Dạy bé tập ngồi cho vững

seminoon seminoon @seminoon

Dạy bé tập ngồi cho vững

18/04/2015 11:06 PM
1,244
Thông thường, từ khoảng 3 tháng bé bắt đầu lật mình và lẫy, hoạt động lẫy làm cho cơ cổ và vai của bé trở lên rắn, chắc hơn, sau đó bé rướn dần người bé lên cao hơn. Đến tháng thứ 6 hoặc thứ 7 bé có thể bắt đầu tập ngồi. Trẻ sẽ cố gắng nỗ lực để ngồi dậy nhưng nếu cha mẹ biết hỗ trợ trẻ thì trẻ sẽ nhanh chóng biết ngồi và an toàn hơn trong quá trình tập ngồi.


Các biện pháp:

Cha mẹ cần giúp trẻ để trẻ có thể ngồi thoải mái và cân bằng bản thân mình, các cơ bắp của trẻ đặc biệt là bụng và đùi được tăng cường. Dưới đây là một số hoạt động đơn giản, cha mẹ có thể thực hành với các em bé để đạt được kết quả tốt hơn.

- Khi bạn giữ trẻ trong lòng bạn, bạn hãy để trẻ ngồi dậy và sử dụng cơ thể của bạn để cho bé tựa lưng.

- Cho trẻ ngồi trong góc phòng, đặt gối hoặc chăn bao quanh trẻ, nếu trẻ ngả người sang một bên, trẻ sẽ không bị tổn thương.

- Khi trẻ ngả người, không vội vàng nâng trẻ ngay lập tức. Hãy để trẻ cố gắng tự ngồi thẳng dậy. Điều này giúp củng cố các cơ bắp ở cạnh sườn cho trẻ. Sau nửa phút, nếu thấy trẻ chưa tự ngồi dậy thì bạn hãy giúp trẻ. Bạn không vội vàng, hấp tấp sẽ làm cho trẻ nản lòng và khóc nhưng cũng để ý không để trẻ vùi mặt vào chăn, gối làm cho trẻ không thở được.

- Có một số thiết bị tập ngồi cho trẻ như ghế Bumbo, ghế này có bán tại công ty Doanh Trí tại Việt Nam, bạn lên mạng tìm hiểu và mua cho bé, nó cũng hỗ trợ bé rất tốt hơn thời gian bé tập ngồi. Nếu bạn mua nó và đặt nó lên sàn nhà hoặc giường rồi cho trẻ ngồi vào đó, nó sẽ hỗ trợ lưng dưới và giúp trẻ thẳng lưng, gáy và cổ.





- Bạn nên để một số đồ chơi yêu thích ở phía trước của em bé khi bé đang ngồi, bé sẽ được khuyến khích để nâng cánh tay của mình, nhặt nó lên và chơi với nó. Khi trẻ thực hiện điều này, trẻ đã học cách cân bằng bản thân mình.

- Sau khi trẻ có thể với lấy đồ chơi và sử dụng cả hai tay để chơi với nó, bạn tiếp tục đặt đồ chơi trong tầm tay, nhưng ở bên phải hoặc bên trái của em bé. Trẻ sẽ học cách xoay người ở một vị trí ngồi và duy trì sự cân bằng của mình.

- Bạn nên cố gắng cho bé tập ngồi từ 10 – 15 phút mỗi ngay. Luôn ở gần trẻ trong khi trẻ tập ngồi vừa để quan sát trẻ vừa tạo cho trẻ cảm giác thú vị khi tập ngồi. Bạn cũng cần chắc chắn rằng em bé đang ngồi trên một bề mặt phẳng và trong một vị trí an toàn với trẻ nếu trẻ di chuyển bất ngờ.

- Tiếp theo, nếu bạn muốn tập cho trẻ tự ngồi. Bạn có thể cho trẻ ngồi trên bụng của bạn, dùng tay và đùi bạn để nâng đỡ trẻ, cho tay trẻ bám chắc vào tay mẹ và từ từ hạ chân của bạn ra xa dần để trẻ tự nâng mình. Bạn có thể làm động tác này 2 lần mỗi ngày, mỗi lần lặp đi lặp lại khoảng 10 phút, cho đến khi bé ngồi vững.

- Bạn đừng lo lắng nếu bạn cho bé tập ngồi không được thường xuyên hoặc chậm hơn hoặc nếu em bé của bạn không muốn hợp tác với một số phương pháp nêu trên. Mỗi em bé lại có thời điểm phát triển khác nhau và sẽ theo lịch trình riêng độc đáo của mình. Dù có hoặc không có sự hỗ trợ của cha mẹ thì 90% trẻ sẽ tự ngồi khi trẻ được tám tháng tuổi.

- Bạn có thể giúp bé sẵn sàng với việc học ngồi bằng cách khuyến khích bé chơi úp mặt xuống sàn và sau đó khiến bé ngẩng đầu và nhìn lên. Việc nâng đầu và phần ngực bé lên khi thấy đồ chơi hoặc thấy khuôn mặt của bạn sẽ giúp tăng cường cơ cổ và phát triển sự kiểm soát đầu, rất cần thiết cho việc bé ngồi lên được.
- Sử dụng đồ chơi phát sáng hoặc phát ra tiếng động là một cách rất hay để bé nghe và xác định được đúng phương hướng tầm nhìn. Khi bé đã có thể ngồi vững, hãy đặt đồ chơi và các các vật hấp dẫn khác ngoài tầm với của bé, chúng sẽ gây sự chú ý với bé, dần dần bé sẽ học được cách giữ cân bằng cơ thể khi với cánh tay của mình về phía trước.
- Cũng như mọi lúc khác, đặc biệt khi mà bé đang học cách để ngồi hoặc muốn thể hiện kỹ năng mới nào đó, hãy chắc chắn rằng bạn luôn ở bên cạnh bé để đề phòng bé ngã.

Chú ý

- Nếu con bạn biết bò trễ hoặc chưa biết bò, đừng lo lắng, vì “một số em bé biết bò chậm, có thể do tập trung vào việc học nói trước”. Ngoài ra, có những trẻ khác bỏ qua việc bò mà phát triển từ ngồi, tập đứng và tập đi luôn.
- Tuy nhiên, có một số bé không biết bò do cha mẹ đặt bé nằm ngửa gần như cả ngày từ khi mới sinh và bé không có dịp để luyện tập cho cơ bụng của mình. Các bé sẽ gặp khó khăn trong việc nắm vững những cử động cần thiết để bò.
- Hãy nhớ đặt bé ở mọi tư thế để bé phát triển đều đặn các cơ bắp, giúp ích cho việc vận động. Theo các bác sĩ, nên đặt trẻ nằm sấp mỗi khi bạn ở gần trẻ. Nếu con bạn không thích, hãy đặt bé nằm sấp vài lần/ngày, mỗi lần vài phút và tăng thời lượng dần lên. Và nếu bé vẫn không bò, bạn cũng đừng lo lắng quá, vì không có căn cứ nào cho thấy: những em bé chậm biết bò, bỏ qua giai đoạn bò có sức khỏe cơ bắp yếu hơn, hoặc các vấn đề khác liên quan đến tăng trưởng toàn diện của bé

Cẩn thận với việc cho con ngồi quá sớm:

Tư thế không đúng khi ngồi học, đi lại sẽ trở thành tật và duy trì trong suốt cuộc đời, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển bình thường cũng như thẩm mỹ khi trẻ trưởng thành. Hậu quả của bệnh này không chỉ dừng ở những cơn đau mà còn làm trẻ trở nên tự ti và hạn chế khả năng giao tiếp của bản thân khi bước ra cuộc sống.

Khi não và các cơ quan hoạt động của trẻ còn chưa phát triển thì một số phụ huynh đã nóng vội, sốt ruột bắt trẻ tập ngồi, đứng và đi lại quá sớm làm cho cột sống trẻ còn non nớt phải gánh chịu tải trọng lớn của đầu và phần trên cơ thể nên dễ gây hiện tượng đau lưng về sau. Vì vậy chọn thời điểm thích hợp để dạy trẻ tập đi và để trẻ vận động theo đúng khả năng của mình là điều hết sức quan trọng.

Khi trẻ bắt đầu tập ngồi, người lớn phải đỡ từ sau lưng và quan sát xem trẻ có đủ cứng để ngồi hay không. Nếu thấy con mình có xu hướng nhoài người và đầu về phía trước mà tay chưa đủ sức đỡ cơ thể thì tốt nhất hãy đợi thêm một thời gian nữa khi trẻ cứng cáp hơn hãy cho tập ngồi. Bên cạnh đó cần tránh bế trẻ bằng một bên tay vì sẽ gây vẹo cột sống. Tư thế ngồi hoặc nằm cũng ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của trẻ, do đó cần tránh những tư thế không chuẩn hay nằm gối quá cao vì đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị gù.

Khi trẻ tập đi thường có xu hướng cúi đầu xuống, người đổ nhiều về phía trước chính vì vậy các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian uốn nắn và chỉnh dáng đi cho trẻ giữ cho đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực ưỡn ra trước… Đây là giai đoạn đầu tiên cũng là một trong những bước quan trọng nhất tránh cho trẻ bị gù hay cong vẹo cột sống sau này.

Khi trẻ đi bắt đầu đi học, đây là giai đoạn có tỉ lệ cong vẹo cột sống cao nhất. Các bậc phụ huynh cần chú ý rèn cho trẻ tư thế ngồi học không được bò ra bàn, ép ngực vào thành bàn, nghiêng vẹo cổ để viết… Thường xuyên kiểm tra và giúp con loại bớt những sách vở, đồ dùng không cần thiết để chiếc ba lô hay cặp sách không bị quá tái với trẻ.

 


Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Chăm sóc bé sau khi ốm dậy
Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào
Mẹo giúp bé đánh răng
Mẹo giúp bé uống thuốc không bị nôn trớ
Mẹp giúp bé bú bình ngoan như bú mẹ
Mẹo giúp bé mọc răng không bị sốt

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em có cháu 13 tháng tuổi. Cháu mới biết đi được 1 tháng. Nhưng dạo này em thấy cháu đi đá sang 2 bên. Và chân trái của cháu thuỗn ra. 2 chân bước đi không đều nhau. Bs có thể tư vấn gjúp em được khôg
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý