Chăm sóc mẹ và bé khỏe mạnh

seminoon seminoon @seminoon

Chăm sóc mẹ và bé khỏe mạnh

18/04/2015 11:07 PM
134
Làm mẹ là bước ngoặc lớn, từ một người con gái son rỗi giờ lại trở nên có trách nhiệm với sinh linh bé bỏng của mình. Nhiều chị em quá tập trung vào chăm sóc bé mà quên cả bản thân mình.






1 ngày sau khi sinh:

Khoảng thời gian 1 ngày sau sinh, bạn có thể thấy cơ thể đau, mỏi do mất sức. Lúc này, bạn có thể ngủ cùng bé, cho bé bú hoặc ôm bé vào lòng…

Chăm sóc sức khỏe của bạn

- Bạn vẫn còn có cảm giác đau dù bạn sinh thường hay sinh mổ. Cảm giác đau vì vết cắt tầng sinh môn chưa lành có thể kéo dài trong một vài tuần, nếu bạn sinh mổ, cảm giác đau có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì điều này sẽ nhanh chóng trôi qua. Nhiều phụ nữ phải mất từ 1 đến 2 tháng để cơ thể trở lại bình thường.

- Sau khi sinh, bạn sẽ cảm thấy ê mỏi toàn bộ cơ thể, nhất là vùng cánh tay vì bạn đã mất một lực lớn trong lúc chuyển dạ. Bạn có thể đặt bé sơ sinh nằm bên cạnh thay vì cố gắng bế bé bằng cả hai tay (bế bé lúc này sẽ khiến bạn nhanh mất sức hơn). Nếu có điều kiện, bạn có thể giao bé cho ông bà, bố bé hay người thân bên cạnh để đảm bảo bé được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt ngay khi vừa chào đời.

- Bạn nên nằm nghỉ trên giường từ 8 đến 10 giờ đồng hồ (nếu là sinh mổ, khoảng thời gian này kéo dài hơn, có thể là 24 giờ đồng hồ). Sau đó, bạn nên đi lại nhẹ nhàng. Bạn nên ngồi dậy từ từ rồi mới đứng lên, nếu thấy choáng váng, chóng mặt, bạn nên ngồi xuống nghỉ ngơi ngay.

- Nên chuẩn bị bỉm người lớn hoặc những miếng băng vệ sinh loại dày, chất lượng tốt để thấm hút lượng sản dịch tiết ra sau đó.

Nếu thấy lượng máu (dịch) tiết ra quá nhanh, quá nhiều đến mức bạn không thể kiểm soát được, bạn nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ vì có thể bạn đang gặp phải tình trạng băng huyết.

Nếu ít hoặc không có sản dịch, bạn cũng nên lưu ý bởi khi không thoát được dịch, tư cung sẽ khó co lại như kích thước ban đầu, có thể gây nhiễm trùng, thậm chí phải mổ, cắt dạ con.

Lưu ý khi chăm sóc vùng kín sau sinh: Không dùng khăn hoặc giấy vệ sinh, đặc biệt là các loại giấy có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.

Không nên tiếp xúc quá nhiều với nước vì dễ gây cảm lạnh hoặc nhiễm trùng vùng kín.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm hoặc có thể dùng nước đun sôi để nguội pha thêm chút muối.

Bạn cũng nên đặc biệt cẩn thận với việc sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ, kể cả khi chúng có khuyến cáo an toàn. Tốt nhất, bạn nên tham khảo chỉ dẫn của bác sỹ trước khi dùng.

- Khi sinh xong, bạn có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn, đó là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thông thường, dạ con sẽ co lại như bình thường sau khoảng 20 đến 30 ngày sau sinh (nếu bạn sinh mổ, khoảng thời gian này sẽ kéo dài hơn).

- Bạn có thể thả lỏng các cơ vùng ngực bằng cách chưa cần mặc áo ngực vội. Nếu cần mặc, bạn nên chọn loại áo ngực vừa vặn, dây áo không quá chật để không gây cản trở quá trình tuần hoàn máu.

- Nhiều phụ nữ có cảm giác đói bụng sau khi đã dồn hết sức lực cho việc “vượt cạn”. Vì thế, lúc này, bạn nên ăn nhẹ, nếu đói bạn có thể ăn cơm, cháo… như một bữa chính bình thường. Tránh đồ ăn có ớt, tỏi, hành, nhiều dầu mỡ; các loại thực phẩm có tính hàn, tanh như tôm, cua, cá, ốc; tuyệt đối không uống rượu hay hút thuốc lá. Bạn cũng nên nhớ uống thêm nước lọc.

- Trong trường hợp bị bí tiểu, bạn có thể chườm nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra cách khắc phục hiện tượng này hiệu quả.


Chăm sóc sức khỏe của bé

- Nếu bé không cần chế độ nuôi dưỡng đặc biệt sau khi chào đời như phải chăm sóc trong lồng kính, bạn nên cho bé bú sớm nhất có thể. Lúc này, ngực của bạn thường tiết ra sữa non (với nhiều chất chất dinh dưỡng tốt vô cùng cho sự phát triển của bé). Sau khoảng 2-3 ngày, bạn sẽ có sữa trưởng thành. Nhiều khi, bạn sẽ thấy bầu vú cương cứng và nhầm tưởng là hiện tượng tắc sữa. Điều này có thể được cải thiện sau vài lần bạn cho bé bú.

- Bé sơ sinh rất thoải mái nếu được bạn ôm ấp, vuốt ve. Sự tiếp xúc giữa làn da bạn với da bé đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết tình cảm mẫu tử đồng thời giúp hai mẹ con có cảm giác thư giãn và an toàn.

- Nhiều bé sau mấy tiếng khóc chào đời, có thể nhanh chóng ngủ say sau đó. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường ở bé sơ sinh. Nếu bạn muốn phục hồi lại sức khỏe sau sinh, có thể cùng chợp mắt một chút với bé.




Sau khi sinh, mẹ bé cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khoẻ. Mẹ bé cần ngủ thật nhiều cho lại sức, dù có rất muốn thức trông con cũng nên thức ít thôi, bố bé hãy đảm nhiệm việc này.
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với mẹ bé. Chế độ ăn của mẹ bé cần đủ chất dinh dưỡng để mẹ bé hồi phục sức khoẻ và để có sữa cho con bú, bạn cần tiếp tục theo chế độ như khi mang thai nhưng nên ăn nhiều hơn.
Vệ sinh cũng rất quan trọng. Mẹ bé sau khi sinh nên sớm tắm bằng nước nóng cho sạch sẽ. Sản dịch còn tiếp tục ra, mới đầu nhiều và chủ yếu là máu tươi, sau đó giảm dần và chuyển sang màu nâu, rồi nhạt màu dần và hết hẳn (thường khoảng 4 tuần sau khi đẻ). Bạn hãy dùng băng vệ sinh để thấm. Bạn cần rửa âm hộ bằng nước sạch, đã đun sôi, cũng có thể pha thuốc rửa vệ sinh phụ nữ. Để tránh nhiễm trùng, bạn không nên rửa bên trong âm đạo; dùng loại băng đặt trong âm đạo hay giao hợp.
Sau khi sinh, tử cung co rút để trở về trạng thái trước khi có thai, có thể đau một chút. Cái bụng to sẽ ngót đi trong vài tháng. Mẹ bé có thể tham khảo một số động tác thể dục để giúp cơ bắp săn chắc. Những ngày đầu sau khi sinh, bạn co duỗi cẳng chân, mắt cá chân nhẹ nhàng, hóp bụng vào khi thở ra. Khi đã khỏe thì tập các động tác: Đang nằm thì kéo đầu và nửa người trên dậy đến hết mức, hoặc đang ngồi thì ngả lưng nằm xuống (không chống tay). Những động tác này rất tốt cho cơ bụng. Dần dần, bạn có thể tập các động tác mạnh.
Sinh được đứa con yêu dấu là điều thật sung sướng, nhưng mẹ bé và bố bé cũng thấy lạ lẫm, chưa quen con. Tuy nhiên, sau vài ngày chăm bẵm bé, mẹ bé và bố bé sẽ cảm thấy dạt dào tình mẫu tử, phụ tử. Sau khi sinh, tính tình mẹ bé đôi lúc có thể khó chịu chút xíu do thay đổi hoóc môn trong cơ thể, do mệt mỏi, phải thức dậy ban đêm khi bé khóc. Bố bé cần luôn ở bên mẹ bé và bé để chia sẻ, chăm sóc và thương yêu.
“Bao giờ thì có thể quan hệ tình dục?” là một câu hỏi của nhiều cặp vợ chồng mới sinh con. Hai vợ chồng bạn cần phải kiêng quan hệ tình dục trong sáu tuần sau khi đẻ để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc quan hệ tình dục còn phụ thuộc vào tốc độ hồi phục của người vợ. Chính người vợ sẽ quyết định đã đến lúc hay chưa tuỳ theo cảm nhận về sức khoẻ của mình. Khi bắt đầu quan hệ tình dục, hai bạn cần phải nhẹ nhàng hơn trước. Thêm nữa, âm đạo có thể khô hơn bình thường nên nếu giao hợp, người vợ cần phải thật sự thoải mái và ham muốn, người chồng phải âu yếm, kích thích vợ thật nhiều.
Các bạn cũng phải bắt đầu tránh thai. Việc mang thai lúc này rất hại cho sức khoẻ người phụ nữ. Có thể các bạn nghe nói đang cho con bú thì không thụ thai, điều đó không đúng. Việc cho con bú có tác dụng ức chế rụng trứng, nhưng chỉ khi đủ ba điều kiện: bé chưa được 6 tháng, mẹ bé cho bé bú hoàn toàn, chưa hành kinh trở lại.

  • Em bé mới sinh

Những bạn có con lần đầu đừng lấy làm lạ khi thấy đứa con mới sinh của mình trông không mũm mĩm trắng trẻo như nhiều em bé mà bạn thường nhìn thấy. Em bé mới sinh thường có nhiều điểm ngồ ngộ, nhưng rồi bé sẽ đổi khác từng ngày. Đầu bé thường hơi nhọn do sức ép của đường sinh. Đỉnh đầu bé mềm do các xương sọ chưa gắn liền nhau. Mắt bé ít mở, có thể hơi húp, có lúc trông như hơi lác. Lưỡi bé còn ngắn. Trong vài ngày đầu, nhiều bé (cả bé trai và bé gái) có ti căng phồng và rỉ ra chút dịch trông như sữa, cơ quan sinh dục trông hơi to, cơ quan sinh dục của bé gái đôi khi tiết ra một chất dịch hay máu. Đó là do tác động của hoóc môn mẹ. Một chút cuống rốn còn nằm lại trên bụng bé trong vài ngày rồi tự rụng. Chân bé thường cong do hồi trong bụng mẹ bé nằm cuộn tròn. Có thể bé còn một chút lông tơ nhưng chúng sẽ rụng dần. Nếu trên người bé còn chút chất gây (chất bảo vệ da bé trong tử cung mẹ ) thì cũng có thể lau sạch dễ dàng. Một số bé có vết màu xanh ở lưng dưới hoặc ở mông, khi lớn lên sẽ hết. Em bé của các bạn trông đã rất dễ thương nhưng sau một hai tuần bé còn xinh xắn hơn nữa, và bé sẽ lớn lên nhiều theo tháng ngày.
Bé khi mới sinh còn non nớt, cần được ủ ấm và nằm bên cha mẹ, cần được theo dõi để đảm bảo hoạt động bình thường. Khi bế ẵm và vệ sinh phải thật nhẹ nhàng cho đến khi bé được vài tháng tuổi.
Có một số em bé yếu ớt do đẻ non hoặc nhiễm bệnh, cần được chăm sóc đặc biệt, được đưa vào nằm trong lồng kính. Nếu không có lồng kính, bố hoặc mẹ bé có thể ủ ấm cho bé bằng cách mở vài cúc áo cổ, đặt bé vào trong và ôm bé sát da mình.



Kế hoạch chăm sóc bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé sau khi ốm dậy
Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào
Mẹo giúp bé uống thuốc không bị nôn trớ

(ST).





Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý