Nuôi cá ngựa vằn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Nuôi cá ngựa vằn

18/04/2015 11:03 PM
1,008

Nuôi cá ngựa vằn. Những hiểu biết chung về cá ngựa vằn. Làm gì để có những chú cá ngựa vằn khỏe mạnh và đẹp nhất.



Thông tin chung:


Họ: Cá chép - Cyprinidae

Phân bố: Đông Ấn Độ, Bănglađet, Xri - Lanca

Chiều dài: 5 cm.

Chiều dài bể: 30 cm.

Chế độ ăn: Giun, động vật thân giáp, côn trùng, thức ăn tổng hợp.

Nhiệt độ nước: Từ 24 đến 30 độ C.

Bể nuôi chung.

Cá ngựa vằn (Hippocampus comes) có thân mỏng hay hơi dẹp bên, có 2 cặp râu. Cá cái hơi lớn hơn cá đực, có bụng tròn hơn. Lưng màu ôliu nâu, bụng trăng trắng. Màu sắc và đường nét trang trí của hông rất đặc trưng. Ở cá đực, màu nền là vàng kim, điểm xuyết thêm bốn vạch dọc màu lam đậm trải ra suốt chiều dài của cơ thể, từ nắp mang cho đến tận cùng vây đuôi. Bức họa này cũng lặp lại trên vây hậu môn. Vây lưng màu ôliu, viền trắng lam, trong khi các vây ngực và vây bụng lại không có màu. Khe mang mang những vệt màu lam hơi khó phân biệt. Đầu mõm và bụng trắng bạc óng ánh.

Cá ngựa vằn đã được nuôi trong bể kính từ năm 1905. Cá khá khỏe rất thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh. Nó không đòi hỏi một sự chăm sóc riêng biệt nào. Trong bể cần có thực vật nhưng phải sắp xếp sao cho trong bể có đủ khoảng trống gần bề mặt nước cho cá bơi lội được. Phải có nắp đậy để cá không nhảy ra.

Để cá sinh sản được, nước phải ngọt hoặc cứng trung bình, và nhiệt độ nước trên 24 độ C. Có thể trồng vài bụi cây có lá phủ lông mềm, như rong đuôi chồn. Sau một lúc ve vản tích cực. Cá đực đuổi theo cá cái ở giữa các khóm cây, và việc đẻ trứng xảy ra tại đó. Phải bảo vệ trứng tránh bị cá bố mẹ ăn. Trứng nở sau 48 giờ ở nhiệt độ 26 - 27 độ C.

Tốt nhất nên nuôi cá đực sẫm màu có những vạch màu vàng kim và các vây có viền màu trắng. Cá ngựa vằn mắn đẻ, có thể đẻ nhiều lứa trong một năm, tùy cách nuôi vỗ.

Cá bột sau 5 ngày đã bơi lội tự do và ăn các trùng cỏ và lớn nhanh. Cá trưởng thành có thể ăn thức ăn tổng hợp, như trùn chỉ, giun đỏ và những thức ăn khô khác cũng thích hợp với cá. 

Sinh sản:

Ngựa vằn là loài cá đẻ trứng. Nếu nuôi chung cùng các loài cá khác nó vẫn đẻ trứng nhưng trứng hoặc cá con sẽ bị ăn thịt mất. Khi cá mái bụng to, ta phải chuẩn bị bể riêng cho chúng đẻ. Là 1 bể kích thước nhỏ, dưới đáy cho 1 ít đá hoặc sỏi nhỏ kín đáy bể. Bắt riêng đôi cá (1trống - 1mái) ra bể đẻ, khoảng 2 -3 ngày sau thì chúng sẽ đẻ trứng, trứng rất nhỏ (cỡ đầu kim) và trong suốt rất khó quan sát bằng mắt thường. Khi nào thấy bụng con cái xẹp xuống là chúng đã đẻ, quan sát thật kỹ dưới đáy hồ sẽ thấy những quả trứng cực nhỏ. Lúc này nhẹ tay vớt cá bố mẹ ra, đặt bể cá ở nơi mát mẻ, yên tĩnh. Khoảng 1 tuần sau (ko nhớ rã lắm, hình như còn phụ thuộc vào nhiệt độ của nước) thì trứng sẽ nở thành cá bột, cá bột cũng rất nhỏ, cỡ đầu kim và cũng rất khó thấy (phải nhìn thật kỹ). Cá con rất nhỏ nên chúng chỉ ăn các sinh vật nhỏ trong nước thôi, nên thả 1 ít rong vào. Không cần thay nước trong giai đoạn này, tuyệt đối giữ vệ sinh cho nước (giai đoạn này cá con rất dễ chết). Khoảng 3-4 tháng cá con sẽ có kích thước bằng que tăm. Lúc này có thể cho chúng ăn các loại trùng lớn hơn


Cá ngựa vằn đổi mầu để thu hút bạn tình:



Con cá ngựa vằn ở phía trên bức ảnh đã khoác lên mình bộ cánh chau chuốt, với các sọc đậm và sáng hơn, để đi tán tỉnh bạn tình. Sự khác biệt về màu sắc ở loài cá này chỉ dễ nhận thấy trong mùa giao phối. Ảnh: Live Science


Cá ngựa vằn - loài cá cảnh được nuôi phổ biến trong các hộ gia đình - thường không biểu hiện bất kỳ khác biệt nào về màu sắc giữa con đực và con cái, ít nhất đối với mắt người. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Thú y ở Vienna, Áo đã khám phá ra những thay đổi rất nhỏ về giới tính ở loài cá này trong thời kỳ giao phối.

Theo trang Live Science, các nhà khoa học đã kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm chụp ảnh, sử dụng phần mềm máy tính và trực tiếp quan sát bằng mắt, để nghiên cứu về những đặc điểm màu sắc của cá ngựa vằn, ở cả giống nuôi nhốt và giống sống hoang dã, khi chúng tương tác với nhau trong ngày cũng như khi tìm bạn tình và đẻ trứng.

Họ phát hiện, cả cá đực và cá cái đều chuyển màu sọc trên da theo hướng đậm và tươi sáng hơn chỉ vào mùa giao phối và một số khác biệt về giới tính biểu hiện qua các sọc này cũng chỉ trở nên dễ nhận biết hơn vào thời điểm này.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu quan sát thấy, những con cá ngựa vằn đực sở hữu lớp áo sặc sỡ và nổi bật hơn dường như ve vãn bạn tình nhiều hơn các bạn đồng giới trông kém bắt mắt hơn. Điều này hé lộ, việc nhuộm màu cơ thể đóng một vai trò nhất định trong hoạt động giao phối của loài cá cảnh




Kỹ thuật nuôi cá rồng
Kỹ thuật nuôi cá Đĩa
Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh
Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh
Kỹ thuật nuôi cá ba đuôi
Kinh nghiệm nuôi tép cảnh

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý