Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước mặn

seminoon seminoon @seminoon

Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước mặn

18/04/2015 11:01 PM
543

Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước mặn. Những điều cần biết khi bạn chuẩn bị nuôi cá cảnh nước mặn. Chuẩn bị gì để có bể cá cảnh nước mặn như ý.


Tổng quan


Nhìn một bể cá nước mặn đẹp với những chú hề ngộ nghĩnh, bất cứ ai cũng phải mủi lòng. Có thể nói chơi cá nước mặn là một thú chơi rất rất kén người chơi. Nhìn thì ai cũng thích chơi nhưng do nhiều yếu tố khách quan mà không phải ai cũng chơi được. Vấn đề không phải là tiền bạc mà là kỹ thuật nuôi cá. Cách thức nuôi cá nước mặn để làm sao hiệu quả, bể đẹp, cá khoẻ thì không phải ai cũng nắm vững. Dưới đây là một số thông tin mà tui sưu tầm được, mời pà kon và các bạn tham khảo.



I.Nước nuôi cá biển:

Nhiều người rất thích nuôi cá nước mặn, nhưng vấn đề về nước lại gây trở ngại đối với những người nuôi cá. Đây cũng là lý do khiến họ từ bỏ ý định tốt đẹp này. Như các bạn đã biết cá biển phải sống bằng nước biển, tuy nhiên, vẫn có thể thay thế nước biển tự nhiên bằng nước biển nhân tạo. Ở đây sẽ đề cập 2 vấn đề này

1.Nước biển tự nhiên

Nước biển và nước mặn hoàn toàn khác nhau. Cá biển không thể sống trong nước ngọt và ngược lại, cá nước ngọt không thể sống trong nước mặn. Vì thế nuôi cá nước mặn trước tiên phải hiểu rõ đặc tính của nước biển.

*Nhiệt độ nước.

Cá nước mặn yêu cầu nhiệt độ cao hơn cá nước ngọt. Nhiệt độ thường trong khoảng 27-28 độ C. Cá nước mặn cũng rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ nước. Vì thế người nuôi cần giữ nhiệt độ ổn định và không được quá chênh lệch trên 2 độ C. Vì thế, ổn định nhiệt độ nước là tiền đề để nuôi thành công cá nước mặn.

*Độ PH:

Tính kiềm của nước biển tương đối cao, độ Ph thường nằm trong khoảng 8-8,5. Cá nước mặn lại rất thích hợp với điều kiện này. Khi nước trong bể có độ PH giảm xuống dưới 8, là lúc năng lực của nước biển đang giảm, các bạn cần nhanh chóng bổ sung CO2 trong nước.

*Độ cứng:

Độ cứng của nước biển thường trong khoảng 7 – 9 độ dH. Các bạn phải thường xuyên ổn định độ cứng này. Nếu trường hợp độ dH giảm, cần bổ sung thêm CO2 và nguyên tử canxi.

2.Nước biển nhân tạo

Nước biển thiên nhiên có thành phần hoá học tương đối phức tạp, chủ yếu là Natri Cloride, Kali Cloride, Magie Sunphat, Sắt… Nếu ta trộn những thành phần đó vào sẽ tạo thành một loại nước biển để sử dụng nuôi cá cảnh. Lúc sử dụng nuôi cá, ta hoà một lượng muối biển nhân tạo vào nước ngọt theo tỷ lệ thích hợp sẽ được một lượng nước biển có thành phần hoá học gần giống tự nhiên.

Hiện nay, muối nước biển nhân tạo được sản xuất tại Trung Quốc, bán nhiều tại Hàng Đậu và phố Nguyễn Thông, Q.3, thành phố Hồ Chí Minh. Trong thành phần nước biển nhân tạo có NaCl, MgSO4, KCl trộn theo tỷ lệ 31.

Cá cảnh nước mặn nuôi trong nước nhân tạo được pha chế thích hợp, tính thích ứng càng mạnh, tỷ lệ sống rất cao. Đây là Bảng Công thức pha chế nước biển nhân tạo (để có độ mặn thích hợp nhất: 33,4 phần nghìn).

Công thức hoá học

NaCl: 26,7
MgCl2: 2,26
MgSO4: 3,248
CaCl2: 1,153
NaHCO3: 0,0198
KCL: 0,712
NaBr: 0,058
H3BO3: 0,058
Na2SlO3: 0,0624
Na2Sl4O9: 0.0015
H3PO4: 0,002
Al2Cl6: 0,013
NH3: 0,002
LiNO3: 0,0013

Cách thức pha chế nước biển nhân tạo

Nguồn nước ngọt để pha với nước biển nhân tạo phải là nước máy, phơi nắng 1 tuần. Cứ 1 khối nước ngọt, ta pha với 3,4 kg muối nước biển nhân tạo. Sau khi hoà tan, ta mở các thiết bị lọc và sục khí. Nước biển vừa hoà chế có màu rất đục, sau 48 tiếng mới trong hoàn toàn. Sau khi pha nước phải đợi 1 tháng mới tiến hành nuôi cá. Số lượng cá phải thả từ ít đến nhiều.


Hệ thống lọc:


_ Đây là một điều hết sức quan trọng sau nguồn nước nó quyết định tới 90% sự sống của cá biển.
_ Có hai hệ thống lọc thường dùng cho cá biển đó là lọc tràn và lọc đáy(tức khoan một lỗ dưới đáy hồ hoặc bên hông hồ cá)


A.Hệ Thống lọc tràn:


_ Thường được đặt trong hồ cá ưu điểm là gọn đơn giản thích hợp cho những hồ nhỏ khuyết điểm là lọc không sạch những chất cạn dơ dưới đáy hồ làm mất thẩm mỹ khi trang trí hồ cá. Mặt khác là có thể đưa ra ngoài hồ một lượng chất thải của cá, rêu. Không tốn thêm 1 máy bơm nữa làm nhiệm vụ bơm nước ra khỏi hồ rồi dẫn vào bể lọc đáy.


B.Hệ thống lọc đáy :


_ Ưu điểm là lọc sạch cặn dưới đáy hồ không làm mất thẩm mỹ việc trang trí hồ cá vì không thấy hộp lọc.Khuyết điểm là tốn kém mất nhiều công sức nhưng bù lại khi làm hệ thống lọc này tỷ lệ cá khỏe mạnh cao ít bệnh (mình đang dùng hệ thống lọc này và gần một năm nay không phải thay nước mà chỉ thay bông lọc và châm thêm nước thôi rất tiếc mình không biết cách post hình len để mọi người tham khảo hệ thống lọc cũng như hồ cá của mình)


Cách để hồ cá theo PHONG THỦY:


_ Hồ cá biển khác với hồ nước ngọt vì cá biển chúng ta nuôi hầu như được bắt ở các rạng san hô cũng như ở dưới độ sâu nơi có nhiệt độ nước thường ở mức dưới 24-27oC độ nhiệt độ như vậy là tốt nhất cho cá biển sống và phát triển mạnh khỏe.Vì vậy khi đặt hồ cá biển nên chọn nơi thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào hồ vì như thế sẽ làm gia tăng nhiệt độ nước cũng như kích thích rêu trong hồ mọc nhanh hơn điều này làm mất thẩm mỹ của hồ cá.
_ Theo phong thủy thường hồ cá nên đặt hướng Bắc và hướng Đông Nam là tốt nhất. Nhưng cũng phải tùy thuộc vào mạng của gia chủ thuộc Hành nào (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) mà đặc vào hướng có hành đó thì tốt cho gia chủ hơn. Hướng tốt nhất cho một bể cá là Bắc hoặc Đông Nam. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Cá là tài nguyên của nước. Vì thế, đặt bể theo hai hướng này sẽ làm cho tài nguyên sinh sôi, nảy nở. Gia chủ nhờ vậy cũng gặp nhiều may mắn.
Nếu đặt bể cá theo hướng Bắc, bạn nên chọn cá có màu ánh kim .Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thủy.
Nếu bạn đặt bể cá ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc thì nên thả cá có màu đỏ, hồng, cam ... Những màu này thuộc hành Hỏa, Mộc sinh Hỏa sẽ đem lại thịnh vượng cho gia đình.
Nếu bạn làm kinh doanh , tốt nhất đặt bể cá ở hướng Đông Nam nên thả tám con cá màu đỏ và một con màu đen. Vì theo quan niệm của người phương Đông, số 8 tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Ngoài ra, thả cá theo nguyên tắc này, bạn còn đạt được sự hài hòa âm dương (màu đen là âm, màu đỏ là dương).

Cách chọn cá biển:


_ Theo quan niệm của nhiều người cứ mua cá về thả lung tung xong tự nhiên thấy hồ cá mình bị mất cá hoặc cá chết nhiều, cá bị rách vây, say sát nhiều lý do rất đơn giản đó là do chúng cắn nhau và hiện tượng cá lớn ăn cá bé.Vì vậy trước khi mua cá về thả nên nhờ người bán cá tư vấn những loài cá có thể sống hòa đồng với nhau.
_ Theo mình nếu hồ cá bạn có nuôi san hô và hải quỳ thì không nên nuôi những cá có hô bướm biển mỏ dài vì loài này rất hảo món san hô và hải quỳ.


Thức ăn cho cá biển:


_ Artemia: là loại trứng nghĩ, được sử dụng làm thức ăn cho các loài ấu trùng tôm cá nước mặn. Việc chuẩn bị ấp artemia rất phức tạp, tốn công. Thời gian ấp khoảng 24-37 tiếng thì artemia sẻ nở ra.
_ BoBo: thường được gọi là trứng nước, thường xuất hiện ở vùng ngập nước bẩn, chuyên được lấy làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá nước ngọt. Nhượt điểm cùa bobo là khi cho vào nước mặn thị nó sẻ chết lắng xuống đáy, làm dơ nước hồ
_ Thức ăn viên nổi(pellet feed): có rất nhiều trên thị trường cá cảnh, nên sử dụng loại thức ăn này.
_ Theo kinh nghiệm riêng của mình thì nên cho cá ăn hai ngày một lần là tốt nhất và mỗi lần ăn nên kiểm soát lượng đồ ăn cho vào đừng cho nhiều quá dễ làm dơ nước và gây bệnh cho cá vì đồ ăn dư lắng xuống đáy hồ dễ tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
- Tép tươi: cũng là loại thức ăn được vớt ngoài thiên nhiên. Tép có nhiều kích cỡ phù hợp làm thức ăn cho cá ở nhiều độ tuổi. Ngoài chất dinh dưỡng, vỏ tép có chứa nhiều carotene giúp cá lên màu. Để giữ tép sống lâu chúng ta cần phải xục khí mạnh.Tép tươi cũng là loại thức ăn ít mầm bệnh.
- Cá chép: là loại thức ăn phổ biến và tương đối rẻ tiền so với cá hoang và tép. Tuy nhiên, cá chép thường mang mầm bệnh và có thể truyền cho cá của bạn. Mầm bệnh mà cá chép thường lây truyền là bệnh đốm trắng hay trùng quả dưa (Itch - Ichthyophthirius multifiliis). Nên rửa sạch cá mồi trước khi cho cá ăn. Nếu kỹ lưỡng, chúng ta nên nuôi cá chép mồi trong hồ riêng có bỏ chút muối để sát trùng, theo dõi cá mồi trong vài ngày và chữa bệnh cho chúng nếu thấy cần thiết.




  Sử dụng thuốc vi sinh làm sạch hồ cá cảnh biển


- Thường thì chúng ta sử dụng loại vi sinh phân hủy đáy, làm sạch nước cực mạnh cho cá cảnh như AQUARIUM CLEAR. Hồ cá biển không nên dùng các loại hóa chất để cắt tảo, rêu sẻ gây hại đến san hô, hải quỳ và cá.


  Các thiết bị cần thiết cho hồ cá cảnh biển


- Hệ thống chiếu sáng: 2 bóng đèn xanh và hồng
- Máy protein skimmer
- Máy làm lạnh nước ( nếu nuôi san hô mềm)
- Hộp lọc đáy
- Máy bơm 2 cái
- Máy tạo sóng



Kỹ thuật nuôi cá rồng
Kỹ thuật nuôi cá Đĩa
Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh
Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh
Kỹ thuật nuôi cá ba đuôi
Kinh nghiệm nuôi tép cảnh

(St)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
ho ca toi nuoc rat tot nhung nhiet do chua on dinh, hom qua phat hien thay mot nhanh san ho mem teo lai va chuyen mau tim. tai sao vay
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý