho viêm thanh quản cấp tính, nói chung là các trình trạng khác gây sưng, phù nề cấp tính thanh quản. Trong giai đoạn nghỉ ngơi, bạn nên hạn chế các hành vi lạm dụng giọng nói, hát để ngăn chặn thiệt hại thêm dây thanh âm, thời gian khoảng từ một tuần đến vài tuần tùy thuộc vào từng bệnh lý và cân bằng vấn đề khác, như bạn cần phải sử dụng tiếng nói tại nơi làm việc.

Điều trị bằng thuốc men: gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid, thuốc tiêu nhầy, thuốc chống trào ngược, và các thuốc chống viêm non- steroid. Cụ thể:

Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản (nếu nghi ngờ): lưu ý về chế độ ăn uống. Các thuốc điều trị bệnh dạ dày như thuốc  ức chế bơm proton, thuốc kháng tiết acid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày…

Điều trị các bệnh như trên đã đề cập như: nghiện rượu, dị ứng viêm phế quản, viêm thanh quản…

Luyện âm: bác sĩ sẽ hướng dẫn các kỹ thuật để giảm thiểu các hành vi có hại và những cách thức để đạt được hiệu quả phát âm tốt. Bao gồm: kỹ thuật vệ sinh thanh âm, thư giãn và hít thở, các bài tập luyện âm (gồm các bài tập để tăng cường các dây thanh âm, giúp thư giãn và tập thở và các bài tập nhằm cải thiện). Luyện âm có thể hỗ trợ  điều trị có hiệu quả cho cả hai tình huống do tổn thương thực thể (như nốt sần và polyp) và do nguyên nhân không có tổn thương thực thể (như khàn tiếng do căng cơ).

Chuyển đến  bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng: nếu như việc điều trị xem ra không thay đổi và không có cải thiện, để kiểm tra tỉ mỉ giọng nói và làm các đánh giá sâu hơn nhờ những phương tiện chẩn đoán như nội soi...

Chữa trị bằng phẫu thuật việc điều trị bằng phương pháp này: tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ mà hướng xử lý khác nhau, như: từ tiêm chích thuốc, điều trị bằng laser, mổ nội soi hoặc mổ hở với phạm vi khác nhau.

Với chứng khó phát âm do co thắt (spasmodic dysphonia): điều trị bằng chích botulinum toxin hoặc vào các cơ nhẫn - phễu sau, hoặc vào các cơ nhẫn - giáp.

Thường hay gặp là phẫu thuật những tổn thương như nang dây thanh (thường được chỉ định cắt càng sớm càng tốt), các nốt sần và các polyp nếu có, hiệu quả nhất hiện nay là qua ống  nội soi mềm. Ngoài ra, với trường hợp ung thư thanh quản thì tùy thuộc mức độ mà bác sĩ có thể áp dụng phẫu thuật bảo tồn hay cắt một phần thanh quản, hay cắt bỏ thanh quản toàn phần, sau phẫu thuật này người bệnh phải thở qua lỗ mở của khí quản trực tiếp khâu nối ra vùng da ở cổ, đi kèm tia xạ và vô hóa chất.

- Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật  khác nhau để điều trị liệt dây thanh âm (vocal cord paralysis.)…

Tự chăm sóc tại nhà

Khàn giọng có thể diễn ra trong khoảng thời gian  ngắn (cấp tính) hoặc lâu dài (mãn tính).

Nghỉ ngơi và theo thời gian có thể cải thiện khàn giọng. Khóc, la hét, và nói quá nhiều hoặc hát to quá có thể làm cho khàn tiếng nhiều hơn. Bạn nên kiên nhẫn, bởi vì quá trình chữa bệnh có thể mất vài ngày đến vài tuần.

Không nói chuyện, trừ khi bạn cần thiết phải nói và tránh thì thầm. Thì thầm có thể làm căng các dây thanh âm nhiều hơn là nói.

Tránh dùng thuốc chống sung huyết như để thông mũi, vì thuốc  thông mũi làm khô dây thanh âm và kéo dài tình trạng khan tiếng.

Nếu bạn hút thuốc, nên giảm bớt hoặc ngừng hút thuốc (thuốc và rượu đều là chất kích thích, rượu còn làm mất nước). Giảm dùng caffeine.

Làm ẩm không khí với bình phun hơi nước hoặc uống nước đầy đủ và có thể dùng tắc chưng đường phèn… giảm phần nào khan tiếng.

Cách chữa trị

Nếu bị khản giọng hoặc mất tiếng, có thể dùng nước trà đặc pha chút muối súc miệng. Ngoài ra có thể pha mật ong với sữa tươi ấm để uống.

Thời gian gần đây, nhiều nhà điều trị ở vùng Trung Âu đã thay nhau báo cáo về hiện tượng nhiều người bất ngờ khan tiếng hay thậm chí mất tiếng, dù trước đó không có dấu hiệu bệnh lý báo động. Cũng theo các nhà nghiên cứu ở vùng đất nằm giữa châu Âu, tình trạng này thường được ghi nhận vào những ngày oi ả mùa hè.

Bệnh nhân trước đó có thể đổ mồ hôi, sổ mũi hay húng hắng chút đỉnh, nhưng không đến độ nghiêm trọng để rồi bất ngờ nói không ra tiếng, thậm chí trong nhiều ngày, nếu không được điều trị sớm và hiệu quả.

Nguyên nhân do một loại siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khan tiếng, mà đi kèm với nó còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt, như người làm việc nhiều giờ trong phòng máy lạnh, khi bước ra bên ngoài nóng như đổ lửa thì tắt tiếng. Nếu môi trường bên ngoài lại thêm ô nhiễm thì việc mở miệng chỉ nghe khào khào là chuyện thường tình.

Khi khan tiếng, nên bình tĩnh tuân thủ các lời dặn sau:

- Cố gắng giới hạn việc đối đáp càng nhiều càng tốt.

- Súc miệng nhiều lần, thậm chí mỗi giờ, với nước trà pha đậm có chút muối ăn. Nếu được nước ấm có pha khoảng 20 giọt sáp ong (propolis) thì thanh quản càng sớm trở lại hoạt động bình thường.

- Có thể pha hai muỗng cà-phê mật ong trong 250ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, nhiều lần trong ngày.

- Ngậm viên nước đá có pha vài giọt dầu khuynh diệp sau mỗi bữa ăn để vừa sát trùng vùng hầu họng, vừa tránh xung huyết trong cổ họng.

- Nếu có nhiều đờm thì ngâm ít lát củ hành trong nước ấm vài giờ. Sau đó súc miệng với nước củ hành.

- Nếu bị lở bên trong miệng thì trộn hai quả trứng gà trong 250ml rượu đế. Dùng rượu đế súc miệng hay thoa trên vết loét. Uống chút chút cũng không sao.

- Xịt nước muối vào cổ họng mỗi giờ nếu phải tiếp tục làm việc trong phòng máy lạnh.

- Ngưng hút thuốc trong thời gian tắt tiếng vì thuốc lá là yếu tố phá hủy tác dụng của tất cả biện pháp nêu trên.

Để phòng tránh mất tiếng, bạn nên lưu ý một số biện pháp bảo vệ thanh quản như sau:

- Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe.

- Đừng hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần yết hầu.

- Không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng. Nếu bỏ được thói quen uống nước đá thì càng tốt, nhất là trong những ngày nắng gắt.

- Nên nghỉ bệnh 2-3 ngày một khi cảm cúm, nếu trước đó đã có lần tắt tiếng.

- Tránh quần áo ướt đẫm mồ hôi rồi lại bước ngay vào phòng máy lạnh.

- Đừng phơi đầu trần quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.

- Với người có thanh quản quá nhạy cảm, thầy thuốc Đông y khuyên nên dùng lòng bàn tay chà mặt trước khuỷu và cổ tay nhiều lần trong ngày để mượn tác dụng kháng viêm của số huyệt đạo khu trú ở hai nơi này làm phương tiện phòng ngừa khan tiếng.

Khàn giọng do thời tiết

Nhiều người đột ngột bị khan tiếng (khàn giọng), thậm chí mất tiếng, dù trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Tình trạng này thường xảy ra ở thời điểm nắng nóng, nhất là vào mùa hè. 

Thường người bệnh khàn giọng trước đó có ra nhiều mồ hôi, sổ mũi hay có sụt sịt đôi chút, nhưng không đến độ nghiêm trọng để rồi bất ngờ nói không ra tiếng. Nguyên nhân thường là do một loại siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khàn tiếng, mà đi kèm với nó còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt (như người làm việc nhiều giờ trong phòng máy lạnh, rồi ra bên ngoài nắng gay gắt). Nếu môi trường bên ngoài ô nhiễm, nhiều khói bụi càng dễ bị khàn giọng.

Khi bị khàn giọng cần hạn chế việc nói chuyện, hạn chế trao đổi nhiều (nếu được) thì càng tốt. Kế đó là súc miệng với nước trà pha đậm có thêm vào một ít muối ăn. Cần tránh để gió lùa; tránh phơi đầu trần quá lâu dưới nắng gay gắt; không hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng lạnh, quan trọng nhất là giữ ấm phần yết hầu. Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng; ngưng thuốc lá triệt để lúc đang bị khàn giọng.

Bên cạnh đó có thể dùng một số cách để giải quyết triệu chứng khàn giọng như sau: pha 2 muỗng cà phê mật ong trong 250 ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, dùng nhiều lần trong ngày; ngâm ít lát củ hành tươi cắt mỏng trong nước ấm vài giờ, sau đó súc miệng với nước củ hành này.

Nếu khàn giọng do phong nhiệt, người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, thì dùng bài thuốc gồm các vị: kha tử, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, mạch môn đông (mỗi vị 10 gr); thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà, cam thảo (mỗi loại 6 gr); nam hoàng bá 12 gr. Cách sắc (nấu) thuốc như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai tiếp tục cho 3 chén nước vào nồi, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Nếu bị khàn giọng khiến chỉ nói được nhỏ tiếng, thì dùng bài thuốc gồm các vị: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm (mỗi loại 16 gr); sài hồ, kha tử, thiên trúc hoàng, thăng ma, cát cánh (mỗi loại 10 gr); cam thảo chích mật, xuyên bối mẫu (mỗi loại 6 gr) và trần bì 8 gr. Cách nấu như trên.

 

Bài thuốc chữa khàn giọng

Tiết trời thay đổi, nhiều người hay bị khàn giọng, mất tiếng. Một số bài thuốc dân gian dùng chữa khàn giọng, nhưng cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng.

Giá luộc lấy nước uống chữa khàn giọng.

Nguyên nhân

Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhiều người đột nhiên bị khàn giọng, mất tiếng, mà trước đó không có dấu hiệu bệnh lý nào báo trước.

Y học hiện đại thì cho rằng, nguyên nhân khàn giọng, mất tiếng là do siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khan tiếng, mà đi kèm với tác nhân này còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt, đột ngột, như người làm việc nhiều giờ liền trong phòng máy lạnh, khi bước ra bên ngoài nóng thì dễ tắt tiếng. Còn đông y quan niệm, khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh phế, và thường xảy ra đột ngột. Đó là do ngoại tà lấn phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh ra bệnh.

Bài thuốc dân gian

Lương y Vũ Quốc Trung khuyên, khi đã bị khàn giọng thì cố gắng hạn chế việc nói chuyện, đồng thời thực hiện một trong số những biện pháp sau: súc miệng nhiều lần (có thể mỗi giờ) với nước trà pha đậm có gia vào một ít muối ăn (vừa phải, không quá mặn).

Hoặc có thể dùng nước ấm có pha một tí mật ong để uống. Có thể pha hai muỗng cà phê mật ong trong 250 ml sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, uống nhiều lần trong ngày. Hoặc dùng hành củ cắt lát, đem ngâm vài giờ trong nước ấm rồi dùng nước này để súc họng. Hay dùng cùi của quả kha tử đem trộn với muối ngậm trong miệng 15 phút rồi nhổ đi, ngày làm 3-4 lần như vậy. Dùng giá luộc lấy nước uống cũng rất hay.

Ngoài ra, đông y cũng có một số phương thuốc dùng chữa tình trạng khàn giọng, tắt tiếng, tùy theo thể bệnh mà vận dụng. Chẳng hạn, nếu khàn giọng do phong nhiệt - người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau..., thì dùng phương thuốc gồm: kha tử, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, mạch môn đông (mỗi loại 10g), thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà, cam thảo (cùng 6g), nam hoàng bá 12g.

Nếu khàn giọng do đàm nhiệt uất kết, thì dùng phương thuốc gồm: xạ can, mã đâu linh (cùng 6g), hạt bí đao, qua lâu bì, sa sâm, tỳ bà diệp, ngưu bàng tử (cùng 9g), thuyền thoái, cam thảo, xuyên bối mẫu (cùng 3g).

Nếu khàn giọng kéo dài, họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ thường do âm hư nội nhiệt, thì dùng bài thuốc gồm: sa sâm 12g, huyền sâm, bạch quả, câu kỷ tử, mạch môn đông, bạc hà, đan bì, cam thảo (cùng 10g), núc nác 6g.

Nếu bị khàn giọng, chỉ nói được nhỏ tiếng, thì dùng bài thuốc gồm: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm (cùng 16g), sài hồ, kha tử, thiên trúc hoàng, thăng ma, cát cánh (cùng 10g), cam thảo chích mật, xuyên bối mẫu (cùng 6g), trần bì 8g.

Trường hợp khàn tiếng do phế hư thì dùng phương thuốc gồm: nhân sâm, bạch linh, đương quy, sinh địa (cùng 12g), thiên môn đông, mạch môn đông, kha tử, ô mai, a giao, mật ong (cùng 10g), ngưu nhũ 16g, lê tươi 1 quả.

Các bài thuốc trên sắc (nấu) uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày. Cách sắc: Nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai tiếp tục cho 3 chén nước, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo

Khàn tiếng, mất tiếng gây ra những bực bội và nhiều khó chịu. Bên cạnh kháng sinh chống viêm, còn có nhiều loại thức ăn giúp giảm các triệu chứng khàn tiếng.

Dưới đây là một số bài thuốc bạn có thể áp dụng khi bị khàn tiếng.

Nước giá đậu xanh: Lấy 100g giá sống, rửa sạch cho vào tô. Rửa tay sạch, bóp nát giá, sau đó đổ một ít nước sôi vào tô, lượng nước ngang bằng giá. Đậy nắp lại khoảng 15 phút, bỏ xác giá, lọc lấy nước uống. Có thể uống hai - ba lần mỗi ngày.

Quất chưng đường phèn: Cắt hai trái quất (tắc) ra thành các khoanh mỏng, bỏ hạt. Đập nát một cục đường phèn nhỏ cho vào và đem chưng cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội và ngậm quất trong ngày.

Húng cây chưng đường phèn: Dùng 5-10 lá húng cây luôn cả thân, rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào tô chưng cách thủy với đường phèn khoảng 20 phút. Để nguội, ngậm lá trong ngày.

Chè đậu xanh nguyên vỏ: Nấu khoảng 50g đậu xanh hạt nguyên vỏ, đậu xanh chín nhừ cho ít đường vào. Ăn trong ngày. Người bị khàn tiếng có thể ăn canh thịt nạc nấu với đậu hủ, lá hẹ hoặc ăn cháo thịt kho với giá sống. Nên hạn chế nói để giúp bệnh sớm hồi phục; tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia; tránh ăn thức ăn chiên xào, chua cay.

Khàn tiếng ở trẻ chớ coi thường!

Khàn tiếng là hiện tượng chất giọng bị thay đổi về âm vực, âm sắc nhất là ở âm vực cao làm giọng nói trở nên rè. Ở trẻ em, khàn tiếng chủ yếu do la hét, dùng giọng quá sức. Các chuyên gia tai mũi họng cho biết, vấn đề điều trị khàn tiếng cho trẻ rất khó lại hay tái phát, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương dây thanh không hồi phục, biến hỏng về giọng nói suốt đời.

Vì sao trẻ thường bị khàn tiếng?

Khàn tiếng ở trẻ em thường gặp ở tuổi từ 5 – 10. Khàn tiếng ở trẻ em thường do dùng giọng quá sức, do cách phát âm sai của trẻ chủ yếu là la hét, nô đùa ở những nơi tập trung đông như trường học, trại hè, các đội đồng ca thiếu nhi… Bệnh có những đặc điểm lâm sàng riêng biệt, đặc trưng cho trẻ em gọi là khàn tiếng tăng động ở trẻ nhỏ hay trước đây gọi đơn giản là khàn tiếng ở trẻ con. Một số ít trường hợp xuất hiện khàn tiếng do viêm VA, những bệnh phát ban như sởi cũng gây khàn tiếng kéo dài ở trẻ em.

Cha mẹ đưa con đi khám với biểu hiện là khàn tiếng ở các mức độ khác nhau, nói rất chóng mệt, những trẻ này khi nói phải sử dụng sự hỗ trợ của các vùng cổ làm chúng phải “gân cổ” khi nói làm trẻ rất khó khăn khi học đọc, học ngoại ngữ… Tuy nhiên mức độ khàn tiếng không tương ứng với các biến đổi thực thể tại thanh quản. Bên cạnh đó, khàn tiếng còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh như viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, các khối u lành hoặc ác tính, liệt dây thần kinh thanh quản, nhược cơ dây thanh…

Các giai đoạn biến đổi thanh quản

ở trẻ khàn tiếng

Hậu quả khi trẻ bị khàn tiếng kéo dài

Khàn tiếng tăng động ở trẻ em thường kéo dài rất lâu, nếu không tích cực điều trị thì khàn tiếng sẽ kéo dài hàng năm và có thể phát sinh ra những tổn th

Đối với trẻ khàn tiếng, thăm khám bên ngoài không có biểu hiện gì bất thường. Soi thanh quản sẽ thấy biến đổi ở dây thanh theo từng giai đoạn, nếu theo dõi một trẻ trong vòng 5- 7 năm sẽ thấy:

Giai đoạn đầu: chỉ là các rối loạn cơ năng, bản thân thanh quản hoàn toàn bình thường nhưng khi trẻ phát âm thanh thiệt và các sụn phễu siết lại, thanh môn co thắt mạnh.

Giai đoạn sau, bắt đầu sang năm thứ hai mới xuất hiện các thay đổi thực thể do hậu quả của các kích thích cơ giới. Thông thường nhất là dây thanh nề hình thoi, khi phát âm chỉ đoạn giữa dây thanh đóng kín, đoạn sau hở (viêm thanh quản hạt lúa mạch), có thể hình thành hạt xơ dây thanh (tổ chức biểu bì ở bờ tự do một phần ba trước dây thanh còn gọi là viêm thanh quản nốt). Giai đoạn này giọng bị khàn, siết, phối hợp với một áp lực phát âm quá mức khi nói.

Viêm thanh quản teo: một hoặc cả hai dây thanh bị teo nhỏ lại, chỉ quan sát được băng thanh thất, đây thường là di chứng của viêm thanh quản loét trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng (cúm, sởi…).

Ngoài việc soi thanh quản, việc chẩn đoán phải phụ thuộc vào khám chi tiết chức năng phát âm, nghĩa là cách thức giọng, cấu tạo, theo dõi trương lực của các cơ ngoài cổ, sức nén của bụng, xuất thanh của giọng cứng, khám âm vực của giọng, cao độ trung bình của giọng nói khi trò chuyện, cần khám bổ sung bằng đo phế động khí tức là ghi lại các cử động hô hấp (vì sự tăng áp lực phát âm và dùng giọng sai thể hiện ra trước hết bằng các hoạt động hô hấp).

Phòng và điều trị thế nào?

Đối với đa số các trường hợp chữa bảo tồn gồm điều trị phục hồi giọng với nhiệm vụ chính là uốn sửa cách phát âm, cần phải giữ trẻ yên tĩnh, không được la hét và giữ gìn vệ sinh về giọng, chỉ riêng với các trường hợp có hạt xơ ở dây thanh mới cần can thiệp phẫu thuật (cắt hạt), tuy nhiên ngay cả sau khi cắt hạt rồi vẫn cần điều trị phục hồi giọng và tránh la hét để bảo đảm hạt không tái phát. Điều trị chống viêm chỉ áp dụng trong các trường hợp có kèm hiện tượng viêm. Việc cắt hạt xơ dây thanh ở trẻ dưới 15 tuổi cũng cần phải cân nhắc vì tỷ lệ tái phát rất cao. Nhiều nghiên cứu cho  rằng, sau tuổi 15 do sự thay đổi của các hormon nội tiết, các hạt xơ này có thể tiêu đi, nếu chúng không biến mất mới tiến hành phẫu thuật.

Phòng bệnh: Ở những trẻ hay bị những đợt khàn tiếng hoặc ở những trẻ mà bố mẹ bị khàn nên được xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Những trẻ này bên cạnh việc phải tránh cho trẻ mọi ảnh hưởng có thể gây ra mệt giọng mà còn phải tránh các điều kiện thuận lợi cho các rối loạn giọng này phát sinh, chủ yếu là dự phòng các viêm nhiễm đường hô hấp trên, thể trạng dị ứng, la hét hoặc hát ở những nơi có nhiều bụi bặm. Phòng bệnh khàn tiếng tăng động ở trẻ em có tầm quan trọng xã hội vì sẽ ngăn ngừa cho trẻ những biến hỏng về giọng.

Khản giọng mất tiếng

Chữa khản tiếng lâu ngày không khỏi

Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng

Bé bị viêm thanh quản

Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Be nha e duoc 12 thang tuoi .may ngay sau be bi ho va so mui.duoc vaj ngay sau thi be khoi ho nhung van bj so mui va bj khan tieng .cho e hoi cach dieu tri a
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý