Nấm âm đạo có thai được không

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Nấm âm đạo có thai được không

18/04/2015 10:57 PM
3,512

Bị nấm âm đạo là căn bệnh nhạy cảm, khó nói của nhiều người. Chính vì thế nhiều bạn hay cảm thấy ngại ngần, bối rối và điều trị không đúng cách. Chính vì thế cần có những kiến thức cơ bản để biết cách bảo vệ cơ thể mình. Đặc biệt là nếu mắc nấm bạn có thể có thai được không là thắc mắc mà nhiều bạn gặp phải.

 

Tìm hiểu bệnh

Viêm âm đạo do nấm là một trong ba nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh huyết trắng (chiếm 25 - 30%). Bình thường nấm men có thể tồn tại trong môi trường âm đạo, nhưng ở dạng không gây bệnh do các yếu tố khác nhau tại ống sinh dục như độ pH, vi khuẩn thường trú, yếu tố miễn dịch tại chỗ…

Khi gặp điều kiện thuận lợi chẳng hạn như pH âm đạo trở nên acid, cơ địa suy giảm miễn dịch, thường xuyên bị ẩm ướt, dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai, thai kỳ… nấm men sẽ phát triển mạnh thành dạng gây bệnh.

Bệnh sẽ được biểu hiện dưới dạng huyết trắng bệnh lý, viêm ống âm đạo hoặc kết hợp viêm bộ phận sinh dục ngoài. Nấm men rất hiếm khi gây viêm vòi trứng mà có thể dẫn đến tắc vòi trứng (một trong những nguyên nhân của vô sinh).

Kết quả hình ảnh cho bệnh vùng kín

Như vậy viêm âm đạo do nấm dễ bị tái đi tái lại và có thể lây bệnh sang cho cả người chồng. Bệnh hiếm khi gây vô sinh hoặc sẩy thai. Tuy nhiên những trường hợp viêm âm đạo do nấm có thể kết hợp với nhiễm trùng sinh dục do các nguyên nhân khác như nhiễm lậu, nhiễm Chlamydia trachomatis (có thể gây viêm cổ tử cung, dẫn đến vô sinh hoặc sẩy thai) hoặc nhiễm lao (gây viêm vòi trứng hoặc viêm vùng chậu, dẫn đến vô sinh).

Do đó bạn nên khám tại các bệnh viện sản phụ khoa để được xử trí thích hợp và theo dõi đúng đắn.

Nấm âm đạo có thể gây vô sinh

Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa rất thường gặp ở phụ nữ nhưng nguyên nhân gây viêm thì có nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Viêm âm đạo có thể do các vi khuẩn thông thường loại hiếu khí (phát triển trong môi trường có ôxy) hoặc kỵ khí (chỉ phát triển khi môi trường thiếu ôxy), có thể do những vi khuẩn đặc hiệu như chlamydia trachomatis, vi khuẩn lậu (bệnh lây truyền theo đường tình dục), có thể do vi nấm (thường là loại candida albicans), có thể do ký sinh trùng như trichomonas vaginalis (trùng roi)...điều trị viêm âm đạo muốn có hiệu quả phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để dùng đúng thuốc đặc trị.

Đối với viêm âm đạo do nhiễm khuẩn: Dùng các loại kháng sinh thích hợp. Nếu làm được các xét nghiệm cần thiết để xác định mầm bệnh và làm kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh nhạy cảm với mầm bệnh (nghĩa là chưa bị kháng thuốc) thì càng tốt. Kinh nghiệm cho thấy khi đã bị viêm âm đạo do vi khuẩn thì thường có cả hai loại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí phối hợp (mà vi khuẩn kỵ khí nếu nuôi cấy trên môi trường thông thường thì không thể phát hiện được) do đó nên điều trị phối hợp hai loại kháng sinh để diệt được cả hai loại vi khuẩn đó.

Kết quả hình ảnh cho bệnh vùng kín

Để diệt các vi khuẩn hiếu khí, hầu hết các nhóm kháng sinh có phổ rộng đều có tác dụng miễn là vi khuẩn gây bệnh chưa kháng thuốc. Hiện nay thường dùng các thuốc thuộc nhóm cephalosporin với nhiều tên biệt dược khác nhau. Với viêm âm đạo do vi khuẩn lậu thì thuốc hiện nay được xem có tác dụng nhất là ceftriaxon (nhóm cephalosporin) 250mg tiêm một liều duy nhất. Với mầm bệnh là chlamydia trachomatis thì thuốc chủ yếu sử dụng là doxycyclin 100mg uống ngày hai lần, mỗi lần một viên trong 7 ngày (hoặc tetracyclin với liều do thầy thuốc chỉ định). Vì hai mầm bệnh lậu và chlamydia hay đi kèm với nhau nên người ta thường điều trị phối hợp cả hai loại thuốc trên và cần phải điều trị cho cả người chồng (hoặc bạn tình) mới không bị tái phát.

Để diệt các vi khuẩn kỵ khí và ký sinh trùng trichomonas thì thuốc hay được dùng hơn cả là thuốc thuộc nhóm metronidazol; có thể dùng theo liều duy nhất uống 2g/ngày hoặc uống liều 500mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày.

Đối với viêm âm đạo do vi nấm candida albicans: Dùng các thuốc diệt nấm như nystatin (đặt âm đạo 200mg x 1-2 viên/ngày trong 14 ngày), hoặc clotrimazol 500mg viên đặt âm đạo một liều duy nhất (nếu dùng loại viên 200mg thì đặt một viên/ngày trong 3 ngày); hoặc có thể uống itraconazol (sporal) 100mg x 2 viên/ngày trong 3 ngày hoặc fluconazol (diflucan) 150mg một viên liều duy nhất.

Hình ảnh có liên quan

Vì viêm âm đạo có thể phối hợp vừa do vi khuẩn vừa do vi nấm nên một số thuốc dạng viên đạn đặt âm đạo đã phối hợp các loại thuốc điều trị cả hai mầm bệnh đó (đa trị liệu) ví dụ viên polygynax trong thành phần có neomycin sulfat 35.000 đơn vị, polymyxin B sulfat 35.000 đơn vị là các kháng sinh diệt vi khuẩn và nystatin 100.000 đơn vị là thuốc diệt vi nấm. Một loại viên đặt âm đạo cũng thường được các thầy thuốc ghi đơn là tergynan thành phần gồm có neomycin sulfat 100mg, ternidazol 200mg là những kháng sinh diệt khuẩn, nystatin 100.000 đơn vị là kháng sinh diệt vi nấm và prednisolon Na metasulfobenzoat 3mg là thuốc phối hợp chống viêm.

Trên thực tế, hiện nay chỉ ở các cơ sở điều trị tuyến tỉnh hoặc Trung ương mới có điều kiện xét nghiệm để tìm ra đúng mầm bệnh gây viêm âm đạo. Vì thế trước tình trạng một người bệnh có tiết dịch (khí hư) ở âm đạo, các cơ sở ở tuyến dưới khó mà biết được nguyên nhân cụ thể gây viêm âm đạo là mầm bệnh nào. Trên cơ sở đó người ta đưa ra cách điều trị dựa trên cơ sở tiếp cận hội chứng, nghĩa là cứ thấy có tiết dịch âm đạo, nói cách khác là có viêm âm đạo thì người ta cho uống thuốc điều trị tất cả các loại mầm bệnh có thể gây nên viêm nhiễm như vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí (trong đó có cả lậu và chlamydia), vi nấm, ký sinh trùng trichomonas.

Cách điều trị đó không phải đã được mọi thầy thuốc tán thành vì cho rằng như thế là “đánh bao vây”, gây tốn kém cho người bệnh, đồng thời có thể dễ bị tai biến do phải sử dụng nhiều loại thuốc một lúc. Tuy nhiên mặt lợi của phương pháp điều trị tiếp cận hội chứng này là ngay từ lần khám đầu tiên người bệnh đã được điều trị và như thế là đã cắt được nguồn lây cho người khác cho dù không biết mầm bệnh nào gây viêm âm đạo nhưng các thuốc đã dùng không thứ này thì thứ kia đã loại bỏ được mầm bệnh đó. Tất nhiên người chồng hoặc bạn tình của người bệnh cũng phải cùng lúc được điều trị y như vậy.

Cách phòng tránh

Sẽ là một trở ngại cho những bà bầu khi bị nhiễm nấm vì cảm giác ngứa ngáy râm ran, khí hư ra nhiều làm bạn khó chịu, mệt mỏi. Đặc biệt tại thời điểm khí hậu ẩm ướt, mưa nắng thất thường cộng thêm những thay đổi trong quá trình thai nghén là nguyên nhân cho các loại nấm phát triển mạnh. Bạn sẽ làm gì khi bị nhiễm nấm đây?

Với một chút kinh nghiệm của mình xin chia sẻ với các bạn bầu bí một vài cách đề phòng và xử lý khi bạn nhiễm nấm nhé.

Kết quả hình ảnh cho bệnh vùng kín

Hồi mình biết mang thai thấy hiện tượng khí hư ra nhiều, thỉnh thoảng thấy ngứa ở vùng kín nhưng không dám gãi. Mới đầu thấy ngại không biết chia sẻ cùng ai mà đi khám thì cũng không thấy bác sĩ nói gì nên bụng bảo dạ chắc không phải bị nhiễm nấm. Đấu tranh tư tưởng mãi mới dám hỏi chị ở cơ quan xem ngày xưa mang thai chị ấy có bị vậy không thì được biết chị cũng bị giống mình nên mình cứ tưởng do thay đổi lượng hormon trong cơ thể nên tặc lưỡi quên đi…Nhưng rồi cảm giác ngứa vùng kín ngày một nhiều, có lúc khí hư ra ướt thấm đẫm quần gây khó chịu bởi mùi hôi nên có ngày mình phải thay quần chip tới 4 lần ấy.

Khi thai nhi được ba tháng, đi siêu âm bác sĩ bảo mình bị nhiễm nấm âm đạo ở giai đoạn đầu nên không nguy hại lắm. Chỉ cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng tới làn da hay đôi mắt của bé trong quá trình sinh thường nên bác sĩ khuyên thế này:

- Nên vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh theo cách như sau “lá chè xanh rửa sạch đun kỹ rồi pha với nước thêm một chút muối rồi vệ sinh ngày 2-3 lần”. Nước chè xanh rất tốt vì có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, chè xanh có tính sát khuẩn cao và khử được mùi hôi do khí hư tiết ra nhiều…Ngoài việc vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh nên tắm bằng nước chè xanh để cải thiện tình trạng viêm nhiễm do nấm âm đạo gây ra. 

Ảnh hưởng đến thai nhi

Viêm âm đạo thường gặp ở phụ nữ nói chung, không gây sốt mà chỉ khó chịu, nhiều chị không để ý đến khi quá ngứa ngáy hoặc nặng mùi không chịu nổi mới đi khám. Nguyên nhân rất nhiều, biểu hiện khác nhau. Viêm mãn tính sẽ tổn thương cổ tử cung kéo dài dẫn đến nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Viêm âm đạo khi có thai do sức đề kháng yếu, không điều trị tốt dẫn hậu quả sau đẻ có thể viêm ngược dòng lên tử cung rồi nặng hơn là viêm phúc mạc ổ bụng, 1 biến chứng cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng. Nếu điều trị được cũng để lại di chứng viêm dính tiểu khung (vùng khung chậu nhỏ của chức năng tình dục và sinh sản, trực tràng, bàng quang), tắc vòi trứng ảnh hưởng lần sinh sau, nguy cơ chửa ngoài tử cung.

Đối với bé nhẹ thì viêm da, viêm mắt tắc tuyến lệ, nặng hơn thì viêm phổi dẫn đến nhiễm trùng huyết đe doạ tính mạng bé. Tuỳ theo loại vi khuẩn và sức đề kháng của bé mà xuất hiện bệnh với mức độ khác nhau. Vì vậy nếu bạn bị viêm âm đạo thì cần phải khám và điều trị sớm, tích cực trước khi mang thai. Tuy rằng trong quá trình mang thai vẫn có thể bị viêm nhiễm, nhưng nói chung luôn phải tích cực điều trị, không nên giấu.

 

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý