Kỹ thuật trồng hoa bách hợp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kỹ thuật trồng hoa bách hợp

18/04/2015 11:06 PM
1,849

Kỹ thuật trồng hoa bách hợp.  Những điều cần biết về hoa bách hợp. Làm gì để có được những cây bách hợp đẹp như ý bạn.


Hoa bách hợp

Hoa bách hợp (tiếng Pháp: fleur-de-lis hoặc fleur-de-lys; nghĩa là "hoa loa kèn", "hoa huệ Tây") là một mẫu cách điệu (dựa vào hoa thật để tạo ra một hình tượng hoa) của một loại hoa thuộc chi Loa kèn (Lilium) hoặc chi Đuôi diều (Iris) được dùng để trang trí và làm biểu tượng. Nó có thể hoàn toàn dùng để trang trí hoặc có thể "là hình tượng sử dụng trong chính trị, các vương triều, nghệ thuật, huy hiệu và biểu trưng", đặc biệt nhất là được sử dụng trong các huy hiệu. Trong khi nó đã xuất hiện trên các huy hiệu và cờ của vô số kể các quốc gia châu Âu hàng nhiều thế kỷ, hoa bách hợp lại đặc biệt có liên quan đến hoàng gia Pháp. Nó là một biểu tượng lâu dài của nước Pháp, nhưng, tuy được coi là đáng kể nhất là huy hiệu của hoàng gia, lại không được dùng chính thức bởi bất cứ nền cộng hòa nào của Pháp. Tại Bắc Mỹ hoa bách hợp thường liên quan đến những vùng trước đây có người Pháp định cư, thí dụ như Louisiana và Québec và với tiếng Pháp tại những tỉnh bang khác của Canada. Nó cũng là huy hiệu của vùng đô thị tự quản Schlieren, Zürich của Thụy Sĩ.

Nó có trên phù hiệu quân sự và biểu tượng của nhiều tổ chức khác nhau, và suốt thế kỷ 20 nó được nhiều tổ chức Hướng đạo khắp nơi trên thế giới chấp thuận làm huy hiệu của tổ chức mình. Các kiến trúc sư và thiết kế sư có thể dùng một hoa bách hợp đơn độc hay nhiều hình tượng của nó lặp đi lặp lại trong nhiều kiểu mẫu khác nhau, từ đồ sắt đến đóng sách. Là một biểu tượng tôn giáo, nó có thể tượng trưng Chúa Ba Ngôi, hoặc là vật tượng trưng bằng tranh chỉ tổng thiên thần Gabriel, đáng nói là trong miêu tả Lễ Truyền Tin lành (Annunciation). Nó cũng có liên quan đến Đức mẹ Đồng trinh.

Lily, Bách Hợp, Loa kèn hay hoa Huệ tây trắng là tên gọi của loài hoa đó. Một loài hoa rất quan trọng và ý nghĩa đối với Cơ Đốc giáo, biểu tượng cho sự trinh trắng và đức hạnh. Tôi đọc đâu đó người ta nói: Trong Kinh Thánh, Lily được nhắc đến bằng cái tên "vị tông đồ khoác áo choàng trắng hy vọng".
 

(Hoa bách hợp: thánh thiện, trong trắng)

Tháng Tư về! Mừng sinh nhật Cún con là cả một mùa hoa bách hợp. Bách hợp chỉ có một mùa trong năm, kéo dài từ đầu tháng Tư khi nắng ấm đầu hè xuất hiện sưởi ấm và nhuộm những búp hoa bách hợp xanh chuyển dần sang màu trắng. Điều đặc biệt là không thời điểm nào trong năm có được những giọt nắng trong, ấm vừa đủ để khiến bách hợp không bị xoè bung, cứ từ từ hé nở. 

Một sớm trên đường đi làm chợt phát hiện thấy hoa bách hợp đã về trên phố, thấp thoáng một màu trắng muốt, thoảng hương mong manh trong gió, hương thơm thật nhẹ nhàng, thanh khiết, đánh thức những tâm hồn nhạy cảm. Con trai của mẹ ơi! Sinh nhật con là cả một mùa hoa bách hợp. Loài hoa đẹp và ý nghĩa. Bởi:

- Bách hợp có thể chưng trong bình được khá lâu. Muốn hoa bền màu, ngay khi hoa mở cánh, người ta cắt bỏ bao phấn vàng để hạt phấn không lem vào cánh hoa, cho cánh hoa mãi trắng muốt đến khi tàn. Không biết có phải vì sự thánh khiết đó mà mình yêu hoa loa kèn?

- Bách hợp là loài hoa không cầu kỳ kiểu cắm, cũng chẳng quá kén lọ cắm và điều quan trọng hơn là bạn không thể cắm xen bất cứ loại hoa nào với hoa bách hợp. Dường như vẻ đẹp của loài hoa này quá hoàn mỹ đến mức chẳng cần thứ màu mè nào để phụ hoạ. Người ta có thể ngồi rất lâu để cắm hoa hồng (cắm kèm nào dương xỉ, nào măng, nào thạch thảo, lưu ly…) trong khi đó chỉ cần vài phút để cắm một lọ hoa bách hợp. Phải chăng sự cầu kỳ tinh tế sẽ làm tôn lên cái đẹp rực rỡ của hoa hồng, thế nhưng sự cầu kỳ đó lại phá vỡ cái thần của hoa bách hợp, loài hoa sang trọng trong mộc mạc, thanh lịch trong giản đơn và kiêu sa trong tinh khiết.

***

Năm nào cũng thế bách hợp kéo dài đến giữa tháng Năm, sau sinh nhật mình không thấy bóng dáng hoa trên phố. Mùa bách hợp đã đi qua nhường lại khoảng trời tháng Năm rực nắng, oi nồng với phượng và ngăn ngắt tím của bằng lăng… Năm nay, bách hợp đến sớm hơn. Hoa theo chân những chiếc xe đạp dạo vòng quanh phố, từng chùm bách hợp ướt đầm trong mưa xuân.

Cái lạnh làm hoa e ấp mãi những búp xanh, không bung mình như gặp nắng tháng Tư. Trên gánh hàng rong bách hợp đan xen giữa những bó hồng muôn màu sắc (mùa xuân mà, hoa hồng là bà chúa yêu kiều nhất). Những giọt mưa xuân làm màu bách hợp như xanh hơn, nõn nà hơn. Mùa bách hợp về sớm khiến mình ngỡ ngàng. Chiều nay, tan sở mình cũng chọn một bó về cắm trong bình, như muốn mang lời chúc mừng sinh nhật con trai đến sớm.

Mô tả cây

Bách hợp là một loại cỏ nhỏ cao độ 60-90cm, mọc hoang ở rừng và sống lâu năm, có dò. Lá mọc so le hình mác, nhẵn, dài 2-15cm, rộng 0,5-3,5cm. Hoa đầu cành gồm 2-6 hoa lớn, hình loa kèn dài 14-16cm, miệng có 6 cánh màu trắng hay hơi hồng, cuống dài 3-4cm. Quả nang dài 5-6cm, mở theo 3 van. Hạt rất nhiều, xếp thành chồng, hình trái xoan, đường kính 1cm hay hơn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Phát hiện ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Bắc, mọc hoang trên các đồi cọ Sapa (Lào Cai). Tại Trung Quốc mọc hoang ở nhiều tỉnh (Hồ Nam, Tứ Xuyên, Triết Giang, Hồ Bắc, Giang Tô, Quảng Ðông).

Trồng bằng dò như trồng hành, tỏi. Sau một năm thu hoạch. Muốn dò to cần ngắt hết hoa. Cuối hạ đầu thu sau khi hoa nở, cây bắt đầu khô héo thì đào lấy dò, rửa sạch đất, cắt bóc ra từng phiến, đổ nước sôi 5-10 phút (lâu quá sẽ bị nhũn), sau đó phơi hay sấy thật khô.


Trồng hoa bách hợp:



Hoa loa kèn hay còn gọi là Huệ Tây là tên gọi chung cho các loài hoa thuộc họ Liliaceae (cũng có sách ghi là họ Hành Tỏi). Tuy nhiên phần lớn các hoa thuộc họ này có một đặc điểm chung là hoa loe ra nhìn như cái kèn, nên được gọi là hoa Loa Kèn – tên đặt theo hình dáng bông hoa.
Hoa loa kèn là một loài thực vật có hoa với tên khoa học Lilium longiflorum Thunb. (họ Liliaceae). Loài cây này xuất xứ từ Nhật Bản và đảo Ryukyu nhưng được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu từ thế kỷ 20 với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên đến nay thì loa kèn màu trắng là còn tồn tại và được ưa chuộng nhất.
Click vào hình để xem kích thước lớn hơn
Hoa loa kèn du nhập vào nước ta cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng)... Huệ tây được trồng đầu tiên tại Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của loa kèn, sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác. Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet... thì hoa loa kèn được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Nhất là với Hà Nội, hoa loa kèn được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý... một thứ gì đó trong sáng, nhẹ nhàng đặc trưng của Hà Nội mỗi khi tháng tư về ... Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như loa kèn là một thú chơi của dân nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Bởi vì, nước Pháp khi xưa được gọi là vương quốc của loa kèn hay huệ tây. Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết.
Hoa loa kèn có màu trắng pha thêm chút xanh và mùi hương thơm dịu. Một cành hoa thường có từ 1 đến 3 hoa. Lá hoa dày màu xanh hơi vàng, thân hoa là củ nằm dưới đất cành lá ở phần trên mặt đất. Cành hoa tương đối cứng nên ít bị đổ gãy. Hoa loa kèn nở vào dịp cuối xuân đầu hạ tức là vào khoảng tháng tư và chỉ nở rộ trong nửa tháng. Vì vậy, vào giữa tháng tư, ở đâu ta cũng gặp hoa loa kèn tràn ngập khắp phố phường, sau đó thì lại trở lên quý hiếm.
Hoa loa kèn được trồng chủ yếu vào tháng 9, 10 và đến tận tháng 4 năm sau mới cho thu hoạch. Nếu được chăm sóc tốt, đủ chất dinh dưỡng thì một củ giống cho tới 15-17 hoa nếu không nó chỉ cho từ 1-2 hoa. Để trồng cây hoa loa kèn đúng kỹ thuật phải cẩn thận từ khâu chọn và làm đất.
Đất phải có thành phần cơ giới nhẹ. Đất thích hợp là đất xốp, nhiều mùn, độ ẩm vừa phải, thoát nước nhanh nhưng phải giữ ẩm tốt. Đất thịt, đất nghèo dinh dưỡng pha sét hay cát pha nhiều không thích hợp cho sinh trưởng phát triển. Đất trồng hoa phải tránh nắng, tránh xa nơi có lò gạch, gần nhà máy có khói than.
Đất trồng hoa phải được cày bừa, đập vỡ khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 5-7 ngày. Sau khi làm xong, đất phải nắm đựợc thành cục bỏ trong tay không bị vỡ ngay là được. Làm luống cao, mặt luống phải thật phẳng, sẻ rãnh rồi bón phân thật hoại hay bón trước mùa đông rồi mới trồng. Lượng phân bón phải đạt yêu cầu như sau:
Phân ủ mục: 2m3/sào
Lân: 5kg/sào
Kali 5kg/sào
Khi trồng, đặt củ giống vào rãnh, các hàng cách nhau khoảng 45cm, các củ cách nhau 30cm, lấp đất sâu vừa phải từ 4-5cm, nếu lấp sâu thì cây sẽ khó mọc. Khi hoa vươn cao cần tưới nước phân pha loãng ½-1/5 lần, rồi xới xáo vun cao cho cây khỏi đổ. Cây loa kèn cứng nên không phải cắm cọc. Khi cây bắt đầu nhú hoa thì ngừng vun và xới xáo. Khi đến thời điểm thu hoạch nên cắt hoa vào lúc bông hé nứt đầu cánh, chừa lại phần gốc 20-15cm có cả lá để cây nuôi củ. Hoa cắt xong có thể cắm ngay vào nước hoặc có thể để trong tủ lạnh 10-18 độC trong vòng 15-18 giờ đồng hồ, để hạn chế hoa héo và nở sớm.
Click vào hình để xem kích thước lớn hơn
Phần củ thân còn lại tiếp tục chăm sóc, xới xáo cho đến tháng 4 rồi mới đào củ. Củ đào lên đem rũ đất rồi cho vào cát. Khi bảo quản củ, cần giữ nguyên cả thân tới vụ trồng sau. Khi đem củ đi trồng cần cắt bỏ phần thân củ, phân loại củ to, củ nhỏ, củ nhỡ để trồng theo từng lô riêng, để việc chăm sóc được đồng đều. Tuy nhiên, củ loa kèn trắng nhiều nước, rất dễ bị thối, không nên để quá lâu trong đất. Khi bảo quản củ giống trong cát, cứ 15-20 ngày nên đảo lại một lần, loại bỏ củ nhỏ, củ thối dịch bệnh. Những củ thối cần vứt bỏ cả phần cát nơi bảo quản.
Một điều cần chú ý khi trồng cây hoa loa kèn là lá thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ bằng cách phun lên lá một lượng lân và 1% ure. Trường hợp lá bị sọc vàng gân lá, ta xới thoáng gốc và phun Zinép-Basudin. Khi đến thời điểm thu hoạch mà gặp thời tiết nóng ẩm cũng hay có hiện tượng bị rỉ sắt lá, nên phòng chống bằng Shimel 1%.
Những năm gần đây, hoa loa kèn đã được một số nơi trồng trái vụ để có hoa để cung cấp cho nhu cầu chơi hoa quanh năm nhất là vào Tết nguyên đán và ngày quốc tế phụ nữ 8-3. Tuy nhiên, hoa loa kèn không thích hợp với thời tiết nắng nóng, nếu trồng trước thời điểm tháng 9 và tháng 10, cây con bị nắng tỷ lệ chết cao. Vì vậy, để có hoa loa kèn trái vụ như mong muốn thì khi trồng cần tuân thủ các quy trình sau:
Nên rút ngắn thời gian củ hoa kèn nằm trong đất và dùng dung dịch gibberellin từ 10 đến 15mg/l phun ướt đẫm hoặc ngâm củ hoa. Sau đó cho vào sọt và đem đi xử lý lạnh trong một thời gian nhất định.
Khi cây hoa phát triển cao 10cm trở lên thì phun chế phẩm ra lá phát chồi, cứ 15 ngày phun l lần. Chế phẩm này giúp cho cây phát triển nhanh trong điều kiện không thuận lợi, chóng đạt độ cao cho phép hình thành. Tránh được hiện tượng ra hoa mà cây quá thấp, giá trị cành hoa sẽ không cao.
Khi cây chuẩn bị ra hoa, có thể phun chế phẩm kích thích ra hoa để cây ra hoa nhiều và to.Từ đó, giá trị hoa thương phẩm sẽ được nâng cao hơn nữa.


(St)

Cách chăm sóc cây trồng trong nướ
Cách trồng cây anh thảo nhiều màu
Kỹ thuật trồng hoa hồng môn
Kỹ thuật trồng hoa súng trong chậu
Hướng dẫn trồng hoa hướng dương
Hướng dẫn trồng hoa đào
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý