Viêm âm đạo cấp khi mang thai triệu chứng và điều trị

seminoon seminoon @seminoon

Viêm âm đạo cấp khi mang thai triệu chứng và điều trị

18/04/2015 10:51 PM
1,332

Viêm âm đạo cấp khi mang thai. Nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai. Phòng ngừa và điều trị viêm âm đạo khi mang thai như thế nào.


Viêm âm đạo cấp khi mang thai.


Viêm âm đạo khi mang thai: Khoảng 10% – 30% phụ nữ mang thai sẽ bị viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời kỳ mang thai của họ. Viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra bởi sự mất cân bằng môi trường âm đạo bình thường. Thể viêm âm đạo này không lây truyền qua đường tình dục, nhưng có liên quan đến việc giao hợp âm đạo. Bạn có thể hoặc không bắt gặp các triệu chứng.

Nguyên nhân

- PH âm đạo thay đổi khi mang thai khiến phụ nữ mang bầu dễ bị nhiễm nấm.

- Những thay đổi nội tiết trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu làm thay đổi pH ở âm đạo, vì thế họ rất dễ gây nhiễm nấm âm đạo.

- Sự tăng hoặc giảm lượng đường hoặc axit của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo.

Nhiễm khuẩn âm đạo: bệnh dễ gặp nhất khi mang thai


Một trong những vấn đề phổ biến nhất xảy ra khi người phụ nữ mang bầu là nhiễm trùng âm đạo. Nhiễm trùng âm đạo còn được gọi là viêm âm đạo do vi khuẩn (BV), nó cũng ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, chủ yếu là do sự thiếu cân bằng giữa vi khuẩn có mặt trong âm đạo.

Khoảng một trong 5 phụ nữ được cho là bị nhiễm BV tại bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai. Tình trạng nhiễm trùng này đặc biệt có liên quan đến nguy cơ tăng nhiễm trùng tử cung khi sinh hoặc sinh con sớm, con nhẹ cân.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiễm trùng BV có thể làm vỡ màng tế bào và tăng nguy cơ sinh non. Một số nghiên cứu khác cũng tiết lộ rằng BV cũng liên quan tới sẩy thai trong tam cá nguyệt thứ hai (từ tháng thứ 3-6 của kì mang thai). Mặc dù không có mối liên hệ rõ ràng giữa nhiễm trùng BV và mang thai, nhưng sản phụ cũng nên cảnh giác với một số biến chứng có thể phát sinh do nhiễm trùng và những phát sinh này rất có thể có ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng mẹ.


Một thực tế quan trọng bị hầu hết chị em bỏ qua là nhiễm trùng Bv có thể làm cho "vùng kín" của chị em bị tổn thương, khiến chị em dễ bị nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu, HIV, đặc biệt là nếu tần suất quan hệ vợ chồng quá nhiều.

Nhiễm trùng BV trong thời gian mang thai thường được điều trị với thuốc kháng sinh được cho là an toàn khi dùng trong thời kỳ mang thai. Điều quan trọng là ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất, chị em vẫn phải dùng cho hết thuốc kê theo đơn của bác sĩ, để tránh nhiễm trùng tái phát có thể nặng hơn và ảnh hưởng đến quá trình sinh con hoặc sau khi sinh.

Thời gian mang thai là thời điểm rất nhạy cảm nên rất khó để tìm được những lý do cụ thể của việc mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo và không có biện pháp phòng ngừa cụ thể, cái chính là bản thân các sản phụ phải tự biết "bảo vệ" chính mình.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia và những người có kinh nghiệm thì có một vài cách đơn giản, các sản phụ dễ dàng thực hiện để giảm nguy cơ mắc BV, bao gồm như sau:


- Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm probiotic như sữa đông hoặc sữa chua tự nhiên, hoặc các sản phẩm có chứa các vi khuẩn sống tốt cho sức khỏe. Các vi khuẩn tốt có trong những thực phẩm này giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

- Thực hành các biện pháp tình dục an toàn đặc biệt là nếu bạn hoặc đối tác của bạn đã có quan hệ tình dục với người khác. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng mặc dù không có cơ sở rõ ràng khẳng định rằng hoạt động tình dục gây nên nhiễm trùng âm đạo trong khi mang thai, nhưng thực té cho thấy, những phụ nữ không có quan hệ tình dục nhiều, đặc biệt càng không quan hệ với nhiều đối tác sẽ không bị nhiễm BV trong thời gian mang thai, ngược lại hoàn toàn với những phụ nữ liên tục quan hệ trong những tháng này.

- Bỏ hút thuốc lá vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo

- Không được thụt rửa hoặc sử dụng thuốc xịt vệ sinh phụ nữ vì nó có thể phá vỡ sự cân bằng mong manh của hệ thực vật trong âm đạo.


Triệu chứng

Biểu hiện thường thấy của tình trạng nhiễm nấm âm đạo:

- Vùng âm đạo tấy đỏ, ngứa, đau và nóng rát.

- Đi tiểu thường xuyên, sưng hoặc tấy ở phía ngoài âm đạo.

- Có dịch màu trắng hoặc ngà chảy ra từ âm đạo.

Bé sơ sinh của người mẹ bị viêm âm đạo do nấm, khi sổ thai ngang qua âm đạo, có thể bị dính nấm vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng (đẹn) hoặc viêm da do nấm. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sanh non tháng, đề kháng yếu, có thể gây viêm phổi do nấm, nhưng hiếm gặp.

Khi có biểu hiện bất thường về dịch tiết âm đạo, bạn nên đi khám chuyên khoa để có những chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh điều trị nấm bằng thuốc uống vì thuốc rất có thể có hại cho thai nhi.

Trong thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ khi các bộ phận bên trong của thai đã phát triển tương đối hoàn thiện thì bạn có thể dùng các biện pháp điều trị tự nhiên.

Hiện nay, có một vài loại thuốc viên đặt âm đạo đã được nghiên cứu và được Tổ chức Y tế thế giới xác định rằng không gây tác hại lên thai nhi nên sử dụng được trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều cần nhớ là, đặt thuốc vào trong âm đạo khi đang mang thai có thể gây chảy máu do chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo và cổ tử cung. Vì vậy, chỉ khi nào cần thiết, bác sĩ mới cho toa mua thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng để không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.

Điều quan trọng hơn trong việc sử dụng thuốc là, phụ nữ mang thai phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng, không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo, cũng không nên làm sạch bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Bạn có thể vệ sinh âm đạo bằng nước lá chè xanh đun sôi để nguội làm vệ sinh âm đạo.


Làm gì nếu bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai?

Nếu nghi ngờ rằng bạn đang bị nhiễm nấm âm đạo, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch tiết âm đạo của bạn và kiểm tra để xác định chẩn đoán và loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn.

Bạn không nên thử chẩn đoán và tự mua thuốc điều trị cho mình. Triệu chứng của bạn có thể do những nguyên nhân khác như nhiễm trùng qua đường tình dục hoặc mắc kèm với nấm men.

Nếu bạn bị nhiễm nấm âm đạo, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc giới thiệu cho bạn một loại kem kháng nấm âm đạo đặc trị hoặc một loại thuốc đặt âm đạo an toàn khi mang thai. Và hãy nhớ rằng các loại thuốc kháng nấm đường uống không nên dùng để điều trị nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ.

Đối với hầu hết các nhiễm trùng do nấm men, kem và thuốc đặt chứa clotrimazole thường có hiệu quả hơn so với các thuốc có chứa nystatin.

Bạn cần phải bôi kem hoặc đặt thuốc vào âm đạo trong một liệu trình điều trị khoảng 7 ngày. Tốt nhất là bôi trước khi đi ngủ thì thuốc sẽ ít bị rớt ra ngoài. Bạn cũng nên bôi kem chống nấm xung quanh các khu vực ngay bên ngoài âm đạo của bạn.

Thông thường, sau vài ngày điều trị bạn mới cảm thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể làm dịu cảm giác ngứa khó chịu với một túi nước đá hoặc bằng cách ngâm mình trong một bồn nước mát khoảng 10 phút.

Nếu bạn thấy thuốc gây kích ứng đau, ngứa, rát hoặc dường như không có tác dụng, hãy thông báo cho bác sĩ biết. Có thể bác sĩ sẽ cần phải thay đổi thuốc khác cho bạn. Hãy chắc chắn là bạn tuân thủ đầy đủ liệu trình điều trị để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn viêm nhiễm.

Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai và cách phòng tránh, điều trị - Mẹ mang thai - Bệnh phụ khoa - Sức khỏe khi mang thai



Nhiễm nấm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bạn không cần quá lo ngại về nguy cơ gây hại cho em bé của bệnh này. Nhiễm nấm men sẽ không làm tổn thương hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của em bé. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng vào thời điểm chuyển dạ, có một nguy cơ là trẻ sơ sinh sẽ tiếp xúc với nấm khi bé chui ra khỏi bụng mẹ. Trong trường hợp này, bé có thể bị nhiễm nấm men trong ở mắt, mũi, miệng. Tất nhiên bác sĩ sẽ chỉ dẫn cách điều trị cụ thể cho bé của bạn.


Làm thế nào để giảm nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo?

Bạn sẽ ít khả năng bị nhiễm nấm âm đạo nếu bạn luôn giữ cho vùng sinh dục của bạn khô (nấm men phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm) và hệ môi trường trong âm đạo của bạn cân bằng. Những gợi ý đơn giản sau đây có thể giúp bạn phòng tránh hiệu quả căn bệnh này:

- Mặc đồ lót bằng cotton thoáng khí; tránh mặc chật hoặc bó sát, đặc biệt là quần có chất liệu vải từ sợi tổng hợp.

- Bỏ bộ đồ tắm ướt của bạn ra ngay sau khi bơi, và thay quần áo lót của bạn sau khi tập luyện nếu bạn ra mồ hôi.

- Thử ngủ mà không có đồ lót vào ban đêm để cho phép không khí tiếp xúc với vùng sinh dục của bạn nhiều hơn (nấm dễ phát triển trong môi trường bí khí).

- Tránh dùng các dung dịch vệ sinh mạnh, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ. Các sản phẩm này có thể gây kích ứng khó chịu cho bộ phận sinh dục.

- Rửa sạch vùng sinh dục của bạn nhẹ nhàng với nước ấm. (Không được thụt rửa âm đạo trong thai kỳ.)

- Luôn luôn lau từ trước ra sau.

- Sữa chua lên men tự nhiên có chứa rất nhiều vi sinh giúp cung cấp các chất kháng viêm tự nhiên cho cơ thể. Ăn thường xuyên sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và nếu có bệnh nấm âm đạo thì cũng ở dạng nhẹ và nhanh khỏi.

- Bạn cũng có thể uống bổ sung men vi sinh nhưng nhớ là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

- Một số gợi ý khác là ăn tỏi. Hãy dùng tỏi trong các món ăn.

- Tinh dầu trà cũng giúp đánh bật nấm âm đạo nhưng nó có thể gây kích ứng da. Không dùng nhiều hơn 1 – 2 giọt/nước tắm và nếu bị kích ứng (sưng tấy hay mẩn đỏ) thì phải ngừng sử dụng ngay và dùng nước sạch để tắm.



Ngứa âm hộ - Những thắc mắc thường gặp

Ngứa vùng kín khi mang thai

Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không

Nguyên nhân âm đạo khô

Viêm đường sinh dục nữ và bộ phận

(St)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý