Những bài hát ru con

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Những bài hát ru con

18/04/2015 11:06 PM
2,272
“Hát ru” là những bài hát nhẹ nhàng, đơn giản được người Mẹ và những người thân của đứa bé hát, giúp cho bé dễ ngủ. Từ lâu, những người nuôi trẻ trên khắp thế giới đều biết cách dỗ trẻ ngủ bằng cách “hát ru”. Phần lớn lời trong các bài “hát ru” đều có xuất xứ từ Ca dao, Đồng dao, Hò vè dân gian và các loại thơ… được truyền miệng qua nhiều thế hệ khác nhau. Do đó, những bài “hát ru” rất đa dạng và mang đậm bản sắc từng địa phương. Có nhiều dạng hát ru: hát ru mang tính nói, ngâm ngợi và hát ru mang tính ca xướng.




Trong “hát ru”, mỗi bà mẹ, người chị đều có một cách hát riêng nhưng nhìn chung đều mang tính “trữ tình” và luôn để lại những ấn tượng sâu sắc trong suốt cuộc đời của đứa con.

Theo nhiều tư liệu y khoa của Âu –Mỹ, thai nhi bắt đầu nghe được tiếng động và giọng nói của người Mẹ từ tháng thứ 4 và thứ 6. Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi. Tiếng nói “thủ thỉ” của người mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể mẹ vào thẳng bào thai. Trong một cuộc khảo cứu của các nhà khoa học Đức, khi đứa bé bị sinh thiếu tháng được cho nghe bản nhạc “Ru con” của Brahms 5 phút trong 6 lần /ngày sẽ lớn nhanh hơn những đứa trẻ sinh thiếu tháng mà không được nghe bản nhạc này(!). Những nhà khoa học đã sớm tìm ra lý do “phát triển tốt “như vậy của trẻ sinh thiếu tháng là do “nhịp điệu của bản nhạc đã đem lại cảm giác “an toàn”, một sự khơi dậy một “tiềm thức quen thuộc” gần giống nhịp tim đập khi bé còn nằm trong bụng Mẹ. Giọng nói, tiếng ru của Mẹ bên tai cho bé biết đang được người yêu thương bảo bọc.

Thật ra, đứa bé khi bắt đầu bước vào lứa tuổi Mẫu giáo thì nhu cầu được nghe “hát ru” ngày càng giảm, thậm chí biến thành nhu cầu được nghe “kể chuyện hoặc nghe được truyện cổ tích” trước khi ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, những đứa bé may mắn được nghe “hát ru” thường xuyên trong một thời gian dài trước đó sẽ có khả năng “nhớ” nhiều bài thơ, mẩu chuyện và các tích chuyện ở trường lớp Mẫu giáo và Tiểu – Trung học sau này hơn những trẻ em thiệt thòi khác.

-Qua việc “hát ru”, người mẹ có thể giáo dục trẻ được không?

Th.s- NSƯT Hoàng Điệp: Trong mỗi chúng ta, dù ở bất cứ độ tuổi nào, ít nhiều đều có những ký ức về lời ru tiếng hát của Mẹ, của bà hay của những người từng trông giữ mình hồi nhỏ. Tiếng “hát ru” như một suối nguồn vô tận trong kho tàng dân ca của các nước, các dân tộc trên thế giới. Tiếng “hát ru” đối với thơ khác nào mạch nước ngầm chảy trong lòng đất âm thầm nuôi lớn cây(!). Thấm lời hát ru, đứa bé sẽ lớn lên trong sự hồn nhiên, nhân cách của bé được hình thành một cách tự nhiên với sự gắn bó yêu thương không chỉ của người với người mà còn với thiên nhiên, sông núi ruộng vườn…Tiếng hát ru như một hành trang về lòng nhân ái giúp trẻ vào đời với sự hồn nhiên trong sáng.

Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có những bài hát ru dành cho trẻ em.“Hát ru” là vốn nghệ thuật độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc được truyền miệng từ này sang đời khác, nó còn là nét đặc sắc của những gia đình truyền thống Việt Nam. Có rất nhiều chất liệu dân ca các vùng miền của Việt Nam được đưa vào nội dung của lới hát ru:

TD.1 (Miền Bắc):

À ơi…

Cái cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi vào

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng có con…

TD.2 (Miền Trung):


Ru con cho thét cho muồi

Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu

Mua vôi chợ Quán chợ Cầu

Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh

Chợ dinh bán áo con trai

Triệu Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim…

TD.3 (Miền Nam):


Ầu ơ…ví dầu

Cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo

Gập ghềnh khó qua…

Ấu ơ…

Khó qua mẹ dắt con qua

Con đi trường học

Mẹ đi trường đời…

Ở Việt Nam, có rất nhiều nhạc sĩ đã dựa trên những chất liệu dân ca 3 miền và của các dân tộc thiểu số để viết những ca khúc hát ru như: “Mẹ yêu con” của NS Nguyễn Văn Tý, “Lời ru trên nương” của Nguyễn Khoa Điềm – Trần Hoàn, “Đất nước lời ru” của Văn Thành Nho, “Ca dao Mẹ” của Trịnh Công Sơn…

-Ở từng độ tuổi của trẻ, ru như thế nào cho phù hợp?


Th.s- NSƯT Hoàng Điệp: Tôi còn nhớ, khi con trai tôi được 4 tuổi, thỉnh thoảng nó vẫn đòi tôi: “Mẹ xoa lưng và hát ru con giống như hồi con còn nhỏ đi…” Điều đó, chứng tỏ bé ý thức được mình đã lớn (?). Tuy nhiên, những bài hát ru bây giờ không còn như một nhu cầu không thể thiếu nữa, mà chỉ như một sự “hồi tưởng” những giây phút êm đẹp nhất khi được mẹ thương yêu và dỗ ngủ. Còn trước 3 tuổi, nếu một đức bé đã quen với tiếng hát ru rồi thì thiếu nó, bé sẽ trằn trọc rất lâu. Từ 3 tuổi trở đi, có thể cho bé làm quen với những giai điệu của bài hát ru ngoại quốc như : “Ru con” của Brahms, “Bài hát ru em” của Schubert… vì hầu hết những bài “hát ru” đều mang tính chất nhẹ nhàng, du dương. Qua những giai điệu ấy, bé sẽ cảm nhận được sự bình yên cho tâm hồn với những ước nguyện của người mẹ dành cho nó trong tương lai như những bài học đầu tiên của cược đời.

-Trong đời sống hiện đại ngày nay, nhiều bậc cha mẹ hầu như không thuộc các bài hát ru… Vậy họ có thể khắc phục bằng cách nào?


Th.s- NSƯT Hoàng Điệp: Rất tiếc là trong đời sống hiện ngày nay, nhiều bà mẹ và ông bố trẻ không còn biết “hát ru” cho con mình ra sao nữa. Phải chăng đây là một phần lỗi lầm do các bậc cha mẹ chưa có ý thức truyền dạy cho con cháu mình trước khi chúng lập gia đình ? Hay là lỗi của xã hội hiện đại trong cơ chế “kinh tế thị trường”, khi mà những bữa cơm đoàn tụ gia đình đang ngày càng trở nên hiếm hoi, thì việc rao dạy con cháu phải biết “hát ru” là điều không còn cần thiết nữa?! Chỉ có thể khắc phục bằng cách là: những bậc cha mẹ ấy phải hiểu rằng con cái là niềm vui tuổi già của mình, dù bận rộn đến đâu, mỗi ngày cũng phải có thời gian dành cho những đứa con của mình, đó là khi đứa bé lên giường đi ngủ, dù chỉ là 15-20 phút (nhiều hơn thì càng tốt vì đây là những khoảnh khắc vàng ngọc và tuyệt vời nhất), cha mẹ sẽ dành cho chúng những giây phút để “tâm sự”, hỏi thăm những gì xảy ra ở trường, kể chuyện cho chúng nghe, tư vấn thêm về cuộc sống… Nếu duy trì điều này được thường xuyên và càng nhiều càng tốt, chắc chắn những đứa trẻ trong các “gia đình hiện đại” sẽ không bị lâm vào cảnh “chỉ nghe lời hoặc gần gũi với người giúp việc hơn cha mẹ mình”, ở tuổi dậy thì thì lâm vào những khủng hoảng tâm lý như “cô đơn, trầm uất”… dẫn tới việc chơi game quá độ, lên mạng “chat chit”, thậm chí, đáng tiếc hơn là đàn đúm với những bạn xấu rồi dẫn đến những hậu quả khôn lường khác.

-Việc hát ru hầu như được xem là một đặc quyền của người Mẹ, vậy người Cha có thể tham gia bằng cách nào, để phát huy hết những hiệu quả của lời ru trong mối quan hệ Cha- con?

-Th.s- NSƯT Hoàng Điệp: Đúng là hát ru được coi như 1 đặc quyền của người Mẹ. Trong nhiều tuyển tập được sưu tầm về hát ru thì lời ru của người phụ nữ vẫn chiếm ưu thế hơn của đàn ông, cũng như số nghệ nhân thuộc những bài hát ru đa phần là phái nữ. Nhưng đối với gia đình mà người đàn ông lại là “Gà trống nuôi con” thì sao? Tôi đã từng được nghe một ông bố “gà trống nuôi con” hát ru đứa con gái của mình. Nghe cũng da diết, trữ tình lắm nhưng cách hát ru nghe có vẻ “vụng về và cục mịch” hơn những người Mẹ, người Bà hát ru. Có lẽ, đây là một đặc điểm về “thiên chức” của tự nhiên!? Tuy nhiên, đàn ông lại có những cách biểu hiện tình thương yêu với những đứa con của mình rất khác. Họ không biểu hiện qua tiếng hát và lời ru mà bằng những sự âu yếm, quan tâm theo kiểu của “đàn ông” mà dường như tình “phụ tử thiêng liêng” đã mách bảo cho đứa bé nhận thức được tình yêu thương và mối quan tâm của người cha dành cho nó. Ngoài sự nuôi dạy hàng ngày cha mẹ, đáu bé nếu nhận được cả 2 yếu tố: Mẹ âu yếm hát ru, được cha quan tâm chăm sóc thì chắc chắn khi lớn lên bé sẽ là một con người hoàn thiện, có ích cho xã hội.


Lời bài hát:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Ơn trời mưa nắng phải thì

Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi đổ xuống như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Cái cò cái vạc cái nông

Cái cò cái vạc cái nông,
Ba cái cùng béo vặt lông cái nào.
Vặt lông cái con mục cốc cho tao,
Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Cái cò cái vạc cái nông

Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò.
Không, không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin thì ông đi đối,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

Con cò mà đi ăn đêm

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Con kiến mà đậu cành đa

Con kiến mà đậu cành đa,
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.
Con kiến mà đậu cành đào,
Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.

Thằng Bờm có cái quạt mo

Thằng Bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu!
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè,
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè!
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim!
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi!
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.

Con gà tục tác là chanh

Con gà tục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.
Con chó khóc đứng khóc ngồi,
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.

Con kiến mày kiện củ khoai

Con kiến mà kiện củ khoai,
Mày chê tao khó lấy ai cho giầu.
Nhà tao chín đụn mười trâu,
Lại thêm ao cá bắc cầu rửa chân.

Con chó chê khỉ lắm lông

Con chó chê khỉ lắm lông,
Khỉ lại chê chó ăn dông nằm dài.
Lươn ngắn lại chê trạch dài,
Thờn-bơn méo miệng chê trai lệch mồm.

Thằng cuội ngồi gốc cây đa

Thằng cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thời cầm bút cầm nghiên,
Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa.

Ru Con

Đêm khuya trăng tà
Mẹ ru con ngủ
À à ơi ! À à ơi !
Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười
Trông con mẹ tưởng như đời nở hoa
Chinh chiến miền xa, cha con, chinh chiến miền xa
Mong sao con trẻ quê nhà được vui.
Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười
Thương con, Mẹ những tơi bời ruột gan
Giông tố lầm than, con ơi, nơi kia giông tố lầm than
Gây nên bao cảnh điêu tàn thảm thương
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời giặc Pháp có thương dân mình
Trách ai uốn lưỡi cầu vinh
Bán quê hương nỡ quên tình nước non.

Cái ngủ

Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về
Bắt được con cá rô trê
Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn
Cái ngủ ăn không hết để dành đến tết mùng ba
Mèo già bắt được mèo ốm phải đòn
Mèo con ăn vạ, con quạ chết trôi
Con ruồi đứt cánh, đòn gánh có mấu
Cây trẩu có hoa, cây cà có trái
Con gái có chồng, đàn ông có vợ
Kẻ chợ có con..

Con đi trường học
Ầu ơ ... ví dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu treo lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua
...
Ầu ơ ...
Khó qua mẹ dắt con qua...
Con đi trường học
Mẹ đi trường đời ...



Đố ai ngồi võng không đưa
Ru con không hát đò đưa không chèo
Đố ai đốt cháy ao bèo
Để anh gánh đá Đông Triều về ngâm
Bao giờ cho đá nẩy mầm
Cho sung ra nụ cho hành ra hoa
Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ rau riếp làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Mình đi mình có nhớ người
Mười năm năm ấy thíât tha mặn nồng.


Đố ai biết lúa mấy cây ?
Biết sông mấy khúa, biết mây mấy tầng ?
Đố ai quét sach lá rừng?
Để anh khuyên gió , gió đừng rung cây.


Cái cò là cái cò con
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về
Bắt được con trắm con trê
Buộc cổ lôi về nấu nướng đủ ăn
Miếng nạc thì để phần chồng
Miếng sương phần mẹ , miếng lòng phần con
Đau lòng mẹ lắm con ơi
Ngậm hờn nuốt tủi nuôi con lên người.

Con cò bay bổng bay cao
Bay xuống cửa huyện bay về Đồng Đăng
Đồng Đăng có phố Ký Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh ?
Hỏi thăm bác mẹ sinh thành ra em .
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò


Cái bống đi chợ Cầu Canh
Con tôm đi trước củ hành theo sau
Con cua lật đật theo hầu
Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua.


Bà Ba đi chợ đàng trong .
Mua một cây mía vừa cong , vừa dài .
Bà Ba đi chợ đàng ngoài .
Mua một cây mía vừa dài , vừa cong .
Chợ trong cây mía hai đồng
Chợ ngoài hai đồng cây mía

Hỏi rằng bà Ba mua mía
Hết bao nhiêu tiền ?
Mua một cây mía vừa dài , vừa cong .
Chợ trong cây mía hai đồng
Chợ ngoài hai đồng cây mía
Hỏi rằng bà Ba mua mía
Hết bao nhiêu tiền ?
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp cháo kê, thịt gà
Buồn ăn bánh đúc, bánh đa
Củ từ, khoai nướng cùng là cháo kê

Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Con tằm đã chín, con dê đã mùi
Con tằm đã chín, để lại mà nuôi
Con dê đã mùi, để lại em ăn
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp cháo kê, thịt gà
Buồn ăn bánh đúc, bánh đa
Củ từ, khoai nướng cùng là cháo kê

Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Con tằm đã chín, con dê đã mùi
Con tằm đã chín, để lại mà nuôi
Con dê đã mùi, để lại em ăn


Con ơi con ngủ hco ngoan
Mẹ ngồi khung cửi mẹ ngồi quay tơ
Quay tơ phải giữ mối tơ
Dù trăm ngàn mối không thay đổi lòng.



Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp cháo kê, thịt gà
Buồn ăn bánh đúc, bánh đa
Củ từ, khoai nướng cùng là cháo kê

Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Con tằm đã chín, con dê đã mùi
Con tằm đã chín, để lại mà nuôi
Con dê đã mùi, để lại em ăn


Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp cháo kê, thịt gà
Buồn ăn bánh đúc, bánh đa
Củ từ, khoai nướng cùng là cháo kê

Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Con tằm đã chín, con dê đã mùi
Con tằm đã chín, để lại mà nuôi
Con dê đã mùi, để lại em ăn


Kiến An có núi ông Voi
Có sông Vạn Ức có đồi Thiên Văn
Ngày đêm súng nổ ầm ầm
Quân ta kháng chiến , quân dân một lòng
Khi đi đốt phá HẢi Phòng
Khi về đứng chắn con sông LẪng Hà
An Dương - Cầu nIệm- Tiểu Trà
Hàng ngàn quân Pháp tiêu ma dần mòn
Còn giời ,còn nước, còn non
Giặc kia còn đó ta còn hy sinh
Bao giờ đất nước yên bình
Kiến An về dự mít tinh Hải Phòng.


Ai ngờ cây dứa không gai
Hóa ra cây dứa lại dài hơn chông
Đồn rằng cô tý chưa chồng
Anh Tám chưa vợ , tơ hồn gcuws se
Bà bảy làm mối làm me
Cô đây lật đật mưa me mua trầu
Ông Sáu mới mắng phủ đầu
Con tôi còn nhỏ mua trầu làm chi?
Cô Tý khóc tỷ tì ti
Xin cha lậy mẹ con đi lấy chồng
Con bướm nó đậu cành hồng
Có cô con gái kén chồng nay mai
Hỏi rằng cô Tý lấy ai?
Lấy ai thì lấy chớ nài thịt xôi
Dù cha dù mẹ vẽ vời
Thời cơ giải quyết một nhời cho xong



Một lo đứng cửa trông xa
Hai lo đi lấy chồng xa
Ba lo sợ chị em cười
Bốn lo đi ngược về xuôi sao đành ?
Năm lo lúc tử lúc sinh
Sáu lo con gái một mình đường xa
Bảy lo nhớ cửa nhớ nhà
Tám lo còn chút mẹ già ai nuôi
Chín lo em thiệt cả mười
Để em kiếm lối tìm nơi em về.

Bài 1 :
Em là con gái nhà giàu
Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao
Cưới em trăm tấm lụa đào
100 con lợn béo, 28 ông sao trên trời
Tháp ngà nhận đủ trăm đôi
Ống thuốc ằng bạc ống vôi bằng vàng
Sắm xe tứ mã đem sang
Để quan viên họ nhà nàng đưa dâu
200 nón Nghệ đội đầu
Mỗi người 1 cái quạchTàu thật xinh
Anh về sắm lộng Nghi Đình
May chăn cho rộng ta mình đắp chung.

Bài 2 :

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ taầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
3 đồng 1 mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Caá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lòng biết thuở nào ra

B3

Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra cho khỏi tay ta
Cái xương bậu nát cái da bậu mềm

Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội mâm xôi

Một mình lo 7 lo 3
Lo cau trổ ngọn logià hết duyên
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa 1 mình

Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những đất cùng tro
Ta đi gánh nước tắm cho con mình

Trên trời có đám mây xanh
Chính giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Thì anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đen ra trước gió còn chăng hỡi đèn
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây

Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em.

Chiều chiều mây phủ đá Bia
Đá Bia mây phủ chị kia chờ chồng.

Chiều chiều vịt lội bờ ao
Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng
Vô rừng bức 1 sợi mây
Đem về đan gióng cho nàng đi buôn
Đi buôn không lỗ thì lời
Đi buôn cho biết mặt trời mặt trăng.


Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Kế hoạch chăm sóc bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé sau khi ốm dậy
Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào
Mẹo giúp bé uống thuốc không bị nôn trớ

(ST).


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
CON TÔI NĂM NAY GẨN 6 TUÔI ,NẶNG 21,5KG ,RẤT BIẾNG ĂN ,CHO TÔI XIN LỜI KHUYÊN ,CÁM ƠN !
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Gia đình có thể vận dụng các cách sau xem sao nhé: Vận động thể lực đúng mức: Đối với các bé ít vận động, nên khuyến khích bé vận động nhiều hơn để vừa tăng cường thể lực vừa tạo thêm cảm giác ngon miệng khi ăn. Đối với bé quá năng động nên giới hạn giờ chơi, cho bé nghỉ ngơi, tắm rửa sạch sẽ trước khi ăn. - Quan tâm hơn nữa đến thói quen ăn uống của bé. Tìm hiểu xem bé thích ăn những món nào để hàng ngày chuẩn bị cho bé. Chuẩn bị nhiều món ăn khác nhau để bé lựa chọn. - Không nên cho bé ăn quá nhiều thức ăn vặt như bánh, kẹo… trước bữa ăn chính. Vì bé sẽ không có cảm giác đói khi đến bữa ăn chính và quà vặt sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. - Tạo cho bé có thói quen ăn đúng giờ, đúng định mức. Một ngày, bé ở tuổi đi nhà trẻ – mẫu giáo có thể ăn ba bữa chính và hai bữa phụ. Có thể tạo cho bé ý thức bằng cách định ra giờ ăn, chỗ ngồi cố định cũng như thức ăn riêng và cách gọi bé ăn. Đây chính là cách tạo cho bé ý thức ăn thông qua phương pháp phản xạ có điều kiện, để khi món ăn nóng sốt được bày lên bàn bé sẽ ý thức được là đã đến giờ ăn. Nếu bé không chịu ăn bữa chính mà sau đó lại kêu đói bụng bạn cũng không nên cho bé ăn vặt, kiên quyết yêu cầu bé đợi một chút rồi cho ăn bữa chính kế tiếp. - Không nên vừa ăn vừa dạy bảo bé. Điều này sẽ khiến bé có cảm giác giờ ăn là thời điểm cha mẹ dạy dỗ, la mắng. Dù bé không ăn, bạn cũng không nên dọa nạt mà hãy đợi đến lúc dùng bữa xong nói chuyện với con, tìm ra nguyên nhân khiến bé không ăn. Khi ăn không cho phép trẻ làm việc khác. Cần buộc bé tập trung vào việc ăn uống, không để bé vừa ăn vừa xem ti-vi hay vừa vừa đùa nghịch… Bạn có thể tạo cho bé hứng thú ăn uống ngay từ lúc còn nhỏ. Khi bé lớn hơn, khi chế biến thức ăn, bạn có thể cho bé xem một số loại thực phẩm và nói đây là những thứ dành cho bé hôm nay. Có thể cho bé phụ giúp những việc lặt vặt trong khi chuẩn bị thức ăn. Như vậy bé sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn về các món ăn sắp dùng trong bữa chính. Ngoài ra, khi ăn cơm, nên khuyến khích bé tự phục vụ như chọn chén, muỗng và chọn món mình thích… Như vậy bé sẽ vừa học được cách ăn vừa có hứng thú với việc ăn uống. - Thức ăn dành cho bé cần đảm bảo cả về màu sắc và hương vị, thường xuyên thay đổi món ăn. Chẳng hạn với món trứng, bạn có thể luộc trứng, thịt băm trộn trứng hấp cách thủy, trứng chiên… nhằm kích thích vị giác của trẻ.
Muốn chia sẻ bài nay trên Facebook thì phải làm sao?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Chòa bạn! Thật cảm ơn bạn đã quan tâm tới quý báo, vì hiện tại trang chỉ có chức năng chia sẻ face cho trang chủ phununet, các bài chi tiết wiki vẫn đang tiến hành.CHị có thể copy link bài viết và ấn sang trang face bokk kèm capitan như ý chị nhé.Thân
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý