Những bệnh thường gặp ở cá vàng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Những bệnh thường gặp ở cá vàng

18/04/2015 11:00 PM
943

Những bệnh thườn gặp ở cá vàng. Nguyên nhân gây bệnh cho cá vàng. Cách điều trị những bệnh thường gặp ở cá vàng. Phòng bệnh cho cá vàng như thế nào.



1. Bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng (Ichtyopthirius hoặc White spot disease) là căn bệnh dễ nhận biết trên cơ thể, vây của cá thường có các đốm trắng và phát triển tương đối nhanh. Đây là căn bệnh thường gặp, có mức độ lây nhiễm khá nhanh và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Bệnh rất dễ phát hiện bởi các nốt thường có màu trắng, rộng chừng 1mm, xuất hiện nhiều trên các vây của cá.

Đây là căn bệnh do các ký sinh trùng dưới đáy bể gây ra. Ban đầu là một nang bào (cyst) có khả năng kháng lại các loại thuốc, sau nở thành hàng trăm ký sinh trùng và bám vào cơ thể cá chủ. Quá trình này làm suy yếu sức khỏe cá, thậm chí có thể tạo ra các lỗ nhỏ li ti trên thân cá và có mức độ phát triển rất nhanh.

- Cách khắc phục: Có nhiều phương pháp hạn chế, trước tiên là tiếp cận với các chuyên gia bác sĩ thú ý để có những lời khuyên bổ ích, vệ sinh sạch sẽ làm sạch các ký sinh trùng gây bệnh, lọc nước sạch đổ vào khử khuẩn, cho cá ăn đều đặn, đủ chất và hợp vệ sinh.



2. Bệnh mục đuôi hoặc vây

Bệnh mục đuôi hoặc vây cá vàng là thuật ngữ nói về căn bệnh hoại mô ở đuôi và vây cá làm cho vây, đuôi dễ bị cụt đi, đặc biệt là ở các mép, gây biến dạng ảnh hưởng đến vẻ đẹp bề ngoài của cá. Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do stress và các điều kiện môi trường xung quanh gây ra và cũng là dấu hiệu đầu tiên nói về tình trạng sức khỏe của cá mà những người nuôi có kinh nghiệm dễ nhận biết.

- Cách khắc phục: Ngoài nguyên nhân gây bệnh do stress còn có các yếu tố cấu thành khác như bể có quá nhiều ký sinh trùng, mật độ cá đông, thiếu ô xy, nước bẩn vv... Khi đã phát hiện được bệnh thì nên khắc phục các tồn tại trên, có thể sử dụng các muối chuyên dụng, thuốc kháng sinh hay sử dụng loại bể hydrogen peroxide.

3. Bệnh nấm

Bệnh nấm (Fungus) là căn bệnh để lại các vết màu nâu, xám xuất hiện từng mảng trên thân cá, thậm chí trên toàn bộ da cá. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, kể cả nấm trên miệng lẫn trên thân đều có chung nguyên nhân giống nhau là do ký sinh trùng, do chấn thương, do đánh nhau trong bể, do nước bẩn, vv.

- Cách khắc phục: Trước tiên là giữ vệ sinh nguồn nước bể, thường xuyên thay nước, áp dụng các phương pháp phòng ngừa nấm. Ví dụ như dùng xanh methylene (methylene blue) để vệ sinh bể, lọc nước. Nếu trường hợp cá đã nhiễm bệnh và có các vết thương mở thì nên dùng nước có pha muối với nồng độ 1-3 gam muối/lít.

4. Bệnh táo bón

Bệnh tạo bón (Constipation) thường gặp ở cá vàng khi cá gặp khó khăn trong việc đại tiện, hoặc bị dắt phân lủng lẳng phía hậu môn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ăn thiếu khoa học, không đủ chất hoặc do ăn quá nhiều thức ăn dạng bột.

- Cách khắc phục: Nên thay đổi khẩu phần ăn cho cá, tăng cường thức ăn thô, thực phẩm sống như sâu bọ, đậu Hà Lan, rau bina... Nếu là thức ăn khô thì trước khi cho ăn nên ngâm nước cho mềm để giúp cá tiêu hóa tốt, giảm bệnh.

5. Bệnh phù nề

Phù nề (Dropsy) là căn bệnh nhiễm khuẩn từ trong cơ thể của cá vàng làm cho cơ thể phù nề và vảy cá bị bong ra gây suy thận ở cá vàng.

- Cách khắc phục: Một trong những phương pháp bảo vệ cá vàng tốt nhất, hiệu quả nhất trước bệnh phù nề là bảo vệ cá không bị ký sinh trùng tấn công, nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn và hạn chế bệnh thận. Có thể dùng thuốc chống khuẩn cho cá đồng thời vệ sinh bể cá, thay nước thường xuyên đồng thời duy trì nhiệt độ bể thích hợp.

6. Bệnh lồi mắt

Bệnh lồi mắt (Pop eye) là căn bệnh rất thường gặp ở cá vàng giống như bệnh Moor, Celestial và bệnh Water Bubble Eye, đây là căn bệnh làm giảm vẻ đẹp của cá và làm cho cá bị giảm thị lực, thường gây nên bởi nguyên nhân nhiễm trùng nước hoặc bệnh lao và đến nay chưa có cách khắc phục triệt để. Để phòng ngừa cần vệ sinh bể sạch sẽ, thay nước thường xuyên và duy trì nhiệt độ cũng như độ sáng thích hợp cho bể.

7. Bệnh rối loạn bong bóng khi bơi

Rối loạn bong bóng khi bơi (Swim bladder disorder) là căn bệnh làm cho cá nổi định kỳ một bên cơ thể lên mặt nước hoặc diễn ra khi đang bơi, sau khi hết bệnh nó lại trở về trạng thái bình thường. Trường hợp cá nằm nghiêng một bên trên bề mặt nước bất động kể cả khi chạm tay vào thì rất có thể đây là dấu hiệu mắc bệnh thận.

- Cách khắc phục: Nên cho cá ăn thực phẩm ẩm để hạn chế quá trình trương bụng giúp cá dễ tiêu hóa. Tăng cường hàm lượng rau xanh trong thức ăn cho cá, thường xuyên thay vệ sinh nước bể chứa, có thể bổ sung một chút muối trong bể nhằm hạn chế căn bệnh do khuẩn ký sinh trùng gây ra. Nước bể phải đủ lượng ôxy cần thiết, nhiệt độ thích hợp và luôn thay lọc sạch sẽ.


Yếu tố gây bệnh cho cá:


Cá cảnh rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường nước nên có thể nói nước bể nuôi là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng cá cảnh. Nếu môi trường nước sạch, các chỉ số thủy - lý - hóa phù hợp thì cá sẽ phát triển tốt, ít dịch bệnh; ngược lại cá sẽ phát bệnh ngay, thậm chí không cứu kịp và gây thiệt hại nặng cho người nuôi.

Chất lượng nước trong quá trình nuôi thay đổi thường là do sự phân hủy thức ăn dư thừa hay phân cá làm môi trường nước bị ô nhiễm, các phiêu sinh động vật và tảo phát triển làm môi trường thiếu oxy, độ pH nước thay đổi bất lợi cho cá. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ nước hay nhiệt độ vượt mức giới hạn chịu đựng của cá cũng là nguyên nhân khiến cá cảnh bị bệnh.

Thức ăn cho cá có chất lượng không đảm bảo, bị ôi thiu, thành phần dinh dưỡng không đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cá, hay cho ăn không đủ no cũng làm cho cá yếu, dễ bị dịch bệnh tấn công. Các loại thức ăn tươi cho cá như: artemia, trùn chỉ, lăng quăng... cũng có thể gây nguy hiểm cho cá nếu không qua xử lý vì chúng mang nhiều mầm bệnh.

Việc bắt cá, thay nước không đúng kỹ thuật cũng có thể làm cho cá bị tuột nhớt, bị xây xát khiến cá bị yếu, dễ bị dịch bệnh tấn công. Ngoài ra, còn có nhiều tác nhân khác có thể gây bệnh cho cá như: bể cá dơ, các loài thực vật thủy sinh trong hồ mang mầm bệnh, bể cá cũ không được sát trùng trước khi nuôi mới, cá cảnh chưa qua xử lý mà thả nuôi chung với cá cũ…


Cần thực hiện nhiều biện pháp phòng bệnh để cá phát triển tốt và có màu sắc đẹp (ảnh: cá bạch tượng được tiêm màu chuẩn bị xuất bán tại bể cá cảnh ở phường 5, TP. Mỹ Tho).
Cần thực hiện nhiều biện pháp phòng bệnh để cá phát triển tốt và có màu sắc đẹp.

Chăm sóc và phòng bệnh cho cá:


Bạn nuôi cá như một vật cưng trong nhà và nếu bạn duy trì môi trường sống tốt cho chúng, bạn không cần phải chăm sóc chúng nhiều và bệnh tật rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu bệnh xuất hiện thì chúng cũng có thể vượt qua. Bạn phải quan sát và nhận ra những triệu chứng bệnh rõ ràng để ngăn chặn chúng. Ví dụ, cá được bắt lên bằng tay thì vây khép chặt vào thân, cá bơi mà đầu luôn ở gần mặt nước và lên xuống liên tục, mất màu, rách vây, vẩy bị dính hoặc bị rơi…

Sốc là một trong những nguyên nhân chính gây chết cá. Có nhiều nguyên nhân làm cho cá bị sốc, như sự thay đổi bất thường của môi trường nước, ánh sáng hoặc nuôi ghép các loài cá không thích hợp.

Bệnh cá có thể gây ra do nguyên sinh động vật. Có nhiều nguyên sinh động vật ký sinh và phát triển rất nhanh tác động đến da, mang và vây của cá. Vì vậy mới có đề nghị là thêm muối vào bể cá. Tuy nhiên điều này gây ra nhiều nguy hại hơn là tác dụng có lợi.

Sẽ là một ý tưởng rất tốt khi có một bể cách ly nhỏ cho cá mới để bạn có thể theo dõi cá trong vài tuần trước khi cho cá vào bể chính. Bạn cũng có thể sử dụng bể cách ly cho cá yếu vì bệnh và có thể tránh thêm hóa chất vào bể chính. Luôn luôn áp dụng kỹ thuật cho cá làm quen với bể cá và không rượt đuổi nhau.

Hãy xác định cốt lõi vấn đề trước khi dùng thuốc. Thường do những vấn đề về chất lượng nước cần được xử lý đầu tiên và triệt để. Một số bệnh, triệu chứng và cách xử lý:

- Nhiễm độc do Amonia: cá đỏ tấy mang, thở gấp không khí trên mặt. Xử lý: dùng zeolite để hút amôniắc, hay đơn giản là thay nước để giảm amôniắc.

- Bệnh phù: cá bị sưng phù, vảy sù lên. Đây không phải là bệnh, mà là một triệu chứng nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng. Có thuốc điều trị nhưng nên tăng chất lượng nước bằng cách thay 25% nước mỗi ngày và tăng chất lượng thức ăn cho cá. Nếu cá không tiến triển, hãy sử dụng thuốc riêng có bán ở các cửa hàng.

- Ngộ độc Nitrite: cá hôn mê hay nghỉ ngơi ở dưới mặt nước. Xử lý: Thay đổi nước ngay lập tức và theo dõi mức nitrit và nitrat sát sao cho đến khi vấn đề được giải quyết.

- Đốm trắng: đốm trắng nhỏ lộ ra chủ yếu trên vây và thân cá. Xử lý: tắm nước muối hoặc dùng thuốc đặc trị có bán phổ biến.

- Bệnh thối vây: vây cá bị mục rữa, cá biếng ăn và nằm dưới đáy bể. Xử lý: dùng Tetracilin hoặc thuốc đặc trị có bán phổ biến.


Kỹ thuật nuôi cá rồng

Kỹ thuật nuôi cá Đĩa

Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh

Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh

Kỹ thuật nuôi cá ba đuôi

Kinh nghiệm nuôi tép cảnh


(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
minh nuôi cá vang nhung thinh thoang cá lai bi hong mat đâu tiên hong môt mat sau đo hong nôt mat con lai.minh muôn biêt nguyên nhân va cach phong chua bênh nay
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
có thể ảnh hưởng bởi nguồn nước bẩn.nên thay nước thường xuyên và làm môi trường nước của cá sạch sẽ nhé
minh nuoi ca vang ,doi nhien co con bi mat ca hai mat .khong biet cach tri benh nhu the nao?
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Biểu hiện này gần giống với bệnh lồi mắt, Mắt cá lồi hẳn ra và có máu tụ xung quanh Cách chữa trị : 1/ Bể ngâm : ngâm trong 4l nước (lúc này mình chưa có bể bệnh viên nên ngâm trong cóng) 2/ Chữa trị : 2 giọt xanh , 1/4 viên tetra , cắm sủi , muối 1% Mọi người nhân thuốc lên với tỉ lệ nước nhé 3/ Ngày hôm sau mắt đã hết sưng Tiếp tục trị cho tới khi tan máu bầm Trong thời gian đó mỗi ngày thay nước 30% và cho thêm thuốc cho đủ nồng độ như bước 1cho tới khi mắt hết sưng và lồi tiếp sau đó thay nước và duy trì ngâm muối 1% cho ăn 1 bữa 1 ngày Khoảng 1 tuần là cá hoàn toàn bình thường !
Cá vàng nuôi không cẩn thận bị nhiễm trùng nguồn nước, đường ruột là không sống được đâu
minh nuoi ca vang ,thay co con dau bi sung phu xuat hien bam tim .minh phai lam sao va cach tri benh ntn ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý