Nấm âm đạo và điều trị

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Nấm âm đạo và điều trị

18/04/2015 10:56 PM
1,489

Nấm âm đạo là căn bệnh phụ khoa nhạy cảm, gây khó chịu cho chị em và ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của chị em. Cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản nhất để biết cách bảo vệ, chăm sóc cơ thể mình được tốt hơn nào.


“Thủ phạm” gây nhiễm nấm âm đạo?

Hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời.

Bị nấm âm đạo không có nghĩa là bạn là người không “đứng đắn”, hay đó là bệnh “đáng xấu hổ” khiến bạn phải cúi gằm mặt khi đi khám phụ khoa, bởi đôi khi bị nấm chỉ đơn thuần là do… bạn quá sạch sẽ.
“Thủ phạm” gây nhiễm nấm âm đạo chính là nấm Candida Albicans, ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo, là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo. Bình thường, môi trường acid trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nhưng vì một lý do nào đó khiến môi trường âm đạo bị kiềm hóa, nấm Candida Albicans phát triển mạnh sẽ gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo

Nguyên nhân nào làm môi trường âm đạo thay đổi?

Thời gian có kinh nguyệt; khi mang thai; dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai qua đường uống và các thuốc chứa steroid; mắc bệnh tiểu đường; rửa âm đạo thường xuyên bằng xà phòng; ứ dịch âm đạo… sẽ làm môi trường acid âm đạo thay đổi.

Ngứa và ra nhiều huyết trắng là biểu hiện của nhiễm nấm?

Đúng. Ngoài ngứa và nóng ran ở cơ quan sinh dục ngoài, dịch tiết âm đạo giống như pho-mát, bệnh nhân còn bị đau khi giao hợp, sưng tấy âm hộ, rát khi đi tiểu. Khi đi khám phụ khoa, soi tươi cho kết quả sợi nấm dương tính.

Quan hệ lúc đang bị nấm liệu có lây bệnh cho đối tác không?

Rất có thể, vì nấm sinh sôi rất nhanh trong môi trường ẩm ướt, trong môi trường giàu kiềm và khi hệ miễn dịch suy giảm. Vì thế, nếu một người bị nấm, rất có thể người kia cũng bị nên việc điều trị cần tiến hành trên cả hai người ở cùng một thời điểm.
Điều trị nấm như thế nào?

Nấm thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo có tác dụng diệt nấm tại chỗ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được dùng thêm thuốc ở dạng kem có thể bôi để giảm ngứa hoặc dùng thuốc uống chữa trị nấm.

Tại sao bị tái nhiễm nấm dù đã được điều trị khỏi?

Ngoài nguyên nhân do rối loạn môi trường âm đạo, nhiều người bị tái nhiễm nấm sau khi điều trị bệnh là do dùng thuốc không phù hợp, dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, dẫn đến rối loạn vi khuẩn bảo vệ, hậu quả là bị viêm nhiễm tái đi tái lại.

Phòng nhiễm nấm âm đạo có khó không?

Là chuyện nhỏ nếu bạn thực hiện tốt những hướng dẫn sau:

Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng cotton. Giữ khô ráo vùng kín sau khi tắm và trước khi mặc đồ. Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm lau theo hướng từ trước ra sau hậu môn. Không nên rửa bộ phận sinh dục nhiều lần trong ngày, đặc biệt không được thụt rửa bên trong, không dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dưới dạng xịt phun, không dùng các sản phẩm có chất khử mùi khi vệ sinh.

Khi bị nấm phải đi khám phụ khoa. Không tự ý dùng thuốc, dùng theo đơn của người khác, dùng không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trong quá trình điều trị, hạn chế quan hệ tình dục. Nếu có quan hệ phải dùng bao cao su để giúp giảm nhanh viêm nhiễm âm đạo. Một ngày 2 lần rửa bên ngoài vùng kín bằng dung dịch bicarbonat natri một gói pha với một lít nước sạch.


Cách điều trị:

Phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm có triệu chứng huyết trắng loãng hoặc đặc, màu trắng đục, có kèm nóng ngứa âm đạo hoặc đau khi giao hợp.

- Để điều trị, chị em có thể đến khám bác sĩ, nhờ tư vấn sử dụng viên đặt âm đạo có chứa biệt dược Econazole Depot. Các nghiên cứu của Khoa sản Bệnh viện đa khoa Cần Thơ cho thấy, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn đạt 90%.

Econazole có phổ kháng nấm rộng, đạt hiệu quả cao nhất trên vi nấm candida albicans và non - albicans. Một viên thuốc khi đặt sẽ tạo thành một lớp gel sinh học gắn chặt vào biểu mô âm đạo, có tác dụng ít nhất 3 ngày. Người bệnh chỉ cần dùng 2 viên liên tiếp 2 ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Cơ quan sinh dục nữ là một ống liên tục từ âm hộ đến âm đạo, tử cung, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng. Do vậy, nếu không điều trị ngay, bệnh có nguy cơ lan đến toàn bộ phận, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến vô sinh. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, bệnh có thể làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non, tử vong chu sinh, trẻ nhẹ cân hoặc gây viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm phổi.

Để phòng ngừa viêm nhiễm nấm âm đạo, chị em cần hạn chế những nguyên nhân như dùng thuốc kháng sinh kéo dài, mặc quần áo không thích hợp trong môi trường nóng ẩm, rối loạn do mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu mãn tính hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.


Cách phòng tránh:

Sau khi tắm, bạn gái nên làm khô vùng kín bằng máy sấy tóc ở nút nhẹ, mát. Đặc biệt khi đi vệ sinh luôn phải lau từ trước ra sau.

Nhiễm nấm âm đạo là bệnh phổ biến ở phụ nữ, và thường do một loại nấm có trong tự nhiên và trên cơ thể gây ra.

Viện bác sĩ gia đình Mỹ đưa ra những khuyến cáo sau có thể giúp bạn tránh được căn bệnh này.

- Đừng mặc quần quá chật, tránh mặc quần áo làm từ chất liệu tổng hợp

- Mặc đồ lót bằng cotton thường xuyên khi có thể

- Tránh mặc quần tất hàng ngày

- Sau khi tắm, nên làm khô vùng kín bằng máy sấy tóc ở nút nhẹ, mát

- Sau khi đi vệ sinh, luôn lau từ trước ra sau

- Không mặc đồ bơi ướt hoặc quần áo ẩm lâu hơn mức cần thiết

- Tránh thụt rửa âm đạo hoặc dùng các loại xịt vệ sinh, khử mùi, trong đó có cả băng vệ sinh dạng hút hay tampon

- Tránh dùng các loại giấy vệ sinh có tẩm hương hoặc có màu


Nấm âm đạo khi mang thai

Trị nấm âm đạo bằng tỏi

Trị nấm âm đạo bằng dân gian, an toàn với sức khỏe

Viêm nấm âm đạo

Nấm âm đạo candida


(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em moi 17 tuoi bi benh nam trieu chung cua no la ngua o 2 mep co cai gi trang nhu la nam em di kham bac si keu dung xa phong voi nuoc chinh de nguoi de rua.em hoi lieu nhu vay em co het bi khong voi anh huong toi sau nay bi vo sinh khong
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý