Ngứa âm đạo là bệnh gì?

seminoon seminoon @seminoon

Ngứa âm đạo là bệnh gì?

18/04/2015 10:53 PM
3,620

Ngứa âm đạo là bệnh gì? Nguyên nhân gây ngứa âm đạo. Phòng ngừa và điều trị ngứa âm đạo như thế nào.


Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Ngứa kéo dài trên 3 ngày, chữa trị tại nhà vẫn không khỏi, thậm chí còn tiến triển  nặng hơn.

Triệu chứng của bạn nói lên điều gì?

- Ngứa âm đạo có thể mặc quần quá chật, lâu dần tạo điều kiện thuận lợi gây ra những viêm nhiễm.

- Ngứa có thể là biểu hiện khó chịu của một loại viêm nhiễm, từ viêm âm đạo do vi trùng đến do nấm (còn gọi là Candida albicans hoặc Monilla) và do trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis).

- Ngứa âm đạo còn có thể là dấu hiệu dị ứng (allergy) với chất hoá học trong xà phòng, chất khử mùi hoặc thuốc nhuộm, hoặc có thể là dấu hiệu teo tổ chức âm đạo ở phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh.





Cách điều trị

- Ngâm rửa bằng nước muối: Tuy là cách đưon giản nhưng lại có khả năng chữa được vài dạng viêm âm đạo.

Pha 1 muỗng muối vào một chậu nước ấm. Ngồi vào trong chậu 10-15 phút. Hai hoặc ba đêm liên tục ngâm rửa có thể giúp hết ngứa.

- Kiêng trong một thời gian: Đừng quan hệ tình dục cho đến khi hết ngứa.

- Dùng bao cao su ngừa thụ thai (condom): Bao cao su ngừa thụ thai giúp bảo vệ chống lại những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

-  Hãy hỏi bác sĩ: Bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định loại viêm nhiễm gây ngứa cho bạn. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc chống nấm như biệt dược Vagistat, Nystatin hoặc Monistat.

-  Cần sự trợ giúp điều trị các triệu chứng mãn kinh: Nếu bạn đang đến tuổi mãn kinh, hãy hỏi bác sĩ về cách điều trị ngứa do những thay đổi xảy ra ở âm đạo. Tuỳ theo từ bệnh trạng cụ thể của từng cá nhân, bác sĩ sẽ điều trị bằng Liệu pháp Nội tiết tố Thay thế (HRT) hoặc kem nội tiết tố (hormone) dùng bôi âm đạo.

- Không áp dụng cách thụt rửa âm đạo và bột: Thụt âm đạo không những không có tác dụng làm giảm ngứa hoặc viêm âm đạo, mà còn có thể gây nguy hiểm. Thụt âm đạo có thể đưa các tác nhân gây viêm lên qua cổ tử cung và gây viêm khung chậu.

Điều ngứa âm đạo do nấm
- Giảm lượng đường: Đường nuôi dưỡng nấm, do đó chị em không nên ăn các thức ăn giàu đường.

- Uống sinh tố nhóm C (vitaminC): Hãy uống 500 mg sinh tố nhóm C, 2 lần mỗi ngày. Bởi lẽ sinh tố nhóm C (ascorbic acid) làm tăng tính chua (toan acid) của âm đạo, tạo nên môi trường không thích hợp cho nấm phát triển.

- Quạt khô vùng âm đạo: Sau khi tắm, hãy quạt khô vùng âm đạo. Bởi lẽ nấm cần sự ẩm ướt để tồn tại. Hãy đặt máy sấy tóc (hair dryer) ở chế độ thấp nhất và đặt máy sấy cách âm đạo khoảng 15-20cm.

- Ngâm rửa: Một cách ngâm rửa nữa có tác dụng tốt để loại bỏ viêm nhiễm nấm. Một tháng 1 lần sau khi chu kỳ kinh nguyệt, hãy pha ba muỗng nhỏ Boric acid vào chậu nước có mực nước khoảng 15cm đủ để ngồi ngâm. Ngồi vào chậu nước ngâm trong 5-10 phút sẽ giúp tiêu diệt được nấm.

- Cung cấp Leactobacillus: Hàng ngày nên ăn một ly sữa chua, bởi lẽ trong sữa chua có chứa  Leactobacillus hoạt tính có lợi sẽ làm giảm khả năng bị viêm nhiễm nấm.
- Tuy nhiên, rất có  thể bạn bị viêm nhiễm nấm dai dẳng do cơ thể bị dị ứng với nấm Candida albican. Vì vậy khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để được làm thử nghiệm phản ứng trên da.

-  Có kế hoạch dự phòng bệnh: Bất kỳ kích thích âm đạo nào  cũng có thể mở đường cho viêm nhiễm nấm. Do đó bạn nên tránh đừng để âm đạo tiếp xúc với tác nhân gây kích thích gồm dầu thơm, giấy vệ sinh nhuộm màu, quần lót màu, chất khử mùi và chất bôi trơn trong khi quan hệ tình dục.

Để ngăn ngừa nấm phát triển, nên giặt quần áo bằng xà phòng không có mùi thơm, không dùng chất làm mềm sợi vải và mặc quần áo vải sợi rộng, đồ lót bằng sợi vải trắng và không mang tất liền quần.

Theo Lương y Huyền Lâm
YHPT


Khám bệnh ngứa vùng kín ở chị em phụ nữ

Ngứa thường là triệu chứng của 1 bệnh chính nào đó chứ không phải là nguyên phát. Ngứa âm hộ có thể do sự ẩm ướt gây ra hoặc do nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm hộ, nhiễm HPV (virus gây u sùi), són phân… Dưới đây là một số bệnh có triệu trứng ngứa.


dccnhiem khuan tiet nieu phu nu Khám bệnh ngứa vùng kín ở chị em phụ nữ


1. Loạn khuẩn âm đạo

Trước đây cho là vi khuẩn Gardnerella là nguyên nhân duy nhất gây ra các triệu chứng nhưng nay được chứng minh rõ hơn: Đó là sự phát triển quá mức của các vi khuẩn lành tính vẫn có ở âm đạo dẫn đến mất cân bằng ở hệ vi khuẩn tự nhiên của môi trường âm đạo, từ đó gây xuất tiết nhiều và có mùi hôi.

Khoảng 85% phụ nữ bị loạn khuẩn âm đạo mà không thể hiện triệu chứng, nếu có thì xuất tiết âm đạo nhiều và có mùi hôi là nổi bật nhất nhưng cũng khác nhau tùy người.

2. Chlamydia trachomatis

Vi khuẩn này không có khả năng phát triển bên ngoài tế bào sống, rất dễ lây nhiễm nhưng diễn biến lại âm thầm, nhiều khi không thể hiện triệu chứng. Đa số trường hợp nhiễm chlamydia không được phát hiện vì không có triệu chứng lâm sàn hoặc rất mờ nhạt

Nữ thấy ra dịch bất thường, nhưng không rõ ràng, không gây quá khó chịu, làm người nhiễm bệnh không đi khám. Đặc biệt ở nữ chỉ thấy ra một chút ít dịch hơi đục, có thể trắng đục hoặc vàng đục… Dịch này không gây mùi khó chịu

3. Mụn giộp sinh dục

Do virus gây ra với bệnh cảnh là những phỏng nước ở cơ quan sinh dục. Có một hoặc nhiều nang bất cứ vị trí nào trên đường sinh dục, kèm ngứa, có thể loét nhỏ, nông, đau.

Các dạng tổn thương và các kiểu phát bệnh khác nhau, mỗi người mỗi vẻ bao gồm: đau, rát (ở mức độ từ vừa phải đến nặng), xuất tiết dương vật hoặc âm đạo, ngứa, đái khó, đái buốt, nổi hạch ở bẹn.

4. Bệnh u sùi sinh dục

Do virus gây u sùi (HPV) – một trong số những bệnh lây truyền theo đường tình dục nguy hiểm. HPV làm mọc ở âm hộ, âm đạo, vùng cổ tử cung (có khi cả trực tràng, quanh hậu môn và bẹn) một hoặc nhiều u nhú không cuống, không đau.

Tuy nhiên, có khi không có u nhú và chỉ phát hiện ra khi thấy phiến đồ tế bào âm đạo (Pap smear) bất thường. Nóng và ẩm làm các u nhú phát triển nhanh.

Triệu chứng và dấu hiệu: Những thể thường gặp nhất của sùi sinh dục là sùi mào gà, giống như súp lơ và mọc lan tràn nhưng cũng có thể là những nốt sần tròn, lớp vẩy dầy sừng hóa hoặc những lớp sần hơi cộm lên đinh phẳng. Những tổn thương này thường không nhận thấy nhưng đôi khi ngứa, rát và chảy máu.



ngay phu nu viet nam Khám bệnh ngứa vùng kín ở chị em phụ nữ


5. Viêm âm đạo do nấm

Bệnh viêm âm đạo do nấm được phân loại như sau: Loại không phức tạp, không thường xuyên xảy ra và loại từ nhẹ đến trung bình, có thể do nấm Camdiada albicans và ở phụ nữ không có tổn thương về chức năng miễn dịch.

Loại phức tạp, dễ tái diễn hoặc nặng hoặc không do nấm albicans hoặc ở phụ nữ có chức năng miễn dịch bị tổn thương.

Viêm âm đạo do nấm có thể không biểu hiện triệu chứng gì (50%) nhưng triệu chứng có thể gặp là khí hư màu trắng, đục như váng sữa, thành mảng dầy bám vào thành âm đạo, thường không hôi nếu không bội nhiễm – ngứa vùng sinh dục và hậu môn không thể cưỡng lại được, gây sây xát – đi tiểu xót… điều trị khó hơn so với bệnh âm đạo khác do nấm phát triển nhanh và hay tái phát.

6. Viêm âm đạo do trùng doi

Dễ chữa khỏi nhất trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục, xảy ra ở phụ nữ trẻ đã có hoạt động tình dục. Do ký sinh trùng đơn bào Trichomonas vaginalis. Phụ nữ có thai bị bệnh ký sinh trùng doi có thể sinh non hay đẻ con ra nhẹ cân, ngoài ra còn gây viêm nội mạc tử cung sau đẻ, sau mổ lấy thai, nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh ngay từ khi mới đẻ cho các bé gái.

Chất xuất tiết âm đạo màu vàng xanh, có bọt và nặng mùi. Cũng có thể gây khó chịu khi quan hệ tình dục hay khi tiểu và ngứa ở vùng sinh dục. Các triệu chứng thường bộc lộ trong vòng 5 – 28 ngày sau khi phơi nhiễm (ví dụ quan hệ tình dục với nam giới có ký sinh trùng doi).

Phụ nữ nhiễm ký sinh trùng doi cũng tăng nguy cơ bị nhiễm HIV và tăng cơ may truyền HIV cho bạn tình. Ngoài ra còn có rất nhiều tình huống khác như: tiền mãn kinh (suy giảm hormone estrogen là nguyên nhân gây ngứa âm hộ – âm đạo), có giun kim (khi người nhiễm giun kim ngủ, giun cái di chuyển đến hậu môn, đẻ trứng quanh hậu môn và gây ngứa), bệnh vẩy nến và các bệnh ngoài da khác, dị ứng hay các chất có trong xà bông, thuốc khử mùi, thuốc tránh thai).

Tóm lại, khi phụ nữ bị ngứa vùng cơ quan sinh dục, hãy tới gặp ngay các thầy thuốc cần tìm ra những tác nhân có thể gây ra khó chịu này để có liệu pháp thích hợp phòng và điều trị bệnh.


Ngứa âm hộ - Những thắc mắc thường gặp

Ngứa vùng kín khi mang thai

Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không

Nguyên nhân âm đạo khô

Viêm đường sinh dục nữ và bộ phận

Chăm sóc âm đạo sau sinh

Huyết trắng có màu vàng

Mụn rộp âm đạo

(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Dao rang day em cam thay rat ngua o vung am dao ma con co dich mau vang co mui hoi rat nang cho hoi trieu chung cua em la benh gi a.
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
em hay bi ngua vao nhung ngay sap co kinh, em phai lam gi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Dạ cho em hỏi, em năm nay 26 tuổi, co gia đình và đang mang thai tháng thứ 4, em bi ngứa âm đạo đã 3 ngày,nhưng vì e nghĩ trong thời kì mang thai sẽ co triệu chứng ngứa vùng âm đạo nên không đi khám bác sĩ,khi chồng quan hệ thì chồng em cũng nói là bị ngứa, em không biết mình bị bệnh gì, xin giải đáp giúp em ạ, em cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý