Để con nhanh trí phát triển tốt

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Để con nhanh trí phát triển tốt

18/04/2015 11:06 PM
178

Sau khi công bố kết quả từ cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Giáo dục đối với học sinh tiểu học ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minhtrong bài viết trước, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi của các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái của mình. Trước thực trạng chỉ 8,9% các em học sinh có khả năng giải quyết tốt vấn đề trong cuộc khảo sát trên, một câu hỏi lớn được đặt ra: liệu các phụ huynh đã sử dụng đúng phương pháp giúp con em mình phát triển tư duy?




Dinh dưỡng hợp lý – chìa khóa của vấn đề  

Khi trẻ bước vào giai đoạn tiểu học, ngoài việc học cách đối mặt với những vấn đề cá nhân như đã gặp ở những Năm đầu đời, các em còn phải gồng gánh một khối lượng kiến thức lớn ở trường. Ngoài ra, các hoạt động tương tác, giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè khiến trẻ buộc phải suy nghĩ và tự lập nhiều hơn. Tất cả quá trình này đòi hỏi một nhu cầu năng lượng rất lớn giúp trẻ có thể linh hoạt trong suy nghĩ, phân tích, tìm hướng giải quyết vấn đề của chính mình. Trong hoàn cảnh đó, một việc đơn giản mà phụ huynh có thể thực hiện để hỗ trợ được ngay cho con trẻ chính là cải thiện dinh dưỡng hàng ngày. Dinh dưỡng hợp lý giúp nuôi dưỡng và kết nối các tế bào thần kinh, tăng khả năng tư duy và hoạt động trí não, giúp trẻ dễ dàng thích nghi với một môi trường học tập hoàn toàn mới khi bước chân vào tiểu học.

Đầu tư dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là các acid béo không bão hòa Omega 3&6 là chìa khoá quan trọng cho sự phát triển  tư duy của trẻ. Theo nghiên cứu của chuyên gia Meharban Singh thuộc Trung tâm Sức khỏe Trẻ em, Noida, UP, Ấn Độ, thì Omega 3 có nhiều trong các loại cá, nhưng trẻ em lại thường lười ăn cá do sợ mùi tanh. Hoặc các em cũng không thích ăn ngũ cốc, mặc dù trong đó có chứa nhiều Omega 6. Làm cách nào để bổ sung các acid béo này trong khẩu phần ăn của trẻ một cách thuận tiện? Câu trả lời được tìm thấy trong những sản phẩm sữa nước hiện có trên thị trường, và Cô Gái Hà Lan School Smart là một trong những lựa chọn ấy.
 

Đầu tư giáo dục – nhà trường và gia đình song hành

Bên cạnh dinh dưỡng, vai trò của giáo dục là không thể phủ nhận đối với sự phát triển của mỗi con người. Giáo dục trẻ em là việc làm song hành của gia đình và nhà trường. Tiến sĩ Kim Dung, viện phó Viện NCGD cho hay: “Tại mỗi gia đình, cha mẹ nên tạo điều kiện nhiều hơn để trẻ em tự lập, tự quyết định những vấn đề của chính mình.” Hãy cho trẻ cơ hội tham gia các hoạt động mở, cho trẻ được đưa ra sáng kiến và giải quyết các vấn đề. Chẳng hạn, khi cả nhà tổ chức đi biển, bạn hãy hỏi ý kiến con xem nên mang theo những gì. Bé có thể chọn đúng (mang dù, nước uống, trái cây…) cũng có thể chọn chưa phù hợp (áo ấm, chăn bông…) nhưng đó là ý kiến riêng của bé và bạn có thể đề nghị bé giải thích lý do. Khi đó bạn sẽ giảng giải cho bé hiểu cần chọn thế nào cho đúng. Thông qua những tình huống, hoạt động thường ngày ấy, bé sẽ có điều kiện cọ xát thực tế và sớm phát triển tư duy nhạy bén.

Đầu tư dinh dưỡng đúng đắn và quan tâm nhiều hơn đến giáo dục cho trẻ ngay từ những năm tháng tiểu học không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy nhạy bén, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề linh hoạt, mà còn tích luỹ năng lượng cho giai đoạn trưởng thành tiếp theo. Việc đầu tư này không quá khó khăn nếu phụ huynh có những phương pháp đúng đắn để dưỡng dục con em mình. Trong những bài viết sau, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến quý phụ huynh một số biện pháp để rèn luyện tư duy nhạy bén cho trẻ ngay chính tại gia đình.

Chăm sóc ngay từ trong bụng mẹ:

"Dạy" con từ trong bụng giúp bé thông minh 1
Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng khi con biết nhận thức (đặc biệt sau 2, 3 tuổi) thì lúc đó mới bắt đầu “dạy là vừa”. Thế nhưng thực ra, ngay từ thời điểm mang bầu, bé đã có thể tiếp nhận những giao tiếp, sự âu yếm của cha mẹ. Những giao tiếp tưởng chừng như đơn giản này lại vô cùng quan trọng để kích thích trí thông minh của bé.

Bụng mẹ chính là thế giới đầu tiên của con và những kích thích từ bên ngoài như vuốt ve qua bụng, âm nhạc du dương, ánh sáng và độ rung nhẹ nhàng uyển chuyển qua những bước đi… cũng có thể mang lại nhiều cảm giác thú vị cho bé.

Tất cả những điều này đã tác động tích cực đến sự phát triển trí thông minh, tính cách của bé ngay trong bụng mẹ.

Năng trò chuyện với con

Thực tế, trò chuyện với con về những trải nghiệm của bạn trong một ngày. Bạn nên nhớ, bé đang nằm ngoan ngoãn trong bụng mẹ, những việc bạn làm, bạn cảm nhận, bé đều hiểu. Sự thủ thỉ, tỉ tê của bạn đôi khi còn giúp bé tích lũy được kinh nghiệm sống nữa.

Là một giáo viên mầm non, chị Hà My (28 tuổi, trường mầm non Chim non) biết rằng một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là cha mẹ giao tiếp với bé ngay từ khi còn đang nằm trong bụng.

Hãy trò chuyện với bé giống như trò chuyện với một người bạn thực sự biết lắng nghe. Và chị tin bé hiểu được những gì mình nói.

Chị nhớ lại: “Lúc mình mang thai, ngay từ khi thai còn bé xíu mình đã tích cực nói chuyện với con. Khi bé lớn hơn, mình cảm nhận sự thích thú của con sau mỗi câu chuyện mình kể bằng những cái ‘máy’ nhẹ nhàng của con”. Chị thường đọc những mẩu truyện nhỏ, hát những bài hát du dương, chị biết bé nhớ ngôn ngữ của mẹ, bé hạnh phúc khi nghe thấy mẹ nói chuyện với mình.

Thường xuyên nghĩ về con

Dù chưa nhìn thấy con hoặc thậm chí mới được nhìn ngắm con qua ảnh siêu âm nhưng bạn hãy nghĩ nhiều về con. Tình yêu  thương - sợi dây kết nối từ đó mà hình thành. Chị Tú Linh (Định Công, Hà Nội) cho biết, em bé trong bụng có thể cảm nhận được những tình cảm này và nhờ đó bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và phát triển tốt hơn.

Tiếp xúc, va chạm, vỗ về con

Nhiều bà mẹ không biết rằng sự chạm nhẹ, vỗ về, mát-xa bụng từ bàn tay ấm của mình sẽ là điều tiếp xúc ngọt ngào và vô cùng tuyệt vời với con. Hơi ấm đó sẽ khiến bé an tâm và ngoan ngoãn chơi trong bụng mẹ. Đó chính là sự giao tiếp thần kỳ với bé. Sự chạm nhẹ nhàng vào bụng này không những là cách thư giãn tốt cho mẹ còn có tác dụng tích cực cho con.

Thư giãn tối đa

Khi bị stress, người khỏe mạnh đã khó để vượt qua huống hồ là các bà mẹ đang trong thời kỳ thay đổi nội tiết, ốm nghén, áp lực công việc… Nhưng tất cả rồi sẽ đâu vào đấy nếu bạn là một mẹ bầu thông minh. Bạn hãy biết cân đối và giải quyết công việc thật khoa học.

Do thay đổi về nội tiết, mẹ bầu sẽ có những trạng thái tâm lý hơi khác thường: có lúc nóng giận, có lúc lại hưng phấn vui vẻ nhưng ngay sau đấy lại u uất, buồn bực…

Sống điều độ là cách giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, hãy ngủ sớm, đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý.

Bạn nên nhớ rằng sự căng thẳng của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Trong khoảng thời gian này, em bé hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ không chỉ về thể chất mà còn về tâm lý, tình cảm. Khi nằm trong bụng, cảm xúc của bé cũng mỏng manh như thể chất của bé.

Để em bé có một tinh thần tốt, không hoang mang, hoảng sợ, trong thời gian mang bầu, cha mẹ cần sống tình cảm và tránh cãi vã. Khi được nghe những lời nói nhẹ nhàng và cử chỉ âu yếm của chồng sẽ giúp người vợ thoải mái tâm lý, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Vì vậy, dù thế nào, bạn cũng nên kiểm soát bản thân và giữ một trạng thái tâm lý thoải mái nhất.

Nghe nhạc nhẹ

Bạn biết không, ngay khi trong bụng mẹ, bé đã có thể phân biệt những âm thanh khác nhau (tiếng mẹ, tiếng bố, tiếng nhạc, tiếng xe…), vì thế, bạn nên dành cho con những bản nhạc nhẹ nhàng có ý nghĩa.

Chị Hòa Ly (Tân Bình, TP HCM) chia sẻ rằng: “nghe nhạc chính là sở thích của mình và hàng ngày mình vẫn thường cho bé nghe nhạc, cách này gọi là hai mẹ con cùng nhau thư giãn”.

Chị cho con nghe rất nhiều thể loại nhạc: nhạc giao hưởng, nhạc thiếu nhi, những bài hát về mẹ chẳng hạn. Chị nghiệm ra rằng sau khi bé ra đời, con cũng thích nghe những bản nhạc đó. “Con đang quấy khóc, mình bật nhạc thế là ‘hắn ta’ lại nằm im và vểnh tai lên nghe”, chị cười nói.

Làm cuộc sống phong phú hơn

Dù bạn là một bà bầu nhiều việc nhưng bạn hãy nên dành thời gian cho mình một chút, điều này hoàn toàn tốt cho bạn và cho con. Nhiều chị em bầu trên diễn đàn còn rủ nhau đi học đàn, học vẽ, học nấu ăn, cắm hoa… để “mình cảm nhận cùng con”.



Mẹo giúp bé uống thuốc không bị nôn trớ
Mẹp giúp bé bú bình ngoan như bú mẹ
Mẹo giúp bé nhanh biết đi
Mẹo giúp bé mọc răng không bị sốt
Mẹo giúp bé ăn không ngậm
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý